Thời gian gần đây, trên không gian mạng, nhất
là mạng xã hội Facebook đã đăng tải nhiều bài viết ở nhiều dạng, nhiều hình thức,
nhiều thể loại khác nhau nhằm kêu gọi người dân xuống đường biểu tình để phản đối
một số chủ trương, chính sách của nhà nước nhất là việc ban hành Luật An ninh mạng
và dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Hậu quả là có nhiều người
dân lương thiện, có lòng yêu nước đã nghe theo và tham gia một số hoạt động vi
phạm pháp luật. Một số vụ việc đã bị đối tượng xấu kích động đẩy lên thành những
vụ gây rối trật tự công cộng, phá rối an ninh, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người
dân như vụ ở Phan Rí Cửa, Tuy Phong, Bình Thuận vào ngày 10/6 và rạng sang ngày
11/6/2018.
Các đối tượng hay "chém gió" trên mạng
Trước dịp lễ Quốc Khánh 2/9, nhiều tài khoản
Facebook đã đăng tải nhiều bài viết kêu gọi người dân trong cả nước xuống đường
biểu tình. Tuy nhiên, trên các phương tiện thông tin truyền thông như báo, đài
chính thống của các cơ quan Đảng,Nhà nước đã tích cực tuyên truyền trước đó, đại
đa số người dân trong cả nước đã nhận diện được âm mưu, ý đồ của hoạt động kêu
gọi biểu tình nên người dân không tham gia. Để người dân hiểu rõ thêm về quyền
biểu tình của mình được Hiến định và Pháp định như thế nào trong Hiến pháp và hệ
thống Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Với trách nhiệm của
một người dân, trong phạm vi hiểu biết của mình, tôi xin chia sẻ thêm thông tin
để mọi người hiểu rõ hơn và thực hiện đúng đắn quyền của mình đã được thừa nhận,
tránh gây ra những hậu quả sai lầm, đáng tiếc.
Biểu tình, là một trong những quyền cơ bản của
người dân được Hiến định và Pháp định ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt
Nam, quyền biểu tình của người dân đã có từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, trong
sắc lệnh số 31/SL-CTN ngày 13/9/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành, quyền
biểu tình đã được khẳng định và hoạt động biểu tình đã được quy định chặc chẽ tại
điều 1 của Sắc lệnh là “những
cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ với các Uỷ ban nhân dân sở
tại trong thời kỳ này”. Xuyên suốt chiều dài lịch sử lập Hiến và lập Pháp,
quyền biểu tình tiếp tục được ghi trong Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp
hiện hành 2013 ghi tại điều 25 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các
quyền này do pháp luật quy định”. Trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 không
quy định trực tiếp về quyền biểu tình nhưng đã ghi nhận một cách gián tiếp qua
quy định về quyền “tự do hội họp” tại điều 11 “công dân Việt Nam có quyền tự do
ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức, hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư
trú đi lại trong nước và nước ngoài”. Biểu tình, có thể hiểu một cách chung nhất, đó là
một hình thức hành động bất bạo động của số đông người dân tập hợp tại một địa
điểm nhất định hoặc diễu hành trên đường nhằm mục đích biểu thị thái độ, biểu đạt
ý kiến, bày tỏ quan điểm ủng hộ hay phản đối một vấn đề nào đó mang tính công cộng.
Các quyền tự do
nói chung, trong đó tự do hội họp và tự do biểu đạt của người dân không phải là
quyền tuyệt đối mà nó được giới hạn bởi Luật pháp quốc tế và Pháp luật của từng
quốc gia. Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), tại Điều
21quy định “Quyền hội họp hoà bình
phải được công nhận. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn
chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích
an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe và đạo
đức xã hội hoặc bảo vệ quyền và tự do của những người khác”. Ngoài ra, hoạt
động biểu tình nhằm mục đích tuyên truyền cho chiến tranh hoặc chủ trương gây
hận thù dân tộc, chủng tộc, tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử, sự thù
địch hoặc bạo lực, phá hoại quyền và tự do cũng bị cấm tại các điều 5 và điều
20 của ICCPR. Hiện nay, trong hệ thống Pháp luật Việt Nam chưa có luật biểu
tình nhưng quyền được tập trung đông người của người dân đã được quy định tại
điều 7, nghị định 38/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ “việc tập trung đông người ở
nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra
các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký”. Đồng thời, nghị
định 38/NĐ-CP cũng nghiêm cấm các hành vi lợi dụng việc tập trung đông người của
người dân để gây rối trật tự công cộng, chống đối nhà nước và xâm phạm đến cuộc
sống bình thường của người dân…(tại điều 5). Như vậy, quyền biểu tình của người
dân được thừa nhận trong Hiếp pháp và quy định trong hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật của Việt Nam và những giới hạn của nó phù hợp với Pháp luật quốc tế,
không vi phạm về nhân quyền như các tổ chức ở nước ngoài thường hay nói.
Biểu tình là hoạt động hết
sức nhạy cảm, dễ dẫn đến hành vi quá khích, bạo động hoặc gây mất an ninh trật
tự trong xã hội, vì vậy các đối tượng xấu thường lợi dụng quyền biểu tình của
người dân để thực hiện các ý đồ xấu về chính trị. Qua theo dõi mạng xã hội
Facebook, các tài khoản thường xuyên đăng tải những bài viết kêu gọi, kích động
biểu tình là những tài khoản mà các đối tượng đang tham gia các tổ chức chống
đối, khủng bố, phản động trong và ngoài nước nhằm mục đích chống Đảng, nhà
nước, gây mất ổn định trong nước, đẩy người dân vào vòng lao lý, đó là việc làm
vô nhân đạo, vi phạm nghiêm trọng Luật pháp quốc tế và Pháp luật Việt Nam. Là người
dân nước Việt, sinh ra và lớn lên trong thời kỳ nội chiến đất nước, tôi đã hiểu
được những đau thương, mất mát của đất nước khi chưa được hòa bình, người người
sống không được tự do, trẻ em không được vui chơi, cắp sách đến trường. Vì vậy
tôi mong muốn mọi người luôn luôn cảnh giác trước những luận điệu tuyền truyền,
kích động biểu tình của kẻ xấu, chúng ta cần nhận thức đẩy đủ và hành động đúng
đắn về quyền biểu tình của mình đã được thừa nhận để chung
tay xây dựng đất nước.
Trần
Thị Thanh Nhàn
Theo TTYN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét