Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

FEELING: THẤY NỰC CƯỜI

Youtube là  một trang web chia sẻ video, là nơi người dùng có thể tải lên hoặc tải về máy tính hay điện thoại và chia sẻ các video clip. Có lẽ vì nó được tự do nên một số đối tượng "ăn không ngồi rồi", "rảnh rỗi sinh nông nổi" mới" tung" cái clip đáng khinh, đáng nực cười thế này. 

Trong Clip dài khoảng hơn 5 phút do ông Nguyễn Quang A là người cầm máy quay với sự tham gia nhóm đủ các gương mặt của nhóm tự xưng là "Văn đoàn độc lập" như Nguyễn Duy, Phạm Xuân Nguyên, Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng, Hoàng Dũng, có nhiều luận điệu bôi nhọ anh hùng Võ Thị Sáu, cho rằng chị "bị chập", "bị điên" và xã hội Việt Nam bị "chập" khi thờ một người bị "chập".  Lý do là: từ lời kể của ông Phạm Duy qua lời kể của một ông từ trên trời rơi xuống, ông này lại nhớ lại điều này qua một thời gian dài, rồi qua lời của một người làm phim nghe em gái của chị Sáu nói, rồi nghe một ông không rõ nói nghe con cháu ông ta nói, v.v và v.v, nói tóm lại là toàn nghe nói kết luận. Ha. Ấy thế mà  các ông Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy, Phạm Xuân Nguyên...chỉ há hốc mồm và nghe ông Nguyễn Quang A truy tìm những người "phịa" ra câu chuyện chị Sáu anh hùng, hài thay trong đó còn có nhà thơ Phùng Quán, được xem như người thuộc phe họ !?! Nực cười quá xá.

Xin thưa với các ông, nếu thực sự có việc như thế thì không cần đến bây giờ mới đợi các ông lên tiếng, mà nhiều người đã lên tiếng từ lâu, bao nhiêu con người, cả phe ta và phe đối lập, cả người Việt Nam và người nước ngoài đều biết và chứng thực rằng: chị Võ Thị Sáu là một anh hùng.

Tôi còn nhớ những trang thấm đẫm nhân văn của ông Nguyên Ngọc, tôi từng yêu quý ông vì ông là người đã tạo nên tượng đài "anh hùng" trong tôi, đó là anh hùng Núp, đó là T nú, nhờ có những tấm gương ấy mà tôi thấy được thật đáng tự hào khi là người Việt Nam. Tôi còn yêu em Mừng trong "Tuổi thơ dữ dội" vì em đẹp quá, em yêu nước quá, em là tấm gương sáng để thiếu niên nhi đồng noi theo. Tôi còn thuộc nằm lòng những câu thơ "Tre xanh, xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh..."của ông Nguyễn Duy.(Thành thật xin lỗi các ông còn lại vì tôi chưa có dịp đọc tác phẩm của các ông!!!!). Ấy thế mà ai học được chữ ngờ! Những người xem như cây đa cây đề trong giới văn sỹ yêu nước lại sa đọa thế này. Họ báng bổ văn hóa Việt Nam cho rằng "văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc", nền văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn họ. Các vị thanh minh thanh nga với nhau rằng không có được một nền văn học đàng hoàng vì: “một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng“. Hóa ra, tài năng các vị không có hoặc có nhưng nó tắt lụi đi vì quyền con người bị xâm hại? Xin hỏi các vị, tác phẩm “người cùng khổ” ra đời trong hoàn cảnh nào? Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ra đời trong một xã hội mà quyền con người có được tôn trọng hay không? Cũng hỏi luôn các vị rằng, “Đất nước đứng lên” của chính ông Nguyên Ngọc ra đời trong điều kiện nào? Trong thâm tâm, hiểu rằng các vị đang muốn được nổi tiếng sau khi tàn lụi tài năng bằng chiêu bài dân chủ nhân quyền.

Tiếp nữa, các vị còn cho rằng, quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có các quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có nền văn học đàng hoàng. Ô hay, ở Việt Nam có ai cấm các vị sáng tác đâu, miễn là các tác phẩm đó thực hiện đúng “chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội” như các vị tuyên bố.

Và đây nữa, các nhà văn lại một lần nữa đổ lỗi cho “Một thể chế tổ chức đời sống văn học mang nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết văn để nâng đỡ và thúc đẩy lẫn nhau trong công việc và hỗ trợ nhau trong khó khăn“. Xin thưa các vị, Hội nhà văn Việt Nam hoạt động theo quyết định 325 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ từ năm 1957, và đã qua 30 năm đổi mới, Hội đã có rất nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà, góp phần vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đã có hàng ngàn tác phẩm để đời trên các lĩnh vực văn học nghệ thuật, từ sách báo, điện ảnh, hội họa và âm nhạc.

Vậy các vị có hỏi tại sao, hoạt động trong trong cơ chế đó họ vẫn có những tác phẩm đi vào cuộc sống và đến tận bây giờ người ta còn nhắc đến? Các vị đã bao giờ tự hỏi rằng chính các vị được sống trong thời bình, được hưởng bổng lộc của nhà nước, được sự chăm lo của nhân dân, được đi đây đi đó, mà không làm ra nổi một tác phẩm gọi là “bom bi” chứ đừng nói đến “bom tấn”? Có bao giờ các vị tự thấy xấu hổ chưa? Vậy nên, đừng đổ hết lỗi cho cơ chế, bởi mỗi một cơ chế có những ưu điểm và hạn chế của mình, điều quan trọng là nhà văn chân chính phải biết bổn phận của mình chứ không chỉ rong chơi nhảy múa, hò hét rượu chè và phét lác, sa đọa , suy thoái và biến chất, há miệng chờ tài trợ.

Ô hay, còn thế này nữa cơ! Các vị nêu nhiệm vụ của “Văn đoàn độc lập Việt Nam”

- Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước.
-Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ.
- Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.

Vâng, nhiệm vụ như thế thật cao cả, đẹp đẽ. Nhưng chả có gì mới mẻ. Vì đã được xác định trong Điều lệ hội Nhà Văn Việt Nam. Thậm chí, Điều lệ Hội nhà văn Việt Nam còn cụ thể hơn tuyên bố của “Văn đoàn” (các ông có thể tự so sánh)

Thoạt nghe ta dễ bị "bé cái nhầm" có vẻ cũng rất văn minh và tiến bộ. Song đó là những tấm vải thưa che mắt, là sự ngụy trang cho những âm mưu thâm độc: Mục tiêu 1, đó là xu hướng câu kết để dễ bề hoạt động và xây dựng thực lực mạnh hơn. Mục tiêu 2, “Đổi mới” của chúng là vượt ra ngoài giá trị định hướng của văn học nước nhà, tức là theo những cái khác có hại cho dân tộc, nhưng là hay đối với chúng. Mục tiêu 3, hòng thoát khỏi sự kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước. 

Trở lại vấn đề lúc đầu, cái khôi hài của đám văn sỹ này là họ không chấp nhận được việc dân chúng cứ tin theo Đảng, cứ biết ơn các anh hùng dân tộc như Võ Thị Sáu, cứ khăng khăng Pháp, Mỹ là kẻ thù tàn sát dân tộc, cứ đòi học tập noi gương những anh hùng này xả thân vì “độc lập nước nhà”… thì con đường “thoát Trung” và “theo Mỹ” của họ xa vời vợi. Đối với họ, Việt nam Cộng hòa là chính thể của “tự do, dân chủ” (số văn nhân trí thức này từng làm Kiến nghị đòi thay đổi Hiến pháp 1992, đòi đem bản sao Hiến pháp VNCH trở lại), theo “Đảng cộng sản” đồng nghĩa với “lệ thuộc Trung Quốc về ý thức hệ” là mất nước, giới văn nghệ sỹ phải “ly khai” khỏi Đảng để thực hiện sứ mệnh “thay đổi chế độ” hiện nay… nên dễ hiểu, chị Võ Thị Sáu còn được nhân dân tôn thờ thì chúng chưa có cửa nào để “sinh tồn” ở đất nước cả!

Quả thực, với những kẻ luôn tìm mọi cách kể cả âm mưu, hành vi đê hèn để tấn công chính quyền và bất cứ văn sỹ đồng nghiệp, dân chúng nào “ủng hộ” chính quyền, thậm chí cả hương linh những lãnh tụ, anh hùng liệt sỹ đã xả thân cho hòa bình, độc lập, tôi cầu nguyện chị Sáu "sống khôn thác thiêng" vật cổ hết cái bọn "án cháo đá bát"  này. Nhưng không đủ, chúng ta không thể “cầu nguyện” để chúng phải trả giá được, mà cần đem chúng ra xử lý trước pháp luật.

LĂNG KÍNH@

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét