Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

BÌNH LUẬN CUỐI TUẦN: TỪ ĐÔN NGHÈO ĐẾN ĐÔN NỔ

Trong xã hội khi mà các giá trị đang bị xáo trộn, giới trí thức một là nổi lên sáng chói với những đóng góp kiến tạo xã hội, hoặc là trở thành bọn rèm pha chữ nghĩa, vô bổ, chỉ được cái nổ. Điển hình trong nhóm thứ hai là Võ An Đôn ở xứ Nẫu – Phú Yên.

“Đừng thấy Nẫu nghèo mà khinh”

Chẳng ai khinh người nghèo khi mọi người dân quê gốc rạ đều như nhau về thu nhập kinh tế và trình độ văn hóa, chẳng qua có một vài người thoát ra được khỏi lũy tre làng, được đi học đến nơi đến chốn như Đôn. Người ta khinh nhau bởi sự nhu nhược, bởi sự bất tài, bởi thoái háo danh, bởi tính đe hèn, bởi mặt xảo trá…


Võ An Đôn tại "văn phòng luật sư" là ngôi nhà cấp 4, Đôn đang xây ngôi nhà 3 tầng 
từ nguồn tiền không mich bạch, TNCD đang liên hệ để cập nhật.
Tôi đồ rằng khi Đôn viết những dòng chữ trong bài “Đừng thấy Nẫu nghèo mà khinh” khi đang ngồi ở ngôi  nhà 3 tầng Đôn mới xây bằng những đồng tiền thối của bọn dân chủ mồm bồi cho Đôn trong những năm gần đây với thành tích chửi đồng nghiệp, nói xấu chính quyền.

Phải chăng Đôn đang khinh những thân phận lam lũ dưới kia, những chân bùn tay lấm, những bờ tre, gốc rạ như cách đó vài mươi năm Đôn cũng từng như vậy? Hay Đôn đang tự khinh mình khi trong một phút sát na giác ngộ, lương tri con người bừng sáng? Hay Đôn đang tự rẻ rúng nghề nghiệp mình, khi xung quanh có quá nhiều người mượn danh luật sư để làm tiền, chạy án? 

Đôn muốn Đôn không nghèo và không bị khinh, nhưng Đôn trót bước chân vào đầm lầy “dân chủ”. Nhiều đêm nằm ngủ gác tay lên trán, giật mình với vợ nghèo con thơ. Đôn đành chọn cách “mở miệng ăn tiền” của đám dân chủ. Đôn bất tài nên Đôn chấp nhận bị khinh. 


Từ Đôn nghèo đến Đôn nổ

Cách nay vài năm, văn phòng luật sư Võ An Đôn là một ngôi nhà cấp 4, với con bò và vài con gà. Một vài người tới hỏi thăm thì nhìn thấy cảnh Đôn vừa uống trà, vừa lên Facebook chém gió vừa cho gà ăn là chuyện bình thường.  Đôn bảo đã từng “làm ở Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên, với công việc tham mưu cho Bí thư, Phó Bí thư và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về lĩnh vực nội chính”, tôi nghe mà muốn sặc nước. Nổ vừa vừa thôi ông Đôn ạ. Một sinh viên mới ra trường như ông, cùng lắm giúp việc cho mấy ông trưởng phó phòng, rồi làm việc bàn giấy, có mơ người ta cũng chẳng phân công một ông sinh viên mới ra trường lơ ngơ như ông để tham mưu cho Bí thư Tỉnh ủy.
 
Thông báo của ĐLSPY xem xét kỷ luật Võ An Đôn

Khi ông muốn chính quyền minh bạch, giới luật sư giàu có phải minh bạch, thì trước hết ông phải minh bạch. Ông hãy minh bạch tài chính ông nhận được bao nhiêu qua việc chém gió trên RFA và Facebook Đôn An Võ. Rồi người ta, dân xứ Nẫu của ông đấy, đang thắc mắc tiền đâu ông xay ngôi nhà to nhất làng tới số tiền hơn cả tỷ đồng.

Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên có kỷ luật ông cũng chẳng có gì lạ, Chính quyền có bắt khởi tố ông cũng là việc đương nhiên. Tôi biết ông hiểu rõ điều đó. Cái gì không thuộc về mình thì không phải của mình ông Đôn à!


Người hiểu chuyện

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Những chiêu trò “chính trị hóa” các vụ án hình sự

Một trong những chiêu trò mà các thế lực thù địch thường áp dụng khi thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” là “chính trị hóa” các vụ án hình sự. Từ những vụ án đơn lẻ, các thế lực thù địch thổi phồng, xuyên tạc, suy diễn lái vụ việc sang hướng khác rồi quy kết thành những vấn đề chính trị của từng quốc gia. Tình hình chống phá của các thế lực thù địch, phản động đối với Việt Nam thời gian gần đây càng cho thấy rõ điều đó.

Một điều chúng ta không khó để nhận ra trong thời gian qua là các thế lực thù địch cùng những phần tử cơ hội chính trị, phản động trong và ngoài nước đã “chính trị hóa” một số vụ án hình sự bằng cách đơm đặt, dựng chuyện, xuyên tạc, suy diễn, cắt khúc, gán ghép các tình tiết trong vụ án với những vấn đề chính trị hệ trọng của đất nước, nhất là những vấn đề nóng, nhạy cảm trong xã hội để lợi dụng kích động, chống phá. Chẳng hạn như sự việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ về tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” theo Điều 123, Bộ luật Hình sự và tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 143, Bộ luật Hình sự. Đây thực chất chỉ là một vụ án hình sự đơn lẻ, nhưng những kẻ “ăn không nói có” đã lượm lặt thông tin trên internet để nhào nặn rồi phán bừa rằng “vụ khởi tố này là bằng chứng cho thấy một sự đấu đá ở hậu trường”... Rõ ràng họ đã lợi dụng vụ án hình sự đơn thuần để đơm đặt rồi lái sang câu chuyện “đoàn kết nội bộ” trong Đảng, trong chính quyền... Mục tiêu sâu xa mà các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị, phản động hướng tới không gì khác là gây ra sự hoài nghi trong nội bộ, phá hoại sự đồng thuận trong xã hội, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân.
Hay từ sự việc một số phần tử xấu ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh... núp dưới vỏ bọc “tôn giáo” lợi dụng sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung kích động, lôi kéo một bộ phận giáo dân tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự... Xét thấy có những yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan chức năng các địa phương đã khởi tố vụ án để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Thực chất đây chỉ là vụ án hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng”... Thế nhưng thông qua một số trang mạng ở nước ngoài, các thế lực thù địch, những phần tử phản động đã "chính trị hóa" vụ việc này rồi lái câu chuyện sang vấn đề "dân chủ, nhân quyền" và cho rằng “Việt Nam đàn áp tôn giáo”, “Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo”...
Ảnh minh họa/qdnd.vn 
Tương tự mới đây là vụ Lê Duy Phong, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bị Công an TP Yên Bái khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi "lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản", theo Điều 280, Bộ luật Hình sự... Thế nhưng trên một vài trang mạng, một số phần tử phản động, có tư tưởng thù địch đã xuyên tạc, suy diễn, quy chụp theo kiểu lấy cái cụ thể để đánh giá, kết luận về cái tổng thể và cho rằng "Việt Nam vi phạm tự do báo chí", chính quyền Việt Nam "gài bẫy" để đưa các nhà báo chống tham nhũng vào vòng lao lý. Hơn thế, từ sự việc này họ còn suy diễn, xuyên tạc, bóp méo quan điểm của Đảng ta về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; xuyên tạc thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta. Không chỉ vậy, họ còn cho rằng: “Cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc đấu đá phe cánh”, “tăng cường phòng, chống tham nhũng chỉ là chiêu trò mị dân”; có sự “bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng” của cấp ủy, chính quyền các cấp.... Nguy hiểm hơn, họ còn chụp mũ cho rằng tham nhũng thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là hệ quả của cơ chế lãnh đạo độc tôn.
Cần khẳng định một vài vụ việc nêu ra trên đây chỉ là những vụ án hình sự bình thường. Tuy nhiên, thông qua những bài viết trên một số trang mạng của những người có tư tưởng cực đoan, phản động đã xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo làm sai lệch bản chất vấn đề, hướng lái dư luận sang những vấn đề chính trị, xã hội hệ trọng khác như: Tự do tôn giáo, tự do báo chí, đoàn kết nội bộ... hòng triệt để khoét sâu từng vụ việc từ đó chống phá Đảng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mục tiêu sâu xa của họ vẫn là nhằm phủ nhận những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trên các lĩnh vực, vẽ ra bức tranh méo mó về xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, để từ đó gieo rắc sự hoài nghi trong nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng; về khả năng quản lý, điều hành của chính quyền, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, để rồi thừa cơ xúi giục, kích động những người dân nhẹ dạ, cả tin đứng lên chống lại chính quyền, đòi thay đổi cương lĩnh, thể chế chính trị, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi chuyển xã hội ta sang một xã hội “đa nguyên, đa đảng”.
Từ những vấn đề lý luận chỉ ra và thực tiễn kiểm chứng, rõ ràng chúng ta không thể lấy hiện tượng để quy kết thành bản chất, không thể dùng cái đơn lẻ để quy thành hệ thống. Ấy vậy mà từ những vụ án hình sự đơn lẻ, các thế lực thù địch sẵn sàng suy diễn, gán ghép, quy chụp để từ đó đưa ra những nhận định về những vấn đề chính trị lớn trong xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chúng ta không lạ gì với chiêu trò này, bởi suy diễn, quy kết chủ quan, phiến diện trở thành thói quen, trở thành "căn bệnh" của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị, phản động. Mọi sự việc, mọi vấn đề họ đều có thể suy diễn, chụp mũ miễn sao đạt được mục tiêu tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, bên cạnh những thành tựu, không một quốc gia, dân tộc nào không có những vấn đề phức tạp nảy sinh. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước, bên cạnh những thành quả đạt được, Đảng và Nhà nước Việt Nam không phủ nhận trong xã hội đã và đang tồn tại những vấn đề nổi cộm. Để giải quyết những vấn đề đó nhằm củng cố niềm tin trong nhân dân, Đảng, Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt; đồng thời cũng kiên quyết lên án, đấu tranh không để các thế lực thù địch lợi dụng những vấn đề ấy để tiến hành các chiêu trò nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam.
Bản chất của chiêu trò “chính trị hóa” các vụ án hình sự nhằm chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch ngày càng hiện rõ. Thực tế cho thấy các thế lực thù địch luôn tận dụng triệt để mọi cơ hội có thể để thực hiện chiêu trò "chính trị hóa" các vụ án hình sự. Cho dù chiêu trò đó phần nào chứng tỏ sự bất lực của các thế lực thù địch trước thực tiễn sinh động của đất nước Việt Nam, nhưng cần phải thấy rõ đây là một âm mưu chính trị và hoạt động chống phá hết sức nguy hiểm. Mỗi người Việt Nam chân chính ở cả trong và ngoài nước cần nhận thức rõ về chiêu trò này và kiên quyết lật tẩy, đấu tranh, phản bác. Mặt khác mọi người dân cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, không ngộ nhận trước chiêu trò ấy, không tin vào luận điệu xuyên tạc, suy diễn, quy chụp của những phần tử cơ hội chính trị, phản động cực đoan; không tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
KIM THANH
Theo QĐND

Nghiêm trị những kẻ đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền” phá hoại đất nước

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 6 đối tượng trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương.

Sau sự việc trên, trên mạng internet, một số tổ chức, cá nhân đội lốt "dân chủ", "nhân quyền" cho rằng “Nguyễn Văn Đài vô tội”; đòi Chính phủ Việt Nam phải “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đối với Nguyễn Văn Đài”. Những giọng điệu và đòi hỏi trên là hết sức phi lý, bởi đó là việc làm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn là rất rõ ràng.
“Ngựa quen đường cũ”                            
Dư luận chưa quên những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự Lê Thị Công Nhân vào thời điểm trước năm 2007. Không làm ngơ trước những hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội của các đối tượng, tháng 3-2007, cơ quan chức năng quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, để điều tra về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Ngày 11-5-2007, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa ra xét xử và tuyên phạt Nguyễn Văn Đài 5 năm tù giam. Ngày 27-11-2007, tại phiên phúc thẩm, Hội đồng xét xử giảm nhẹ cho Nguyễn Văn Đài xuống còn 4 năm tù giam về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88, Bộ luật Hình sự.
Đối tượng Nguyễn Văn Đài. Ảnh: baotintuc.vn.
Những tưởng sau khi mãn hạn tù Nguyễn Văn Đài sẽ tỉnh ngộ. Nhưng không, y vẫn “ngựa quen đường cũ”. Ngay sau khi ra tù, thông qua mạng xã hội, Nguyễn Văn Đài tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc lịch sử dân tộc và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước. Trên trang facebook cá nhân, Nguyễn Văn Đài liên tục đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc chính sách của Nhà nước, tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Đặc biệt, Nguyễn Văn Đài đã tập hợp một số phần tử bất mãn, cơ hội... lập ra cái gọi là “Hội anh em dân chủ”. Dưới sự điều hành của Nguyễn Văn Đài, “Hội anh em dân chủ” trở thành nơi tụ tập của những kẻ có tư tưởng, quan điểm sai trái, chuyên xuyên tạc, bịa đặt, kích động, cổ xúy cho những phần tử chống phá Đảng, Nhà nước. Do nhẹ dạ cả tin, một số người trở thành nạn nhân của Nguyễn Văn Đài và “Hội anh em dân chủ” đã lầm đường, lạc lối và phải đối mặt với những bản án nghiêm khắc. Nguyễn Văn Đài còn thường xuyên trả lời phỏng vấn một số đài, báo nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam nhằm tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng... Ngoài việc có mối quan hệ rất mật thiết với tổ chức khủng bố Việt Tân, Nguyễn Văn Đài còn được biết đến với vai trò chủ chốt, khởi xướng cái gọi là “Trung tâm nhân quyền Việt Nam”, “Khối 8406”, “Công đoàn độc lập”, “Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam”, “Hội Cựu tù nhân lương tâm”... Đó là những hội, nhóm thường xuyên có các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam… Nguyễn Văn Đài còn thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, huấn luyện cách thức “đấu tranh bất bạo động” tại Nhà thờ Thái Hà và nhiều địa phương khác. Nguyễn Văn Đài là cộng tác viên viết blog cho RFA cùng một số trang song ngữ chuyên xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ bức tranh dân chủ, nhân quyền, kích động chống phá Việt Nam. Đáng nói nữa, trên facebook cá nhân của mình, Nguyễn Văn Đài viết nhiều bài có nội dung bịa đặt, xuyên tạc quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, thóa mạ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Thực chất những hành vi của Nguyễn Văn Đài là nhằm mục đích đầu cơ chính trị, cầu xin những đồng đô-la tài trợ từ các thế lực thù địch bên ngoài để kiếm sống và duy trì các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam... Chỉ điểm qua bấy nhiêu đã đủ khẳng định việc cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giữ Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn để điều tra là cần thiết và hoàn toàn đúng luật.
Bảo vệ nhân quyền hay bảo vệ kẻ chống đối?
Hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Đài và các đối tượng đã rất rõ ràng. Vậy tại sao vẫn có những tổ chức, cá nhân đội lốt “dân chủ", "nhân quyền” đứng ra bênh vực cho Nguyễn Văn Đài cùng đám tay chân?! Không khó để có câu trả lời.
Là dân tộc đã phải chịu nhiều đau thương, mất mát trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, Việt Nam luôn khát khao hòa bình, ổn định để phát triển và mong muốn đóng góp cho nền hòa bình, phát triển bền vững của nhân loại. Đại đa số các chính giới và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều hiểu rõ tâm nguyện ấy và luôn mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với đất nước, con người Việt Nam. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn một vài tổ chức, cá nhân vì những động cơ thấp hèn, âm mưu phá hoại Nhà nước Việt Nam, muốn làm cho Việt Nam mất ổn định chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam mất vai trò lãnh đạo; chế độ XHCN ở Việt Nam suy yếu đi đến sụp đổ. Để thực hiện mục tiêu ấy, họ không từ bất cứ thủ đoạn nào, đặc biệt là trò “ném đá giấu tay” ngấm ngầm tổ chức, nuôi dưỡng, xúi giục, kích động những phần tử cơ hội như Nguyễn Văn Đài.
Cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của con người trên tất cả các lĩnh vực. Thế nhưng chủ nghĩa cơ hội đã làm những kẻ như Nguyễn Văn Đài mờ mắt, không thấy được thực tiễn đó. Nhờ sự hà hơi, tiếp sức của một số tổ chức phản động lưu vong, đội lốt "bảo vệ dân chủ, nhân quyền", Nguyễn Văn Đài không chỉ tuyên truyền phủ nhận những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam; xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mà còn kêu gọi, kích động người dân tụ tập biểu tình, gây rối an ninh trật tự. Cũng do mờ mắt trước những đồng đô-la kiếm được từ một vài tổ chức, cá nhân ở nước ngoài mà Nguyễn Văn Đài và đám tay chân liên tiếp có những lời nói và hành động mưu toan chống phá, lật đổ chính quyền nhân dân, đòi thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng... Chẳng lẽ Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn không thấy được một thực tế đang diễn biến ở không ít quốc gia theo chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là các đảng phái tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau, gây ra những rối loạn về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tại những quốc gia đó, chẳng những quyền dân chủ của người dân không được bảo đảm, mà tính mạng của họ cũng thường xuyên bị đe dọa... Với một người luôn rêu rao là am hiểu pháp luật như Nguyễn Văn Đài thì không thể nói là thiếu hiểu biết, không nhận thức được vấn đề. Rõ ràng Nguyễn Văn Đài và đồng bọn đã cố tình vi phạm Điều 4, Hiến pháp năm 2013 xác định quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 79, Bộ luật Hình sự, quy định về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Ấy vậy mà một vài cá nhân, tổ chức đội lốt "dân chủ", "nhân quyền" vẫn cố tình cho rằng "Nguyễn Văn Đài vô tội". Họ vu cáo chính quyền Việt Nam khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam Nguyễn Văn Đài và đồng bọn là vi phạm nhân quyền. Vì theo họ, Nguyễn Văn Đài và đám tay chân chỉ “bày tỏ chính kiến một cách hòa bình”, chỉ là "thực hiện quyền tự do dân chủ"... Phải khẳng định rằng, ở Việt Nam, không có ai bị bắt giam do bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do của người dân, trong đó có quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận trong khuôn khổ luật pháp. Điều này không chỉ đúng với pháp luật Việt Nam, mà còn hoàn toàn phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền. Tại Điều 29 của Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền, khẳng định: “Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người phải chịu những hạn chế do luật định… nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng và nền an sinh chung”. Mang danh "bảo vệ dân chủ, nhân quyền" nhưng chỉ nghe qua những giọng điệu của một vài cá nhân, tổ chức ấy đã đủ thấy họ hoàn toàn không phải vì nhân quyền cho Việt Nam. Thực chất, đó là hành vi bảo vệ, tiếp tay cho những kẻ âm mưu lợi dụng tự do dân chủ để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do của công dân, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ nhân quyền, nhưng Việt Nam kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu và hành động đội lốt "dân chủ", "nhân quyền" để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, lợi dụng quyền tự do để chống phá Đảng và chính quyền nhân dân. Ở Việt Nam không có chỗ cho thứ “dân chủ”, “nhân quyền” coi thường kỷ cương phép nước. Vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” sẽ được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra mở rộng theo đúng trình tự tố tụng của Việt Nam. Cũng như ở các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Đặc biệt đối với Nguyễn Văn Đài, kẻ đã qua 4 năm thụ án, 3 năm quản chế tại địa phương, được các cấp chính quyền, đoàn thể nhiều lần giáo dục, nhắc nhở, răn đe, nhưng vẫn chứng nào tật ấy thì càng phải xử lý nghiêm khắc hơn.
KIM NGỌC
Theo QĐND

Lê Đình Lượng - kẻ phản động nguy hiểm

Sau khi Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An bắt khẩn cấp Lê Đình Lượng về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự, một số tổ chức phản động và truyền thông quốc tế, trang mạng xã hội có những thông tin sai lệch nhằm bao biện cho Lê Đình Lượng.

Những lời ngụy biện
Ngay sau khi sự việc được công bố, đã có một số ý kiến bóp méo sự thật để bao biện cho hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Lê Đình Lượng. Trang BBC tiếng Việt đã có các bài viết một chiều, đưa thông tin sai lệch, cho rằng: Lê Đình Lượng là cựu chiến binh yêu nước, đi đầu chống ngoại xâm nên bị bắt oan. Có ý kiến còn cho rằng, việc bắt Lê Đình Lượng là vi phạm Bộ luật Tố tụng hình sự. Một tổ chức gọi là Hội Cựu tù nhân lương tâm thanh niên Công giáo còn đưa ra bản tuyên cáo bênh vực Lê Đình Lượng với những lập luận nực cười. Có người viện dẫn việc Lê Đình Lượng là một cựu chiến binh, từng chiến đấu ở biên giới phía Bắc năm 1983 để lấp liếm đi những sai phạm. Có tờ báo hải ngoại còn đặt vấn đề: Bắt Lê Đình Lượng, Việt Nam “trấn áp tiếng nói tranh đấu”(!)
Cái gọi là Hội Cựu tù nhân lương tâm thanh niên Công giáo và một số tổ chức xã hội dân sự còn kêu gọi trả tự do cho Lê Đình Lượng; kêu gọi các tổ chức quốc tế “can thiệp” để “bảo vệ nhân quyền”…
Lê Quốc Quân, một đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước thông qua truyền thông quốc tế đã ngụy biện, bênh vực Lượng là cựu chiến binh, là người yêu nước, hoạt động ở địa phương nhưng lo lắng những vấn đề trọng đại… Thoạt nghe những lời "có cánh" đó, người ta dễ ngộ nhận và tưởng chừng việc công an bắt tạm giam Lê Đình Lượng là oan sai.
“Yêu nước” hay phá hoại đất nước?
Sự thật không phải như vậy.
Sau khi bắt khẩn cấp, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam trong thời gian 4 tháng đối với bị can Lê Đình Lượng để điều tra, làm rõ về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Cùng ngày, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An cũng đã ra các Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Đình Lượng theo tội danh trên.
Theo kết quả điều tra ban đầu, thời gian gần đây, Lê Đình Lượng thường xuyên có các hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân và gây phức tạp về tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.
 Thông cáo báo chí về việc bắt Lê Đình Lượng. Nguồn: anninhthudo.vn.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, Lê Đình Lượng là đối tượng phản động thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân; là người tích cực tuyên truyền, lôi kéo các đối tượng có tư tưởng chống đối trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh tham gia vào tổ chức Việt Tân, có quan hệ mật thiết với các đối tượng phản động, chống đối trong và ngoài địa bàn.
Cụ thể, trong thời gian qua, Lê Đình Lượng nhiều lần kích động người dân và trực tiếp tham gia các hoạt động chống đối xảy ra trên địa bàn Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An) như: Kích động tụ tập một số người mang băng rôn, khẩu hiệu có nội dung phản động, chống đối để quay phim, chụp ảnh; tổ chức hát các bài hát phản động tự "chế"... tung lên mạng; kêu gọi việc tẩy chay cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Lợi dụng danh nghĩa "bảo vệ môi trường", Lê Đình Lượng cùng một số đối tượng phản động, chống đối khác đã kích động tuần hành, biểu tình phản đối Formosa, gây mất an ninh, trật tự, ách tắc giao thông trên một số tuyến đường trọng điểm; cung cấp kinh phí, phương tiện cho một số đối tượng phản động, chống đối phục vụ tuần hành, biểu tình, gây mất an ninh, trật tự tại Hà Tĩnh, Quảng Bình…
Thông qua facebook cá nhân “Lỗ Ngọc”, Lê Đình Lượng đã có nhiều bài viết với nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, phỉ báng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.
Với những thông tin trên, cũng đủ cho thấy Lượng là người “yêu nước” hay thực tế chỉ là kẻ “tiếm danh” lòng yêu nước để thực hiện những hành vi đen tối. Hành vi của Lượng không còn là hoạt động đơn lẻ, chủ quan mà có tổ chức, có bàn tay phía sau của tổ chức khủng bố Việt Tân. Cơ quan chức năng cho biết, Lượng đã tham gia lớp tập huấn của tổ chức này, sau đó về nước và thời gian qua liên tục có nhiều hoạt động lôi kéo các đối tượng khác.
Là một thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân, từng tham gia khóa tập huấn đặc biệt do Việt Tân tổ chức ở Thái Lan, Lượng còn là kẻ tích cực trong việc móc nối kết nạp các thành viên mới vào tổ chức Việt Tân như Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Xuân Anh (hai đối tượng này đã từng bị kết án 4 năm tù và 3 năm tù với tội danh "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" tại phiên tòa ngày 8 và 9-1-2013 ở TP Vinh). Lê Đình Lượng là một mắt xích khá quan trọng trong các mối liên hệ của các đối tượng ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và các tỉnh khác trong việc móc nối, câu kết, tổ chức các hoạt động chống đối chính quyền, biểu tình gây rối. Thời gian vừa qua, Lượng và một số kẻ cầm đầu kích động lôi kéo người dân, trực tiếp tham gia các hoạt động chống đối ở địa phương, tổ chức các đám đông mang băng rôn khẩu hiệu có nội dung xuyên tạc, phản động, tuần hành, tụ tập để quay phim, chụp ảnh đưa lên internet.
Lượng cũng chính là người cho đăng tải cái gọi là “Gia phả lệnh” của gia tộc Lê Văn ở xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An lên trang cá nhân của mình, vu cáo Đài Truyền hình Việt Nam tuyên truyền sai sự thật về hoạt động tuần hành, gây rối của giáo dân tại Vinh và yêu cầu tất cả gia đình trong dòng tộc không được mở xem bất cứ chương trình nào của VTV1. Việc này đã bị chính dòng họ Lê Văn phản ứng, bất bình.
Lê Đình Lượng vốn là giáo dân của giáo xứ Vĩnh Hòa, đã từng có thời gian là bộ đội, được giáo dục và rèn luyện trong quân ngũ nhưng không gìn giữ, phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của người lính, không trở thành giáo dân kính Chúa yêu nước như các tín đồ Công giáo khác, mà lại đi theo dòng nước ngược, trở thành một trong những kẻ tích cực nhất trong các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.
Bắt giữ, khởi tố đúng người, đúng tội
Ngày 4-10-2016, Bộ Công an đã đưa tổ chức Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố, đồng thời tiến hành bắt giữ nhiều đối tượng là thành viên của tổ chức này bởi các hoạt động tuyên truyền, chống phá Nhà nước, âm mưu đặt bom khủng bố. Mục tiêu của tổ chức Việt Tân từ trước đến nay đối với Việt Nam vẫn luôn không thay đổi, đó là âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Điều 79, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" như sau: “Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”
Vì vậy, việc bắt giữ và khởi tố Lê Đình Lượng theo Điều 79, Bộ luật Hình sự là hoàn toàn chính xác và cần thiết, đúng người đúng tội, đồng thời ngăn chặn những hành vi chống phá chính quyền, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Việc bắt giữ, khởi tố Lượng là có cơ sở vì đây không phải là lần đầu đối tượng này vi phạm pháp luật. Lượng là đối tượng có quá trình chống phá chế độ, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thời gian dài; dưới sự kích động, chỉ đạo của các thế lực phản động trong và ngoài nước. Lê Đình Lượng đã nổi lên như cánh tay đắc lực cho kẻ xấu lợi dụng tôn giáo, tiến hành hàng loạt hoạt động kích động biểu tình, gây rối trật tự công cộng, núp dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường biển… Từng là một người lính, lẽ ra Lê Đình Lượng cần hiểu hơn ai hết giá trị của hòa bình, độc lập và sự ổn định chính trị. Nhưng Lượng đã chọn con đường tiếp tay cho những kẻ xấu "cõng rắn cắn gà nhà", mưu toan lật đổ chính quyền, thực hiện “cách mạng màu”.
Thông cáo báo chí của cơ quan công an cũng khẳng định rõ, việc khởi tố vụ án hình sự sẽ được hoàn tất thủ tục sau. Điều này là hoàn toàn bình thường, đúng pháp luật đối với đối tượng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, hoàn toàn không phải là “hành động bắt cóc” như một số trang mạng nêu.
Dư luận đồng tình và hoan nghênh việc các cơ quan pháp luật xử lý kiên quyết, nghiêm minh với những kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để phá hoại hòa bình, ổn định, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của đất nước. Chỉ có xử lý nghiêm minh, không nương nhẹ mới có tác dụng giáo dục, răn đe, không để tái diễn tình trạng “nhờn luật”, lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân.
NGUYỄN VĂN MINH-NGUYỄN AN NINH
Theo QĐND

Bảo vệ nhà báo tác nghiệp trong khuôn khổ pháp luật


Chiếc xe đâm hỏng máy quay của phóng viên VTV.
Dù tác nghiệp đúng quy định pháp luật nhưng thời gian gần đây, không ít nhà báo đã và đang gặp phải nhiều rào cản trong tiếp cận thông tin, đặc biệt là thông tin về các vụ việc liên quan chống tiêu cực. Họ còn bị uy hiếp tính mạng, bị khủng bố tinh thần, thậm chí người thân cũng bị đe dọa. Chính vì vậy, rất cần một hệ thống pháp luật đủ mạnh cũng như sự hợp tác của toàn xã hội để bảo vệ những nhà báo chân chính.
Ngay trước Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6, sự việc nhóm phóng viên của Ðài Truyền hình Việt Nam bị một đối tượng lái chiếc xe bán tải lao thẳng vào trong khi đang tác nghiệp tại khu vực thuộc xã Phù Lỗ (huyện Sóc Sơn - Hà Nội) ngày 13-6 đã khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Bởi lẽ sự việc diễn ra giữa ban ngày, khu vực tác nghiệp của nhóm phóng viên không có biển cấm. Trước đó, nhóm phóng viên đã làm việc với UBND xã Phù Lỗ để phỏng vấn, lấy thông tin phản ánh tình trạng lấn chiếm ao hồ, tư lợi cá nhân (cụ thể là làm quán bán hàng và xây dựng nhà trái phép) trên địa bàn xã quản lý. Sau khi làm việc với chính quyền địa phương, nhóm phóng viên đã tới hiện trường để thực hiện công việc điều tra. Tường trình của nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết, khi nhóm phóng viên đang làm việc với bảo vệ khu vực hồ thủy lợi thì xe ô-tô mang biển kiểm soát 24C-011.25T lao thẳng vào, may mắn là nữ phóng viên nhảy tránh kịp, sau đó lái xe quay sang nhằm đâm vào người quay phim. Phóng viên quay phim may mắn tránh được, nhưng chiếc máy quay rơi xuống đường, bị ô-tô nghiền nát. Trước sự việc nghiêm trọng này, Hội Nhà báo Việt Nam đã có công văn gửi lãnh đạo và Công an TP Hà Nội đề nghị khẩn trương điều tra, làm rõ việc có sự đe dọa tính mạng các nhà báo, hủy hoại phương tiện hành nghề và tài liệu của phóng viên, nếu có sai phạm thì phải xử lý nghiêm minh. Từ sự lên tiếng kịp thời của Hội Nhà báo Việt Nam và từ phản ứng của dư luận, ngày 14-6-2017 cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã ra thông báo khởi tố vụ án hình sự về tội chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản theo quy định tại Ðiều 257, Ðiều 143 Bộ luật Hình sự; và ngày 15-6 ra lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ đối với người đã lái xe ô-tô đâm các nhà báo.
Ðáng lo ngại là tình trạng hành hung, cản trở phóng viên trong khi tác nghiệp đang có xu hướng tăng cả về mức độ lẫn tần suất. Hầu hết các nhà báo bị hành hung trong lúc thực hiện điều tra, chống tiêu cực. Nhằm bưng bít thông tin, che đậy hành vi phạm tội cho nên một số đối tượng liên quan đã có những hành vi liều lĩnh để cản trở, thậm chí sẵn sàng "lấy tính mạng" của nhà báo. Thống kê năm 2016 của Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, trong khoảng 5 năm trở lại đây đã có khoảng 50 vụ tiến công nhà báo. Nhà báo Ngọc Quang (Ðài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên) chia sẻ: "Thời gian qua, các vụ cản trở tác nghiệp và hành hung nhà báo có chiều hướng gia tăng. Ðiều đó cho thấy, những tác động và ảnh hưởng của báo chí ngày càng cao trong xã hội. Bên cạnh đó, thực trạng coi thường và vi phạm pháp luật cũng ngày một phức tạp hơn. Xét cho cùng, hành hung hay cản trở nhà báo đang tác nghiệp là vi phạm pháp luật và cần được xử lý nghiêm minh".
Cách đây không lâu, một cuộc khảo sát, nghiên cứu về các hành vi cản trở báo chí tác nghiệp đã được thực hiện bởi tổ chức RED Communication (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, có chức năng nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông phát triển) thực hiện trên quy mô toàn quốc, với các loại hình báo chí và phóng viên thuộc nhiều lứa tuổi cũng như có thâm niên công tác khác nhau. Kết quả khảo sát cho thấy hành vi cản trở báo chí tác nghiệp rất đa dạng, có thể liệt kê thành 12 nhóm và cho kết quả cụ thể như sau: nhóm 1: né tránh cung cấp thông tin (52,60%); nhóm 2: gây khó dễ (47,66%); nhóm 3: mua chuộc (24,48%); nhóm 4: gián tiếp ngăn chặn các hoạt động tác nghiệp (33,85%); nhóm 5: thu giữ phương tiện tác nghiệp (20,57%); nhóm 6: phá hoại phương tiện tác nghiệp (12,24%); nhóm 7: đe dọa (18,49%); nhóm 8: giữ người (14,32%); nhóm 9: quấy rối tình dục (4,69%); nhóm 10: vu khống (9,11%); nhóm 11: hành hung, gây thương tích (9,11%); nhóm 12: trả thù (7,55%). Ðáng chú ý là các hành vi đe dọa, khủng bố, trả thù không chỉ nhằm trực tiếp vào phóng viên mà còn cả với gia đình họ. Ðiều này cho thấy các đối tượng cản trở hoạt động tác nghiệp của nhà báo không chỉ ngang nhiên mà còn rất hung hăng, vì thế rất cần có sự can thiệp đủ mạnh của pháp luật và sự tham gia của toàn xã hội để bảo vệ các nhà báo tác nghiệp đúng quy định.
Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Luật Báo chí sửa đổi (có hiệu lực từ 1-1-2017) và Luật Tiếp cận thông tin (có hiệu lực từ 1-7-2018) đã được Quốc hội thông qua. Hai văn bản luật này là cơ sở giúp các nhà báo có thêm hành lang pháp lý an toàn, chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi thực thi nhiệm vụ. Cụ thể tại khoản 12, Ðiều 9 về "Các hành vi bị nghiêm cấm", Luật Báo chí quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm là: "Ðe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật". Trước đó, ngày 12-11-2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 159/2013/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, khoản 1, 2, 3 Ðiều 7 của Nghị định về "Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí" quy định: "1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên; b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên; c) Thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên". Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế, nhiều nhà báo cho rằng mức xử phạt này còn khá nhẹ so với sự nguy hiểm của hành vi và thiệt hại gây ra với nhà báo khi họ trở thành mục tiêu bị hành hung và cản trở quá trình tác nghiệp. Tháng 5-2017, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT - TT) đã chủ trì xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 159. Theo Ban soạn thảo, riêng với nội dung xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí, dự kiến sửa đổi 12 trong số 13 điều, tăng mức phạt ở hầu hết các hành vi để phù hợp thực tế, tính chất mức độ vi phạm. Cụ thể, ở Ðiều 7 về "Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí", so với Nghị định 159, Dự thảo đề xuất tăng mức phạt ở tất cả các hành vi. Ðáng chú ý, tại Ðiều 9 của Dự thảo, hành vi cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, cá nhân; hành vi không thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Theo ông Trần Bá Dung - Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam: "Các nội dung được đưa vào hành vi xử phạt tăng lên nhiều hơn, cập nhật nhiều nội dung mới, phù hợp với quy định của Luật Báo chí 2016. Mức xử phạt hành vi bị phạt so với Nghị định 159/2013/NÐ-CP hầu hết đều tăng lên gấp đôi. Riêng hành vi tăng nhiều nhất từ năm đến sáu lần là hành vi cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí. Việc mức phạt tăng cao như vậy thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp trong hoạt động báo chí, xuất bản". Dự kiến đến tháng 9-2017 Bộ TT - TT sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 159/2013/NÐ-CP.
Hy vọng với các quy định ngày càng chặt chẽ, hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tế, sự nghiêm minh của pháp luật sẽ giúp báo chí ngày càng phát huy hiệu quả xã hội trong việc đưa tin tức kịp thời, phản ánh chân thực mọi vấn đề của cuộc sống, đồng thời giúp người làm báo thật sự yên tâm khi tác nghiệp. Ðồng thời, cần nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hội Nhà báo Việt Nam trong việc bảo vệ nhà báo tác nghiệp trong khuôn khổ pháp luật. Về phần mình, các nhà báo cần phát huy tính tích cực nghề nghiệp, đề cao đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân của người làm báo, để tác phẩm báo chí luôn nhận được sự tin cậy của xã hội, của bạn đọc, góp phần tác động tích cực đến sự phát triển của đất nước.
ÐÔNG Á
Theo Nhân dân