Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ LÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT

             Ngày hội tòng quân năm 2022 vừa diễn ra cách dây ít ngày. Những thanh niên đã tạm gác lại tình cảm riêng tư, công việc thường ngày để nô nức lên đường nhập ngũ, mang theo hoài bão, cống hiến sức trẻ để bảo vệ Tổ quốc.

Bác Hồ đã từng nói: “Quân đội là “trường học lớn” để lớp lớp thế hệ thanh niên phấn đấu rèn luyện, trưởng thành. Được phục vụ trong môi trường quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân”.

Tuy nhiên, những năm qua vẫn còn một số thành phần cá biệt nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về nghĩa vụ quân sự, cường điệu hóa những khó khăn, sợ khó, ngại khổ, thậm chí còn xuyên tạc, bôi nhọ về môi trường Quân đội. Từ đó, làm lung lay ý thức thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên, khiến cho nhiều thanh niên nảy sinh ý định trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, gây không ít khó khăn cho gia đình cũng như chính quyền địa phương trong việc tổ chức lễ giao nhận quân. Thực tế, đã có một số trường hợp bị xử phạt hành chính, hình sự khi trốn tránh nghĩa vụ quân sự, điều này đã được quy định rất rõ trong luật pháp Việt Nam, cụ thể:

1. Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, người không thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt hành chính, cụ thể:

- Phạt từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng: Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi mà không có lý do chính đáng.

- Phạt từ 1,5 triệu đồng - 2,5 triệu đồng nếu: Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

- Ngoài bị phạt tiền, người có một trong các hành vi nêu trên còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

- Phạt từ 02 triệu đồng - 04 triệu đồng:

+ Gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự

+ Đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe.

2. Ngoài việc phạt hành chính, người trốn nghĩa vụ quân sự có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

Theo Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015, người nào không chấp hành đăng ký nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị:

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc

- Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Phạm tội trong thời chiến hay lôi kéo người khác phạm tội thì mức phạt tù từ 01 - 05 năm.

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm thiêng liêng và quyền cao quý của thanh niên Việt Nam nhằm đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Do đó, mỗi người cần ý thức rõ ràng trách nhiệm này, không nên có sự so đo, tính toán dẫn tới trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, bởi đó là vi phạm pháp luật./.

Nguyễn Hậu

 

 

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TIÊM VACCINE NGỪA COVID-19

 

Hơn hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã trở thành mối đe dọa toàn cầu, cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người trên toàn thế giới. Một số thời điểm, cuộc chiến chống dịch bệnh của nước ta gặp muôn vàn khó khăn, đời sống của một bộ phận người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, Việt Nam ta đã xác định tiêm vaccine là giải pháp căn cơ để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh. Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, kiên trì, vào cuộc đồng loạt của hệ thống chính trị và toàn dân, huy động tối đa mọi nguồn lực, đến nay, Việt Nam từ một nước có tỷ lệ tiêm vaccine rất thấp, trở thành 01 trong 06 quốc gia có độ bao phủ vaccine Covid-19 cao nhất thế giới; nhờ đó, mọi hoạt động của đời sống xã hội dần chuyển sang hướng thích ứng an toàn, linh hoạt.


          Như đã biết, bản chất của việc tiêm chủng nói chung và tiêm ngừa vaccine phòng Covid-19 là sử dụng một lượng vius SARS-CoV-2 vừa đủ, đã bị hạn chế độc lực đưa vào cơ thể người để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại virus gây bệnh.

          Tuy nhiên, gần đây, một số cá nhân có xu hướng “sống thuận tự nhiên”, “sống xanh”, “sống sạch” thể hiện quan điểm “anti vaccine”, dù được vận động nhiều lần nhưng kiên quyết không đồng ý tiêm ngừa cho bản thân và người thân trong gia đình vì nghi ngờ tính an toàn của vaccine; trong khi đó, mặc dù được nghiên cứu, phát triển trong một thời gian không dài nhưng vaccine Covid-19 đã trải qua đầy đủ các thử nghiệm về tính an toàn và hiệu quả, được WHO và ngành y tế của nhiều quốc gia tiên tiến công nhận.

Chần chừ trong tiêm vaccine ngừa Covid-19 đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho dịch bệnh có điều kiện lây lan trong cộng đồng. Do vậy, tiêm vaccine ngừa Covid-19 vừa là quyền lợi, vừa thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân đối  với cộng đồng, xã hội. Mỗi cá nhân, gia đình an toàn sẽ góp phần xây dựng xã hội an toàn, phát triển./.

Như Nguyễn

 

NHẬN DIỆN MƯU ĐỒ CHÍNH TRỊ TỪ HÌNH ẢNH CỜ 3 SỌC

 

          Thời gian gần đây, trên các báo, đài nước ngoài và các trang facebook cá nhân của một số thành phần “bất hảo” đã chia sẻ những bài viết, hình ảnh nhằm tuyên truyền, quảng bá về cờ 3 sọc (nền vàng 3 sọc đỏ). Đây là hành động đáng lên án của những kẻ mang dòng máu Lạc Hồng nhưng lại luôn âm mưu chống phá chính dân tộc mình.


          Vậy cờ 3 sọc là gì? Như chúng ta đã biết các triều đại vua chúa trước đây đều lấy nền cờ màu vàng, đó là tượng trưng cho quyền lực vua chúa (ngai vàng). Khi vua Thành Thái lên ngôi năm 1890, đã sử dụng cờ nền vàng 3 sọc đỏ để thay thế cho Đại Nam Kỳ. Từ đó cờ nền vàng 3 sọc đỏ được sử dụng trong các thời Đệ nhất, Đệ nhị VNCH và khi chế độ VNCH bị xóa sổ thì cờ này không còn đại diện cho một chính thể nào.

          Một số cá nhân, tổ chức ở nước ngoài tự cho rằng mình có tinh thần yêu nước, hướng về cội nguồn là con dân Việt nhưng lại tự vẽ ra những chiêu trò như “lễ thượng cờ 3 sọc” hay lợi dụng các sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao…để đem cờ 3 sọc ra để treo, trưng bày như trong trận bóng vừa qua giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Úc. Những hành động nói trên là một thủ đoạn chống phá Việt Nam của chúng nhằm lừa bịp một số thành phần không am hiểu về lịch sử cờ 3 sọc cũng như thiếu kiến thức về chính trị.


          Nếu là người con đất Việt, thì nên thể hiện bằng những hành động thiết thực, đúng với luật pháp như: Quảng bá hình ảnh về thiên nhiên, truyền thống, con người Việt Nam; những văn hóa vật thể, phi vật thể của đất nước đã được UNESCO công nhận; hay gần đây nhất là việc đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã lọt vào vòng chung kết FIFA World Cup… như vậy mới tự hào là người Việt Nam.

          Đừng lấy hình ảnh cờ 3 sọc ra để phục vụ mưu đồ chính trị đen tối!

                                                                                                          MA TRUNG

NGUYÊN THỦ QUỐC GIA VÀ BÓNG ĐÁ

 

Việc các Nguyên thủ Quốc Gia đến dự, cổ vũ, phấn khích chúc mừng đội tuyển Quốc gia giành chiến thắng được cho là thể hiện sự cuồng nhiệt, tình yêu với bóng đá của Quốc gia, thể hiện sự văn minh, lòng tự hào dân tộc.

Argentina luôn là một cường quốc bóng đá với hai lần vô địch thế giới. Vào năm 1978, khi Argentina đoạt cúp vàng lần thứ nhất, tướng Gorge Videla, Tổng thống Argentina và cũng là người rất mê bóng đá, đã nhân cơ hội ấy để mở các chiến dịch đoàn kết các đảng phái chính trị tại Argentina vì mục đích dân giàu, nước mạnh. Bất kể ai cho dù là người theo Do Thái, Hồi giáo, Tin Lành hay Công giáo, bảo thủ hoặc cấp tiến... nếu là người Argentina thì có thể đoàn kết một lòng bên nhau, dẹp bỏ mọi hận thù riêng, cùng chung lo cho hạnh phúc nhân dân. Với lý tưởng hòa đồng ấy mà tướng Videla đã tập hp hàng chục triệu người thành một khối thống nhất, thực sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Theo báo chí, nhờ sự quan tâm ủng hộ của tướng Videla, Đội tuyển Argentina từ đó luôn là đội mạnh của thế giới.

Tại Việt Nam, việc lãnh đạo Đảng, Nhà nước xuất hiện tại các trận đấu của Đội tuyển Quốc gia Việt Nam là điều không hề hiếm thấy. Điển hình như sự hiện diện của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại sân vận động Mỹ Đình trong trận đấu vòng loại thứ 3 World Cup giữa đội tuyển Quốc gia Việt Nam và đội tuyển Quốc gia Trung Quốc vào mùng 1 Tết vừa mang tính chất động viên của người đứng đầu Chính phủ đối với đội tuyển, vừa mang tính chất cá nhân là một công dân hâm mộ bóng đá, ủng hộ đội tuyển Quốc Gia. Người ta bắt gặp được sự gần gũi của Thủ tướng khi vỡ hòa cảm xúc khi cầu thủ Việt Nam ghi bàn, tiếc nuối trước các cơ hội bị bỏ lỡ. Đây cũng là hình ảnh quen thuộc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hay nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trước đây.


Ấy vậy mà những hình ảnh đẹp này lại bị một số kẻ xấu mang ra xuyên tạc. Tài khoản Facebook Phạm Minh Vũ là một ví dụ với luận điệu vớ vẫn khi lại nói sao Thủ tướng lại có thể nhảy lên ăn mừng như vậy khi nhà đang còn bao việc, khi đến sân với tư cách là lãnh đạo. Được biết, Phạm Minh Vũ là tài khoản Facebook thường xuyên có bài viết xuyên tạc trên không gian mạng. Phạm Minh Vũ có lẽ không hiểu được niềm tự hào dân tộc, không hiểu được không khí của sân vận động, không hiểu được niềm vui của một chiến thắng trước đổi tuyển bóng đá nam Trung Quốc trong ngày mùng 1 Tết, hay gần đây là chiến thắng đưa đội tuyển nữ Việt Nam dự World Cup.

Việc các nguyên thủ các quốc gia đến các sự kiện thể thao để cổ vũ là rất bình thường. Nhưng với suy nghĩ hẹp hòi của những kẻ luôn có âm mưu phá hoại thì dù lãnh đạo nước ta làm gì chúng cũng sẽ đều xuyên tạc được.

Ngô Quyền