Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

TẢN MẠN DÂN ĐEN

Buổi chiều đi làm về, nhìn đâu đâu cũng thấy cờ đỏ, sao vàng, băng rôn và khẩu hiệu kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tự nhiên thấy lòng vui vẻ lạ kỳ.

Từ thuở bé thơ khi bắt đầu học lịch sử Việt Nam chương trình phổ thông, tôi đã cảm nhận được sức mạnh nguồn cội, sức mạnh của lịch sử và trách nhiệm của mình, một cá nhân nhỏ bé để tôn vinh lịch sử, tôn vinh sự thật, phải "yêu Tổ quốc, yêu đồng bào".

Vâng, tôi chỉ là một người dân bình thường, sống một cuộc đời bình thường. Tôi được hít thở một bầu không khí tự do của một đất nước tự do. Tôi hạnh phúc, tự hào khi mình là người Việt Nam. Tôi rất bình thường khi nghe bài hát "Đất nước trọn niềm vui" chào mừng ngày giải phóng miền Nam " mà nổi da gà vì xúc động.

Tôi từng mơ ước được làm những gì to lớn để phát triển cho đất nước. Thế nhưng, sức lực có hạn, tôi chỉ có thể làm một người dân bình thường biết tự hào về lịch sử, biết ghi nhận sự thật, biết tin Đảng, tin vào chính quyền, biết đâu là sự xuyên tạc đúng sai.

Dân gian ta có câu "Một cây làm chẳng nên non", đúng vậy, nhưng nhiều cây mà bị thối gốc, thối rễ thì thà một cây còn hơn. Bởi lẽ, là người Việt Nam nhưng lại bán linh hồn cho giặc, để quay ngược lại chỉ trích lịch sử, chỉ trích đất nước cho mình một mái nhà, một quê hương, nuôi mình khôn lớn; phỉ báng cả dân tộc, phỉ báng những ngày lễ thiêng liêng là đúng ư? Thiết nghĩ, cần xem lại nhân sinh quan của các vị.

Các vị bê nguyên si những gì người ta kích động, nói xấu, xuyên tạc về dân tộc, thế mà các vị tung hô, ủng hộ, các vị khẳng định "đúng", các vị xem ngày lễ lớn của dân tộc là dịp để các vị công kích chính quyền, các vị đúng là "ăn cháo đá bát". Thế thì các vị hãy đi thay máu, thay tóc, thay tim...để chuyển sang dòng máu khác để chúng tôi đỡ xấu hổ.

Là dân đen nhưng đừng để tâm đen. Dân ta phải biết sử ta, phải biết đâu là điểm dừng. Cái bờ lốc gì đó của một ai đó xưng là "Dân đen" tự dưng nói "Dân Đen tôi trước đây vốn dĩ chẳng mấy am hiểu chính trị chính em gì đó của mấy bố đảng trong tập đoàn cộng sản", ô thế à!!! Không biết chính trị mà cũng nhân dịp lễ lớn của đất nước viết xuyên tạc cho "có chị có em" thế mới tài, "dân đen" mà gọi "mấy bố đảng cộng sản", còn đi rêu rao "Cái ách thống trị của cộng sản đè đầu cưỡi cổ người dân" thế thì gọi là "dân ngu" chứ chả phải dân đen gì sất. Vì sao? Bởi lẽ, có "ngu" mới làm nhưng việc "ngu", mới bôi đen lịch sử, mới phỉ báng lực lượng lãnh đạo Nhà nước mình.

Thôi thì "một con sâu làm rầu nồi canh", bỏ qua cho những kẻ "ăn nhiều cãi láo", "không ăn bậy nhưng nói bậy". Hi vọng có nhiều người dân đen giống tôi biết tự hào về dân tộc, biết tin tưởng về tương lai của đất nước mình, biết phân biệt đúng sai.

DÂN ĐEN CHÍNH HIỆU

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Trần Vũ Hải là trung gian đối thoại vụ Đồng Tâm ?

Kể từ khi nổ ra vụ Đồng Tâm, Trần Vũ Hải liên tục đăng bài mô tả theo giọng điệu ” Chủ tịch Chung gọi điện cho tôi” hay “Chủ tịch Chung vừa liên lạc với tôi” như thể ông ta là “trung gian” liên lạc giữa Chủ tịch Chung với người dân Đồng Tâm trong các thương thuyết thả người của đôi bên vậy. Một số friend của ông Hải đã nghi ngờ và nói thẳng ra là không tin ông Chung liên lạc với ông Hải, nhưng ông ta vẫn phớt lờ, tiếp tục trình diễn về “vị thế” của mình. Khổ nỗi, rất nhiều người dân Đồng Tâm và những người quan tâm liên tục “vào hóng” fb của ông Hải và nhóm luật sư “Vì công lý” của ông hàng giờ để mong ngóng động thái của chính quyền, đa số đều cầu xin ông Hải giúp đỡ họ(?!)
image7-1image7image6image3image5image2
Mọi chuyện vỡ lở ra ông luật sư lừa đảo trắng trợn khi tuyên bố, Chủ tịch Chung sẽ gặp bà con Đồng Tâm ngày 18/4, rồi bao biện là Chủ tịch Chung điện cho ông ta yêu cầu đính chính thông tin thiếu cơ sở này, ông ta lại đẩy cho Lê Luân là người “phát ngôn” (?) Ngay hôm sau, nhóm Lê Luân tường thuật nội dung cuộc gặp bà con Đồng Tâm, trong đó mở bằng ghi âm lời ông Chung liên hệ với đại diện dân Đồng Tâm có nói “….cần thiết thì mai tôi sẽ về trực tiếp về tận nơi Đồng Tâm…”, chứ chưa hề hứa hẹn. LS Ngô Tuấn có vẻ bức xúc sau khi tường thuật vụ thẩm định thông tin do Hải tung ra, đã kết luận “Đề nghị bất kỳ ai khi đưa thông tin lên báo chí, mạng xã hội, hãy nghĩ tới sự thật và nghĩ tới trách nhiệm với lời nói của mình và với người dân nơi đây…” chẳng khác nào cái tát tai vào miệng của luật sư Trần Vũ Hải là kẻ dối trá, bịa đặt không biết ngượng.
Nên nhớ, ông Chung thừa biết Hải là loại người nào, dư luận hẳn chưa quên vụ Trần Vũ Hải lừa đảo, kích động bà con Đại Từ, Thái Nguyên gây rối trật tự và vô khối thành tích bất hảo của Hải quậy phá ở các điểm nóng khiếu kiện như Văn Giang hay ở các phiên toà xét xử số tội phạm chống Nhà nước. Nếu nói ai thuộc nằm lòng bản chất lừa đảo, chống phá cực đoan chính quyền và các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của Hải, thì chắc chắn phải là Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung! Bởi vậy, cái chuyện ông Chung liên lạc với ông Hải để đàm đạo nghe không khác nào chuyện viễn tưởng, trong khi chính người dân Đồng Tâm muốn liên lạc với ông Chung hơn ai hết và ông Chung chẳng hơi đâu lại “mua” thêm kênh trung gian “chuyên lừa lọc” này cho rắc rối. Cái kiểu của Hải khoe khoang, thì hẳn Chủ tịch Chung phải tỷ phú thời gian và trọng thị Hải rất rất…nhiều!!!
Quả thực, theo dõi thái độ và cách phát ngôn của Trần Vũ Hải suốt vụ Đồng Tâm đến giờ sẽ thấy rất rõ mưu đồ và thất vọng khi mọi sự không diễn ra đúng như “kế hoạch”. Khi mới xảy ra vụ dân Đồng Tâm bắt nhốt cảnh sát cơ động, Hải và tay chân của ông ta đã đắc thắng (xem thêm phát ngôn của đệ tử Trương Thị Hà) ra tuyên bố và yêu sách rất cụ thể mới có thể “tháo gỡ ngòi nổ”, thể hiện vị thế “phán xét”, “khuyên bảo” chính quyền Hà Nội phải nghe tư vấn của ông ta mới giải quyết nổi. Khi chính quyền (Chủ tịch Chung) cao tay hơn ông ta, nắm thóp toàn bộ bản chất sự việc, biết rõ mưu đồ của những kẻ giật dây, muốn lợi dụng bức xúc của dân để đạo diễn kịch bản theo ý mình thì …ông ta lộ nguyên hình, đòi dọa giẫm chính quyền “Sẽ có nhiều tin bất ngờ về Đồng Tâm, Mỹ Đức!”! Dọa chán chẳng thấy xi nhê gì thì lại ra giọng van lơn, cầu khẩn … đã đủ lột tả hết sự đổ vỡ của kế hoạch hoàn hảo mà ông ta và một số chóp bu ở Đồng Tâm phác thảo ra.
Rồi đây, khi mọi con bài, mọi chiêu thức đã ngả ra hết, chắc chắn dân mạng sẽ chứng kiến màn đấu tố giữa các luật sư “vì công lý” với nhau và giữa bà con Đồng Tâm với các “thánh nhân” của mình!!!
Chỉ tội bà con Đồng Tâm đã đâm lao, đã để hành động của mình đi quá xa, không thể biện minh gì được nữa. Họ tưởng rằng, những luật sư dạn dày kinh nghiệm đối phó với chính quyền, những kẻ nổi danh trên truyền thông ảo, những đài báo quốc tế hậu thuẫn sẽ giúp họ đạt được thắng lợi. Nhưng quả thực, giờ đây dư luận không còn đủ kiên nhẫn để cảm thông với nỗi thống khổ của họ nữa vì họ đã vuột qua ranh giới đỏ. Báo chí cũng khiếp đảm sau khi tận mắt chứng kiến sự cuồng nộ mất kiểm soát. Người am hiểu đã thấy sự mâu thuẫn giữa tuyên bố (không chống chính quyền, tin vào Đảng, Nhà nước) với hành động hoàn toàn dựa vào đám phản động, liên hệ chặt chẽ với chúng làm “loa phát ngôn” tấn công chính quyền ác khẩu.
Giờ ai sai, sai đến đâu, đều đã phơi bày ra thanh thiên bạch nhật. Chính quyền cũng thông báo rõ ràng. Mong rằng những người dân có uy tín, có tiếng nói với bà con Đồng Tâm hãy định hình lại “kế hoạch” của mình, khắc phục hậu quả với thiện chí thì chắc chắn dư luận, chính quyền sẽ cảm thông, bởi công luận luôn đứng về những người yếu thế.
Loa Phường
Theo VNTB

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

SỰ THẬT VỤ VIỆC TẠI XÃ ĐỒNG TÂM, HUYỆN MỸ ĐỨC (HÀ NỘI)

Cho đến thời điểm hiện tại xung quanh vụ việc người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) bắt giữ 20 chiến sỹ Cảnh sát cơ động thuộc Công an TP Hà Nội vào ngày 15/4/2017 đang xuất hiện rất nhiều luồng thông tin trái chiều. Có thông tin cho rằng, việc các chiến sỹ cảnh sát cơ động bị dân vây bắt xuất phát từ việc họ có mặt để cưỡng chế thi công tại khu vực đất hiện đang tranh chấp, chính quyền chưa đền bù thỏa đáng khi bàn giao cho Bộ Quốc phòng. 
Các chiến sỹ cảnh sát cơ động vẫn đang bị người dân xã Đồng Tâm bắt giữ, hiện họ vẫn an toàn (Nguồn: FB). 

Cũng có thông tin nói rằng, việc bắt giữ xuất phát từ sự hiểu lầm của người dân về sự xuất hiện của các chiến sỹ cảnh sát cơ động tại xã Đồng Tâm khi có người nói rằng cảnh sát cơ động vào để bắt giữ người trong làng. Họ cũng cho biết thêm, trước đó, liên quan vụ gây rối trật tự công cộng xảy ra tại đây Công an Tp Hà Nội đã tiến hành khởi tố hình sự vụ án. Và rất có thể, cảnh sát cơ động xuất hiện là để áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ các đối tượng liên quan về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.

Tuy nhiên, những nguồn tin hoặc là sai hoặc chỉ đúng có một nữa. Bởi, theo một nguồn tin đáng tin cậy mới đây nhất thì xuất phát từ tình trạng vi phạm trên đất quốc phòng xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Mặc dù các cơ quan chức năng của Hà Nội, huyện Mỹ Đức đã kiên trì áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại, trả lời và giải quyết nhiều kiến nghị của người dân. Nhưng lấy cớ cho rằng, trong khu đất Quốc phòng, chính quyền địa phương, nhất là cán bộ xã đã tiến hành đấu thầu sai quy định; việc bàn giao cho Bộ Quốc phòng quản lý có nhiều khuất tất và trái quy định nên người dân nơi đây đã nhất định không bàn giao. Khu đất này sau khi bàn giao dự kiến sẽ phục vụ dự án mở rộng sân bay quân sự Miếu Môn. 

Tình hình sự việc càng trở nên trầm trọng hơn một số người dân nơi đây thường xuyên có các động thái tụ tập đông người gây sức ép, ngăn cản việc bàn giao khu đất. Để ổn định tình hình và xử lý nghiêm hành vi gây rối trật tự công cộng của một số người dân, ngày 30/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 

Ngày 15/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra. Sự xuất hiện của các chiến sỹ cảnh sát cơ động vì thế là để hỗ trợ việc bắt giữ phục vụ điều tra đối với một số đối tượng được xác định. 

Do bị kích động cộng với việc thiếu hiểu biết pháp luật đã khiến một số người dân tại đây có hành vi cản trở và tổ chức giữ người trái pháp luật đối với cán bộ, chiến sỹ công an thành phố Hà Nội đang thi hành công vụ. Diễn biến sự việc càng trở nên trầm trọng hơn khi ngày càng nhiều người dân tham gia vây bắt và một số người cực đoan ra điều kiện các cơ quan chức năng phải trả tự do cho những người bị bắt giữ trước đó thì mới cho các chiến sỹ cảnh sát cơ động trở về. 

Cũng theo một nguồn tin đáng tin cậy khác, mặc dù người dân trong xã Đồng Tâm không chịu thả người dù đã được thương thuyết, nhiều lần nhưng qua kết quả điều tra ban đầu thì các đối tượng bị bắt giữ (người dân xã Đồng Tâm) đã nhận thức rõ và mong muốn hợp tác với chính quyền để sớm ổn định tình hình an ninh trật tự. 

Có một chi tiết đáng quan tâm khác, để đảm bảo không bị các đối tượng xấu bên ngoài vào kích động, gây phức tạp tình hình, điện, sóng 3G tại đây đã bị cắt; các tuyến đường đều được kiểm soát và phong tỏa. Tuy nhiên, từ sự nhào nặn, đơm đặt của bản thân một số nhà dân chủ đã liên tục đăng tải các thông tin làm nóng tình hình như cho rằng, người dân đã tẩm xăng và sẵn sàng thiêu sống các chiến sỹ cảnh sát cơ động nếu chính quyền làm mạnh. Họ cũng lí giải, dẫn dắt sự việc theo hướng chính quyền tổ chức cưỡng chế, bảo kê cho các sai phạm trước đó của UBND Đồng Tâm... 

Sự việc trở nên nóng hơn cũng bởi những cái miệng không xương này!

An Chiến
theo http://www.vnnew.net

Trách nhiệm cá nhân khi tham gia mạng xã hội

Chỉ cần có máy tính hoặc thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, máy tính bảng được kết nối in-tơ-nét ai cũng có thể lập một hoặc nhiều tài khoản trên mạng xã hội, từ đó tự do đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề xã hội mà họ quan tâm. Và điều đáng lo ngại là đã hình thành một nhóm người có chung “sở thích” lên án, chỉ trích người khác một cách thiếu thiện chí hay bày tỏ quan điểm cực đoan,... khiến dư luận hoang mang.
Cuối tháng 3 vừa qua, vụ cháy tại Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) đã thu hút sự quan tâm, lo lắng của dư luận. Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ, đây là vụ cháy lớn nhất, và huy động nhiều lực lượng tham gia nhất từ trước đến nay trên địa bàn thành phố. Đã có 56 phương tiện và hơn 370 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia chữa cháy. Các bức ảnh và đoạn phim được công bố cho thấy nỗ lực rất lớn của lực lượng phòng cháy, chữa cháy (PCCC) để cứu khu nhà xưởng, họ đã phải kiệt lực để dập cháy, thậm chí nhiều người bị kiệt sức, bị ngất vì ngạt khí. Tuy nhiên, bên cạnh các ý kiến mong đám cháy sớm được dập tắt, cán bộ và chiến sĩ PCCC được an toàn để chiến đấu với ngọn lửa hung dữ, lại có không ít “anh hùng bàn phím” lên tiếng chê trách lực lượng PCCC làm việc không hiệu quả, nhà xưởng ngay gần sông, sẵn nước mà lực lượng cứu hộ không dập được lửa. Hồ đồ trong phán xét, những “anh hùng bàn phím” không hiểu rằng việc chữa cháy không chỉ đơn thuần là bơm nước dập lửa, mà cần nhiều kỹ thuật đan xen trong địa hình nhà xưởng xây khép kín kiểu tổ ong, vừa chữa cháy vừa phải bảo đảm không cháy lan, vừa tìm kiếm cứu người bị kẹt trong đám cháy, và đặc biệt là xử lý để đám cháy không lan tới bồn dầu 10 nghìn lít dùng để chạy nồi hơi của công ty đặt gần đó... Hơn nữa, dù đám cháy tại Khu công nghiệp Trà Nóc xảy ra gần sông, nhưng đúng lúc triều đang xuống, áp lực nước quá thấp không đủ để hút lên chữa cháy, mà sức nóng tại đám cháy lan tỏa quá mạnh khiến lực lượng PCCC không thể tiếp cận sâu vào bên trong. Bức xúc trước thái độ thiếu thiện chí của một số người thích ném đá và phán xét, có bạn đọc bày tỏ trên trang facebook cá nhân: “Thử đến đó nhìn đi, bạn sẽ thấy họ đang cố gắng thế nào và đang đánh cược sinh mạng thế nào. Toàn vật liệu dễ cháy trong công xưởng hơn 18.000 m2 dễ kiểm soát lắm sao. Quá buồn cho những con người đang nai lưng ra làm việc nhưng lại bị phủ nhận bởi những “anh hùng” chỉ biết nói mà không biết làm, biết nhìn mà không biết nghĩ”.
Ngày 13-3, thông tin ngư dân Lê Văn Tuấn (Gio Linh, Quảng Trị) bắt được mẻ cá bè vàng hơn 160 tấn, trị giá hơn 5 tỷ đồng cũng bị một số “anh hùng bàn phím” cho vào “tầm ngắm”. Không coi đây là một tin tốt lành với anh Tuấn cũng như với bà con ngư dân, các “anh hùng bàn phím” lại nghi ngờ cho rằng anh Tuấn đánh cá bằng chất nổ, hóa chất cho nên cá mới chết, phơi trắng bụng. Những phán xét hồ đồ kiểu này không dựa trên căn cứ xác thực nào, mà chỉ đơn thuần từ hình ảnh chụp mẻ cá nổi trắng trên mặt nước biển, cho dù trước đó báo chí đưa thông tin về sự việc này còn cung cấp hình ảnh và đoạn phim đàn cá khi mới bị vây vào lưới đang bơi lội mạnh khỏe. Tùy tiện phán xét coi như đúng rồi, những người này không ý thức được rằng, với tốc độ chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội, những nghi ngờ này ảnh hưởng rất lớn đến việc mưu sinh của bà con ngư dân - những người mà không phải lúc nào ra khơi là cũng có cá mang về và mẻ cá đối với họ là cả gia tài. Có thể nói, các “anh hùng bàn phím” luôn áp dụng chiến thuật “ba không”: không cần nghe, không cần nhìn, không cần biết đúng sai mà cứ tùy tiện phán xét, bất chấp hậu quả nguy hại có thể gây ra với người khác. Khi bị chứng minh là sai thì họ đột nhiên biến mất tăm, thậm chí thay đổi hẳn thái độ! Điều này có thể thấy rất rõ trong sự việc gạo giả vừa qua: sau thông tin nghi ngờ gạo giả xuất hiện trên thị trường, lập tức các “anh hùng bàn phím” hùa vào bàn luận, chỉ trích, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Không cần kiểm tra nguồn tin, xác định tính trung thực và chính xác của thông tin, ngay lập tức một số “anh hùng bàn phím” đã lên án người nông dân với lời lẽ xúc phạm nặng nề. Đến ngày 22-3, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội chính thức xác nhận: Mẫu gạo trên là gạo thật, không phải là gạo giả như người tiêu dùng nghi ngờ. Trước thông tin chính thức từ cơ quan chức năng, các “anh hùng bàn phím” bỗng nhiên im bặt và trốn biệt!?
Thể hiện ý kiến cá nhân trên mạng xã hội là nhu cầu của nhiều người sử dụng in-tơ-nét nhưng thể hiện một cách văn hóa, tôn trọng cộng đồng và người khác thì không phải ai cũng làm được. Hậu quả của những phê phán, chỉ trích từ bàn phím nặng nề hơn hình dung của nhiều người. Chỉ vì tin đồn và sự phán xét tùy tiện của một số cá nhân trên facebook mà cả mùa vụ của bà con nông dân ở địa phương nọ không thể tiêu thụ được sản phẩm. Khi trở thành đối tượng bị “ném đá” trên mạng, có người không những rơi vào tình trạng hoang mang, sợ hãi, mà thậm chí vì áp lực từ mạng xã hội quá lớn cho nên có hành động bột phát nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Cách đây ít lâu, sau khi bị người yêu đăng đoạn phim “sex” lên mạng, một nữ sinh ở Đồng Nai đã không thể kháng cự với cơn bão like, share (thích, chia sẻ) và chỉ trích trên facebook dành cho mình, nên đã tìm đến cái chết tức tưởi bằng thuốc diệt cỏ khi mới 15 tuổi. Học sinh khác, chỉ vì bị khích bác trên facebook đã sẵn sàng châm lửa đốt trường, khiến tính mạng của chính mình bị nguy hiểm… Trong không ít trường hợp, việc “chém gió”, “ném đá” vô tội vạ của những “anh hùng bàn phím” để lại hậu quả hết sức nguy hại: gieo rắc thông tin sai lạc, gây hoang mang dư luận; kích động hành vi có tính chất cực đoan, bạo lực dẫn đến mất trật tự xã hội, vi phạm pháp luật,... Đáng lo ngại hơn nữa là sự nhập cuộc của giới trẻ trên thế giới ảo ngày càng trở nên phổ biến, dẫn tới tình trạng một bộ phận người trẻ không có ý thức nhìn nhận khách quan các vấn đề của xã hội, nghi ngờ hết thảy mọi điều tốt đẹp đang diễn ra quanh mình… PGS, TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo, tâm sự: “Giới trẻ hiện nay đang bị chi phối rất nhiều bởi mạng xã hội. Chính vì vậy, nếu không biết tự kiểm soát mình, các em rất dễ trở thành nạn nhân của nó hoặc gián tiếp gây nên cái chết cho người khác. Dưới mỗi nút like, chia sẻ là nhân cách, đạo đức, danh dự, thậm chí cả tính mạng của người khác. Vì vậy, chúng ta phải thực sự thận trọng”. Đúng vậy, mạng xã hội là một không gian ảo, những gì cá nhân thể hiện trên đó chưa chắc là con người thật của họ. Phía sau bàn phím và các con chữ, liệu những người đang lớn tiếng phê phán, chỉ trích người khác có dám đấu tranh cho lẽ phải, dám lên án cái xấu như những gì họ thể hiện trên bàn phím?
Theo quy định của pháp luật, những cá nhân có hành vi công kích, nhạo báng, xúc phạm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Điều 34, Bộ luật Dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2017) về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín quy định rõ: “1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ; 2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác; 3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ; 4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng; 5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”. Theo Nghị định 174/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện đã được Chính phủ ban hành ngày 13-11-2013 (có hiệu lực từ ngày 15-1-2014) thì những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến việc thông tin trên mạng in-tơ-nét gồm: Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Cụ thể, hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng (điểm a, khoản 3, Điều 64); hành vi chủ động cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng (điểm a, khoản 4, Điều 65); hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (điểm g, khoản 3, Điều 66). Như vậy, hành vi thiếu trách nhiệm, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác khi tham gia mạng xã hội không chỉ đứng trước nguy cơ bị xử phạt hành chính, bồi thường dân sự, mà còn có thể bị xử lý hình sự về các tội: vu khống, tội làm nhục người khác. Vì thế, ý thức của những người sử dụng mạng xã hội cần được đặt lên hàng đầu, thay vì vô tình biến mình thành những người thiếu trách nhiệm, cực đoan,... mỗi cá nhân hãy suy nghĩ, hành động hướng tới những điều có ích cho cộng đồng, điều đó sẽ góp phần giúp cho xã hội phát triển ổn định, lành mạnh.
KHÁNH MINH
Theo Nhân dân

Luật sư - nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

Ở quốc gia nào cũng vậy, hoạt động của luật sư có ảnh hưởng lớn đến vai trò của nhà nước pháp quyền và bảo đảm, bảo vệ các quyền của công dân. Vì thế, để có thể thực thi trách nhiệm xã hội của mình, cùng với việc nắm vững pháp luật, luật sư còn phải là công dân gương mẫu…
Trong thế giới hiện đại, một số nguyên tắc pháp lý có tính phổ quát ra đời từ các nước phát triển đã được nhiều quốc gia trên thế giới tiếp nhận, vận dụng phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… của mình. Tuy nhiên từ thời chiến tranh lạnh đến nay, từ tính nhân loại phổ biến của một số nguyên tắc pháp lý mà ở phương Tây, một số người lại coi các quan niệm, hệ thống luật pháp của họ là chuẩn mực cho toàn nhân loại! Thậm chí, họ lập luận rằng, nước nào ít luật sư hoạt động thì ở đó, tính nhà nước pháp quyền ít được bảo đảm, rồi họ đưa ra tỷ lệ số luật sư theo dân số để chỉ trích những nước bị họ coi là "thiếu dân chủ", bị họ gán cho tên gọi chế độ toàn trị (một định danh mập mờ mà họ sử dụng để chỉ chế độ độc tài, hoặc chế độ xã hội do Ðảng Cộng sản lãnh đạo!). Trong chừng mực nhất định, tỷ lệ luật sư trên số dân có thể phản ánh sự phát triển hệ thống pháp luật của một quốc gia, song nếu coi tỷ lệ này là chuẩn mực để đánh giá một cách tuyệt đối thì lại hết sức phi lý. Nhất là khi thực tế cho thấy nhiều thủ tục xét xử ở Mỹ và nhiều nước phương Tây đã gây ra tranh cãi gay gắt, thậm chí đẩy tới làn sóng phản đối, vì người phản đối cho rằng bên giành phần thắng trong một phiên tòa là người giàu có cho nên họ có thể đổ tiền bạc thuê "thầy cãi tài ba", như vụ xét xử O.J Simpson (O.J Sim-sơn) - cựu cầu thủ và diễn viên Mỹ bị nghi tội giết người, hoặc vụ án M.J Jackson (M.J Giắc-sơn) bị tố cáo lạm dụng tình dục trẻ em...
Một thực tế là ở phương Tây hiện nay, số lượng luật sư hành nghề quá lớn và sự chen chân hành nghề gây ra một số vấn đề nan giải cho xã hội nói chung, và cho hệ thống tư pháp nói riêng. Theo Statista.com - trang mạng thống kê trực tuyến, đến cuối năm 2016 ở Ðức, có 163.779 luật sư trên khoảng 82 triệu dân. Ngày 3-10-2013, tạp chí Spiegel Online (Tấm gương điện tử) có bài Dư thừa luật sư - Ðưa luật sư đi đâu cho hết? với lời dẫn: khách hàng keo kiệt, lợi nhuận sụt giảm, các văn phòng luật sư kinh tế trước đây quen với thành công nay rơi vào khủng hoảng. Thay vì được thưởng thức rượu sâm-panh trong các công ty luật, nay luật sư trẻ đang bị khó khăn đe dọa. Trong thời gian từ năm 1994 đến 2011, doanh thu trung bình của một luật sư giảm từ 116.311 euro (ơ-rô) còn 97.002 euro. Nhiều luật sư trẻ có mức thu nhập trước thuế chỉ 30 nghìn euro một năm. Ngày 22-6-2014, tờ Welt (Thế giới) có đăng bài Sự chênh lệch chất lượng rất lớn giữa các luật sư Ðức, với lời dẫn: tại Ðức có quá nhiều luật sư; nhiều luật sư được đào tạo kém và đó là rủi ro đối với khách hàng, rồi tư vấn tồi tệ đã dẫn đến tình trạng lừa đảo. Tác giả bài báo - ông J.Wagner (J.Vác-nờ, Tiến sĩ luật, trước đây đã giảng dạy luật hình sự ở Trường đại học Tổng hợp Berlin (Béc-lin), ông cũng là một nhà báo nổi tiếng, giữ chức vụ quan trọng ở một số đài truyền hình công cộng) cho biết, trong lĩnh vực luật hình sự, sự chênh lệch chất lượng giữa các luật sư là rất lớn, "khó khăn tài chính, thói tham tiền là nguồn gốc dẫn tới vi phạm quy định nghề nghiệp, sai phạm đạo đức, và là nguyên nhân của tiến trình phát triển lệch lạc. Thí dụ, muốn thắng trong thủ tục xét xử, nghĩa vụ tôn trọng sự thật đối với luật sư bị vi phạm hàng loạt... Có luật sư, chỉ đóng một con dấu "khiếu nại" là đã thu của khách hàng 309 euro". Thế nên, để chống sự lạm dụng pháp luật của luật sư, trong 12 năm qua, ở Ðức đã ban hành chín luật mới. Với 336 trang và nhiều dẫn chứng cụ thể, cuốn sách nhan đề Hãy cẩn thận với luật sư - một nghề nghiệp giữa tiền tài và đạo đức của J.Wagner đã được dư luận chú ý, vì cuốn sách chỉ ra rằng sự gia tăng số lượng luật sư, sự cạnh tranh quyết liệt ở mọi bậc thang của mức thu nhập, và sự thương mại hóa đã làm thay đổi sâu sắc hình ảnh nghề nghiệp của họ. Một phần đáng kể trong số họ không còn cảm thấy mình là một phần của hệ thống tư pháp mà chỉ là người đại diện quyền lợi đơn phương hoặc chỉ là nhà tư vấn kinh doanh. Nghề luật sư vẫn hấp dẫn với luật sư giỏi, nhưng ở phạm vi rất lớn, đó lại là nơi tập trung nhiều luật gia kém cỏi và họ là mối nguy hiểm cho công dân mỗi khi muốn tìm kiếm hỗ trợ pháp lý; như cựu Chủ tịch Hiệp hội Luật sư CHLB Ðức từng ước tính, "đối với khoảng một phần ba các luật sư, tồn tại nguy cơ bị tư vấn với chất lượng tồi tệ". Cuối cùng cuốn sách đưa ra yêu cầu cần phải có một tổng tái thiết thẩm quyền chuyên nghiệp của các luật sư.
Việc tranh giành khách hàng giữa các luật sư ở Ðức cũng diễn ra quyết liệt dẫn tới một số việc làm bất thường, khiến ngày 7-11-2016, Tòa án Liên bang (BGH) phải ra một quyết định có tính chất định hướng. Sự việc bắt đầu từ việc một luật sư muốn xuất hiện trước tòa với áo choàng (y phục mầu đen bắt buộc đối với luật sư trong các thủ tục xét xử, trừ trường hợp ngoại lệ là phiên tòa cấp huyện và trong tranh chấp theo luật dân sự) có thêu địa chỉ trang mạng của văn phòng mình với ý định quảng cáo. Hội đoàn luật sư phụ trách đã cấm điều này. Mặc dù tự do hành nghề được pháp luật bảo đảm, nhưng đây là lạm dụng tự do hành nghề, cho nên cuối cùng tòa đã xác nhận sự chuẩn xác trong quyết định của Hội đoàn luật sư. Năm 2015, cũng có một quyết định tương tự khi một văn phòng luật sư muốn in lên những cốc sứ hình ảnh phụ nữ lõa thể một phần, với địa chỉ liên lạc văn phòng luật sư của mình. Quan điểm của luật sư cho rằng, đây là tự do ngôn luận, tự do nghệ thuật, tự do hành nghề được ghi trong Hiến pháp, và đã không được tòa án cao nhất ở Ðức chấp thuận. Nhưng có lẽ điều làm cho dư luận xã hội lo ngại hơn cả là hiện tượng luật sư vi phạm pháp luật, chà đạp lên quyền lợi khách hàng. Về vấn đề này, ngày 14-2-2016, tờ Welt đăng bài Ông ta là luật sư và cần tiền với lời dẫn: công chứng viên và luật sư không chỉ là người cung cấp tư vấn pháp lý, mà còn là người được giao phó một lượng tiền rất lớn. Nhiều người trong số họ đã chiếm đoạt một cách trắng trợn. Bài báo cho biết trong 13 trường hợp, một luật sư đã lợi dụng lòng tin của khách hàng và chiếm đoạt 80 nghìn euro và tới năm 2014, bị tòa án tiểu bang Aachen (A-chen) tuyên phạt hai năm án treo. Tháng 2-2015, tòa án tiểu bang ở Dortmund (Ðoóc-mun) tuyên án một luật sư 20 tháng án treo vì đã sử dụng 450 nghìn euro của khách hàng. Tháng 1-2016, Tòa án tiểu bang Oldenburg (Ơ-đen-bua) tuyên án một luật sư 33 tháng tù vì đã tham ô 113 nghìn euro của khách hàng… Ở các thành phố lớn, số lượng đơn khiếu nại đối với luật sư tăng liên tục, thí dụ ở Munich (Mu-ních), từ năm 2012 đến năm 2014, hằng năm có khoảng 27 đến 50 đơn khiếu nại; cùng thời gian ở Dresden (Ðrét-sđen) đã có khoảng 34 đến 54 đơn khiếu nại. Tờ báo phân tích 800 thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư mà Tòa án liên bang (BGH) xem xét trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2014 vì liên quan bê bối tiền bạc. Trong đó, 12% thủ tục thu hồi dẫn đến việc tuyên phạt qua tòa hình sự, bị điều tra hình sự vì ăn chặn tiền của khách hàng.
Ngày 10-10-1945, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 46/SL quy định về hoạt động của luật sư Việt Nam. Sau đó, do hoàn cảnh chiến tranh, việc đào tạo luật gia để sau này họ đảm nhận công việc của luật sư gặp nhiều khó khăn, nên trong thời gian dài, đội ngũ luật sư của nước nhà khá ít ỏi. Nhưng khi chính sách đổi mới của Ðảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, việc xây đựng đội ngũ luật sư đã có nhiều chuyển biến đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của luật sư là Luật Luật sư số 65/2006/QH11 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (Quốc hội) ban hành ngày 29-6-2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2007. Và do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tiến trình cải cách tư pháp đã và đang được thực hiện trong bối cảnh đó. Ngày 20-11-2012, Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 65/2006/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2013. Với hơn 10 nghìn thành viên, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có mạng lưới rộng khắp cả nước. Ðiều đáng mừng là các đoàn luật sư, luật sư ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, và nghiêm túc thực hiện Ðiều 3 Luật Luật sư: "Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh". Song đáng buồn là, có một số luật sư lại vi phạm nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp, mà nổi lên trong đó là hiện tượng có luật sư đã có những phát biểu tiêu cực, để rồi BBC, RFA, VOA… phát tán; có luật sư đăng tải thông tin bịa đặt, bôi nhọ danh dự lãnh đạo Ðảng, Nhà nước; thậm chí công khai chỉ trích hội đồng xét xử sau khi tuyên án. Vì thế, cần phải đặt ra câu hỏi: Những luật sư này yếu kém chuyên môn, hay họ lợi dụng nghề nghiệp xã hội để về hùa với kẻ chống phá chính quyền? Trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp lý và tư pháp, để khẳng định vai trò của nhà nước pháp quyền và bảo đảm, bảo vệ các quyền của công dân, chúng ta cần chú trọng đào tạo đội ngũ luật sư để không phát triển lệch lạc, bị lợi dụng như ở một số nước phương Tây. Ưu tiên hàng đầu là chất lượng, nhất là nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Một luật sư có uy tín phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa năng lực chuyên môn với tư cách công dân gương mẫu.
THANH HẢI
Theo Nhân dân

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện mưu đồ xấu

Tận dụng sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung, hơn một năm qua, những phần tử xấu dưới vỏ bọc “tôn giáo” đã ra sức lôi kéo một bộ phận giáo dân gây rối an ninh trật tự hòng tạo cớ “vu khống, ăn vạ” chính quyền “đàn áp tôn giáo, bóp nghẹt dân chủ” để từ đó lu loa với thế giới về một Việt Nam “bất ổn”, chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động bạo loạn, kêu gọi nước ngoài can thiệp vào Việt Nam.

Nhưng những chiêu trò đó, mà cao điểm là vụ việc kích động một số giáo dân Nghệ An, Hà Tĩnh chặn Quốc lộ 1A, đập phá tài sản và tấn công lực lượng chức năng, bao vây, gây rối tại trụ sở UBND huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) vào tháng 2 và đầu tháng 4-2017 vừa qua… đã không đạt được mục đích. Trong khi đó, những linh mục, phần tử khủng bố “Việt Tân”, giáo dân quá khích đã dần lộ diện giúp nhân dân nhận rõ bộ mặt thật của họ. Đã đến lúc pháp luật phải được thực thi, giáo luật phải được thi hành để làm nghiêm phép nước và làm trong sạch hình ảnh khiêm nhường, bác ái của người theo đạo mà Đức Ki-tô đã truyền dạy cho hậu thế...
Họ đã ngoan cố “đạp lên pháp luật”
Sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, Chính phủ Việt Nam đã công khai, minh bạch, buộc Formosa Hà Tĩnh phải nhận trách nhiệm và bồi thường số tiền 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD). Chính phủ và chính quyền các địa phương đã khẩn trương, nỗ lực tiến hành các giải pháp khắc phục hậu quả và đến nay, Formosa đã khắc phục 51/53 khuyết điểm xử lý xả thải môi trường. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta rất rõ ràng: Khi nào Formosa xử lý xong hoàn toàn mới được hoạt động trở lại và sẽ đóng cửa vĩnh viễn nếu tái phạm. Các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm dẫn đến sự cố môi trường này cũng đã và đang bị xem xét, xử lý. Gần đây nhất, việc đưa ra xem xét công khai việc kỷ luật ông Võ Kim Cự là một minh chứng rõ nét ở Việt Nam, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Công tác chi trả đền bù thiệt hại cho người dân 4 tỉnh miền Trung cũng đã và đang được giải quyết khẩn trương, trên tinh thần công khai, công bằng và minh bạch. Đến đầu tháng 3-2017, 77% trong tổng số 4.680 tỷ đồng tạm cấp đã đến tay những người dân chịu thiệt hại do sự cố. Công tác đền bù thiệt hại cũng đang được tiếp tục giải quyết, bổ sung. Ngư dân nhận tiền đền bù cùng với các chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước đã tổ chức đi biển trở lại, trong tháng 3-2017 đã có nhiều ngư dân miền Trung trúng những mẻ cá lớn, như anh Lê Văn Tuấn (Quảng Trị) trúng mẻ cá 150 tấn, có lãi hàng tỷ đồng thực sự đã làm nức lòng mọi người, tạo thêm động lực cổ vũ ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển làm ăn.
Ngày 9-4, Công an thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Gây rối trật tự công cộng” liên quan đến vụ hàng trăm người dân tụ tập chặn xe trên quốc lộ 1A đoạn qua khu vực đèo Con. Ảnh: SGGP
Nhưng thực tế sinh động nói trên không khiến một số linh mục đang giữ những chức sắc tôn giáo nhất định ở Nghệ An, Hà Tĩnh như linh mục Nguyễn Đình Thục, linh mục Đặng Hữu Nam… quan tâm. Họ vẫn tranh thủ mọi nơi, mọi lúc, kể cả biến những giờ giảng đạo trong nhà thờ thành buổi tuyên truyền xuyên tạc về chế độ, ngang nhiên phát thư ngỏ trên mạng xã hội kêu gọi con chiên tụ tập “biểu tình ôn hòa” đòi kiện Công ty Formosa. Miệng luôn “kêu gào” biểu tình ôn hòa nhưng thực chất họ đã tổ chức rất bài bản nhằm từng bước kích động, lôi kéo đồng bào giáo dân gây rối an ninh trật tự, sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng. Như trong sự kiện một số giáo dân Nghệ An rủ nhau vào Hà Tĩnh biểu tình “nộp đơn kiện” thì họ đã chuẩn bị xe cộ chở vật chất hậu cần phục vụ, các linh mục đứng ra cầm loa kêu gọi “con chiên” quấy rối, ngăn cản giao thông trên Quốc lộ 1A… Linh mục Nguyễn Đình Thục còn cho xe hơi của mình đứng chắn quốc lộ để tạo cớ giằng co, tranh cãi với lực lượng chức năng. Các phần tử thuộc tổ chức khủng bố “Việt Tân” nhân cơ hội đó trà trộn, kích động giáo dân chống đối lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, họ đã ném đất đá làm hư hại nặng xe cảnh sát, làm bị thương nhiều chiến sĩ công an. Còn trong ngày 3-4, tại Hà Tĩnh, họ kích động giáo dân chuẩn bị sẵn băng-rôn, khẩu hiệu với nội dung xuyên tạc, dựng chuyện. Từ chỗ rủ rê giáo dân đi “nộp đơn kiện”, các linh mục đã vượt xa chủ trương “ôn hòa” khi kích động giáo dân bao vây trụ sở UBND huyện Lộc Hà, uy hiếp đội ngũ cán bộ, công chức rời khỏi vị trí làm việc; cản trở mọi hoạt động giao dịch hành chính của người dân, đánh trọng thương một chiến sĩ công an và ngăn cản người khác đến cấp cứu nhân đạo; một lực lượng khác, bao gồm phần đông là phụ nữ bịt mặt, dùng lưới, gậy gộc hung hãn chặn Quốc lộ 1A ở khu vực đèo Con, đốt lửa, làm tê liệt giao thông trong nhiều giờ, chặn cả xe cứu thương đang trên đường đưa người bệnh đi cấp cứu… Tất cả những hoạt động trên được họ tổ chức quay phim, ghi hình, truyền trực tiếp trên mạng xã hội để “báo công, ghi điểm” với các lực lượng phản động bên ngoài, khuếch trương thanh thế nhằm gây sự chú ý của truyền thông quốc tế, tìm mọi chứng cớ (dù là nhỏ nhất) để vu vạ chính quyền “đàn áp tôn giáo”, kích động giáo dân tụ tập thêm người hòng gây áp lực lên chính quyền để “kiện” những điều vô lý, thiếu căn cứ pháp luật và đòi hỏi, sách nhiễu vô lối về hành đạo…
Những vụ việc mà một số linh mục phối hợp với các phần tử khủng bố “Việt Tân” gây ra ở Nghệ An, Hà Tĩnh vừa qua đã gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sản xuất của người dân và sự tôn nghiêm của pháp luật. Đồng thời còn đi ngược đường hướng, giáo lý, giáo luật của đạo Thiên Chúa, trái với chức trách, bổn phận của chức sắc tôn giáo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, khiến những tín đồ chân chính không khỏi buồn lòng. Điều đáng nói, sau khi sự việc xảy ra, một số đối tượng tán phát tài liệu, phát ngôn trên báo chí nước ngoài xuyên tạc, nói sai sự thật về sự việc với ý đồ làm phức tạp thêm tình hình.
Trên báo chí địa phương và trên cộng đồng mạng xã hội, người dân thuộc nhiều thành phần trong xã hội đã lên tiếng phản đối những hành vi quá khích của một số linh mục, giáo dân nói trên. Nhiều người chỉ rõ, ngày 4-10-2016, Bộ Công an đã ra thông báo liệt “Việt Tân” vào danh sách tổ chức khủng bố và xác định bất kỳ ai thực hiện hành vi tham gia, giúp đỡ, huấn luyện, đào tạo, hoạt động theo sự chỉ đạo của tổ chức “Việt Tân” đều bị xem xét, xử lý theo tội danh khủng bố chống chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 113, Bộ luật Hình sự. Hành vi của các linh mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục… còn vi phạm khoản 1, Điều 258, Bộ luật Hình sự về lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; thậm chí họ đã tuyên truyền, rao giảng sai sự thật, chia rẽ đoàn kết dân tộc, xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu chế độ. 
Điều 15, Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Quyền công dân không được tách rời nghĩa vụ, công dân phải có trách nhiệm với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Tại Việt Nam, việc khiếu kiện, khiếu nại được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo ban hành năm 2011. Khoản 6, Điều 6, Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: “Cấm kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng”. Khoản 7, Điều 6 luật này cũng quy định: “Cấm lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác”. Vừa qua, ngày 6-4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Nguyễn Văn Hóa (sinh năm 1995, trú tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) về tội “Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân” theo Điều 258, Bộ luật Hình sự. Bước đầu Nguyễn Văn Hóa thừa nhận làm việc cho các tổ chức phản động và làm phương tiện liên lạc, nhận tiền của các tổ chức, cá nhân; ký hợp đồng với một số đài, trang mạng nước ngoài với mức 1.500 USD cho 16 phóng sự/tháng để đăng tải, tán phát các thông tin xuyên tạc, kích động... Dư luận cho rằng, đã đến lúc đưa các cá nhân cầm đầu trong các vụ kích động, gây rối ở Nghệ An, Hà Tĩnh trong thời gian qua ra trước ánh sáng pháp luật để giữ gìn kỷ cương, phép nước.
Những linh mục cố tình làm trái lời Chúa
Phát biểu trên trang mạng BBC tiếng Việt, linh mục Nguyễn Đình Thục vẫn dùng lời lẽ xảo ngôn để ngụy biện cho những hành động trái pháp luật của mình: "Nhận thấy trách nhiệm phụng sự người dân không chỉ trên phương diện tôn giáo mà cả đời sống, tôi cũng như một số linh mục ở miền Trung giúp người dân thực thi quyền của họ, đòi Formosa bồi thường cho những thiệt hại đến sinh kế của họ một năm qua" và "Các linh mục có trí thức, nhận thức về nguyên tắc, luật lệ để làm những việc giúp người dân với tình thương và trách nhiệm".
Nếu như linh mục Nguyễn Đình Thục tự nhận “các linh mục có trí thức, nhận thức về nguyên tắc, luật lệ” thì ông ta lại quên rằng người dân, kể cả các giáo dân, dù học vấn chưa cao nhưng cũng đủ để phân biệt thế nào là phải, trái, đúng sai. Linh mục Thục xúi giục, lôi kéo một số giáo dân ở Nghệ An vào Hà Tĩnh để kiện Công ty Formosa nhưng quên hỏi người dân Hà Tĩnh, những người trực tiếp chịu thiệt hại từ sự cố môi trường biển là họ có cần linh mục đi “kiện mướn” như vậy không? Và trên hết, linh mục có nghĩ đến những điều răn của Chúa đối với phận sự của một linh mục hay không?
Đức Giê-su luôn thừa nhận vai trò của chính quyền và răn dạy những người con của Chúa phải phân biệt rạch ròi giữa chính trị và tôn giáo khi truyền dạy: Hãy trả cho Xê-da những gì thuộc Xê-da và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc Thiên Chúa. Tập 27, chương X trong Giáo luật “Cách riêng về Giáo hội” ghi: “Không biến mình thành một lực lượng chính trị vì như thế là sai với bản chất và sứ mạng của Giáo hội”. Trong khi đó linh mục Nguyễn Đình Thục đã liên kết, phối hợp với những phần tử khủng bố; trực tiếp kích động và tổ chức giáo dân gây rối an ninh trật tự; công khai xuyên tạc, nói xấu Nhà nước Việt Nam.
Một điều khác, các linh mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục đang đảm nhận những chức sắc tôn giáo tại Việt Nam. Chắc chắn các linh mục chưa quên năm 2013, Việt Nam và Vatican đã hoàn thành cuộc họp vòng 4 Nhóm công tác hỗn hợp về thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Hai bên ghi nhận Giáo huấn của Giáo hội về việc “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” và “giáo dân tốt cũng là công dân tốt”. Lôi kéo, xúi giục giáo dân làm trái pháp luật, đẩy nhiều con chiên ngoan đạo rơi vào vòng xoáy tội lỗi mà sớm hay muộn cũng sẽ bị pháp luật nghiêm trị, liệu lương tâm của các linh mục có còn?
Trước những hành vi ngông cuồng, quá khích của một số linh mục, giáo dân, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, đã nhiều lần cán bộ Ban Tôn giáo Chính phủ và Hiệp sĩ Đại thánh giá Lê Đức Thịnh gặp gỡ bà con giáo dân để nói rõ những việc mà Đảng, Nhà nước ta đã làm để khắc phục hậu quả do Formosa gây ra. Thế nhưng, vì những người ác ý, đặc biệt có một số vị chức sắc tôn giáo không hợp tác, cố tình kích động giáo dân chống lại chính quyền. Từ những vụ việc đã xảy ra, ông Nguyễn Túc cho rằng: “Bà con chúng ta phải tỉnh táo hơn, phải thấy được những việc mà Đảng, Nhà nước ta đã làm sau khi xảy ra sự cố Formosa đến nay. Nếu có những gì chưa tốt thì phản ánh thông qua Ủy ban Đoàn kết công giáo các cấp, thông qua người uy tín trong giáo dân. Đừng hành động vi phạm pháp luật”.
Đáng tiếc là một số linh mục, giáo dân đã không thấm được những lời lẽ chân thành, thấu tình đạt lý nói trên. Họ hy vọng rằng, “tiếng vang” mà họ tạo ra qua mạng xã hội và truyền thông nước ngoài sẽ đến tai các tổ chức nhân quyền, tôn giáo quốc tế? Chắc chắn, một số tổ chức nhân quyền, tôn giáo quốc tế vốn thiếu thiện chí, thiếu hiểu biết về Việt Nam sẽ vớ lấy điều này làm “bằng chứng” để tạo cớ can thiệp, tác động vào Việt Nam. Nhưng họ quên là trong “thế giới phẳng” hiện nay, những điều bất lương thường không che giấu được. Về tự do tôn giáo ở Việt Nam, ông Andre Sauvageot, cựu Trưởng đại diện Tập đoàn đa quốc gia General Electric (Mỹ), chuyên viên tư vấn của Công ty Fontelm International đã chia sẻ: “Tôi thường trú ở Việt Nam đã hơn 10 năm. Theo tôi biết, Việt Nam là nước có tự do tôn giáo 100%. Ở Việt Nam, người Kinh hay người các dân tộc khác, người theo đạo hay không theo đạo, tất cả đều chung sống trong tinh thần tương trợ. Không ai phải chiến đấu để sống, vì mỗi người đều có cơ hội để sống và làm ăn. Có nhiều xã hội không được như vậy, đó là đặc tính quý báu của xã hội Việt Nam. Các cấp lãnh đạo Việt Nam đã biết nhìn xa, trông rộng để tạo ra một xã hội như vậy”.
“Tầm nhìn xa trông rộng của các cấp lãnh đạo Việt Nam” như lời ông Andre Sauvageot nói, thật ra rất giản dị, đó là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam luôn luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo, bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.
Mới đây, ngày 19-12-2016, trong Hội nghị làm việc với chức sắc cao cấp các tổ chức tôn giáo toàn quốc, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định rằng, công tác tôn giáo, hoạt động tôn giáo đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó, có cả sự xúi giục, kích động từ các thế lực xấu. Để giải quyết khó khăn, vướng mắc trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị các chức sắc cần tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng của chính quyền cùng tháo gỡ trên tinh thần xây dựng, thiện chí, khách quan, thượng tôn pháp luật, bảo đảm quyền tự do tôn giáo của mọi người, và phải: “Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối an ninh trật tự, lợi dụng chống phá Nhà nước, gây cản trở đối với Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế”. Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh cần: “Phát huy các nguồn lực tôn giáo, tạo sức lan tỏa trong xã hội, xây dựng nếp sống văn minh tốt đời, đẹp đạo, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và phát triển đất nước”.
Những người tự nhận mình “có trí thức” như linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục chắc chắn hiểu rõ điều này. Nếu họ vẫn cứ cố tình làm trái lời răn của Chúa, ngoan cố đứng ngoài vòng pháp luật, chắc chắn họ sẽ phải nhận những hình thức nghiêm trị của pháp luật.
HỒNG HẢI
Theo QDND

Về việc bắt giữ Phan Kim Khánh

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên vừa thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Phan Kim Khánh (sinh năm 1993, hộ khẩu thường trú tại xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) để điều tra về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88, Bộ luật Hình sự. Ngay sau đó, trong dư luận nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao Phan Kim Khánh bị bắt? Thậm chí có trang mạng còn tỏ ra hoài nghi khi đặt vấn đề, việc bắt giữ này có đúng luật không?
Phan Kim Khánh
Nhằm giúp dư luận hiểu rõ vấn đề, tránh những suy diễn sai lệch để kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá, chúng tôi xin làm rõ một số thông tin liên quan đến vụ việc. Qua theo dõi, nắm bắt và điều tra bước đầu, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên đã xác định, từ cuối năm 2015 đến nay, Phan Kim Khánh lập và quản trị 2 blog lấy tên là “Báo Tham nhũng” và “Tuần báo Việt Nam”; 3 trang trên mạng xã hội facebook lấy tên là “Báo Tham nhũng”, “Tuần báo Việt Nam” và “Dân chủ TV”; 2 kênh trên mạng xã hội YouTube lấy tên là “Việt Báo TV” và “Việt Nam online”... Trên các trang nói trên, Phan Kim Khánh liên tục đăng phát nhiều thông tin có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, chủ yếu được lấy từ các trang mạng phản động ở nước ngoài nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Phan Kim Khánh đã móc nối với một số đối tượng phản động, phần tử chống đối ở trong và ngoài nước để bàn bạc, trao đổi thông tin và cùng quản trị các trang mạng đó. Ngoài ra, Phan Kim Khánh còn móc nối, tham gia quản trị một số trang mạng của tổ chức khủng bố “Việt Tân” và một số tổ chức phản động ở nước ngoài để hoạt động...
Trước các tài liệu, chứng cứ mà Cơ quan An ninh điều tra thu thập được, Phan Kim Khánh đã thừa nhận hành vi phạm tội tiến hành hoạt động chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đó cũng là lý do Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên bắt giữ Phan Kim Khánh để tiếp tục điều tra, làm rõ về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 88, Bộ luật Hình sự. Việc bắt giữ Phan Kim Khánh là hoàn toàn đúng quy trình, thủ tục và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam. Đồng thời đây cũng là lời cảnh tỉnh cho các đối tượng khác đang có những biểu hiện hoạt động chống Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc và truyền thống của ông cha.
SONG HÙNG
Theo QDND

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Mưu đồ lợi dụng "tôn giáo" để kích động gây rối phá hoại

Cùng với vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề “tôn giáo” để tạo sự chống phá đa diện nhằm vào Đảng và chế độ ta. Mục đích của việc lợi dụng vấn đề này là để kích động, gây rối, phá hoại, gây mất ổn định chính trị-xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hãy cảnh giác, đấu tranh làm thất bại mưu đồ đen tối đó!

Việt Nam là nước đa tôn giáo. Mặc dù nguồn gốc, đặc điểm và thời điểm hình thành, phát triển của mỗi tôn giáo có khác nhau, nhưng nhìn chung các tôn giáo luôn có tinh thần bao dung, đoàn kết, gắn bó trong đại gia đình các dân tộc, tôn giáo Việt Nam. Cộng đồng các tôn giáo ở Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, hòa chung cùng niềm vui và nỗi đau của dân tộc trong những thời khắc lịch sử, góp phần phát triển và làm rạng rỡ nền văn hoá Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc. Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tôn giáo đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và tiếp tục phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều chức sắc tôn giáo, tăng ni, phật tử đã làm tốt việc đạo, việc đời, hướng dẫn tín đồ chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa yêu nước” được ghi nhận và tôn vinh.
Nhận thức đúng vai trò của các tôn giáo và các tín đồ tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm, chính sách đúng đắn về vấn đề này và khẳng định: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”; trên cơ sở đó, thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hệ thống giáo lý, giáo luật và quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật. Chính sách tôn giáo đúng đắn đó đã có tác dụng cổ vũ, động viên đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo phấn khởi, chung sức, chung lòng cùng cộng đồng, làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc.
Hàng vạn chư tôn, tăng, ni, phật tử, đạo hữu tham dự lễ hội Quán Thế Âm tại thành phố Đà Nẵng, ngày 16-3-2017. (Ảnh minh họa: baodanang.vn)  
Thế nhưng với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, thù địch và dã tâm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thế lực thù địch, phản động đang điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước ta thông qua chiến lược “Diễn biến hòa bình” với mọi thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Trong đó, lợi dụng vấn đề “tôn giáo” được chúng sử dụng như một vũ khí đặc biệt quan trọng để xuyên tạc, vu khống, kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất ổn định chính trị-xã hội, tiến tới chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Phương thức hoạt động chủ yếu của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị là kích động tâm lý mặc cảm, tư tưởng chống đối, hậu thuẫn về vật chất, tinh thần đối với những phần tử bất mãn, cực đoan, quá khích trong các tôn giáo; thúc đẩy thành lập các hội đoàn trái pháp luật trong xứ đạo để thách thức, chống phá chính quyền. Cùng với đó, chúng tiến hành các hoạt động chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng, gây hoang mang dư luận về sự đối lập hệ tư tưởng giữa “hữu thần” với “vô thần”, giữa thế giới quan tôn giáo với thế giới quan cộng sản hoặc vu cáo, xuyên tạc “Cộng sản diệt đạo”, “Nhà nước đàn áp tôn giáo”; từ đó, kích động mâu thuẫn, tập hợp lực lượng, tổ chức biểu tình, gây rối trật tự, mất ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn...
Đáng chú ý, thời gian qua, lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành xã hội của chính quyền các cấp về vấn đề đầu tư, ô nhiễm môi trường, giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa, … các phần tử cực đoan trong tôn giáo nói chung, công giáo nói riêng, ra sức “bới lông, tìm vết”, tổ chức các hoạt động vi phạm pháp luật Nhà nước, trái với giáo lý tôn giáo. Mới đây, trên trang mạng tiếng Việt của một hãng truyền thông nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam tung lên bài viết “Ô nhiễm môi trường đe dọa ổn định ở Việt Nam”, xuyên tạc rằng: “… hầu hết người Việt Nam bất bình với Đảng Cộng sản đã cho phép một công ty nước ngoài xả độc ra biển. Nhiều người dân miền Trung đã tham gia các cuộc biểu tình đòi Formosa và Chính phủ bồi thường quyền lợi thích đáng. Kể cả nhiều người không bị ảnh hưởng vì thảm họa này cũng bày tỏ sự bất bình...”(!),... Thế là ngay lập tức, những kẻ bất đồng chính kiến, những “nhà đấu tranh dân chủ”, một số tổ chức phản động nhân cơ hội này “theo đóm ăn tàn”, “tát nước theo mưa” nhao nhao hô hào, cổ súy “thúc giục mọi người chung tay để đấu tranh với vấn đề Formosa”. Lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và được sự tiếp tay của các thế lực phản động bên ngoài, những kẻ cực đoan đội lốt tôn giáo kêu gọi, kích động giáo dân tụ tập, biểu tình, tuần hành, gây rối, tấn công người thi hành công vụ, đập phá phương tiện, cản trở hoạt động giao thông, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Khi chính quyền thực thi chức trách theo quyền hạn thì chúng vu cáo cơ quan chức năng “đàn áp, bắt giữ và đánh đập” người tham gia biểu tình; tán phát trên mạng xã hội “Thư ngỏ”, “Bản lên tiếng”, “Kháng thư”,… với nội dung vu cáo chính quyền bao che cho Formosa, “đàn áp, đánh đập” những người đi khiếu kiện đòi quyền lợi, kêu gọi người dân khởi kiện Formosa ra Tòa án hình sự quốc tế, “cùng đứng lên đuổi Formosa khỏi Việt Nam”,...
Với mưu đồ chống phá đến cùng, những kẻ cực đoan đội lốt tôn giáo đẩy mạnh tuyên truyền, kích động “con chiên ngoan đạo” rằng: “Không ngừng duy trì nhiệt huyết và tính liên tục của các cuộc tuần hành, tụ tập đông người phản đối chính quyền và yêu cầu Formosa ra khỏi Việt Nam vào chủ nhật hằng tuần. Các cuộc tuần hành cần tập trung vào một số địa điểm nhạy cảm, đông người, như: Nhà riêng các lãnh đạo địa phương, công sở, khu công nghiệp, … tại Nghệ An, Hà Tĩnh. Lấy vụ việc Formosa làm điểm nhấn để tăng cường khoét sâu mâu thuẫn giữa giáo dân nói riêng và nhân dân nói chung với chính quyền địa phương” và ủng hộ cái gọi là “cuộc chiến” hiện tại của giáo dân. Không những thế, họ còn thay đổi phương thức tụ tập sao cho bảo đảm tính thường xuyên, liên tục và sinh hoạt, hoạt động sản xuất của giáo dân. Mưu đồ của họ là “chia giáo xứ thành nhiều bộ phận theo các họ đạo, thay nhau tụ tập vào các ngày nghỉ, ngày chính quyền tổ chức cấp phát tiền đền bù, khi cần thiết mới huy động toàn xứ đạo tham gia; thay đổi quy luật, cách thức tụ tập tuần hành...
Tiếp tay cho hành động đó, Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế/BNG (USCIRF) đã công bố tài liệu tổng kết tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, với những đánh giá thiếu khách quan khi cho rằng: Việt Nam chưa thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Tình trạng xâm phạm tự do tôn giáo vẫn diễn ra, nhiều nơi chính quyền địa phương và lực lượng an ninh thường xuyên sách nhiễu, phân biệt các tổ chức tôn giáo, bắt giữ những người “đấu tranh” cho tự do tín ngưỡng tôn giáo; đề nghị Chính phủ Mỹ cần sớm đưa Việt Nam trở lại danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC). Cùng với đó, các thành viên của cái gọi là “Đảng Việt Tân”, trú tại Mỹ thông qua các trang mạng tuyên truyền, xuyên tạc rằng: Đến thời điểm hiện tại (ngày 16-3-2017), Chính phủ Việt Nam “mới đền bù thiệt hại được một phần cho ngư dân, số tiền còn lại các cơ quan chức năng của Việt Nam gửi ngân hàng để chia chác kiếm lợi”; đồng thời, yêu cầu Việt Nam “đóng cửa” Công ty Formosa!... Thật nực cười! Chẳng hiểu họ lấy thông tin từ đâu, với tư cách gì mà có những nhận định và đòi hỏi hồ đồ như vậy. Phải chăng đây là hành động “vì dân, vì nước” của các nhà dân chủ, tổ chức lưu vong? Không, hoàn toàn không! Thực chất đó là những luận điệu lạc lõng, hại dân, hại nước, trò “lập lờ đánh lận con đen”, “đổ thêm dầu vào lửa” hòng đánh lừa dư luận, can thiệp vào tình hình tôn giáo ở Việt Nam, nhưng không che mắt được ai. Hành động của họ không vì cuộc sống của đồng bào ngư dân miền Trung mà chỉ là nhằm lợi dụng “vấn đề formosa” để kích động chống Đảng, Nhà nước và chế độ ta!
Chúng ta đều biết, đã gần một năm trôi qua, sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra là một thảm họa lớn nhất xảy ra tại Việt Nam từ trước đến nay. Để khắc phục hậu quả đó, Đảng, Chính phủ, các ban ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt bằng các giải pháp đồng bộ nhằm sớm ổn định cuộc sống và lao động của bà con ngư dân các tỉnh miền Trung. Với nỗ lực đó, đại diện Công ty Formosa đã phải công khai nhận trách nhiệm và hứa sẽ không tái phạm; đồng thời, cam kết bồi thường 500 triệu USD (tương đương hơn 11.000 tỷ đồng Việt Nam) để khắc phục sự cố nghiêm trọng này. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về mức bồi thường thiệt hại cho bà con ngư dân tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế bị thiệt hại vì sự cố môi trường biển, theo 7 nhóm đối tượng, gồm: Khai thác hải sản; nuôi trồng thủy sản; sản xuất muối; hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; dịch vụ hậu cần nghề cá; dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; thu mua, tạm trữ thủy sản. Các địa phương trong diện được đền bù đã thành lập ban quản lý, điều hành cấp phát cho bà con theo các nhóm đối tượng; Quy chế Dân chủ ở cơ sở được phát huy; những nơi làm chưa đúng được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời. Đến nay, hầu hết những người bị thiệt hại đã được đền bù và đều hài lòng, phấn khởi trước sự quan tâm hỗ trợ thỏa đáng của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, tạo niềm tin vững chắc để họ tiếp tục yên tâm bám biển, vươn khơi đánh bắt hải sản, cải thiện cuộc sống gia đình, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Thực tế là vậy, nhưng các thế lực phản động, phần tử cực đoan trong tôn giáo không những không thừa nhận, mà còn cố tình lờ đi như người không có mắt, hơn thế còn ra sức xuyên tạc, bịa đặt, “bóp méo sự thật”, “đổi trắng thay đen” về những gì đang diễn ra trên mảnh đất này. Thật nực cười, trớ trêu!
Sự chống phá quyết liệt của những kẻ cực đoan trong tôn giáo cùng sự “hà hơi, tiếp sức” của các thế lực thù địch bên ngoài nguy hiểm ở chỗ làm cho một số người “nhẹ dạ cả tin” trong bà con giáo dân lầm tưởng rằng việc làm đó là đi theo “tiếng gọi của Chúa” mang phúc lộc cho các con chiên ngoan đạo để rồi nghe lời xúi giục kích động của họ tham gia tụ tập, biểu tình, gây rối vi phạm pháp luật.
Chúng ta hãy cảnh giác, chủ động và tích cực đấu tranh lật tẩy những mưu đồ đen tối, những kẻ đeo mặt nạ trá hình đội lốt tôn giáo trước ánh sáng công lý và pháp luật. Đó là việc cần làm nhất thiết phải làm của tất cả những người Việt Nam yêu nước chân chính.
A LÂM  

Những hệ lụy từ du lịch "tour 0 đồng"

Khách du lịch bị bớt xén hành trình tham quan, bị “chặt chém”; Nhà nước bị thất thu thuế, thương hiệu du lịch quốc gia bị ảnh hưởng,... đó là các hệ lụy từ “tour 0 đồng” trong thời gian qua. Nếu không kịp thời chấn chỉnh, sự tồn tại của loại hình du lịch này có thể sẽ gây ra những hệ lụy khó lường khác.
Ngày 29-3 vừa qua, trước phản ánh của báo chí về hiện tượng một số cửa hàng chỉ bán cho khách du lịch với giá đắt đỏ, doanh thu lớn nhưng khó kiểm soát thuế đang hoạt động tại tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm (nếu có); trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo để Thủ tướng xem xét, quyết định. Ngay sau đó, ngày 31-3, UBND thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) có công văn yêu cầu 15 điểm bán hàng phục vụ du khách trên địa bàn đóng cửa, dừng ngay toàn bộ hoạt động kinh doanh trước 13 giờ cùng ngày. Đây là thái độ kiên quyết kịp thời của người đứng đầu Chính phủ cùng chính quyền địa phương để chấn chỉnh những tiêu cực trong lĩnh vực du lịch hiện nay; nhất là việc xuất hiện ồ ạt các cửa hàng chỉ bán cho khách du lịch ăn theo các “chuyến du lịch 0 đồng” (“tour 0 đồng”) đang khiến dư luận bức xúc.
Du lịch nước ngoài nhưng khách không phải tốn kém bất kỳ khoản chi phí nào cho việc tham quan - ăn - ở, đó là lời mời chào hấp dẫn của những “tour 0 đồng” đang có xu hướng nở rộ, dẫn đến hiện tượng lượng khách du lịch đến một số nước ASEAN, như Ma-lai-xi-a, Thái-lan, In-đô-nê-xi-a,… tăng mạnh. Với Việt Nam thời gian qua, tại một số tỉnh, thành phố như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Hội An (Quảng Nam),... lượng khách nước ngoài theo “tour 0 đồng” cũng tăng nhanh. Về cơ bản, các “tour 0 đồng” có cách thức hoạt động phổ biến như sau: các công ty lữ hành tổ chức “tour 0 đồng”, sau đó kết nối và bán lại cho công ty lữ hành của quốc gia được chọn làm điểm đến. Theo đó, ngay sau khi du khách hoàn thành thủ tục nhập cảnh họ sẽ được hãng lữ hành trong nước đón và đưa vào nội địa. Nơi ăn ở của khách được thu xếp với chi phí hầu hết ở mức thấp nhất, như thuê nhà nghỉ theo giờ, suất ăn giá rẻ. Câu hỏi được nhiều người quan tâm là: với giá “tour 0 đồng”, dù chi phí tham quan - ăn - ở tiết giảm đến đâu thì đơn vị lữ hành vẫn phải bỏ ra một khoản kinh phí đáng kể cho một đoàn khách trung bình từ 25 đến 30 người trong ba đến bốn ngày, vậy tại sao họ vẫn tổ chức ồ ạt các chương trình này, lợi nhuận thu về bằng cách nào? Thực tế cho thấy, dù không mất chi phí cho hoạt động tham quan, không phải lo nơi ăn chốn ở nhưng khách du lịch phải tiêu tốn nhiều tiền cho các trung tâm thương mại có giá rất đắt, chỉ chuyên phục vụ khách đi tour. Để chống thất thu với khách không muốn mua hàng, hướng dẫn viên thường gây sức ép, thậm chí bỏ rơi khách giữa lộ trình tham quan như là động thái “nhắc nhở”! Tiền thu từ bán hàng sẽ được trích phần trăm trả hoa hồng cho công ty lữ hành. Tại sao bị "chặt chém" song vẫn có đông người đăng ký “tour 0 đồng”? Đơn giản là không ít người đã bị hấp dẫn bởi lời mời gọi của các chuyến du lịch không mất phí này, họ nghĩ rằng không bị tốn kém tiền bạc mà vẫn được du lịch. Nhưng họ đâu biết số tiền họ bỏ ra mua sắm lớn hơn nhiều nếu chỉ mua tour thông thường. Họ chỉ tỉnh ngộ sau khi đã trực tiếp trải nghiệm. Trong khi đó việc được nhận tiền hoa hồng “khủng” từ các trung tâm thương mại giúp các công ty lữ hành sống khỏe. Điều này lý giải vì sao các “tour 0 đồng” cũng như các điểm bán hàng cho khách du lịch ngày càng nở rộ.
Khách du lịch đến đông nhưng lại là mối lo cho các quốc gia được “tour 0 đồng” chọn làm điểm đến, bởi loại du lịch này đã và đang gây ra những hậu quả khó lường. Hậu quả đầu tiên là Nhà nước bị thất thu thuế. Do tour không thu bất kỳ khoản chi phí nào của khách hàng cho nên Nhà nước cũng không có căn cứ để thu thuế. Bên cạnh đó, các giao dịch của số khách du lịch này tại các trung tâm thương mại hết sức sôi động, nhưng việc kiểm soát thu chi rất khó khăn, vì mọi giao dịch đều tiến hành bằng tiền mặt, giá cả không được niêm yết công khai và luôn đắt hơn từ 10 đến 15 lần so với giá mặt hàng cùng loại trên thị trường. Lợi nhuận doanh nghiệp lữ hành thu được từ lợi nhuận bán hàng tại những trung tâm thương mại là hình thức “giao dịch ngầm”, cho nên không thể kiểm soát cũng như áp thuế. Đồng thời với việc Nhà nước bị thất thu thuế, khách tham quan chịu cảnh bị "chặt chém" khiến cho cách nhìn nhận, đánh giá của họ về nơi đến cũng trở nên thiếu thiện cảm, thậm chí méo mó, lệch lạc. Mặt khác, hoạt động lẽ ra phải được coi là quan trọng nhất của các chuyến du lịch là tổ chức cho du khách tham quan, thưởng lãm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,... thường bị các đơn vị tổ chức coi nhẹ, do đặt nặng doanh thu. Hệ quả là địa điểm, nội dung tham quan bị cắt xén, hướng dẫn viên thì giới thiệu sơ sài, thậm chí đưa ra thông tin sai lệch về lịch sử, văn hóa, địa lý,... Điều này từng bị báo chí phản ánh, gây bức xức dư luận. Trước tình trạng đó, một số địa phương đã có biện pháp chấn chỉnh, như tại Đà Nẵng, Sở Du lịch đã yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành đón khách và hướng dẫn viên cần “nói không” với các hoạt động tiếp tay cho du khách làm điều vi phạm pháp luật; các lực lượng chức năng của thành phố tăng cường kiểm tra tình trạng người nước ngoài lưu trú với visa du lịch, thương nhân nhưng hoạt động du lịch trái phép; xử phạt nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm về hoạt động du lịch. Tại Quảng Ninh, đại diện Sở Du lịch tỉnh này cho biết, mô hình “tour 0 đồng” gây hệ lụy xấu cho thương hiệu du lịch Hạ Long, do đó Quảng Ninh sẽ siết hoạt động này. Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động của “tour 0 đồng” vẫn gặp nhiều khó khăn, vì có sự tiếp tay của một số doanh nghiệp và cá nhân trong nước trong việc phối hợp tổ chức tour. Bên cạnh đó, việc giám sát hoạt động kinh doanh tại các trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng tiếp đón khách du lịch theo chương trình “tour 0 đồng” cũng chưa có cơ chế đủ mạnh...
Nằm tại khu vực Đông - Nam Á và có nhiều lợi thế, Thái-lan rất coi trọng phát triển du lịch. Chính phủ đặt mục tiêu trong 20 năm tới, Thái-lan trở thành một trong năm quốc gia du lịch hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, hệ lụy xấu từ “tour 0 đồng” đã buộc nước này phải có nhiều biện pháp cứng rắn để quản lý. Theo đánh giá của Chính phủ Thái-lan, “tour 0 đồng” không mang lại lợi ích kinh tế nào cho quốc gia, mà đều rơi vào tay các đơn vị khai thác tour, thậm chí quốc gia này thất thu khoảng 305 tỷ baht (bạt), tương đương gần 9 tỷ USD mỗi năm. Chính phủ còn phải đối phó với nạn rửa tiền, trốn thuế khi khách du lịch kéo đến ồ ạt, bỏ ra nhiều tiền để mua sắm tại các trung tâm thương mại do người nước ngoài quản lý, hoặc núp dưới danh nghĩa người bản địa. Tháng 9-2016, Chính phủ Thái-lan đã tiến hành chiến dịch truy quét các đơn vị, cơ sở tổ chức, chứa chấp khách du lịch theo “tour 0 đồng”. Nước này cũng thực hiện quy định áp dụng gói tour mới với giá 1.000 baht (640.000 đồng)/người/ngày, đồng nghĩa với việc “tour 0 đồng” bị coi là bất hợp pháp. Việc áp giá tour có thể khiến cho lượng khách du lịch đến Thái-lan bị sụt giảm, nhưng theo ông V.Chatturaputpitak (V.Chát-tu-ra-pu-ti-tát), Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp lữ hành Thái-lan, thì: “Thái-lan có thể hưởng lợi từ việc du khách đến tiêu tiền, chứ không thể trả thêm phí cho các đại lý du lịch nước ngoài”.
Tại Trung Quốc đầu tháng 3 vừa qua, cơ quan quản lý du lịch nước này tuyên bố sẽ tìm mọi cách chấm dứt “tour 0 đồng” ra nước ngoài, nơi du khách thay vì được đi tham quan lại bị ép vào các khu trung tâm mua sắm với giá “trên trời”. Sự quyết liệt của Chính phủ Thái-lan, sự vào cuộc của cơ quan quản lý du lịch Trung Quốc nhằm nỗ lực làm sạch môi trường du lịch là kinh nghiệm để du lịch Việt Nam tham khảo. Trước hết là vai trò, nhiệm vụ của ngành du lịch phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch.
Có thể thấy, nguồn nuôi sống loại du lịch này chính là các trung tâm thương mại chuyên bán hàng cho khách du lịch. Nếu có biện pháp nghiêm khắc, chặt chẽ để kiểm soát các cơ sở này, như: thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh, yêu cầu công khai niêm yết giá, lập đường dây nóng giúp du khách phản ánh khi có tiêu cực, hoặc bị nhũng nhiễu,… thì tình trạng "chặt chém" khách sẽ chấm dứt. Khi không thu được lợi nhuận các “tour 0 đồng” sẽ không còn tồn tại… Với các khách sạn, nhà nghỉ thường xuyên nhận khách tour nhưng không phát sinh doanh thu hoặc doanh thu trên sổ sách ít hơn so với thực tế, cần xử phạt nghiêm khắc, thậm chí thu hồi giấy phép kinh doanh. Nếu phát hiện hướng dẫn viên “chui”, hướng dẫn viên có hành vi giới thiệu sai lệch về lịch sử, văn hóa,... Việt Nam, phải xử lý nghiêm khắc. Đã đến lúc cơ quan quản lý, tổ chức của ngành du lịch cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa để bảo vệ thương hiệu quốc gia, đồng thời ngăn chặn các hoạt động tiêu cực, vi phạm pháp luật,... đang núp bóng các “tour 0 đồng”.
ĐÔNG Á