Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

HIỂU VÀ HÀNH ĐỘNG ĐÚNG VỀ QUYỀN BIỂU TÌNH


Thời gian gần đây, trên không gian mạng, nhất là mạng xã hội Facebook đã đăng tải nhiều bài viết ở nhiều dạng, nhiều hình thức, nhiều thể loại khác nhau nhằm kêu gọi người dân xuống đường biểu tình để phản đối một số chủ trương, chính sách của nhà nước nhất là việc ban hành Luật An ninh mạng và dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Hậu quả là có nhiều người dân lương thiện, có lòng yêu nước đã nghe theo và tham gia một số hoạt động vi phạm pháp luật. Một số vụ việc đã bị đối tượng xấu kích động đẩy lên thành những vụ gây rối trật tự công cộng, phá rối an ninh, gây thiệt hại nặng nề về  kinh tế, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân như vụ ở Phan Rí Cửa, Tuy Phong, Bình Thuận vào ngày 10/6 và rạng sang ngày 11/6/2018.


Các đối tượng hay "chém gió" trên mạng 

Trước dịp lễ Quốc Khánh 2/9, nhiều tài khoản Facebook đã đăng tải nhiều bài viết kêu gọi người dân trong cả nước xuống đường biểu tình. Tuy nhiên, trên các phương tiện thông tin truyền thông như báo, đài chính thống của các cơ quan Đảng,Nhà nước đã tích cực tuyên truyền trước đó, đại đa số người dân trong cả nước đã nhận diện được âm mưu, ý đồ của hoạt động kêu gọi biểu tình nên người dân không tham gia. Để người dân hiểu rõ thêm về quyền biểu tình của mình được Hiến định và Pháp định như thế nào trong Hiến pháp và hệ thống Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Với trách nhiệm của một người dân, trong phạm vi hiểu biết của mình, tôi xin chia sẻ thêm thông tin để mọi người hiểu rõ hơn và thực hiện đúng đắn quyền của mình đã được thừa nhận, tránh gây ra những hậu quả sai lầm, đáng tiếc.

Biểu tình, là một trong những quyền cơ bản của người dân được Hiến định và Pháp định ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, quyền biểu tình của người dân đã có từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, trong sắc lệnh số 31/SL-CTN ngày 13/9/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành, quyền biểu tình đã được khẳng định và hoạt động biểu tình đã được quy định chặc chẽ tại điều 1 của Sắc lệnh là “những cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ với các Uỷ ban nhân dân sở tại trong thời kỳ này”. Xuyên suốt chiều dài lịch sử lập Hiến và lập Pháp, quyền biểu tình tiếp tục được ghi trong Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp hiện hành 2013 ghi tại điều 25 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 không quy định trực tiếp về quyền biểu tình nhưng đã ghi nhận một cách gián tiếp qua quy định về quyền “tự do hội họp” tại điều 11 “công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức, hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và nước ngoài”. Biểu tình, có thể hiểu một cách chung nhất, đó là một hình thức hành động bất bạo động của số đông người dân tập hợp tại một địa điểm nhất định hoặc diễu hành trên đường nhằm mục đích biểu thị thái độ, biểu đạt ý kiến, bày tỏ quan điểm ủng hộ hay phản đối một vấn đề nào đó mang tính công cộng.

Các quyền tự do nói chung, trong đó tự do hội họp và tự do biểu đạt của người dân không phải là quyền tuyệt đối mà nó được giới hạn bởi Luật pháp quốc tế và Pháp luật của từng quốc gia. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), tại Điều 21quy định “Quyền hội họp hoà bình phải được công nhận. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc bảo vệ quyền và tự do của những người khác”. Ngoài ra, hoạt động biểu tình nhằm mục đích tuyên truyền cho chiến tranh hoặc chủ trương gây hận thù dân tộc, chủng tộc, tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử, sự thù địch hoặc bạo lực, phá hoại quyền và tự do cũng bị cấm tại các điều 5 và điều 20 của ICCPR. Hiện nay, trong hệ thống Pháp luật Việt Nam chưa có luật biểu tình nhưng quyền được tập trung đông người của người dân đã được quy định tại điều 7, nghị định 38/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ “việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký”. Đồng thời, nghị định 38/NĐ-CP cũng nghiêm cấm các hành vi lợi dụng việc tập trung đông người của người dân để gây rối trật tự công cộng, chống đối nhà nước và xâm phạm đến cuộc sống bình thường của người dân…(tại điều 5). Như vậy, quyền biểu tình của người dân được thừa nhận trong Hiếp pháp và quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và những giới hạn của nó phù hợp với Pháp luật quốc tế, không vi phạm về nhân quyền như các tổ chức ở nước ngoài thường hay nói.

Biểu tình là hoạt động hết sức nhạy cảm, dễ dẫn đến hành vi quá khích, bạo động hoặc gây mất an ninh trật tự trong xã hội, vì vậy các đối tượng xấu thường lợi dụng quyền biểu tình của người dân để thực hiện các ý đồ xấu về chính trị. Qua theo dõi mạng xã hội Facebook, các tài khoản thường xuyên đăng tải những bài viết kêu gọi, kích động biểu tình là những tài khoản mà các đối tượng đang tham gia các tổ chức chống đối, khủng bố, phản động trong và ngoài nước nhằm mục đích chống Đảng, nhà nước, gây mất ổn định trong nước, đẩy người dân vào vòng lao lý, đó là việc làm vô nhân đạo, vi phạm nghiêm trọng Luật pháp quốc tế và Pháp luật Việt Nam. Là người dân nước Việt, sinh ra và lớn lên trong thời kỳ nội chiến đất nước, tôi đã hiểu được những đau thương, mất mát của đất nước khi chưa được hòa bình, người người sống không được tự do, trẻ em không được vui chơi, cắp sách đến trường. Vì vậy tôi mong muốn mọi người luôn luôn cảnh giác trước những luận điệu tuyền truyền, kích động biểu tình của kẻ xấu, chúng ta cần nhận thức đẩy đủ và hành động đúng đắn về quyền biểu tình của mình đã được thừa nhận để chung tay xây dựng đất nước.

                                                                                  Trần Thị Thanh Nhàn
Theo TTYN.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

“TRẦN THỊ TUYẾT DIỆU” HÃY MAU MAU TỈNH NGỘ

“TRẦN THỊ TUYẾT DIỆU” HÃY MAU MAU TỈNH NGỘ

Trên mạng xã hội hẳn nhiều người đã biết đến nickname “Tuyết babel”, nay đổi thành Trần Thị Tuyết Diệu. Diệu sinh năm: 1988, quê ở xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, tự nhận là đồng đội của Dũng Phi Hổ, tức Nguyễn Viết Dũng – một tên phản động đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An kết án 06 năm tù, điều này đã đủ để nói lên bản chất của Diệu, khi mà hàng ngày lợi dụng mạng xã hội Diệu vẫn thường xuyên viết bài, bình luận, chia sẻ thông tin trên mạng với những nội dung sặc mùi phản động.

Tôi, một người bạn của Trần Thị Tuyết Diệu suốt thời gian trung học phổ thông, tôi thật sự buồn và thất vọng với những việc làm của bạn mình. Trong thời gian qua, mặc dù bản thân tôi, gia đình và người thân đã ra sức khuyên ngăn, giải thích kéo Diệu về với con đường chính nghĩa nhưng tất cả đều bất thành. Hôm nay tôi muốn chia sẻ để mọi người hiểu thêm góp ý, với mong muốn bạn mình làm những việc có ích hơn. Trần Thị Tuyết Diệu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở một vùng quê với truyền thống hiếu học. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tại địa phương, Diệu thi đậu vào khoa báo chí trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Sau 4 năm đại học trở về quê hương, Diệu được ưu ái nhận vào làm việc tại Tòa soạn báo Phú Yên – cơ quan tiếng nói của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Phú Yên. Đây là vinh dự lớn lao đối với một cô sinh viên trẻ mới ra trường mà không phải ai nằm mơ cũng có được.

Ảnh: Đối tượng Tuyết Diệu.

Tại Tòa soạn Báo Phú Yên với vai trò là một phóng viên, thế nhưng Diệu không lo an tâm tu dưỡng phẩm chất, bản lĩnh chính trị, tìm tòi, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để phục vụ cho công tác chuyên môn, mà thông qua mạng xã hội Facebook để kết bạn và có “tình cảm cá nhân” với Nguyễn Viết Dũng kẻ tội đồ phản quốc. Để rồi vì một “tình cảm cá nhân” mù quáng, cộng thêm những lời cổ súy, tác động của một số người thiếu tính xây dựng, Diệu đã đăng tải lên trang facebook cá nhân những bài viết thể hiện tư tưởng, quan điểm đi ngược lại với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ủng hộ Nguyễn Viết Dũng, cho rằng Dũng là người yêu nước và hành động của Dũng là đang “đấu tranh để xóa bỏ thể chế cai trị độc tài cộng sản”, là “đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam”…

Không dừng lại ở việc đăng tải những bài viết lên mạng xã hội Facebook thể hiện quan điểm cổ vũ, cổ súy cho Nguyễn Viết Dũng, mà trong thời gian Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm Nguyễn Viết Dũng, Diệu nói dối cha mẹ, lén lút đón xe đi Nghệ An để đến phiên tòa quay phim, chụp ảnh, làm mất an ninh trật tự, đã bị công an TP Vinh mời làm việc. Sau khi trở về địa phương Diệu liên tục có nhiều bài viết trên Facebook với lời lẽ hằn học, xuyên tạc cho rằng bị “Công an Nghệ An bắt cóc và đánh đập chỉ vì tiện tay lấy điện thoại để bấm một tấm hình tại phiên tòa”; cho rằng “Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An man rợ, xử người yêu nước bất chấp công lý”… Từ đây mọi người có thể hiểu được mục đích tại sao Diệu có những bài viết xuyên tạc sự thật, ca ngợi những kẻ có hành động chống Nhà nước ta. Kết cuộc đáng tiếc, Diệu đã bị Tòa soạn báo Phú Yên buộc thôi việc vì việc làm của Diệu đã vi phạm quy chế làm việc cơ quan, vi phạm Luật viên chức, lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Năm nay mới 30 tuổi, tương lai của bạn vẫn đang ở phía trước nếu bạn biết nhìn nhận, chấm dứt ngay những suy nghĩ, hành động đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của đất nước. Bạn hãy tự hỏi mình đã làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, bạn đã làm gì để báo hiếu cho cha mẹ, những người đã ngày đêm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời tảo tần nuôi  mình ăn học, mong muốn mình nên người. Bạn hãy suy nghĩ nhìn nhận lại những việc làm của mình, bạn đã được gì? hay bạn đang mất dần cả danh dự, sự nghiệp và niềm tin của mọi người dành cho bạn. Cuộc đời này, xã hội này vẫn còn nhiều điều tốt đẹp và sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn nếu bạn biết thay đổi.

 Nên nhớ bạn đã không còn là “Phóng viên” vì danh hiệu này đã bị tước bỏ cùng với quyết định buộc thôi việc của Tòa soạn Báo Phú Yên. Đừng “lòe” trên mạng nữa làm gì nếu bạn còn có lòng tự trọng. Những việc làm mù quáng của bạn thời gian qua chắc chắn sẽ không qua khỏi sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Một ngày không xa, những việc làm phản dân, hại nước của bạn sẽ bị xử lý nghiêm khắc bởi những gì bạn nói và bạn đã làm còn hiển hiện ngay trên mạng xã hội mà bạn vẫn sử dụng hàng ngày. Tôi rất mong mọi người chia sẻ, phân tích cho Diệu hiểu được những việc làm của mình trong thời gian qua là tiếp tay là góp phần vào các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta. “Trần Thị Tuyết Diệu” bạn hãy mau mau tỉnh ngộ.
         
   LÂM SUNG