Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Để thanh niên luôn vững vàng trước những chiêu trò lôi kéo, kích động chống phá

 Thanh niên là một bộ phận quan trọng, là vốn quý và thế mạnh trong chiến lược phát triển đất nước. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và một phần do hạn chế về nhận thức, thanh niên là đối tượng trọng điểm để các thế lực thù địch, phản động mua chuộc, lôi kéo, kích động…, nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.


Các thế lực phản động, cơ hội, chống đối chính trị… luôn triệt để lợi dụng đặc điểm tâm lý nhạy cảm, ham tiếp cận cái mới, thích tự do, tự khẳng định mình… của thanh niên, trong khi vốn sống và nhận thức chính trị-xã hội của họ còn hạn chế, để dụ dỗ, lôi kéo, tiêm nhiễm bằng cả vật chất và văn hóa, lối sống thực dụng, ngoại lai. Đồng thời, họ cũng lợi dụng những sơ hở, buông lỏng trong công tác quản lý, hoặc một bộ phận thanh niên đua đòi theo trào lưu, lối sống thực dụng, đòi xét lại quá khứ…, để lôi kéo, kích động, tập hợp thanh niên tham gia, hòng gây mất an ninh trật tự, chống đối chính quyền.
Tiến trình lịch sử và thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, hơn 86 năm qua, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và hơn 85 năm, từ khi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập (26-3-1931) đến nay, thanh niên Việt Nam luôn kiên định phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Thanh niên có vai trò rất quan trọng, là lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và trong thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước; luôn trọn niềm tin với Đảng, trân trọng, bảo vệ và tiếp nối xứng đáng truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, của thế hệ cha anh; nêu cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có ý thức, trách nhiệm, nhiệt huyết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Ảnh minh họa/chinhphu.vn 
Từ năm 1925, tổ chức cách mạng Việt Nam đầu tiên có xu hướng cộng sản ra đời với tên gọi: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, với 9 hội viên, cũng là những thanh niên Việt Nam đầu tiên, góp phần đặt nền móng cho sự ra đời của Đảng ta vào năm 1930. Trong các phong trào cách mạng trước năm 1945, nhiều thanh niên Việt Nam được giác ngộ cách mạng đã tự nguyện gia nhập, hoặc làm cán bộ chỉ huy lực lượng Thanh niên phản đế, các đội tự vệ, du kích, Mặt trận Việt Minh… để tham gia đấu tranh giành chính quyền.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, hàng triệu thanh niên là lực lượng chủ yếu tham gia bộ đội, dân quân, du kích chiến đấu, cùng với hàng vạn thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu, xung kích xây dựng các tuyến đường giao thông huyết mạch, vận chuyển vũ khí, lương thực, quân trang, quân dụng cho các chiến dịch… Đất nước thống nhất, thanh niên tiếp tục là lực lượng đông đảo, xung kích tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh; sáng tạo, cống hiến hết mình cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần to lớn phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Thực tiễn trên là kết quả của mối quan hệ tương tác, biện chứng giữa Đảng với thanh niên và thanh niên với Đảng, vừa khẳng định sự khác biệt về bản chất giữa thanh niên Việt Nam với thanh niên tư sản; đồng thời thể hiện rõ sự tôi luyện, trưởng thành không ngừng về bản lĩnh và trí tuệ của lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần do các thanh niên”. Với vai trò lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đảng xác định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước. Thanh niên luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Trong mỗi nhiệm vụ chiến lược của đất nước, nhất là trước những biến động, đòi hỏi từ tình hình an ninh chính trị trong nước và thế giới, Đảng ta luôn vững vàng, kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, sáng suốt đề ra đường lối, chính sách đúng đắn, huy động tối đa sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng hướng vào mục tiêu cao cả; đồng thời Đảng luôn là chỗ dựa chính trị tinh thần vững chắc, hướng dẫn, động viên thanh niên phát huy mạnh mẽ tài năng, sức lực cống hiến cho Tổ quốc và nhân dân.
Được sự quan tâm chăm lo, dìu dắt của Đảng, Nhà nước, được tổ chức Đoàn các cấp tuyên truyền, vận động, tập hợp tham gia các đợt sinh hoạt chính trị, các phong trào hành động…, phần lớn thanh niên Việt Nam luôn đề cao nhận thức và trách nhiệm, tự nguyện phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tích cực tham gia xây dựng Đảng; thể hiện quan điểm, thái độ đúng đắn trước các sự kiện chính trị trong nước và diễn biến tình hình khu vực, thế giới. Nhiều đoàn viên, thanh niên chủ động, thẳng thắn đấu tranh với những luận điệu sai trái, thù địch, phê phán mọi biểu hiện nhận thức, hạn chế lệch lạc và hành vi tiêu cực, góp phần đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, âm mưu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được, theo đánh giá tại các văn kiện của Đảng và của Đoàn thì công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn chưa tác động sâu sắc đến đông đảo đoàn viên, thanh niên; công tác tuyên truyền, định hướng lý tưởng, giáo dục đạo đức lối sống chưa thường xuyên. Công tác nắm, định hướng tư tưởng thanh niên, có lúc, có nơi chưa kịp thời. Việc giáo dục, ngăn ngừa và đấu tranh với những tác động, lôi kéo thanh niên của các thế lực thù địch, sự truyền bá lối sống ngoại lai không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc còn những bất cập, yếu kém. Một bộ phận thanh niên có biểu hiện mờ nhạt về lý tưởng, dễ dao động về lập trường chính trị, lệch lạc về giá trị đạo đức, sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm... Những bất cập, hạn chế trên đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên; rộng hơn có thể ảnh hưởng đến công tác xây dựng Đảng, nhất là làm cho một bộ phận thanh niên không còn thiết tha đến với tổ chức đoàn, thậm chí đứng ngoài các phong trào của tuổi trẻ.
Thực tế tại Liên Xô (trước đây), vào thời điểm những năm 90 của thế kỷ trước, do những biến động về chính trị, Đảng Cộng sản đã dần đánh mất vai trò lãnh đạo đất nước, lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản, cùng sự chống phá của các thế lực ở trong và ngoài nước, nên thời điểm trước khi Liên Xô sụp đổ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Côm-xô-môn đã không còn là tổ chức chính trị-đội hậu bị của Đảng Cộng sản Liên Xô; dần phát triển thành hiệp hội của các doanh nghiệp và sớm bị suy thoái, chuyển hóa về tư tưởng chính trị, tiếp đó chính thức “biến mất” khỏi vũ đài chính trị của đất nước. Đội thiếu niên và nhi đồng cũng cùng chung số phận; thanh thiếu niên bị mất phương hướng, “phi chính trị hóa” theo đúng kịch bản và âm mưu của các thế lực thù địch.
Trước, trong và sau Đại hội XII của Đảng, cũng như cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, sự cố ô nhiễm môi trường ở địa bàn ven biển miền Trung…, do nhận thức có mặt còn hạn chế, lại bị các thế lực thù địch, phản động và đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo, kích động, nên một số ít thanh niên đã tham gia vào các hoạt động gây mất an ninh trật tự…
Trong xu thế toàn cầu hóa, cùng sự phát triển của công nghệ thông tin, tuyệt đại bộ phận thanh niên Việt Nam đều nhận thức rõ tình hình và những mưu đồ thâm hiểm của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Chúng đã và đang ra sức lôi kéo, tập hợp thanh niên cho những mưu đồ đen tối. Có thời điểm, một bộ phận quần chúng nhân dân không khỏi băn khoăn, lo lắng về “sức đề kháng”, khả năng “miễn dịch” của thanh niên trước những sóng gió, biến động chính trị trên thế giới và khu vực, nhất là trước âm mưu, thủ đoạn chống phá quyết liệt, thâm hiểm của các thế lực thù địch, nhằm lôi kéo, xúi giục thanh niên chống đối chính trị, nhất là ở địa bàn nhạy cảm, phức tạp.
Tình hình đó đòi hỏi cấp ủy, chính quyền và tổ chức Đoàn các cấp, nhất là ở cơ sở cần quan tâm đổi mới, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác thanh niên, trọng tâm là: “Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi đắp lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ” - như văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ. Các cấp ủy Ðảng, chính quyền cần tiếp tục chăm lo, quan tâm hơn nữa thanh niên và công tác thanh niên thông qua việc thực hiện tốt các chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước về thanh niên.
Cùng với đó, cần thường xuyên coi trọng giáo dục ý thức cảnh giác cách mạng để thanh niên biết nhận diện, đề phòng và tránh xa những cám dỗ vật chất, văn hóa tầm thường, văn hóa ngoại lai xấu độc, biết tự bảo vệ mình, bảo vệ tổ chức Đoàn, không mắc vào bẫy “phi chính trị hóa” của các thế lực thù địch. Đặc biệt, cần thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc, âm mưu, thủ đoạn lôi kéo, xúi giục thanh niên chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, góp phần cùng toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc, tự tin hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
TRẦN VĂN KIM

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Cấn Thị Thêu - Một người không biết “quay đầu lại là bờ” !

Ngày 11-6, cơ quan Công an TP Hà Nội đã ra thông báo thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Cấn Thị Thêu về hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Với nhiều hành vi vi phạm pháp luật của Cấn Thị Thêu, đây là việc làm cần thiết và kịp thời để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật…
Ngày 19-9-2014, TAND quận Hà Đông (Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm đối với Cấn Thị Thêu và một số người khác về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Khoản 1 Điều 257 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam với nội dung: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Căn cứ vào các tình tiết diễn ra tại phiên tòa, qua lời của nhân chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, chứng cứ, tài liệu thu thập được trong hồ sơ vụ án,… Hội đồng xét xử xác định có đủ cơ sở kết luận bị cáo Cấn Thị Thêu phạm tội “Chống người thi hành công vụ” và đã tuyên phạt 15 tháng tù giam. Cuối tháng 7-2015, Cấn Thị Thêu mãn hạn tù. Việc Cấn Thị Thêu ra tù được một số kẻ tự nhận là “nhà dân chủ, người yêu nước” tổ chức rùm beng với hoa, khẩu hiệu, quay phim, chụp ảnh đưa lên internet, đồng thời RFA, BBC,… đưa tin như sự kiện quan trọng! Mù quáng trước sự tâng bốc, tự tin vì được “đồng bào hải ngoại” và mấy “người yêu nước, nhà dân chủ cuội” yểm trợ, Cấn Thị Thêu trở lại cùng đồng bọn với lời cảm ơn thống thiết, và giọng điệu vu cáo, bịa đặt để vu khống chính quyền. Cấn Thị Thêu tiếp tục nhân danh cái gọi là “dân oan” để tiến hành nhiều hành vi vi phạm pháp luật, đến mức một blogger đã phải viết rằng: “Dường như con đường hoàn lương sau 15 tháng ngồi tù vì hành vi chống người thi hành công vụ khi dùng bom xăng, gậy gộc tấn công công an, chính quyền khi giải tỏa đất ở Dương Nội (nơi gần 98% dân đã nhận đền bù và số ít còn lại không nhận, khiếu kiện kéo dài thời gian qua) đối với Cấn Thị Thêu là chưa đủ để một con người “chua ngoa, đanh đá, điên cuồng” như chị… tỉnh ngộ”!
Vài năm gần đây, trên RFA, VOA, BBC, RFI,… cùng trang mạng, blog, facebook của các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam xuất hiện một từ kỳ quặc là “dân oan”! Qua hình ảnh trên internet, qua sự có mặt ở một số nơi tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,… thì nhóm người được gọi là “dân oan” này thường là một số phụ nữ, người già đôi khi có cả trẻ em. Họ kéo nhau tới một số nơi là trụ sở chính quyền, cơ quan tiếp dân, trụ sở một số tờ báo,… giơ khẩu hiệu, hò hét, đưa đơn từ đòi giải quyết điều mà họ cho là “oan ức”. Bất chấp việc trên thực tế “oan ức” của họ đã được chính quyền và cơ quan chức năng giải quyết thỏa đáng đúng theo quy định của pháp luật, trả lời cụ thể, thậm chí có người trong số họ đã nhận tiền đền bù đầy đủ,… họ vẫn xuất hiện trên đường phố gây nghẽn tắc giao thông, xả rác bừa bãi, làm mất trật tự công cộng, khi nhân viên cơ quan chức năng tiến hành biện pháp giữ gìn ổn định trật tự thì họ đã có hành vi chống lại. Đáng chú ý là mỗi khi ra đường tụ tập, nhóm người gọi là “dân oan” này còn giơ một số khẩu hiệu hoàn toàn không liên quan vấn đề họ nhân danh, mà là vu cáo chính quyền, đòi thả tự do cho một số kẻ vi phạm pháp luật bị tòa án nhân dân xét xử và tuyên phạt án tù, đặc biệt họ có lời nói, việc làm, khẩu hiệu hưởng ứng một số “phong trào” do các thế lực thù địch và một số nhóm chống cộng ở nước ngoài chủ mưu. Khi đất nước có sự kiện chính trị quan trọng, xảy ra sự cố chưa rõ nguyên nhân,… nhóm người này lập tức ra đường hò hét. Họ đi đến đâu là có người lăm lăm máy móc đi theo quay phim, chụp ảnh để nhanh chóng phát tán trên mạng. Vì thế người quan tâm không thể không đặt câu hỏi: Đâu là nguồn sống của nhóm người tự nhận “dân oan”? Có thể dễ dàng tìm câu trả lời trên internet, nơi còn lưu giữ một số video clip cho thấy mỗi khi họ tụ tập là có người đứng ra phát tiền như thế nào, buổi trưa có kẻ mang “bữa cơm dân oan” tiếp tế, tiếp sức ra sao. Một số kẻ còn đưa gạo, tiền đến nhà để cổ vũ họ theo nguyên tắc rất rõ ràng: có đi biểu tình thì cho, không đi biểu tình thì không cho! Và sự kiện hội nhóm có cái tên gọi nhố nhăng là “cứu lấy dân oan” vì dính quá nhiều bê bối tiền bạc như ăn chặn tiền tài trợ từ nước ngoài, thu chi bất minh phải tuyên bố giải thể, càng làm lộ rõ bản chất, mục đích đen tối của mấy kẻ dựng ra câu chuyện “dân oan” rốt cuộc là vì tiền để phá hoại ổn định xã hội!
Sau khi ra tù, Cấn Thị Thêu tiếp tục trở lại với vai trò thủ lĩnh một nhóm “dân oan” mà nội dung khiếu kiện của nhóm người này đã hết thẩm quyền giải quyết, đã được Thanh tra Chính phủ trả lời tại Kết luận số 1078/KL-TTCP ngày 4-5-2012 và đã được UBND thành phố Hà Nội trả lời tại Thông báo số 151/TB-UBND ngày 16-5-2013 về việc chấm dứt thụ lý giải quyết kiến nghị, khiếu nại. Vừa về đến nhà, việc làm đầu tiên của chị ta là mặc áo in logo “WE ARE ONE” (chúng ta là một) sốt sắng tham gia trò hề gọi là “phong trào tổng tuyệt thực toàn cầu” do các thế lực thù địch phát động, đồng thời tuyên bố “tuyệt thực một ngày”! Theo tài liệu cơ quan an ninh điều tra Công an TP Hà Nội, sau khi chấp hành xong hình phạt và trở về địa phương, Cấn Thị Thêu không ra trình báo chính quyền theo quy định của pháp luật mà tiếp tục cầm đầu, kích động nhiều người tụ tập gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô, đã bốn lần bị xử phạt hành chính vào các ngày 30-9-2015, 23-10-2015, 19-1-2016, 6-4-2016 vì có hành vi gây rối trật tự công cộng.
Trong một thời gian dài, không chỉ kéo nhau rồng rắn đi trên đường phố, nằm ngồi trên vỉa hè, mà tại Hà Nội, Cấn Thị Thêu và nhóm người tự nhận “dân oan” nhiều lần tập trung trước khu vực một số cơ quan nhà nước, hoặc một số địa điểm đông người qua lại, thậm chí kéo tới khu vực có trụ sở Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam để la ó. Tại những địa điểm này, Cấn Thị Thêu và nhóm người đi cùng đã trở nên rất quen mặt với cư dân khu vực. Họ căng băng-rôn, khẩu hiệu có nội dung vu cáo chính quyền “vi phạm nhân quyền, đàn áp người khiếu kiện”, đòi “hủy bỏ Điều 88, Bộ luật Hình sự”, “trả tự do” cho một số kẻ đã bị bắt giữ và bị khởi tố về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, ngang nhiên giơ khẩu hiệu “chúc mừng sinh nhật” cái gọi là “khối 8406” - tổ chức do một số kẻ ở trong và ngoài nước lập ra để tập hợp lực lượng chống phá chế độ, và sau khi tổ chức bất hợp pháp này ra đời, Lê Diễn Đức - một kẻ chống cộng ở hải ngoại, đã nhận xét như sau: “Các nhà tranh đấu dân chủ đã chia rẽ, tranh giành nhau vị trí khởi xướng, sáng lập, làm suy giảm ngay lập tức uy tín và mất lòng tin, đặt ra nhiều nghi kỵ. Đến nay nó chỉ tồn tại mang tính danh nghĩa, thậm chí một số người vẫn tận dụng nó vì hối tiếc, nhưng trong thực tế không còn là biểu tượng tranh đấu hay niềm tin có ý nghĩa nào cho người dân trong nước. Đây là thực tế phũ phàng và đau lòng mà mỗi ai tham gia hoạt động chính trị và xã hội nên tỉnh táo và sáng suốt nhìn nhận và xem là bài học cay đắng”! Đặc biệt, trong khi nhân dân cả nước nghiêm túc triển khai kế hoạch bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, Cấn Thị Thêu và người trong gia đình còn chụp ảnh với nội dung kích động tẩy chay bầu cử đưa lên facebook. Mọi hoạt động của Cấn Thị Thêu đều đã được đồng bọn ghi hình, chụp ảnh, ghi âm và nhanh chóng phát tán để một mặt vu cáo chính quyền, một mặt như là muốn “báo công” với những kẻ đã “đầu tư” cho hoạt động của chị ta (?).
Từ hành vi của Cấn Thị Thêu trong gần mười năm qua, phải khẳng định người này đã vi phạm pháp luật một cách có hệ thống. Dù bị xử lý nhiều lần từ xử phạt hành chính đến nhận án tù, nhưng Cấn Thị Thêu không ăn năn, hối lỗi mà ngày càng bất chấp kỷ cương phép nước, trắng trợn thách thức chính quyền và pháp luật. Hiển nhiên một con người như thế rất phù hợp mục đích chống phá của các thế lực thù địch và các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam. Thực chất, chúng đã biến Cấn Thị Thêu thành con rối trong tay, hà hơi tiếp sức bằng sự cổ vũ và đồng tiền “tài trợ” bẩn thỉu dưới danh nghĩa “từ thiện”. Sau khi Cấn Thị Thêu bị bắt tạm giam, lập tức RFA, BBC, VOA,… blog, facebook của đồng bọn vừa rầm rĩ đưa tin, vừa ra sức tán dương “người con ưu tú, đi tiên phong, anh hùng, dân oan số 1”… Và bổn cũ soạn lại, đã có kẻ nhanh chóng “gửi đơn kêu cứu đến Cao ủy nhân quyền LHQ các tổ chức quan sát nhân quyền kêu gọi sự trợ giúp của quốc tế” cho Cấn Thị Thêu!
Từ người nông dân chân chất, chỉ vì tham vọng cá nhân ích kỷ với sự cổ vũ của kẻ xấu, Cấn Thị Thêu trở thành người có hành vi chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng. Trên lộ trình tự đẩy mình vào con đường vi phạm pháp luật, Cấn Thị Thêu không tỉnh táo mà về hùa với mấy kẻ đã gắn cho cái nhãn “dân oan” rồi khuyến khích, lợi dụng và biến chị ta thành một công cụ phục vụ mưu đồ chống phá đất nước. Từ chính quyền, đoàn thể địa phương đến cơ quan nơi chị ta tới hung hăng lu loa, thóa mạ, vu cáo,… đã đưa nhiều khuyến cáo chỉ rõ con đường đúng cần đi, vạch rõ sự sai trái không nên sa vào,… với hy vọng Cấn Thị Thêu sẽ “quay đầu lại là bờ” nhưng chị ta ngày càng có nhiều hơn các hành vi không thể chấp nhận. Vì thế, việc cơ quan Công an TP Hà Nội thi hành lệnh bắt tạm giam Cấn Thị Thêu về hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam là hết sức cần thiết, vừa bảo đảm sự nghiêm khắc của pháp luật, vừa giữ gìn trật tự, an ninh xã hội.
VŨ HỢP LÂN

VỤ RƠI MÁY BAY : CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG THUYẾT ÂM MƯU XUYÊN TẠC, BỊA ĐẶT CỦA ĐÁM "ZÂN CHỦ GIẢ CẦY"

Hiện 9 cán bộ Không quân trên máy bay CASA 212 vẫn chưa tìm thấy, phi công Trần Quang Khải trên tiêm kích Su30 đã về với đất mẹ, nỗi đau bao trùm cả dân tộc. Thế nhưng những kẻ luôn to mồm xưng là "dân chủ", "nhân quyền" đang dùng những từ độc địa, thái độ thờ ơ, vô cảm và đắc chí trước sự ra đi của các người lính giữa thời bình (Nguồn: Internet).


Máy bay tiêm kích Su 30 MK2 đột ngột mất tích. Hai phi công chỉ một người trở về còn một người ra đi mãi mãi...Máy bay tuần thám CASA 212 chở 9 cán bộ sỹ quan bay đi tìm tung tích phi công và máy bay SU 30 MK2 cũng mất tích bất ngờ trên vùng biển Hải Phòng...Vậy là 10 người lính Không quân đã hi sinh trong thời bình, nỗi đau mất mát không chỉ bao trùm lên gia đình, người thân những cán bộ Không quân mà còn là nỗi đau mất mát của cả dân tộc. 

Còn nhớ, vào thời điểm cuối năm 2015, khi đất nước Pháp bị khủng bố, gần 130 người bị thiệt mạng. "Họ" - những kẻ luôn tự vỗ ngực xưng là "dân chủ", là"nhân quyền" nói: "Pray for Paris"... Khi máy bay của 1 hãng hàng không của một quốc gia nào đó mất tích, "họ" lên mạng khóc, ca thán, đồng cảm, bi thương... "Họ" thay ảnh đại diện, thậm chí để cả cờ Tổ Quốc quốc gia đó để"tưởng niệm" các nạn nhân...

Nhưng, những người lính trên chính Tổ Quốc này ngã xuống khi họ đang làm nhiệm vụ để gìn giữ cho bầu trời, đất nước này hoà bình, vì biển trời quê hương thì tìm hoài trong đống "dân chủ", "nhân quyền" đó, tuyệt nhiên không có được dòng chữ nào đồng cảm, ca thán, khóc thương. Ngược lại, chúng còn xuyên tạc, bịa đặt những thuyết âm mưu, vu cáo và đổ lỗi hoàn toàn cho nước láng giềng Trung Quốc mới khiến liên tiếp 2 chiếc máy bay rơi như vậy!? Những kẻ vô trách nhiệm, những kẻ thối mồm, vô lương tâm khi công khai tuyên bố: "Nhân dân đóng thuế để chúng mày làm điều đó. Và đó, nghiễm nhiên là công việc của chúng mày”!?

Chưa dừng lại, chúng tung ra các thuyết âm mưu, gây hoang mang dư luận, cười cợt, tỏ ra đắc chí khi những người lính Không quân đã không còn trở về với đất mẹ. Chúng dựng lên thuyết âm mưu rằng, tiêm kích Su-30 bị bắn hạ theo kiểu "ám sát" bởi máy bay lạ. Trong đó, bệnh nhân "tâm thần phân liệt" Lê Anh Hùng tỏ vẻ thông thạo khi viết:  "(i) máy bay bị Tàu bắn hạ..." 

Về thuyết âm mưu này xin thưa rằng, điều này là hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc.Su-30MK2V của Việt Nam là chiếc máy bay hạng nặng tấn công tầm xa, nó có một hệ thống radar mạnh vốn chỉ được trang bị cho các phiên bản nội địa của Không quân Nga chứ thường không xuất khẩu bán. Hệ thống trinh sát điện tử của nó đủ tốt để khi cần thiết, Su-30MK2V có thể làm nhiệm vụ của một chiếc máy bay chỉ huy dẫn đường trên không cho máy bay khác. Với một chiếc máy bay có tính năng như vậy trong trạng thái hoạt động cao, rất khó có chuyện nó để cho một phương tiện chiến đấu lạ (máy bay, tàu chiến) lại gần mà không phát hiện ra. Không trong vùng chiến sự, không đi vào không phận nước khác thì không có kẻ nào điên rồ và mạo hiểm đến mức dám đơn phương tấn công một chiếc máy bay như vậy. 

Ngoài ra, chúng còn dựng lên thuyết âm mưu vu cáo vô căn cứ lực lượng Quốc phòng rằng, liên tiếp 2 máy bay rơi là do "máy bay chất lượng kém", do mua không tốt, có tham nhũng, tiêu cực...Xin thưa rằng, số tiền để mua được tiêm kích Su-30 theo thông tin có được thì giá mua ước chừng khoảng 40 triệu đô la Mỹ. Nếu hoạt động hết niên hạn sử dụng (trong trường hợp không có chiến tranh, chỉ bay huấn luyện đến khi nó cũ hỏng phải loại biên) thì cũng mất tầm số tiền bằng giá trị khi mua nó. Bỏ ra khoản tiền lớn như vậy cũng là cách để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ nền hoà bình, nó là khoản "bảo hiểm" cho Quốc gia phòng lúc rủi ro, nếu có chiến tranh xảy ra. 

Tuy nhiên, nếu không có chiến tranh thì số tiền 70-80 triệu đô cho một đời Su-30 coi như là không dùng đến, dù mất số tiền lớn nhưng đổi lại, cả dân tộc vẫn sống trong hoà bình. Vậy, thử hỏi rằng, liệu có quốc gia nào mạo hiểm đến mức, mua Su-30 với số tiền lớn như vậy mà bớt xén tiền không mua đầy đủ trang thiết bị để rồi nó bị rơi khi đang huấn luyện thì liệu có đáng? Không ai muốn và dại gì khi mua Bảo hiểm y tế cho bản thân để có mong muốn rằng, lăn ra ốm để dùng đến tiền bảo hiểm chữa ốm!

Tìm kiếm từ khoá về Su-30 do Nga sản xuất bị rơi trên công cụ tìm kiếm Google sẽ cho ra một loạt kết quả. Đó là, sự cố tiêm kích Su-30 bị rơi ở Việt Nam không phải là lần đầu tiên mà trước đó, đã có 4 lần Su-30 của Nga bị rơi do lỗi kỹ thuật. Cụ thể:  Năm 1999, một chiếc Su-30MK đã bị rơi khi đang trình diễn tại một triển lãm hàng không tại Pháp; Vào tháng 11/2009 và tháng 12/2011, máy bay Su-30MK của Không quân Ấn Độ cũng đã xảy ra sự cố đáng tiếc tương tự; Ngày 28/2/2016, một máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30 của Không quân Nga đã bị rơi ở một địa điểm cách Komsomolsk, thành phố bên sông Amua, 130km về phía Đông Bắc.

Thứ nữa, nguyên tắc về những thông tin thuộc về quân sự là bí mật của quốc gia, không thể công khai trên truyền thông hay mạng xã hội. Kể cả nước Mỹ, những thông tin, nguyên nhân về các vụ máy bay quân sự bị rơi đều được giữ kín. Máy bay chiến đấu thế hệ 4+ là một hệ thống cơ - điện tử tích hợp rất phức tạp, dù có mới và được bảo trì tốt thì vẫn luôn tồn tại một xác xuất hỏng hóc, mất an toàn khi vận hành. Và không loại trừ khả năng chiếc tiêm kích Su-30 của Không quân Nhân dân Việt Nam đã rơi do sự cố kỹ thuật...

Do vậy, khi vụ việc đang được Bộ Quốc phòng đang khẩn trương làm rõ thì mỗi bản thân chúng ta cần phải hiểu biết và nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan. Cảnh giác trước những thuyết âm mưu, luận điệu của những kẻ "zân chủ giả cầy", đập tan những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt và vu khống lực lượng Quốc phòng, chống phá Nhà nước của chúng. Người Việt từ xưa vốn có truyền thống "tương thân tương ái", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"... Nhưng có lẽ, truyền thống tốt đẹp ấy, đám "dân chủ giả cầy" này sẽ không bao giờ hiểu và thẩm thấu được. 
***

Vào lúc 6 giờ 50 phút ngày 14/6/2016, máy bay Su-30MK2, mang số hiệu 8585 của Trung đoàn 923, Sư đoàn 371, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân làm nhiệm vụ bay huấn luyện đã bị mất liên lạc. Máy bay Su-30MK2 xuất phát từ sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) bị mất liên lạc lúc 7 giờ 13 phút khi thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện chặn kích trên không.  Phi công Nguyễn Hữu Cường may mắn sống sót, trở về bình an; còn phi công Trần Quang Khải đã ra đi mãi mãi...Vào lúc 5h ngày 17/6/2016, máy bay CASA 212 mang số hiệu 8983 của Lữ đoàn Vận tải Không quân 918, Quân chủng Phòng không - Không quân mất liên lạc. Sau đó, đã tìm thấy một số mảnh vỡ của máy bay, tuy nhiên, đến nay, số phận 9 cán bộ Không quân vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng vì vẫn chưa tìm thấy...


An Chiến

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Thu hồi gấp giấy phép hành nghề luật sư của tên Võ An Đôn


Sau khi đăng stt trên Facebook liên quan vụ việc máy bay CASA 212 bị mất tích có nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam; gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ, chiến sĩ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ; làm tổn hại đến uy tín của đội ngũ những người làm báo, ông Mai Phan Lợi - Phóng viên Báo Pháp luật TPHCM đã bị Bộ TT&TT ra quyết định thu hồi thẻ luật sư, đồng đời cơ quan Báo pháp luật TPHCM đã ra các quyết định cách chức đối với ông Lợi. Những điều quan trọng nhất là ông Lợi đã tự nhận thấy lỗi lầm của mình và tự đăng bài viết xin lỗi như là một việc làm hối lỗi dù có muộn màng.

Một nhà văn đã thể hiện quan điểm rất rõ ràng: "Nhà có đám tang, người hàng xóm láng giếng hay khách có tới, người ta có hỏi thăm người vừa khuất có văn hóa ko ai dùng từ Chết.

Thường là cụ mất khi nào, hoặc cụ khuất núi thế nào, hoặc người cũ cũ thì hỏi cụ quy tiên ra sao... Ấy la một từ thôi nó phản ánh văn hóa, sự tôn trọng, tấm lòng chia sẻ 1 nỗi đau.
Nước có tang, 1lúc mất 10 chiến sĩ, 2 máy bay....nghĩa như quốc tang, anh là nhà báo, tức là biết chữ nghĩa, sao lại dùng 1 từ Tan xác. Cái từ ấy xưa nay hay dùng cho kẻ thù Đọc cái câu của anh thấy như anh hả hê, chứ không phải sự chia sẻ, sự đau đớn hay câu hỏi có trách nhiệm mà lòi ra 1 là anh ngu dốt về ngôn từ hai là anh hoàn toàn vô trách nhiệm.
Nên phải trị cho là đúng. Oan uổng gì."



STT mới nhất của tên luật sư vô văn hóa Võ An Đôn

Thế nhưng, tên Võ An Đôn ở Phú Yên, ngông ngênh đăng thêm stt trên facebook cá nhân và to mồm nhắc lại những cụm từ mà Mai Phan Lợi dã dùng, qua đó cho rằng nhà báo Việt Nam hèn nhát. Rõ ràng Võ An Đôn đã không coi ai ra gì, coi trời bằng vung, xúc phạm nghiêm trọng giới luật sư và nhà báo Việt Nam, tiếp tục gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ, chiến sĩ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ; Võ An Đôn như một con thú điên cuồng cắn xé đồng loại vì những mục đích bẩn thỉu cá nhân hèn hạ.

Các cơ quan chức năng cần phải thu hồi gấp giấy phép hành nghề luật sư của tên Võ An Đôn, không để hắn lợi dụng danh phận luật sư để "bào chữa" cho những việc làm bẩn thỉu đó nữa, và phải có những hình phạt thích đáng cho lối hành xử vô văn hóa, vô luật pháp như vậy.

Rạng Đông.

Báo chí tư nhân có bảo đảm quyền tự do ngôn luận ?

Ngày 5-4-2016, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật Báo chí (sửa đổi) và Luật có hiệu lực từ ngày 1-1-2017. Trong khi đây là cơ sở pháp lý để phát triển báo chí, bảo đảm quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, thì các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí lại đòi hỏi phải có báo tư nhân như ở phương Tây, vì với họ, chỉ báo tư nhân mới đem lại tự do báo chí! Bài viết gồm hai kỳ của Ngọc Dung gửi từ châu Âu bàn về báo chí tư nhân ở phương Tây sẽ giúp bạn đọc nhận diện bản chất vấn đề.
Theo dõi các loại thông tin, cách đưa thông tin, tổ chức hoạt động của nhiều tờ báo, trang điện tử của truyền thông phương Tây, dễ nhận thấy sự thật là vai trò hầu như tuyệt đối trong quản lý, điều khiển của một số “ông chủ truyền thông”. Từ thực tế vấn đề, có thể nói đó là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều cuộc khủng hoảng lòng tin, khủng hoảng truyền thông. Thí dụ điển hình cho tình trạng này là hiện tượng căn cứ vào mấy điều như: “theo nguồn tin riêng”, “theo nguồn tin chưa được kiểm chứng”, “nguồn tin đề nghị giấu tên cho biết”,... nhiều tờ báo ở phương Tây đưa tin, bình luận mà hầu như không chịu trách nhiệm, mặc dù sau đó thông tin được xác định là không chính xác, bịa đặt. Như trường hợp mùa hè năm 2013, nhiều tờ báo phương Tây đưa tin, ca sĩ Triều Tiên nổi tiếng Hyon Song Wol (Hi-ông Xông Uôn), thành viên ban nhạc Moranbong bị tử hình vì đã tham gia đóng phim khiêu dâm. Nhưng cuối năm 2015 lại thấy ca sĩ này và ban nhạc xuất hiện khi có kế hoạch biểu diễn ở Trung Quốc. Đáng tiếc, những thông tin như vậy lại được một số tờ báo, trang mạng ở Việt Nam khai thác, công bố. Phải nói rằng trong nhiều trường hợp, lỗi nghiệp vụ và vi phạm đạo đức nghề nghiệp như vậy của một số nhà báo cùng người làm việc trong lĩnh vực truyền thông đã gây dư luận xấu trong xã hội, thậm chí làm công chúng hoang mang, thiếu tin cậy báo chí. Vì một nền báo chí trong sáng và trung thực trong bối cảnh “tự do báo chí, tự do ngôn luận” được một số tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước triệt để khai thác sử dụng làm chiêu bài để chống phá, xuyên tạc thì việc nhận diện thực tế cái gọi là “báo chí tư nhân” ở phương Tây càng trở nên cần thiết.
Thật sự ở phương Tây, các tập đoàn truyền thông nằm trong tay vài ông chủ và họ định đoạt cái gọi là “tự do báo chí” theo quan niệm của họ. Tới hôm nay ở phương Tây, dư luận vẫn tiếp tục bàn luận để trả lời câu hỏi: Liệu báo chí tư nhân có thật sự bảo đảm cho tự do ngôn luận hay không? Theo Lời dẫn bài viết của nữ nhà báo D.Hovestädt (Đ.Hô-vơ-xư-tết) nhan đề Quyền lực của các tập đoàn lớn: Hệ thống truyền thông của USA (Die Macht der Konzerne: Das Mediensystem der USA) đã đăng trên trang mạng bpb.de của Trung tâm giáo dục Chính trị Liên bang (một cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ CHLB Đức) cho biết thì 90% thị trường báo chí bị kiểm soát bởi năm tập đoàn truyền thông khổng lồ, đó là một mối đe dọa đối với nền dân chủ, làm cho nền dân chủ không tương ứng với truyền thông mạnh mẽ của báo chí Mỹ. Nhà báo D.Hovestädt bình luận: “...Thông tin là tiền tệ của nền dân chủ”, đó là câu nói của T.Jefferson (T.Giép-phéc-sơn) - tổng thống thứ ba của Mỹ và là tác giả Tuyên ngôn Độc lập, nhưng ông không thể biết rằng 230 năm sau, hằng ngày người dân Mỹ gần như bị “chết đuối” trong thác lũ thông tin. Hơn 1.800 đài truyền hình, 10.000 tờ báo hằng ngày và hằng tuần, 15.000 đài phát thanh luôn cạnh tranh để giành thiện cảm của người sử dụng; chưa tính đến các tạp chí, tờ quảng cáo và những phương tiện truyền thông khác như in-tơ-nét, phim ảnh, trò chơi vi-đê-ô. Trung bình một ngày mỗi người Mỹ dành tám giờ cho việc tiếp cận, sử dụng phương tiện truyền thông, mà phần lớn là với vô tuyến truyền hình tại nhà, còn khi đi trên đường là với đài phát thanh, máy tính, trò chơi vi-đê-ô, máy nghe nhạc MP3. Tưởng chừng sự đa dạng của phương tiện truyền thông ít nhất là có thể tạo ra sự đa dạng về thông tin nhưng không hẳn thế, kể từ những năm 80 của thế kỷ trước, quy luật kinh tế thị trường ở Mỹ gây nên biến động lớn trong việc điều chỉnh quyền sở hữu đối với truyền thông. Cụ thể: năm 1983 cả Mỹ có 50 công ty chia sẻ số lượng lớn phương tiện truyền thông; năm 1992 còn 22; đến năm 2007, tức là mười lăm năm sau, chỉ còn 5 tập đoàn kiểm soát hơn 90% thị trường là: Time Warner, Disney, News Corporation của Murdoch, General Electric/NBC, CBS Corp (trước đây là Viacom). Từ bối cảnh các phương tiện truyền thông tập trung rất cao độ như vậy, một số nhà phê bình không chỉ dự báo, mà còn khẳng định tình trạng hệ thống truyền thông nằm dưới sự chi phối của tập đoàn tư nhân là một mối đe dọa cho nền dân chủ. Tất nhiên trong bối cảnh đó, các chủ đề, lập luận nào không phù hợp với lợi ích của những tập đoàn lớn ngày càng ít được chú ý trên các phương tiện truyền thông mà họ trực tiếp kiểm soát. Đánh giá về kinh tế sẽ quyết định nội dung, chứ không phải vì nhu cầu thông tin của dân chúng. Các chương trình phải bán quảng cáo và có thể bán đắt hơn nếu có nhiều người xem và nghe. Bởi quyết định phát tán ra sao đều luôn tuân thủ quy luật: chương trình nào có số lượng tối đa khán giả sẽ hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao nhất...
Hơn ai hết, là một nhà báo Mỹ, chắc chắn S.Lendman (S.Len-man) là người am hiểu về tự do báo chí phương Tây, vì ông không những là một nhà báo, mà còn là một nhà hoạt động, là một trong các nhân vật nổi tiếng của kênh tin tức truyền hình Hoa Kỳ. Ngày 23-8-2015, Tạp chí Thụy sĩ (Schweizer Magazin) đăng bài báo nhan đề Báo chí phương Tây nên được gọi là “Presstituierte” (Westliche Medien sollten “Presstituierte” genannt werden) của ông. Lời dẫn bài báo viết: Các sự thật bị đè bẹp một cách có hệ thống, thông tin cố ý sai lạc, méo mó, sự dối trá đã và đang được sử dụng; phương tiện truyền thông của phương Tây nên được gọi là “Presstituierte” (Presstituierte là từ ghép hai danh từ Presse - báo chí, Prostituierte - gái điếm), vì có thể được so sánh với hoạt động của gái mại dâm trên đường phố. Trong bài, S.Lendman cho rằng: Kế hoạch về sự thay đổi chế độ ở nước Nga đã có từ lâu. Đó là gốc rễ của mọi chính sách chống Nga của Mỹ. Washington (Oa-sinh-tơn) muốn dựng lên một chính phủ thân phương Tây để phá hoại nền độc lập, chủ quyền của Nga - một đất nước rộng lớn, để kiểm soát dễ dàng hơn, để cướp bóc tài nguyên của họ, làm cho người dân bị phụ thuộc. Đây là một chương trình nham hiểm, hoàn toàn theo kiểu của Hitler (Hít-le) nhưng lại được bọc trong lá cờ của Mỹ. S.Lendman viết: “Những lời lẽ thù địch vốn có thời chiến tranh lạnh ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong việc tuyên truyền để chống Nga. Hầu như những ấn phẩm lớn của phương Tây và truyền thông điện tử đều khăng khít cùng một nhịp bước trong việc đưa tin. Người ta chỉ thấy, đọc và nghe những dối trá to lớn của ma quỷ, thay vì các sự thật rõ ràng... “V.Putin che giấu sự thật”, tờ New York Times (Thời báo Niu-oóc) quả quyết khi phản ứng về cuộc chiến tranh ở Ukraine (U-crai-na). Tuy nhiên chính Washington và Kiev (Ki-ép) phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những gì đã xảy ra. Họ đổ lỗi cho Moskva (Mát-xcơ-va) trong vụ máy bay MH17 bị bắn rơi, mặc dù lại có bằng chứng cho thấy một máy bay chiến đấu Ukraine chịu trách nhiệm... “Nga sẽ không bị đổ vỡ dưới hình thức xử phạt nào", họ rêu rao như vậy. Song sự bất hợp pháp và sự thiệt hại của các nước thành viên EU đã bị phớt lờ do áp lực từ phía Mỹ và áp lực lợi ích riêng của quốc gia này, cho dù trí tuệ của mọi con người bình thường luôn luôn không chấp nhận. Các biên tập viên trong các phương tiện truyền thông nối tiếp nhau lan truyền những lời dối trá thô bạo về “sự xâm lược của Nga” rồi tuyên bố, lực lượng vũ trang Nga đang ở Ukraine, nhưng không có ai phát hiện được binh lính nào, bởi họ không ở đó”, S.Lendman cũng viết: “dựa trên “nguồn NATO và quan chức Mỹ”, Bloomberg ngang nhiên tuyên bố rằng, Nga đã sử dụng “lò hỏa táng di động” để che giấu những người chết vì chiến tranh, để che giấu hậu quả chiến tranh trước nhân dân Nga, nhưng thực sự không có chuyện đó. Tương tự như vậy là điều mà cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và là cựu Phó Tổng thư ký NATO A.Vershbow (Vơ-sơ-bâu) nói “các nhà lãnh đạo Nga đang ngày càng khó che giấu thực tế là lính Nga chiến đấu với số lượng lớn tại Ukraine và bị chết” nhưng trên thực tế lại chẳng có bằng chứng nào cả...".
Về báo chí tư nhân và sự lũng đoạn của các ông chủ truyền thông, năm 2013 EurActiv (cổng thông tin trên in-tơ-nét với ba thứ tiếng Anh, Pháp, Đức; thành lập năm 1999, chủ yếu bàn luận các vấn đề liên quan Liên hiệp châu Âu) đăng bài Tự do báo chí và sự tích tụ phương tiện truyền thông ở châu Âu (Pressefreiheit und Medienkonzentration in Europa).
Bài viết cho biết tại một số quốc gia châu Âu, như ở Pháp, Tập đoàn Lagadère đã duy trì một nhóm truyền thông quan trọng; nhóm này đứng vị trí thứ 15 trong bảng xếp hạng quốc tế của các phương tiện truyền thông. Trên thị trường báo và tạp chí ở Pháp, Lagadère nắm vị trí chủ chốt với tờ Match và Elle. Ngay cả trong việc tiếp thị các chương trình thể thao, Lagadère cũng hoạt động rất tích cực. Dư luận cho rằng việc kinh doanh hỗn hợp các lĩnh vực này chắc chắn không thể phù hợp với tinh thần độc lập của báo chí. Nhưng người ảnh hưởng nhiều hơn trên thị trường truyền thông ở Pháp lại là S.Dassault (S.Đát-xôn). Ông là một trong năm người giàu nhất nước Pháp và về chức danh công việc được gọi là “doanh nhân”, “nhà buôn vũ khí”, “chính trị gia”. Chính xác hơn, phải gọi là “ông trùm truyền thông”, vì ông có thể định đoạt số phận của hơn 70 tờ báo, trong đó có tờ rất lâu đời Le Figaro, nhiều tờ báo ở các tỉnh và tờ Le Soir ở Bỉ. S.Dassault nắm giữ bốn phần năm số cổ phần của nhà xuất bản Socpress ở Pa-ri. S.Dassault cũng là một trong những nhà cung cấp tài chính chủ yếu cho tổ chức “Phóng viên không biên giới”. Vì vậy, người ta có quyền đặt câu hỏi: Liệu việc Cộng hòa Pháp ở vị trí thứ 37 trong bảng xếp hạng tự do báo chí toàn cầu có hoàn toàn phù hợp với thực tế hay không? Năm 2004, với tư cách thành viên của đảng bảo thủ cầm quyền UMP, Dassault đã có một ghế tại Thượng viện. Về việc này, Tòa án Hiến pháp ở Pháp phán quyết cho rằng có thể chấp nhận được. Và tác giả bài báo viết, mức độ tích tụ quyền lực về chính trị và phương tiện truyền thông như vậy không chỉ thể hiện sự hấp dẫn, mà còn chỉ ra những khả năng cực kỳ nguy hiểm.
Ở I-ta-li-a, thực trạng vấn đề tự do báo chí còn tồi tệ hơn, và bị đánh giá là rất suy giảm, công chúng đã quá quen thuộc với thực tế: Trong một bản tin thời sự thì chính phủ của ông S.Berlusconi (S.Bê-lu-scô-ni) luôn là nơi có tiếng nói cuối cùng. Tiến trình gọi là “S.Berlusconi hóa” toàn bộ cảnh quan phương tiện truyền thông I-ta-li-a là một thí dụ thảm hại của châu Âu. Hiện nay ở CHLB Đức có 10 tập đoàn truyền thông lớn, dẫn đầu là công ty cổ phần Bertelsmann với 50 công ty con đặt rải rác trên toàn thế giới, và công ty cổ phần Axel Springer là nhà xuất bản báo lớn nhất nước này. Trong số 10 tập đoàn thì chỉ có hai tập đoàn công cộng là đài truyền hình công cộng số một ARD, đài truyền hình công cộng số hai ZDF. Như vậy thị trường truyền thông ở CHLB Đức phần lớn được kiểm soát bởi các nhà tư bản kếch xù. Trong các năm qua, cuộc khủng hoảng niềm tin vào truyền thông ở Đức vẫn tiếp diễn. Mới đây, ngày 2-5-2016, Viện TNS emnid - một viện thăm dò dư luận có uy tín, công bố kết quả khảo cứu về độ tin cậy của truyền thông Đức theo đơn đặt hàng của Đài phát thanh và truyền hình Bavaria - đài truyền hình công cộng. Dựa trên kết quả này, các tạp chí danh giá, các tờ báo lớn ở CHLB Đức cũng như Đài phát thanh và truyền hình Đức đã cho đăng một loạt bài viết. Thí dụ, cùng một ngày tờ Thế giới (Die Welt) đăng bài Đa số người Đức cho rằng truyền thông bị điều khiển (Mehrheit der Deutschen halt Medien fur gelenkt), tờ Thời gian trực tuyến (Zeit Online) đăng bài Khảo cứu - Người Đức cho rằng phương tiện truyền thông thông tin bị điều khiển (Studie- Deutsche halten Nachrichtenmedien fur gelenkt), trong đó có đoạn viết: Theo nghiên cứu, đa số người dân CHLB Đức cho rằng phương tiện truyền thông thông tin bị điều khiển, đưa tin theo một chiều, không theo hướng để giải quyết vấn đề. Sáu trong số mười người được hỏi tin chắc rằng, truyền thông bị điều khiển khi quyết định đưa tin gì và cách đưa tin như thế nào. Được xem là kẻ giật dây từ hậu trường là chính phủ, các đảng phái và các nhà doanh nghiệp thông qua những nhóm vận động hành lang...
Tháng 3-2016, nhà báo, Tiến sĩ U.Krueger (U.Khruy-kờ), nhà khoa học làm việc tại Học viện báo chí thuộc Đại học tổng hợp Leipzig (CHLB Đức) đã xuất bản cuốn sách Dòng chính thống - Tại sao chúng ta không còn tin tưởng vào phương tiện truyền thông (Mainstream Warum wir den Medien nicht mehr trauen). Cuốn sách thu hút sự chú ý không chỉ của các nhà báo, mà cả những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông; hàng loạt tờ báo lớn, tạp chí nổi tiếng, và các đài truyền thanh, truyền hình đã giới thiệu. Về nội dung, có thể xem cuốn sách là phần tiếp theo của cuốn Sức mạnh của ý kiến - ảnh hưởng của giới tinh hoa đến truyền thông định hướng và các nhà báo dẫn đầu - Một phân tích phê phán mạng lưới xuất bản năm 2013. U.Krueger đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể để giải thích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng niềm tin vào truyền thông phương Tây đã và đang xảy ra. Có lẽ vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine được rất nhiều người ở phương Tây quan tâm, bàn luận nên trang đầu và trang cuối cùng cuốn sách ông đều đề cập, phân tích sự kiện này từ góc nhìn của “tiêu chuẩn kép”. Từ đó, ông đặt tên cho đoạn đầu ở trang 1 là “Vụ lật đổ ở Ukraine là một chất xúc tác”, ở trang cuối là đoạn "Những tiêu chuẩn kéo và sự quan tâm đến đồng minh”, với các chi tiết liên quan tới sự kiện được xem xét tỉ mỉ. Thí dụ, U.Krueger viết: “Sự sáp nhập được phương Tây coi là trái với luật quốc tế, nhưng không đổ máu Crim vào Liên bang Nga đã kích động người làm truyền thông hơn rất nhiều lần so với những cuộc chiến tiến công cũng trái với luật quốc tế nhưng đẫm máu, cũng như sự sử dụng máy bay không người lái của các đồng minh chúng ta. Sự kiện nhà đối lập B.Nemzow (Nem-dốp) bị kẻ lạ mặt bắn chết trên đường phố Moskva (Mát-xcơ-va) là một đề tài phổ biến dài ngày của truyền thông Đức, chương trình Thời sự của Đài truyền hình công cộng số 1 ARD quả quyết, kẻ có tội đang ở trong điện Kremli. Ít lâu sau đó, trên đường phố Kiew (Ki-ép) O. Busyna (Bu-xi-na) - nhà báo đối lập và là người có ý kiến phản đối vụ phong trào Maidan, đã bị ám sát. Nhưng nhiều phương tiện truyền thông phương Tây lại không thèm nhắc tới, dù sự kiện này là một phần của một loạt vụ giết hại các nhà báo và chính trị gia ủng hộ Nga trước khi có sự thay đổi chế độ... Vi phạm nhân quyền không nhất thiết bị gọi là vi phạm nhân quyền. Tội phạm chiến tranh không nhất thiết bị gọi là tội phạm chiến tranh. Sự nghiêm trọng, mức độ của sự bê bối trước sau đều phụ thuộc vào câu hỏi: Ai làm?". Phần cuối cuốn sách, U.Krueger trích dẫn các luận điểm có tính chất phương châm trong tuyên truyền về chiến tranh mà nhà văn và là chính trị gia người Anh là L.A Ponsonby (Pôn-xơn-bai) (1871 - 1946) đã nghiên cứu và rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất: "Kẻ thù của chúng ta đã cố ý thực hiện sự tàn bạo, còn đối với chúng ta đó là một sự vô tình", "Chúng ta không muốn có chiến tranh", "Kẻ thù phải một mình chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh", "Nhà lãnh đạo của phe đối phương là một con quỷ" ! Giới thiệu quyển sách, ngày 17-3-2016 tờ Thế giới trẻ (Junge Welt) đăng bài báo Món súp loãng truyền thông - Cuốn sách mới của Uwe Krugers về truyền thông chính thống (Dunne Medirensuppe - Das neue Buch Uwe Krugers uber den Mainstream) cho rằng, các nguyên tắc vừa kể trên đã và đang được thực hiện hằng ngày, như mỗi người tiêu dùng phương tiện truyền thông đều biết, cuốn sách này đã chứng minh điều đó. Tác giả cung cấp rất nhiều thí dụ về sự giả tạo, cố ý bỏ sót, tiêu chuẩn kép, bình luận đồng nhất của phương tiện truyền thông kiến tạo ra ý kiến ở phương Tây...
Không thể không nhắc tới vai trò của các nhà báo chân chính, có lương tri và đạo đức nghề nghiệp ở phương Tây, vì họ làm được một số công việc hữu ích cho xã hội và công chúng. Song từ điều tác giả cuốn sách Độc quyền truyền thông (The Media Monopoly) nhận xét: "Các tập đoàn có chiến lược kiểm soát riêng đối với báo chí, từ chuẩn bị nội dung đến đăng tải thông tin. Không một chương trình nào, dù là tin tức hay giải trí, đến được với công chúng nếu không qua sự kiểm duyệt của người quản lý. Các tập đoàn này cũng bóp nghẹt các công ty truyền thông nhỏ lẻ cung cấp những thông tin thiếu hụt cho công chúng. Trong cuộc chơi này, vai trò của công chúng hầu như không có", có thể hiểu các nhà báo ấy đã phải tác nghiệp trong bối cảnh phức tạp như thế nào. Từ nhận xét trên có thể đi tới kết luận: Không nên coi các "ông chủ truyền thông tư nhân" sẽ giúp công chúng thực hiện quyền tự do ngôn luận, dẫn dắt người đọc đến với những giá trị dân chủ đích thực. Hình ảnh hào nhoáng, mùi vị hấp dẫn của "báo chí tư nhân" có thể làm người đứng bên ngoài nhìn vào thấy ngất ngây, nhưng không lừa mỵ được những người đã và đang trực tiếp sống với nền báo chí đó. Vì thế, không nên hy vọng vào các "ông chủ truyền thông" mà bản chất là sử dụng báo chí làm phương tiện tìm kiếm lợi nhuận, họ sẵn sàng đầu độc xã hội và công chúng bằng thông tin thất thiệt, bóp méo sự thật phục vụ lợi ích của một thế lực chính trị, một tập đoàn kinh tế, một mưu đồ,... nào đó.
Một trong các nhiệm vụ quan trọng của báo chí trong xã hội văn minh là đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, trì trệ, tham nhũng, lãng phí; phản biện một số vấn đề chưa đạt sự đồng thuận xã hội. Nhưng điều cần quan tâm là đấu tranh, phản biện như thế nào. Nếu đấu tranh, phản biện chỉ để chửi bới, dựng chuyện vu cáo chính quyền, xúc phạm người khác,... không sớm thì muộn cũng sẽ phải đối diện với pháp luật. Ngay cả ở phương Tây cũng không có thứ tự do tùy tiện như vậy, thí dụ gần đây sự kiện một người dẫn chương trình truyền hình ZDF ở CHLB Đức bị truy tố theo Điều 103 Bộ luật Hình sự CHLB Đức về tội danh "xúc phạm lãnh đạo nước ngoài" vì bài thơ châm biếm Tổng thống R.T Erdogan (R.T.Éc-đô-gan) nên được coi là sự cảnh tỉnh với những ai đang ảo tưởng về báo chí tư nhân, vì họ ngỡ rằng báo chí tư nhân sẽ cho phép muốn viết gì thì viết, muốn chửi gì thì chửi!.

NGỌC DUNG

Báo chí vì sự phát triển lành mạnh của xã hội

Tự do báo chí là một quan niệm khá mở. Các quốc gia, các thể chế chính trị trên thế giới thường có quan niệm không giống nhau, không đồng nhất với nhau về tự do báo chí. Nhưng có một giá trị chung mà phần lớn các quốc gia có xu hướng tiến bộ đều thừa nhận, đó là: Bảo đảm quyền tự do báo chí phải hướng tới xây dựng một xã hội phát triển ổn định, lành mạnh, nhân văn.

Ảnh minh họa/Ảnh: qdnd.vn. 
1- Cách đây 7 năm, tại Lớp bồi dưỡng ngắn hạn “Phóng sự điều tra” do Hội Nhà báo Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức tại TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), ông Rô-đê-rích Mắc Đô-nen, Giám đốc Truyền thông Liên bang Ca-na-đa, có chia sẻ với các nhà báo Việt Nam rằng, phóng viên làm phóng sự điều tra nhằm đưa ra ánh sáng công luận những vấn đề tiêu cực, khuất tất trong xã hội, nhưng việc điều tra đó phải mang lại lợi ích cho số đông công chúng và lợi ích cho quốc gia, dân tộc, chứ không phải vì lợi ích của một nhóm thiểu số nào đó. Nói rộng ra, báo chí có quyền tự do thông tin, nhưng thông tin đó không làm ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, lành mạnh của xã hội.
2- Trên thế giới, có thể chế chính trị, quốc gia nào có tự do báo chí tuyệt đối không? Các nhà nghiên cứu đều khẳng định, không thể có tự do báo chí tuyệt đối, mà chỉ có tự do báo chí có giới hạn. Cái giới hạn đó tùy thuộc vào quan niệm của mỗi nước, nhưng chắc chắn việc giới hạn tự do báo chí bao giờ cũng phải hướng tới mục tiêu tối thượng là: “Mỗi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi trong một xã hội dân chủ” như Điều 29 của “Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền” (năm 1948) của Liên hợp quốc đã khẳng định.
Thực tiễn lịch sử báo chí thế giới đã chứng minh rằng, không có một nền báo chí của quốc gia nào, một cơ quan báo chí, một nhà báo nào được quyền “đứng trên", "đứng ngoài” pháp luật hay không tuân thủ những phép tắc, chuẩn mực, phong tục, tập quán của cộng đồng dân tộc. Cố tình làm trái những nguyên tắc sơ đẳng này, báo chí có thể phải trả giá đắt.
Những quốc gia có nền báo chí tiến bộ, những nhà báo chân chính sẽ không bao giờ quên những vụ việc “kinh điển” truyền thông đi quá giới hạn tự do nên đã để lại những hậu quả rất xấu. Năm 2005, một tờ báo của Đan Mạch đăng tải 12 bức tranh biếm họa về đấng tiên tri Mô-ha-mét của Hồi giáo, đã gây nên một làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ của những người theo đạo Hồi trên toàn thế giới. Tháng 7-2011, tờ News of the World (Tin tức thế giới), tờ báo “lá cải” lớn nhất nước Anh đã phải đình bản vĩnh viễn sau gần 170 năm tồn tại vì hàng loạt cáo buộc nhiều phóng viên bản báo đã đột nhập điện thoại của hàng nghìn người dân để “săn tin” bất chấp đạo đức và luật pháp.
 3- Khi nói về tự do báo chí ở Việt Nam, một vài tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài và một số cá nhân có thái độ thiếu thiện chí vẫn viện cớ rằng, Việt Nam không có tự do báo chí vì “không có truyền thông độc lập, báo chí bị Đảng Cộng sản và chính quyền điều khiển, chi phối” và “một số nhà báo, nhà bất đồng chính kiến mạng bị cầm tù vì những phát biểu của họ” (!).
Thực ra, cách viện cớ đó vừa phản ánh không đúng bản chất vấn đề, vừa thể hiện cái nhìn phiến diện, cực đoan và mang dụng ý, mưu đồ xấu.
Một nền báo chí có được xem là tự do hay không trước hết phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, bản chất, mục đích hoạt động của nó. Kể từ khi Báo Thanh Niên xuất bản số đầu (ngày 21-6-1925) đến nay, báo chí cách mạng Việt Nam đã trải qua 91 năm. So với một số nước trên thế giới, dù ra đời muộn hơn, nhưng suốt chặng đường lịch sử của mình, báo chí cách mạng Việt Nam luôn đồng hành với đất nước, gắn bó với vận mệnh dân tộc, là nhịp cầu nối liền Đảng, Nhà nước với quần chúng lao động. Tính nhân dân của báo chí Việt Nam còn thể hiện sinh động ở chỗ: Các tầng lớp nhân dân có thể bày tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng, băn khoăn, vướng mắc… của mình trên tất cả các loại hình báo chí. Nhiều năm qua, trên các tờ báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử đã có nhiều chuyên trang, chuyên mục, chương trình làm cầu nối với nhân dân, trở thành diễn đàn sâu rộng của nhân dân như: "Bạn đọc", "Nhịp cầu khán giả", "Viết theo yêu cầu bạn đọc", "Giải đáp chế độ-chính sách", "Vấn đề dư luận quan tâm", "Điều tra theo đơn thư bạn đọc", "Tiếp chuyện bạn nghe đài", "Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời"...
Mặt khác, tính ưu việt của quyền tự do báo chí ở Việt Nam còn được thể hiện sâu sắc ở Điều 10, Điều 11 Luật Báo chí năm 2016. Trong đó, Điều 10 quy định công dân có quyền: “1. Sáng tạo tác phẩm báo chí; 2. Cung cấp thông tin cho báo chí; 3. Phản hồi thông tin trên báo chí; 4. Tiếp cận thông tin báo chí; 5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; 6. In, phát hành báo in”. Điều 11 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận trên báo chí, thể hiện ở các nội dung: “1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; 2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; 3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác”. Khoản 3, Điều 13 của luật này cũng quy định rõ: “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”.
Rõ ràng, bản chất của một nền báo chí tự do trước hết phải bắt nguồn từ đối tượng phản ánh và phục vụ. Báo chí Việt Nam luôn xác định “Vì nhân dân phục vụ” là phương châm hành động, là quan điểm nhất quán trong mọi hoạt động của mình.
Sống trong một xã hội pháp quyền, mọi công dân đều phải thượng tôn pháp luật và bất cứ ai vi phạm pháp luật đều phải xử lý. Việc một số “nhà đấu tranh dân chủ”, “nhà báo tự do”... thời gian qua bị xử lý hình sự không phải xuất phát từ “những phát biểu của họ”, mà là do họ đã đi quá giới hạn tự do báo chí cho phép, thực chất là họ cố tình cho đăng, phát thông tin có nội dung xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; bịa đặt thông tin gây hoang mang dư luận; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc... Những hành vi đó là vi phạm pháp luật. Do vậy, việc xử lý những cá nhân vi phạm này cũng không ngoài mục đích góp phần giữ gìn “đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi trong một xã hội dân chủ” như Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc đã khuyến cáo; đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh truyền thông-một yếu tố quan trọng bảo đảm cho xã hội phát triển lành mạnh, văn minh.
PHÚC NỘI

Thu hồi thẻ nhà báo của ông Mai Phan Lợi

Thẻ nhà báo được cấp cho ông Mai Phan Lợi tại báo Pháp luật TP.HCM sẽ bị thu hồi theo quyết định số 1063/QĐ-BTTTT vừa được Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn ký hôm nay (20/6).

Theo quyết định thu hồi thẻ nhà báo, ông Mai Phan Lợi đã "xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam; gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ, chiến sĩ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ; làm tổn hại đến uy tín của đội ngũ những người làm báo".
Thẻ nhà báo mang số hiệu IBĐ 00596, thời hạn 2016-2020 được cấp tại báo Pháp luật TP.HCM cho ông Mai Phan Lợi bị thu hồi, do vi phạm tiết c, điểm 9.1, khoản 9, Mục II Thông tư số 07/2007 ngày 20/3/2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin.
thu hồi thẻ nhà báo, tước thẻ nhà báo, Mai Phan Lợi, casa 212
Ông Mai Phan Lợi
Báo Pháp luật TP.HCM có trách nhiệm thu hồi thẻ nhà báo của ông Mai Phan Lợi và nộp về Bộ TT&TT (qua Cục Báo chí) theo quy định của pháp luật.
Ông Mai Phan Lợi đang công tác tại Văn phòng đại diện của báo Pháp luật TP.HCM tại Hà Nội. 
Ông cũng là Admin của diễn đàn Nhà báo trẻ trên Facebook. 
Cuối tuần qua, ông Mai Phan Lợi đã gây bức xúc dư luận khi tiến hành một cuộc thăm dò liên quan đến vụ máy bay CASA 212 bị mất tích trên diễn đàn này.
T.C, clip: VTV

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Không thể xuyên tạc thành công của cuộc bầu cử

Với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu lên tới 99,35%-tỷ lệ cao nhất trong mấy kỳ bầu cử gần đây; số đơn vị phải bầu cử thêm, bầu cử lại giảm, số lượng những người trúng cử là người trẻ, người có trình độ đại học và trên đại học cao hơn so với nhiệm kỳ trước, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã thành công tốt đẹp. Vậy mà trên một số trang mạng xã hội, một số cơ quan báo chí nước ngoài vẫn có những thông tin sai lệch, xuyên tạc thành công cuộc bầu cử của chúng ta...

Bảo đảm dân chủ, công khai và minh bạch
“Thắng lợi đầu tiên và quan trọng nhất của cuộc bầu cử lần này chính là thắng lợi của dân chủ, của công khai và minh bạch”. Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia với báo giới ngay sau khi Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Thực tế trong thời gian qua, ở tất cả các địa phương trong cả nước, từ việc lựa chọn người ứng cử, lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, nơi công tác đến việc tổ chức các vòng hiệp thương để ra được danh sách ứng cử viên chính thức đều được tiến hành dân chủ, đúng luật, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng. Quá trình vận động bầu cử của các ứng cử viên cũng được thực hiện rất công bằng, dân chủ và công khai. Ứng cử viên là lãnh đạo cấp cao ở Trung ương hay người tự ứng cử, người là đảng viên, người không phải là đảng viên... cũng đều phải vận động bầu cử với thời lượng và hình thức như nhau. Thế nhưng không hiểu vì sao trên internet, một số người vẫn cho rằng “nguyên nhân của việc một số người tự ứng cử và người ngoài đảng không trúng cử là do việc vận động bầu cử không công bằng”.
 Ngày hội bầu cử của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh minh họa: TTXVN.
Một điểm mới rất quan trọng trong cuộc bầu cử này theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là trong quá trình kiểm phiếu, lần đầu tiên, chúng ta thực hiện quy định cho phép ứng cử viên, cơ quan, đơn vị, tổ chức giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu; phóng viên báo chí được tham gia chứng kiến việc kiểm phiếu. Đây là bước tiến rất quan trọng bảo đảm việc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp của chúng ta thực sự dân chủ, công khai, minh bạch.  
Có người so sánh việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam với một số nước và “phán quyết” rằng, “việc tổ chức bầu cử ở Việt Nam đã lỗi thời”. Người viết bài này đã được đi một số nước mà một số người ca ngợi là “dân chủ”, thăm các nghị viện của họ, tiếp xúc với khá nhiều nghị sĩ và thấy rằng, mỗi quốc gia có cách thức tiến hành bầu cử khác nhau, tùy theo chế độ chính trị, truyền thống, văn hóa, kinh tế của mình. Thế nhưng, tất cả các nước đều có các quy phạm pháp luật về bầu cử. Việc giới thiệu ứng cử viên ở hầu hết các nước đều do các đảng phái chính trị thực hiện. Thí dụ, ở Cộng hòa Liên bang Đức, việc giới thiệu ứng cử viên vào Nghị viện là độc quyền của các đảng chính trị. Ở Mỹ, việc lựa chọn ứng cử viên để bầu cử Tổng thống, Thượng nghị sĩ, Hạ nghị sĩ, chủ yếu chỉ có đảng Cộng hòa hoặc đảng Dân chủ luôn cạnh tranh nhau... 
Ở Việt Nam hiện nay, việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND (sau đây gọi tắt là Luật Bầu cử). Nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam được luật quy định là: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân được quy định: Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. Về điểm này, quyền ứng cử ở Việt Nam còn tiến bộ, thông thoáng hơn ở nhiều nước khác.
Về tỷ lệ đảng viên trong Quốc hội
Trong danh sách 870 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIV có 97 người không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (chiếm khoảng 11% so với tổng số các ứng cử viên). Tuy nhiên, kết quả bầu cử chỉ có 21 người ngoài đảng trúng cử đại biểu Quốc hội  khóa XIV, chiếm 4,2% tổng số đại biểu Quốc hội, giảm hơn so với Quốc hội khóa XIII. Kết quả này phản ánh sự lựa chọn, ý chí và nguyện vọng của cử tri. Thế nhưng phiến diện nhìn vào kết quả này, cũng có người lại cho rằng “đảng độc quyền trong quốc hội”; “tỷ lệ người không phải là đảng viên quá ít trong Quốc hội sẽ ảnh hưởng đến không khí dân chủ”... Có người còn đòi “bầu thêm các đại biểu không phải là đảng viên”...
Trả lời phỏng vấn báo chí sau khi công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV về tỷ lệ đảng viên trong Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia, khẳng định: Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, cử tri hoàn toàn có quyền lựa chọn người đại diện cho mình tham gia trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Bầu cho ai, không bầu cho ai là quyền của cử tri.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc nói: “Không phải cứ có ít đại biểu Quốc hội là đảng viên thì mới bảo đảm tính dân chủ của Quốc hội. Yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm dân chủ trong Quốc hội vẫn phải là công khai, minh bạch mọi hoạt động của Quốc hội từ lập pháp, giám sát đến quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Việc này thì Quốc hội khóa XIII đã làm khá tốt và chắc chắn Quốc hội khóa XIV sẽ tiếp tục làm tốt hơn, mọi hoạt động của Quốc hội sẽ được công khai trên các phương tiện truyền thông để người dân cả nước được biết, qua đó, người dân có thể giám sát được hoạt động của Quốc hội.
Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, bất kỳ đại biểu Quốc hội nào, dù có phải là đảng viên hay không phải là đảng viên cũng đều phải hoạt động theo pháp luật và theo ý chí, nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân. Không đại biểu Quốc hội nào được phát biểu hay có những hoạt động đứng trên luật pháp, đứng ngoài luật pháp.
Trong số những người ngoài Đảng trúng cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ này có Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Đây là lần trúng cử thứ tư liên tiếp của ông tại đơn vị bầu cử tỉnh Đồng Nai sau các khóa: XI, XII, XIII.  Bên lề kỳ họp Quốc hội khóa XIII, ông Dương Trung Quốc đã có lần kể rằng: “Một vài cơ quan truyền thông nước ngoài hỏi tôi có nghĩ rằng mình là "đối lập" không? Tôi trả lời tôi chỉ cố là một tiếng nói "độc lập" để đóng góp cho lợi ích chung thôi”.
Vì sao số người tự ứng cử trúng cử thấp?
Trong danh sách 496 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV chỉ có 2 người tự ứng cử trúng cử, thấp hơn so với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII. Vì sao lại có tình trạng này?
Hiến pháp, văn bản pháp lý có giá trị cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 27 quy định: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân”. Pháp luật về bầu cử của Việt Nam cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các công dân thực hiện quyền ứng cử vào Quốc hội và HĐND. Cũng như nhiều nước trên thế giới, để có tên trong danh sách bầu cử, tất cả các ứng cử viên, không phân biệt nghề nghiệp, chức vụ, người được giới thiệu và người tự ứng cử đều phải trải qua các vòng hiệp thương. Tại Việt Nam, các vòng hiệp thương này do Mặt trận Tổ quốc chủ trì, để cử tri nơi công tác và nơi cư trú góp ý, lựa chọn bằng hình thức bỏ phiếu tín nhiệm.
Cũng có người thắc mắc: Tại sao lại cần lấy ý kiến cử tri nơi công tác và nơi cư trú? Xin thưa: Vì họ là những người sâu sát, có đủ thông tin về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, cũng như năng lực công tác của ứng cử viên... Thực hiện quy định đó, tại hội nghị cử tri, đối chiếu với tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, cử tri sẽ quyết định ai xứng đáng đưa vào danh sách bầu cử để bầu làm đại biểu Quốc hội. Ở đó, mọi người đều bình đẳng, không có chuyện "phân biệt đối xử", hay "đấu tố" như ai đó rêu rao. Đến việc tổ chức vận động bầu cử cũng vậy, tất cả đều công khai, bình đẳng và được nhân dân giám sát. Tại nơi bỏ phiếu, các cử tri lại một lần nữa đọc tóm tắt tiểu sử của các ứng cử viên rồi bằng lá phiếu của mình, cử tri sẽ quyết định ai là người xứng đáng để bầu vào Quốc hội và HĐND các cấp. Như vậy, một số người tự ứng cử không trúng cử là do sự tín nhiệm của cử tri với họ chưa cao. Tại cuộc bầu cử vừa qua, trên phạm vi cả nước, chưa phát hiện vụ việc vận động bầu cử trái pháp luật nào. Không phát hiện trường hợp ép phải bầu cho người này, không bầu cho người khác.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 ở Việt Nam vẫn còn có nhiều vấn đề phải rút kinh nghiệm, một số địa phương vẫn còn có những thiếu sót, nhưng xét về tổng thể, cuộc bầu cử là thành công. Những ý kiến lạc lõng cho rằng, cuộc bầu cử vừa qua là áp đặt, lạc hậu, mất dân chủ... đều là xuyên tạc, bịa đặt bởi lẽ sự thật vẫn là sự thật.
PHÚ QUÝ