Sau khi Tuổi trẻ yêu nước đăng bài viết
“Đừng
phá làng Mỹ Quang” của tác giả Anatolia Huỳnh (một Việt kiều Mỹ), Fan
page đã nhận được sự quan tâm theo dõi với nhiều phản hồi của cộng đồng mạng. Mới
đây chúng tôi nhận được một số bài viết của cộng đồng mạng gửi tới nhờ chúng
tôi đăng tải. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng bài viết của một nhà
báo (xin phép giấu tên) để bạn đọc tiếp cận thêm sự thật về vụ việc này.
SỰ
THẬT NHỮNG THÔNG TIN PHẢN ÁNH VỀ VỤ BÃI XÉP, XÃ AN CHẤN, HUYỆN TUY AN
Dạo
gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện nhiều bài viết phản ánh những bức
xúc của các hộ dân sinh sống gần khu du lịch Bãi Xép (do công ty Sao Việt đầu
tư), và những bài viết này đã thêm thắt những thông tin chưa chính xác về những
bức xúc của người dân cũng như quá trình giải quyết của chính quyền và thái độ
của nhà đầu tư. Tôi có thời gian rất dài đi tìm hiểu, gặp gỡ người dân, chính
quyền và nhà đầu tư để thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến việc triển
khai các dự án du lịch ven biển Tuy An. Nay xin được thông tin lại với các bạn:
Thứ nhất,
nhìn vào thực trạng cũng như trên giấy tờ thì Bãi Xép trước đây chỉ là bãi đất
hoang lâu năm, không được sử dụng liên tục, không người canh tác. Tại quyết định
số 1882/QĐ-UBND ngày 01/12/2006 của UBND tỉnh Phú Yên về việc Phê duyệt Đồ án
quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 khu du lịch sinh thái Bãi Xép thì thấy
được nơi đây không có đường dân sinh và khu neo đậu tàu thuyền phục vụ đánh bắt
thủy sản. Vậy, việc thu hồi giao đất Bãi xép phục vụ phát triển du lịch là cần
thiết, có quy hoạch bài bản; lúc này nhà đầu tư có thể coi là quý hơn Vàng đối
với một tỉnh nghèo như Phú Yên. Vào năm 2008, UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu
tư khu du lịch Bãi Xép của công ty Sao Việt, qua đó phối hợp với công ty giải
quyết, đền bù, bồi thường và hỗ trợ 51/51 đối tượng nằm trong 25ha diện tích dất
dự án. (danh sách này nếu ai
muốn xem thì liên hệ UBND xã An Chấn, họ luôn sẵn sàng cung cấp đầy đủ). Công
ty Sao Việt
qua đó cũng đã xây dựng 1 nhà hàng, cải
tạo lại bờ biển, phục vụ hàng chục ngàn khách du lịch và được đánh giá là một
nơi du lịch lí tưởng, đầy tiềm năng. Nhờ KDL Bãi Xép mà người dân Việt Nam, bạn
bè Quốc tế biết đến Bãi Xép
tuyệt đẹp, biết tới Gành Ông, Gành Bà và làng Mỹ Quang giờ đây đã có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Thứ hai, đất tại Gành Ông,
Gành bà mà theo như một số người phản ánh là “chính quyền cướp đất trắng trợn của
người dân?”
Phải nói vùng đất
Bãi Xép thuộc khu vực Gành Ông, Gành Bà trước đây chỉ là bãi đất hoang, UBND
huyện Tuy An giao cho UBND xã An chấn quản lý. Sau giải phóng, với chủ trương của
Đảng và Nhà nước về việc giao quyền sử dụng ruộng đất, đất rừng phòng hộ lâu
dài cho hộ gia đình, cá nhân thì những người dân sống ven khu vực Bãi xép không xin phép chính quyền mà tự ý chiếm
dụng phần đất nơi đây, sử dụng để trồng hoa màu (bắp, đậu) sản xuất không hiệu
quả nên chỉ trồng được vài vụ (từ năm 1976 – 1979), sau đó bỏ hoang liên tục
cho đến khi nhà nước thu hồi, không có bất kì nghĩa vụ tài chính nào đối với
nhà nước. Ngoài ra, hồ sơ địa chính xác định diện tích đất này do UBND xã An Chấn
quản lý và thực tế đã bỏ hoang nhiều năm, mặt khác các hộ dân không có giấy tờ
về quyền sử dụng đất và không được UBND xã xác nhận là sử dụng ổn định, không
tranh chấp, đồng thời khu vực này thuộc đất quy hoạch rừng phòng hộ nên không thuộc đối tượng được bồi thường, hỗ
trợ về đất khi Nhà nước thu hồi. Nói đến đây thì có thể khẳng định rằng, việc
thu hồi là đúng theo quy định của pháp luật, còn ai đó tự đặt ra cái nghèo được
quyền ngồi trên pháp luật thì... Tiếp đến thì sao, chính những người này không
thuộc diện nhận tiền bồi thường hỗ trợ về đất từ Nhà nước nên khi bị thu hồi tỏ
ra ấm ức. Tuy nhiên chính quyền luôn biết hài hòa giữa tình và lý, nhìn vào điều
kiện thực tế các hộ dân này trước đây đã có công khai hoang đất tại khu vực này
đồng thời xét hoàn cảnh kinh tế các hộ còn nhiều khó khăn nên nhà nước đã đề
nghị chủ đầu tư xem xét hỗ trợ thêm cho người dân.
Thứ ba, giá đền bù chỉ bằng
một ổ bánh mì?
Tính
đến hiện tại, qua tìm hiểu tôi
được
biết có 26 hộ dân không thuộc diện đền bù của Nhà nước nhưng “có đất” trong khu
vực Bãi Xép.
Với sự đề nghị của chính quyền, Công ty
Sao Việt tiến hành chi trả số
tiền
không nhỏ đền bù cho số người dân này, nhưng ngặt nỗi, đã là người có lòng tham thì càng tham thêm, cái tính “được voi đòi
tiên” được thể hiện rất triệt để. Đất rừng phòng hộ, đất nông nghiệp mà đòi hỏi
đền bù như đất ở. Như mọi người
đều biết, chỉ đất ở, đất thổ cư mới
được
tính theo đơn vị tiền/m2 còn đất ruộng, đất rừng phòng hộ… thì sẽ được
tính đơn vị tiền/ha. Tính đến thời điểm 2016, số tiền đền bù là 13.000 đồng/m2
tức là 130.000.000/ha bằng với mức giá nhà nước đưa ra. Thử hỏi nếu không có chính
sách phát triển du lịch thì bao lâu nữa, người dân nơi đây mới được hưởng số tiền
tương đối lớn như vậy. Và theo số liệu của UBND xã An Chấn đã có 16/26 hộ đã nhận
tiền hỗ trợ. 10 hộ còn lại không nhận là vì
những người này đòi hỏi với giá 250.000 đến 1.000.000 đồng/m2. Chưa
kể đến, một số người khi đối
thoại,
trao đổi với đại diện công ty Sao Việt, đã xảy ra trên dưới 10 vụ la hét, dọa
đánh nhân viên bảo vệ, lãnh đạo công ty và khách du lịch, và không ít lần những người này có hành vi phá hoại tài sản,
đốt phá cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Những điều này mọi người cũng nên biết, để những người dân làng Mỹ Quang hiền hòa chân chất không
phải mang tiếng xấu, để nhà đầu tư không bị xuyên tạc, để những kẻ xúi giục,
kích động phá làng Mỹ Quang hiện rõ bộ mặt thật.
Có những kẻ mượn danh lên tiếng giúp người dân, nhưng thực
chất là che giấu đi sự thật, chưa
giúp được gì cho người dân thì đã đem tiếng xấu về cho họ. Nếu tìm sự nổi tiếng
trên mồ hôi và nước mắt của người dân, trước sau gì cũng nhận lấy quả báo!
Nhờ mọi người chia sẻ để
biết rõ sự thật này!