Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

CÁI GIÁ CỦA PHẢN ĐỘNG


Phản động, theo từ điển Tiếng Việt do GS Hoàng Phê chủ biên (tính từ): có tính chất chống lại cách mạng, chống lại sự tiến bộ. Như tư tưởng phản động. Các thế lực phản động.

        Tôi dẫn lại khái niệm “phản động”, bởi vì vừa qua tôi đọc bài báoCần xử lý nghiêm những kẻ ngông cuồng chống phá Đảng và Nhà nước” của nhà báo Nguyên Lưu đăng trên Báo Phú Yên. Tôi biết nhà báo Nguyên Lưu qua những trang bút ký, phóng sự đầy chất sống, hơi thở thời cuộc, chia sẻ những bức xúc, những cảnh đời, thân phận con người trên báo Lao động với bút danh Lưu Phong. Khi về công tác tại Phòng thư ký tòa soạn của Báo Phú Yên, anh đã tập hợp và xuất bản 02 tập sách “Hoa thiêng trên biển”“3600… trải lòng”. Một nhà báo với tấm lòng yêu thương biển đảo quê hương sâu sắc như thế, với những trang viết ấm áp tình người như thế, tôi tin anh là một nhà báo chính trực, một ngòi bút nhân văn.



Giầy mời lần 3 của Công an huyện Tây Hòa.
 Nguồn Fb TTTD.

        Qua bài viết, bộ mặt ngông cuồng chống phá Đảng và Nhà nước của đối tượng Trần Thị Tuyết Diệu (từng công tác tại Báo Phú Yên đã bị kỉ luật buộc thôi việc vì vô tổ chức, vô kỉ luật, phải sống bằng những đồng tiền trợ cấp thất nghiệp do Sở LĐ,TB&XH Phú Yên chi trả trong 6 tháng) đã được vạch trần, sáng tỏ để nhân dân trong tỉnh biết được bản chất thật về con người Trần Thị Tuyết Diệu với những hành vi vi phạm pháp luật như thế.

        Qua theo dõi trang Fanpage Tuổi trẻ yêu nước – một chuyên trang chỉ rõ, vạch trần những âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước của các đối tượng phản động trong và ngoài nước, tôi được biết đối tượng Trần Thị Tuyết Diệu đã được Công an huyện Tây Hòa mời lên làm việc 03 lần để làm rõ hành vi truyền đưa thông tin trên mạng xã hội. Nhưng cả 03 lần đối tượng đều không đến và cho rằng đó là quyền từ chối.


Trần Thị Tuyết Diệu - Kẻ ngông cuồng chống phá 
Đảng và Nhà nước. Ảnh Fb TTTD.

        Trần Thị Tuyết Diệu cố tỏ ra ngông, nhưng thực chất là bị cuồng phát qua những “liều” comment tung hô trơ trẽn của các đối tượng khác trên trang facebook cá nhân của Diệu. Tôi thông cảm cho Diệu bởi sự non nớt này. Nhưng luật pháp không phải là chuyện đùa. Việc công an nhẫn nại mời Diệu đến làm việc 03 lần, rõ ràng đó là sự tính toán nhân văn, nhưng đó cũng là giới hạn.

        Ngày 09/11/2018, Diệu viết trên trang facebook Trần Thị Tuyết Diệu (phóng viêt Tuyết Diệu) rằng: ít nhất trong vòng 6 tháng tôi sẽ không đăng bất kỳ 1 status nào, đồng thời gỡ toàn bộ các bài chỉ trích công an Phú Yên, để tập trung viết tiểu thuyết.

        Một kẻ phản động muốn ăn năn hối cải và làm lại một con người chân chính thì có được không. Tôi cho rằng ai cũng có thể làm được và không bao giờ là quá muộn nếu biết dừng lại. Nhưng dừng lại là chưa đủ. Diệu phải biết khắc phục hậu quả do mình gây ra. Nếu Diệu coi facebook của mình như một thứ rác, thì phải biết dọn dẹp sạch sẽ, trước khi làm những điều cao sang hơn. Diệu còn cho rằng: nếu hứng thú và thành công việc viết tiểu thuyết sẽ dừng chơi facebook luôn. Tôi cho rằng chơi hay không chơi facebook không phải là vấn đề, vấn đề là chơi như thế nào. Tôi biết Diệu có quan hệ với kha khá các đối tượng hoạt động chống phá chính quyền, như Diệu chơi với Nguyễn Viết Dũng (Nghệ An) – Dũng ngồi tù, Diệu chơi với Võ An Đôn (Phú Yên) – Đôn bị tước thẻ luật sư, Diệu vào thăm nhà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Khánh Hòa) – Quỳnh phải lặn lội sang Mỹ tị nạn… vì những hoạt động chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Cho nên Diệu tự biết phải làm gì. Đừng nghĩ rằng những bài viết hống hách, bôi nhọ, nói xấu trên facebook là vô thưởng vô phạt. Đừng nghĩ chỉ khi nào tham gia vào các tổ chức phản động, đi khủng phố, phá hoại mới là phản động và bị bắt. Chỉ cần một hành vi, bài viết xuyên tạc trên facebook, nói xấu một tổ chức, cá nhân thì đã có thể bị khởi kiện, khởi tố, nhẹ thì theo luật hành chính, nặng thì theo luật hình sự.

       Việc một công dân cố tình không chấp hành đến làm việc với cơ quan Công an, thì với những hành vi vi phạm pháp luật của mình, Trần Thị Tuyết Diệu hoàn toàn có thể bị cơ quan Công an triệu tập và nếu vẫn không chấp hành thì sẽ bị dẫn giải theo khoản 11 điều 466 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, "Đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng".

        Trần Thị Tuyết Diệu có muốn là nhà văn (dù chưa viết nổi một tác phẩm nào), nhà báo (chỉ mới cọc cạch những con chữ non nớt đã bị tước thẻ nhà báo), nhà “dân chủ” (thực chất chỉ là con nai vàng)…mà vẫn tiếp diễn hành vi viết bài trên facebook có nội dung chống phá chính quyền, xuyên tạc, bôi nhọ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các lực lượng bảo vệ pháp luật, thì sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến nhà đá. Nhưng chưa hết. Còn bao nhiêu người thân nữa sẽ phải bị liên lụy...có đáng không?
Thiện Tâm.
Theo Fb Tuổi trẻ yêu nước.