"Nghe chú Nguyễn Đình Đầu than phiền rằng chú rất buồn khi quyển sách “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” của chú bị mấy thằng Việt + vừa dốt, vừa ngu, vừa muốn làm ông cố nội thiên hạ, ách lại ko được phát hành (ai khôn hơn chúng nó, có công với dân tộc hơn chúng nó là ko được).
Cháu góp ý với chú như thế này: Thời buổi bây giờ đếch cần Việt + cho hay ko cho phép, chú cứ gởi ra xuất bản ở nước ngoài, nếu chú ko biết gởi ở đâu thì cứ liên lạc với cháu, bán trên shop online hay Amazon hàng đống. Chẳng việc gì chú phải buồn phiền cho nó tổn cmn thọ".
Tạ Phong Tần đã an ủi học giả Nguyễn Đình Đầu như thế trên Fb cá nhân sau khi được học giả này cho biết cuốn sách “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” bị cấm ra mắt tại đường sách Sài Gòn.
Mặc dù học giả Đầu chưa tiết lộ bất cứ điều gì về nguyên nhân khiến cuốn sách bị dừng ra mắt, xuất bản nhưng thông tin từ cục Xuất bản, Bộ Thông tin & truyền thông thì do chủ nhân cuốn sách không chịu thay tên dù không phù hợp và được khuyến cáo trước đó.
Thông tin này cũng được GS Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri Thức chia sẻ trong trả lời phỏng vấn RFA: "Khi được hỏi về khả năng những ấn bản đang được phát hành mấy tháng qua có bị thu hồi hết và buộc phải sửa chữa nội dung gốc theo yêu cầu của Cục Xuất Bản hay không, Giáo sư Chu Hảo, giám đốc NXB Tri Thức cho biết:
“Theo tôi được biết thì tác giả, cụ Nguyễn Đình Đầu, không đồng ý sửa chữa bất cứ nội dung nào đã viết trong sách. Cụ là một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, cẩn trọng và có bản lĩnh. Xung quanh câu chuyện đánh giá một cách khoa học, khách quan về cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký vấn còn có ý kiến khác nhau. Thậm chí, mặc dầu nhà nước đã chính thức thừa nhận công lao của Trương Vĩnh Ký bằng việc lấy tên của ông đặt cho các đường phố và trừơng học, mà vẫn có người chửi bới ông ấy như là một " học giả Việt gian" cơ mà. Vì vậy tiếp tục trao đổi, tranh luận công khai những quan điểm của tác giả cuốn sách là cần thiết. Và giá cứ để cuộc giới thiệu sách diễn ra như đã định và tiếp tục phát hành bình thường thì có hay hơn chăng?”
Dưới góc độ người ngoài cuộc mà nói, tôi không lạ gì với những chuyện tát nước theo mưa kiểu này mà
Tạ Phong Tần là một trong số những kẻ hay, thậm chí là thường xuyên thực hiện. Đó cũng là lí do tôi không bình luận đoạn thứ nhất trong stt của ả dân chủ lưu vong này. Chỉ xin được bình luận ngắn về đoạn thứ 2: "
Cháu góp ý với chú như thế này: Thời buổi bây giờ đếch cần Việt + cho hay ko cho phép, chú cứ gởi ra xuất bản ở nước ngoài, nếu chú ko biết gởi ở đâu thì cứ liên lạc với cháu, bán trên shop online hay Amazon hàng đống. Chẳng việc gì chú phải buồn phiền cho nó tổn cmn thọ".
Tạ Phong Tần gọi học giả Nguyễn Đình Đầu bằng chú và xưng cháu. Điều đó không có gì là quá lạ khi Tần sinh năm 1968 trong khi Học giả Nguyễn Đình Đầu sinh năm 1920. Nhưng cũng chính bởi sự khác biệt về tuổi tác giữa Tần và học giả Đầu càng cho thấy ý đồ kiếm chác hết sức bẩn thỉu của nữ dân chủ lưu vong trên đất Mỹ này.
Có lẽ không riêng gì học giả Nguyễn Đình Đầu, nhiều người (chủ yếu là những người ủng hộ học giả Đầu) đã hết sức cảm kích bởi dù sao đó cũng là một lối thoát khác cho cuốn sách “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” trong bối cảnh chủ nhân của nó không chịu từ bỏ cái tôi mà giới quản lý vẫn không từ bỏ nguyên tắc. Và sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như Tần chỉ dừng đến đoạn: "Cháu góp ý với chú như thế này: Thời buổi bây giờ đếch cần Việt + cho hay ko cho phép, chú cứ gởi ra xuất bản ở nước ngoài, nếu chú ko biết gởi ở đâu thì cứ liên lạc với cháu" mà không nói thêm đoạn sau đó: "... bán trên shop online hay Amazon hàng đống. Chẳng việc gì chú phải buồn phiền cho nó tổn cmn thọ".
Theo đó ở ý sau, Tạ Phong Tần đã dung tục hóa, tầm thường hóa mục đích ra mắt cũng như xuất bản cuốn “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” của Học giả Nguyễn Đình Đầu khi đặt vấn đề bán cuốn sách này trên shop online hay Amazon.
Xin được nói luôn là dù không ưa lắm đối với học giả Nguyễn Đình Đầu nhưng người viết hoàn toàn tin tưởng rằng, mục đích viết, biên soạn, xuất bản cuốn “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ". Học giả Nguyễn Đình Đầu không đặt nặng vấn đề kinh tế. Ông đã nói trong lời tựa cuốn sách khi mới được xét duyệt như sau: "Trong tất cả giai đoạn thăng trầm lịch sử của Việt Nam, có những người khen Trương Vĩnh Ký, có người chê Trương Vĩnh Ký nhưng đều không dựa vào tài liệu chính thức. Vì thế tôi thấy muốn hoà hợp dân tộc, đại đoàn kết dân tộc, thì tôi nghĩ đối với nhân vật lịch sử đặc biệt như Trương Vĩnh Ký, thì nên làm một hồ sơ về Trương Vĩnh Ký.”
Tuy nhiên, thật tiếc ông mới chỉ làm được một nửa cái mục đích hướng đến. Công trình nghiên cứu, biên soạn trong gần 50 năm của ông mới chỉ góp phần giải oan cho Trương Vĩnh Ký mà chưa thể "hoà hợp dân tộc, đại đoàn kết dân tộc" bởi chính tên cuốn sách đã vô tình xác lập ông thuộc về nhóm ủng hộ Trương Vĩnh Ký. Và đương nhiên, nó sẽ ít nhiều làm cho những người đã từng bài xích, lên án Trương Vĩnh Ký trở nên khó chịu!
Quay trở lại với "sáng kiến" của Tạ Phong Tần. Việc Tần khuyên nên đưa cuốn “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” có thể rất hay và đó cũng có thể là cứu cánh nhân sinh đối với học giả Đầu khi thời gian, tuổi tác không cho phép ông được giữ cái tôi lâu hơn nữa. Song, phải thừa nhận rằng, với những điều được nói ra, Tần đang tầm thường hóa, đang xúc phạm lên lòng tự tôn của học giả Nguyễn Đình Đầu.
Đó có thể xem là sự cơ hội, thiếu chân thành của Tạ Phong Tần trước một học giả lớn như Học giả Nguyễn Đình Đầu. Và tin chắc rằng, nếu nghe được những lời xúc phạm này, học giả Nguyễn Đình Đầu sẽ phản ứng ra mặt cho mà xem...
Câu nói "Hậu sinh khả úy" vì thế không nên được dùng để nói về ý kiến của Tạ Phong Tần ở trên!
An Chiến/VNNV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét