Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

TRÁCH NHIỆM CỦA LUẬT SƯ TRƯỚC HẾT LÀ TÔN TRỌNG LUẬT

Nói tới luật thì hẳn không ai có thể nhận mình hiểu biết và tỏ tường về nó hơn các vị luật sư. Cho dù chúng ta có thuộc luật, biết luật thì cũng chỉ được xếp vào hạng mục “nắm được luật” mà thôi, còn những người luật sư họ mới chân chính là những người hiểu về luật thật sự, sống với luật và dành cả một sự tâm huyết cho những điều luật. Đó là suy nghĩ duy nhất của tôi - một công dân Việt Nam bình thường đối với những con người bảo vệ chân lý và lẽ phải bằng tất cả sự kính trọng và ngưỡng mộ. Cho đến khi tôi biết về anh - Luật sư Võ An Đôn. Tôi không biết gọi anh là luật sư liệu có làm mất đi hình ảnh của người luật sư chân chính hay không. Nếu hình dung lẽ phải là một con đường thì những người luật sư họ đóng vai trò gì trên con đường ấy? Có người sẽ là những công nhân quét rác, mà ở đây sai trái, bất công, hành vi phạm tội, tệ nạn, thói hư tật xấu chính là rác rưởi. Có người sẽ làm công nhân sửa đường, vá đắp những đoạn đường xấu, đoạn bị hỏng, đoạn cần điều chỉnh để hoàn thiện một con đường lẽ phải không có khuyết điểm. Lại có người là công nhân xây mới con đường, tìm ra hướng đi, khai sáng, tiếp tục nối dài con đường lẽ phải ấy. Và luật sư Đôn, nếu anh cũng góp mặt trên con đường này thì tôi xin được ví anh như một người đi đường thiếu trách nhiệm và vô ý thức. Trong khi mọi người đang hoàn thiện con đường ấy thì anh đã làm gì? Đứng đó và chỉ trích theo lối suy nghĩ phiến diện và kém cõi hay là dùng cái miệng của mình nói thay lời của những kẻ gièm pha, ganh tỵ.


Luật sư Đôn đã bán mình từ lúc nào ?

Nếu Võ An Đôn mà tôi nói đây chỉ là một công dân bình thường như tôi và như hàng triệu người Việt Nam khác thì không có gì đáng phải bàn, nhưng anh là một luật sư. Trường học dạy anh về luật, về lẽ phải, về công lý chứ không dạy anh xem thường luật, bẻ cong lẽ phải và hùa theo những “lí luận rởm” của những thành phần chống đối. Trên trang facebook Đôn An Võ (theo như anh khẳng định thì đó không phải facebook của anh) có chia sẻ về các đoạn video Livestream giữa Luật sư Võ An Đôn và người có tài khoản facebook là Thanh Tam Nguyen thì người trong đó hẳn anh phải thừa nhận là anh thôi và cả những lời phát ngôn đầy sự kém cỏi của anh thì càng không thể phủ nhận. Là một luật sư anh nói gì về luật pháp của đất nước: “không nghiêm minh và không công bằng”? Thế nào là không nghiêm minh và thế nào là không công bằng? Tôi muốn anh chỉ rõ ra bằng những bằng chứng cụ thể và chân thật chứ không phải ngồi đó và nói như thể cái quan điểm cá nhân của anh mới chính là luật pháp, anh thấy đúng thì là luật mà thấy không vừa lòng thì trở thành luật hỏng. Tôi xin dẫn ra một trong những phát ngôn đầy nông cạn của anh trong các chương trình Livestream mà anh đã tham gia: “…luật pháp ở Việt Nam là bảo vệ tầng lớp giai cấp thống trị, người có quyền, có chức có quyền á, và đặc biệt là liên kết với những người có tiền ý, còn cái giới mà dân đen, dân nghèo ý, thấp cổ bé họng thì là không có cơ…”. Thật sự hổ thẹn thay cho hai chữ “Luật sư” đứng đằng trước tên “Võ An Đôn” của anh. Nếu một luật pháp như thế tồn tại thì theo anh nó có tồn tại cho đến bây giờ, đợi một người như anh lên tiếng và đòi công bằng? Anh đang phủ nhận mọi thành quả của đất nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển, anh đang đi ngược lại với con đường mà biết bao thế hệ người con Việt Nam cùng cố gắng, nỗ lực nhằm đưa đất nước đi lên. Trong những lời nói của anh, anh hay dùng cụm từ “cái xã hội chủ nghĩa”, “cái chủ nghĩa Mác - Lenin”, với giọng điệu mỉa mai và coi thường sự nghiệp của dân tộc như thế thì anh Đôn nghĩ điều này có quá lố bịch hay không khi mà miệng anh lúc nào cũng nói muốn bảo vệ lợi ích người dân, muốn đi tìm công bằng, muốn xoá bỏ bất công còn hành động thì đua theo cái thói tư bản chủ nghĩa, tìm kiếm lý tưởng bên ngoài thành quả cách mạng của cả dân tộc, xem thường luật pháp và hệ thống chính trị của đất nước. Tôi muốn hỏi anh rằng anh đang đứng trên lập trường nào để lên tiếng? Tư bản chủ nghĩa chăng?

Câu hỏi của tôi hẳn phải bỏ lửng ở đó. Bởi một người không có một sự kiên định về tư tưởng, không có lập trường lý tưởng như anh Đôn thì chẳng bao giờ nhìn ra được bản chất những hành động “a dua” sai lầm của mình. Là một người luật sư trước hết phải tôn trọng luật và dựa vào luật pháp để bảo vệ công lý chứ không phải phiến diện mà phủ nhận luật pháp theo cái lý lẽ chẳng ai thừa nhận của mình. Mong rằng luật sư Đôn hãy dùng những kiến thức ngành luật của mình để vận dụng trong công tác, góp phần đem lại sự công bằng cho người dân. Đừng dùng những cái học được để phá hoại những điều tốt đẹp của đất nước. Hãy tôn trọng luật pháp và hoàn thành nghĩa vụ của một công dân Việt Nam trước hết rồi hãy nói đến hai chữ “yêu nước” sau. Hãy xứng đáng với hai chữ “luật sư” của mình.


Hoàng Nhi

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Người dân Tây Nguyên bất bình trước những việc làm sai trái của linh mục Nguyễn Đình Thục

Những ngày qua, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên bất bình trước hành vi xem thường pháp luật của linh mục Nguyễn Đình Thục đã kích động một số giáo dân tụ tập, gây rối tại Nghệ An.
Tây Nguyên là khu vực đa dân tộc, đa tôn giáo. Riêng Đắk Lắk, địa phương được xem là thủ phủ của vùng, hiện có 4 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Cao đài và Tin lành với số lượng tín đồ trên 450.000 người.

Những năm qua, các tín đồ tôn giáo luôn giữ gìn và phát huy tinh thần yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ công dân, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, sống “tốt đời đẹp đạo”.

Những ngày qua, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên bất bình trước hành vi xem thường pháp luật của linh mục Nguyễn Đình Thục đã kích động một số giáo dân tụ tập, gây rối tại Nghệ An.    
                       
Sóng di động, sóng truyền hình đã phủ vào tận buôn làng nên giờ người dân Tây Nguyên có điều kiện hơn dõi theo dòng thời sự diễn ra trên khắp địa bàn của cả nước.

Rời màn hình tivi, ông Y Siu Byă, Trưởng buôn MDuk, phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Chủ tịch Hội đồng già làng phường Ea Tam, cho biết hơn một năm qua, ông luôn dõi theo diễn tiến sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra đã được khắc phục như thế nào, thế nhưng trong những ngày qua, ông linh mục Thục (tức linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - PV) đã kêu gọi, kích động số giáo dân quá khích đến gây rối, ra sức xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật, đổi trắng thay đen làm cho một số người “nhẹ dạ cả tin” trong bà con giáo dân lầm tưởng rằng việc làm đó là đi theo tiếng gọi của Chúa, mang phúc lộc cho các con chiên ngoan đạo để rồi nghe lời xúi giục kích động của họ tham gia tụ tập, biểu tình, gây rối vi phạm pháp luật.


“Dân làng chúng tôi nhận biết được sự thật việc làm của ông linh mục nên cảnh giác. Chúng tôi kịch liệt phản đối những hành động sai trái này bởi đó là làm theo những mưu đồ đen tối, mượn danh tôn giáo. Rất cần phải đem những việc làm đó ra trước ánh sáng công lý và pháp luật”, ông Y Siu Byă nói.
Các chức sắc tôn giáo và già làng ở Tây Nguyên trao đổi kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền sống “tốt đời, đẹp đạo” ở vùng công giáo.

Không phải chỉ người dân trong buôn làng, nhiều người cùng theo đạo Công giáo tại Tây Nguyên cũng tỏ ra bất bình trước những hành động "không thể chấp nhận được" của linh mục Nguyễn Đình Thục.

Là gia đình có truyền thống nhiều đời theo đạo Công giáo, anh Lê Quốc Quang (45 tuổi), ngụ tại giáo xứ Thánh Mẫu, phường 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), đã bày tỏ sự không đồng tình với cách hành xử đi ngược lại với giáo lý của  linh mục Nguyễn Đình Thục.

Anh Quang viện dẫn: Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ra thư chung ngày 1-5-1980, khẳng định đường hướng mục vụ là: “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.

Thư mục vụ đề ra nhiệm vụ cụ thể: “Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ quốc” và “Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả Đức Tin phù hợp hơn với truyền thống dân tộc”. 

Đặc biệt, thư mục vụ còn viết: “Lòng yêu nước của chúng ta phải thiết thực, nghĩa là chúng ta phải ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước, và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do và hạnh phúc”.

“Hành vi kích động giáo dân nổi dậy, tụ tập đông người; kéo ra QL1A gây rối trật tự công cộng khiến giao thông bị ảnh hưởng; ra yêu sách đòi chính quyền phải trả những người vi phạm pháp luật Việt Nam đã bị khởi tố, bắt giam để phục vụ công tác điều tra; kích động việc bắt giữ những người thực thi nhiệm vụ trái pháp luật… là hành vi đi ngược lại với hình thức và phương pháp hoạt động của Hội đồng Giám mục Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam”, anh Quang khẳng định.

Tại giáo xứ Du Sinh, TP Đà Lạt, chị Nguyễn Thị Hà (31 tuổi) cho biết, quan điểm và hành vi của linh mục Thục thực hiện trong thời gian qua là mang tính cá nhân, cục bộ, không đại diện và thể hiện quan điểm của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

“Hành động đó rõ ràng là không chấp nhận được; cần xử lý bình đẳng trước pháp luật. Formosa gây hậu quả và đã phải chịu trách nhiệm bồi thường, khắc phục hậu quả. Không thể vin vào cớ này để lôi kéo, kích động giáo dân nổi dậy đòi hỏi những thứ không tưởng, gây mất ổn định, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc nhằm đạt thỏa mãn mục đích cá nhân. Tôi phản đối việc làm sai trái của linh mục Thục”, người phụ nữ trẻ theo đạo Công giáo này nói.

Ông KRiên (63 tuổi, ngụ tại thị trấn Lạc Dương, Lâm Đồng), cho biết theo đạo Thiên chúa từ trước năm 1975, cuối  tuần nào gia đình cũng đến giáo đường để làm lễ và cầu nguyện. “Yêu thương Chúa, dành tất cả tình yêu cho Chúa thì càng phải tuân thủ pháp luật chứ đâu thể làm càn như kiểu linh mục Nguyễn Đình Thục. Chúng tôi không chấp nhận hành động này!”.

Một giáo dân khác - chị Ka Tuyên (42 tuổi, ngụ thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương) nói: “Linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam cần dừng ngay hành vi sai trái của mình. Không được lôi kéo giáo dân vào những cuộc biểu tình, gây rối trật tự xã hội...”. Theo chị Ka Tuyên, không thể nhân danh linh mục hoặc bất cứ ai để có những hành động vi phạm pháp luật và ngược lại với quan điểm, đường lối phát triển của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Linh mục Phạm Thế Truyền, Quản xứ Giáo xứ Kim Phát, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk), nói với PV Báo CAND rằng, một khi đối mặt với một sự việc có nhiều diễn biến phức tạp, xác định mình là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, tất cả các tôn giáo đều phải cùng chung tay để giải quyết những vấn đề đó. Hầu hết tín đồ, chức sắc tôn giáo nói chung thời gian qua đã có những suy nghĩ, hành động đúng vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng thật buồn khi bên cạnh đó vẫn có một số người lại lộ bản chất lợi dụng vấn đề để phá hoại đất nước, đi ngược lại với nguyện vọng chung của nhân dân cả nước.
Điển hình như vụ việc của Formosa vừa qua, việc linh mục Nguyễn Đình Thục miệng thì hô hào, tụ tập bà con giáo dân tiến hành biểu tình đòi quyền lợi, nhưng thực tế bản chất chỉ là mượn cớ để thu hút sự “ủng hộ” từ bên ngoài để nhằm mục đích tư lợi cá nhân. Hành vi lợi dụng tôn giáo của cha Thục không chỉ tiếp tay cho kẻ xấu phá hoại đất nước mà còn đang đi ngược lại những quy định của pháp luật, đi ngược lại với giáo lý tôn giáo.
“Tôi nghĩ rằng trước những chuyện cụ thể như thế này, bà con nhất là bà con giáo dân cần phải tỉnh táo, nâng cao tinh thần cảnh giác đối với các luận điệu xuyên tạc, các thủ đoạn kích động, mua chuộc của các đối tượng xấu. Mong rằng bà con giáo dân sẽ có những suy nghĩ, có những hành động đúng đắn, tỉnh táo hơn, đặt niềm tin đúng người, đúng chỗ góp phần hài hòa lợi ích tôn giáo, lợi ích dân tộc”, Linh mục Phạm Thế Truyền bộc bạch.
Nhóm PV

Suy Gẫm Về Bài Giảng Của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp

Nếu như Giám Mục Nguyễn Thái Hợp vì tuổi già sức yếu _ đã quên không thể cảm tạ và tri ân chính quyền cùng cộng đồng dân chúng đã góp sức tạo nên những thành tựu rất kính phục của Dòng Đa Minh Việt Nam trong 50 năm qua và sẽ trong tương lai _ thì toàn thể tu sĩ của Dòng Đa Minh Việt Nam nói riêng, toàn thể Giáo Hội và giáo dân Công Giáo Việt Nam nói chung phải biết và nói lên lời tri ân và cảm tạ đó. Có như vậy mới là công bằng, công lý và hòa bình (peace) - (tác giả) - Trần Khách Quan.
Vào ngày 18/3/2017 vừa qua, tại giáo xứ Thánh Đa Minh Ba Chuông TP Hồ Chí Minh đã có đại lễ mừng 50 năm thành lập Dòng Thánh Đa Minh Việt Nam (Dominican Province in Viet Nam)
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp của giáo phận Vinh đã có một bài giảng tại buổi đại lễ. Giám Mục đã nói về lịch sử thăng trầm của Dòng Đa Minh Việt Nam, những thành quả và những dự phóng tương lai:
Thật mới lạ khi biết rằng, Dòng Đa Minh hoạt động tại Việt Nam đã gần 500 năm nay, nhưng 400 năm trước 1954 thì Dòng chỉ hoạt động ở địa phận Đông Đàng Ngoài. Năm 1954, Dòng Đa Minh di cư vào Nam.
Dòng Đa Minh Việt Nam (Dominican Province in Viet Nam) thành lập năm 1967, đến nay (2017) là 50 năm. Đặc biệt thú vị khi biết rằng, hầu hết thời gian hoạt động của Dòng, 42/50 năm, là ở dưới chính quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Từ vài chục thành viên vào năm 1954, lại bị tản mác sau biến cố 1975, đến nay Dòng Đa Minh đã xây dựng thành công với những thành quả thật đáng kính phục:
Tu sĩ tăng gấp 3 (có lẽ là so với năm 1967) với 416 thành viên, đứng hàng thứ nhì của Dòng Đa Minh Thế Giới sau Ba Lan.
. Hoạt động của Dòng Đa Minh Việt Nam trải rộng trên 17 giáo phận Việt Nam so với ngày xưa chỉ có địa phận Đông Đàng Ngoài.
. Ngoài ra, hoạt động của Dòng Đa Minh Việt Nam còn vươn ra khắp nơi trên thế giới như ở Canada, Mỹ, Úc, Ý, Pháp, Thái Lan, Lào, Hàn Quốc, v.v…
. Trung Tâm Học Vấn Đa Minh vẫn được duy trì và là nơi đầu tiên tại Việt Nam được quyền cấp văn bằng Cử Nhân Thần Học. Trung Tâm đã cùng với các chương trình đặc biệt của các tu viện Ba Chuông, Mai Khôi, Mân Côi,v.v… đào tạo tu sĩ và giáo dân.
. Dòng Đa Minh Việt Nam dự phóng sẽ nâng cấp tri thức cho linh mục, tu sĩ và giáo dân; sẽ tiến đến thành lập một Đại Học, vv…
Tóm lại : Chưa bao giờ Dòng Đa Minh Việt Nam lại có đông thành viên như vậy và lãnh vực hoạt động lại trải rộng như thế. Quả thật là những thành tựu rất đáng kính phục của Dòng Đa Minh Việt Nam chỉ trong 50 năm (1967 -2017)
. Kết thúc bài giảng, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp cảm tạ và tri ân Thiên Chúa đã ban hồng ân giúp cho Dòng Đa Minh Việt Nam xây dựng thành công những công trình to lớn.
Giờ đây, suy gẫm về bài giảng của Giám Mục, chúng ta thấy :
1). Đề nghị, nên gọi tên là “Dòng Đa Minh Việt Nam” thay vì là “Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam” (Dominican Province in Viet Nam) bởi những lẽ sau đây:
- Khi nói “Dòng Đa Minh Việt Nam” là đã xác định chính xác (không thể nhầm lẫn) về vị trí của Dòng Đa Minh Việt Nam trong Dòng Đa Minh thế giới.
Trong khi đó, nếu gọi là “Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam” thì sẽ dễ gây ra 2 sự hiểu lầm:
Thứ nhất: Sẽ có thể hiểu lầm là Dòng Đa Minh ở một tỉnh nào đó của Việt Nam.
Thứ hai: Sẽ có thể hiểu lầm Việt Nam là một tỉnh của một quốc gia nào đó. Điều này sẽ gây ra tranh cãi không nên có về chủ quyền của Việt Nam, nhất là đối với người dân ngoài Công Giáo chiếm đa số trong cấu trúc dân số Việt Nam.
2). Những thành quả to lớn, thậm chí có thế nói là thần kỳ vĩ đại, của Dòng Đa Minh Việt Nam được nói ra bởi Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, trong một buổi lễ vô cùng long trọng và với sự tham dự của rất nhiều chức sắc cao cấp của Giáo Hội, đã chứng minh được rằng: Ở Việt Nam ngày nay, không hề có sự bách hại hay ngăn cản tự do tôn giáo.
Nhưng mà thực tế hiện nay, vẫn tồn tại nhiều kẻ xoen xoét tranh đấu cho tự do tôn giáo ở VN ? Thậm chí, chúng còn không biết hổ thẹn khi thường xuyên thỉnh cầu xin xỏ ngoại bang can thiệp vào nội bộ và chủ quyền đất nước qua cái vấn đề gọi là tự do tôn giáo ! Bởi như thế, xin đồng bào và giáo dân Việt Nam hãy tỉnh thức trước những kẻ vẫn mang nặng một tinh thần nô lệ ngoại bang nhưng lại ra vẻ tranh đấu cho công lý.
3). Đối với những công trình thành công của Dòng Đa Minh Việt Nam, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp chỉ cảm tạ và tri ân Thiên Chúa thì thật là thiếu sót và đáng tiếc. Sự cảm tạ và tri ân Thiên Chúa là cần thiết, nhưng chưa đủ, bởi vì Giám Mục đã không tính đến sự cộng tác của con người đã làm cho chương trình của Chúa được thực hiện. Trong khi đó, Giám Mục lại nói đến sự cần thiết của nguyên nhân đệ nhị (hay con người) cộng tác với Chúa (là nguyên nhân đệ nhất) trong những chương trình dự phóng cho tương lai. Tuy nhiên, chúng ta có thể cảm thông được vì có thể là do tuổi già sức yếu mà Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã quên.
4). Một vấn đề kéo theo của sự suy gẫm trên đây là : Phải hiểu như thế nào cho đúng về những con người (hay đệ nhị nguyên nhân theo thần học) đã và sẽ cộng tác với Thiên Chúa trong những thành tựu của Dòng Đa Minh Việt Nam trước đây và trong tương lai?
Phải chăng, đó chỉ là những thành viên của Nhà Dòng ? – Điều này chỉ đúng một phần nhỏ, chưa đủ, nhưng phải tính đến toàn thể cái cộng đồng cùng chung sống với Nhà Dòng và đã bảo bọc cho Dòng Đa Minh Việt Nam hoạt động đi đến những thành công.
Ăn, ở, điện, nước, sức khỏe, v.v…của Nhà Dòng đều là do cộng đồng cung cấp. Đặc biệt, được an ninh để Nhà Dòng an tâm hoạt động thành công cũng là do cộng đồng.
Hãy thử suy gẫm: Nếu Dòng Đa Minh Việt Nam, cũng với cùng những nhân sự đó, nhưng nếu bị đặt trong bối cảnh của những đất nước mà Đạo Chúa bị bách hại, an ninh bị đe dọa như ở Somali, Nigeria, Ai Cập, Irak, Ấn Độ, v.v… thì chắc chắn rằng Dòng Đa Minh Việt Nam không thể nào đạt được những thành tựu to lớn như ở Việt Nam. Như vậy, là rõ ràng và không thể chối bỏ, cộng đồng dân chúng và chính quyền cũng phải là nguyên nhân thứ hai rất quan trọng và rất thiết yếu, sau nguyên nhân thứ nhất là thiên Chúa, đã cộng tác vào những thành công của Dòng Đa Minh Việt Nam trong quá khứ và sẽ trong tương lai.
Bởi những lý lẽ chính đáng trên đây: Nếu như Giám Mục Nguyễn Thái Hợp vì tuổi già sức yếu _ đã quên không thể cảm tạ và tri ân chính quyền cùng cộng đồng dân chúng đã góp sức tạo nên những thành tựu rất kính phục của Dòng Đa Minh Việt Nam trong 50 năm qua và sẽ trong tương lai _ thì toàn thể tu sĩ của Dòng Đa Minh Việt Nam nói riêng, toàn thể Giáo Hội và giáo dân Công Giáo Việt Nam nói chung phải biết và nói lên lời tri ân và cảm tạ đó. Có như vậy mới là công bằng, công lý và hòa bình (peace).
Mong thay, hãy trân trọng những nguyên nhân đệ nhất và đệ nhị (theo thần học Công Giáo) cho công trình “Công Lý và Hòa Bình”. 
Trần Khách Quan
__________________
Tham khảo :
Bài giảng của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP. - Đại lễ mừng 50 năm thành lập Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam (Dominican Province in Viet Nam)
Published on Mar 18, 2017
Đại lễ mừng 50 năm thành lập Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam tại giáo xứ Thánh Đa Minh – Ba Chuông vào ngày 18.03.2017
Thánh lễ đồng tế do đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc (TGP Sài Gòn) chủ tế. Cùng đồng tế có cha bề trên Tổng quyền Dòng Đa Minh Bruno Cadoré OP, đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp (Vinh), đức cha Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu (Bùi Chu), đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản (Ban Mê Thuột), đức cha Phêrô Trần Đình Tứ (Phú Cường), cha tổng đại diện giáo phận Xuân Lộc, cùng quý Cha Bề trên trong và ngoài nước, quý cha trong Tỉnh Dòng.

Theo sachhiem

Vì lợi ích, danh dự của nhân dân, đất nước

 Font Size:     |  
Với gần 90 triệu người con nước Việt dù sinh sống trong nước hay hải ngoại, dù già hay trẻ, dù quan niệm xã hội và tín ngưỡng - tôn giáo có khác nhau,... thì Hoàng Sa và Trường Sa luôn là vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vì thế theo tác giả Hồ Ngọc Thắng - một người Ðức gốc Việt, khi chủ quyền của Tổ quốc bị xâm phạm, mọi người Việt Nam ở nước ngoài đều rất bức xúc và tự thấy phải có trách nhiệm.
Xem - nghe - đọc từ hệ thống truyền thông Việt Nam và các nước trên thế giới về các tin tức, bình luận, phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, là người sống xa Tổ quốc, tôi hết sức phẫn nộ. Tôi càng phẫn nộ khi nhớ tới những năm tháng nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Mao Trạch Ðông đã nói: "700 triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững chắc của nhân dân Việt Nam, đất nước Trung Quốc bao la là hậu phương vững chắc của nhân dân Việt Nam". Thế mà hơn một tháng qua, Trung Quốc liên tục thực hiện các hành động có tính gây hấn, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Ðiều này làm tôi nhớ đến hai câu lục bát đã thuộc nằm lòng: "Lòng sông lòng biển dễ dò - Ai từng bẻ thước mà đo lòng người"! Sống xa quê hương gần nửa vòng trái đất, tôi thấy mình vẫn có trách nhiệm với Tổ quốc, nơi đã nuôi dưỡng tôi nên người, nơi dạy cho tôi nhiều điều hay lẽ phải, để dù mấy chục năm sống xa Tổ quốc, dòng máu Lạc Hồng vẫn chảy trong huyết quản. Vì thế, tôi hoàn toàn ủng hộ đường lối của Ðảng và Nhà nước Việt Nam là kiên quyết đấu tranh bằng biện pháp ngoại giao, hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế,... Bởi tôi biết rằng, đường lối đúng đắn đó đã kết tinh cùng lịch sử đau thương nhưng vinh quang của cha ông chúng ta, được làm nên từ mồ hôi, nước mắt và máu xương của nhiều thế hệ, trong đó có các đồng đội đã cùng tôi vượt Trường Sơn, đã ngã xuống trên chiến trường Quảng Trị.

Phần vì quan tâm đến tình hình ở quê nhà, phần vì đặc thù công việc của tôi ở cơ quan, trong thời gian gần đây tôi có đọc một số bài viết trên mạng. Ðọc và tự phân tích tôi nhận ra, trong đó có không ít bài viết của người xấu, họ muốn lợi dụng hoàn cảnh đất nước lúc này để "đục nước béo cò". Họ viết nhân danh lòng yêu nước, nhưng đọc kỹ lại thấy họ không yêu nước. Họ coi sự kiện chủ quyền đất nước bị xâm phạm là cơ hội để tuyên truyền các luận điệu xằng bậy, xuyên tạc quan điểm, đường lối của Ðảng, Nhà nước. Họ không quan tâm gì đến việc mỗi người dân cần đóng góp công sức làm cho đất nước giàu mạnh, đủ sức đương đầu với khó khăn, mà họ bới móc, xuyên tạc phục vụ mưu đồ gây hoang mang trong dân chúng, gây nghi ngờ đối với vai trò lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước. Chúng ta cần hết sức cảnh giác với các bài viết như vậy. 

Những ngày này ở CHLB Ðức và các khu vực sử dụng tiếng Ðức, các báo hằng ngày, đài truyền hình, truyền thanh thường xuyên đưa tin về tình hình trên Biển Ðông. Các tạp chí danh tiếng cũng đăng các bài viết cụ thể, thí dụ Tạp chí Spiegel Online (Tấm gương) ngày 16-5-2014 viết: Việt Nam đồng loạt cho gửi SMS đến hàng chục triệu thuê bao điện thoại di động; nội dung SMS là thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "kêu gọi mọi người Việt Nam góp phần cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc theo đúng luật pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế", "không nghe theo kẻ xấu, cùng nhau giữ gìn an ninh trật tự, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất kinh doanh". Ngày 27-5-2014, tạp chí Spiegel Online cũng tường thuật, lên án hành động của Trung Quốc khi đâm chìm tàu cá đóng bằng gỗ số hiệu ÐNa 90152 của ngư dân Ðà Nẵng, bài viết cho biết rất cụ thể: Lúc tàu chìm có 10 ngư dân trên tàu đang đánh bắt cá. Họ trích dẫn để bạn đọc hiểu đây là "hành động khủng bố" của phía Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. 

Nhờ những bản tin như vậy, bạn bè Việt Nam và bạn bè người Ðức của tôi đều hiểu tình hình Biển Ðông trở nên căng thẳng do phía Trung Quốc qua những hoạt động phi pháp, vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Một điều thú vị là một số bạn bè người Ðức của tôi rất hiểu Việt Nam. Họ có kiến thức về lịch sử Việt Nam, biết từ rất lâu và rất nhiều lần, nước Việt Nam của tôi là nạn nhân của các cuộc xâm lăng từ phương bắc; và cha ông của chúng ta đã thành công trong sự nghiệp chống ngoại xâm, giữ yên bờ cõi như thế nào. Họ biết về các sự kiện như Trung Quốc đã tiến công, chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974, chiếm đảo chìm Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988. Một đồng nghiệp của tôi đặt câu hỏi: Trung Quốc nói là yêu hòa bình nhưng tại sao lại xung đột với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines. Không thể tin Việt Nam và Philippines nhỏ bé như thế mà lại gây sự với Trung Quốc? Một người khác rất am hiểu tình hình thì cho rằng, thời đại đã khác trước, không dễ lừa dối được thế giới, loài người tiến bộ sẽ không để "cá lớn nuốt cá bé"; ngày trước khi Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, nhiều người, nhiều nước trên thế giới không đủ thông tin đã có những nhận thức sai lệch; rồi thời gian và thực tế đã chứng minh cho thế giới thấy, Việt Nam có chính nghĩa, và chính nghĩa đã giúp nhân dân Campuchia giành lại quyền sống như hôm nay. Và tôi đồng tình. 

Mấy chục năm trước, vì một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và hòa bình, chúng tôi đã ra trận. Sau này, tới nhiều nơi trên thế giới, biết tôi là người Việt Nam và từng là chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, nhiều người hỏi chúng tôi: Ðiều gì đã giúp các anh "Bộ đội Cụ Hồ" vượt qua mọi gian khổ trên đường Hồ Chí Minh, không chùn bước trên các chiến trường ác liệt? Câu trả lời là: Lòng yêu nước vô bờ bến, niềm tin rằng sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc sẽ chiến thắng. Chúng tôi luôn tin, bản lĩnh đó sẽ giúp thế hệ trẻ hôm nay vẫn tiếp tục là thế hệ ưu tú của dân tộc, không đánh mất mình vì lợi ích cá nhân hẹp hòi, yêu hòa bình và sẵn sàng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ khi Tổ quốc cần. Nhiệt huyết, ý chí đã và sẽ làm cho chúng ta có thêm sức mạnh. 

Chúng tôi rất buồn sau khi nghe bạn bè thân thiết và một số đồng nghiệp người Ðức ở cơ quan nơi tôi làm việc kể lại rằng họ đã xem những hình ảnh về hậu quả các hành vi quá khích mà một số người đã gây ra ở các tỉnh Bình Dương, Hà Tĩnh. Các hình ảnh đó ít nhiều làm xấu đi hình ảnh của người Việt Nam, làm vơi hụt thiện cảm, thiện chí bè bạn vẫn dành cho chúng ta. Ðể chứng minh cho các chính phủ, cho nhân dân thế giới thấy chúng ta có chính nghĩa, chúng ta bị xâm phạm chủ quyền thì không thể có hành vi đáng phê phán đó. Chính vì vậy, tôi thật sự yên tâm sau khi một số người bột phát có hành vi tiêu cực, được Nhà nước tuyên truyền chỉ rõ sự sai trái, mọi người đã tỉnh táo. Tôi nghĩ, nếu là người có lương tri, nếu coi lợi ích và danh dự dân tộc là các tiêu chí để xác lập vị trí, xây dựng uy tín của đất nước trong quan hệ quốc tế, thì chính lúc này lòng yêu nước sâu sắc, tập hợp thành khối đoàn kết của toàn dân phải là suy nghĩ chủ đạo chi phối mọi hành động. Không có ý muốn dạy dỗ ai, nhưng tôi nghĩ khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm, người yêu nước là người biết suy nghĩ, hành động vì lợi ích dân tộc, đặt quyền lợi, danh dự dân tộc lên trên hết. Dù sống xa Tổ quốc, tôi đã và sẽ tiếp tục thể hiện lòng yêu nước theo cách của mình. Tôi tin đồng bào của tôi ở trong nước cũng sẽ thể hiện lòng yêu nước chân chính qua ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với công việc của bản thân. Tuần hành tự phát, gây rối, kích động bạo lực, bình luận và phát tán lời nói, hình ảnh thô tục trên internet,... không phải là tính cách của người Việt Nam, không phải là hình thức thể hiện tinh thần yêu nước của người Việt Nam, mà đi ngược lại những giá trị nhân văn được cha ông xây dựng, giữ gìn, trao lại. 

Nhân đây, xin viết đôi dòng về những người mới công bố "Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước". Ðọc bài Trí thức Việt Nam gửi thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước trên VOA ngày 30-5, tôi tìm đọc văn bản đó, và gặp lại một số tên tuổi quen thuộc mấy năm nay vẫn ký dưới đủ loại "tuyên bố, thư ngỏ" đưa lên internet. Tôi nghĩ, là người dân bình thường cũng đã hiểu: Nếu lãnh đạo Ðảng và Nhà nước "buông lơi trách nhiệm của mình với nước, với dân" thì làm sao hôm nay Việt Nam có bản lĩnh mềm dẻo nhưng kiên quyết trong khi bảo vệ chủ quyền? Làm sao cán bộ, chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư có phương tiện cần thiết, hiện đại để hoàn thành nhiệm vụ? Thiết nghĩ, lực lượng nòng cốt trong đội ngũ những người Việt Nam đang xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nơi khó khăn nhất hiện nay là các đảng viên cộng sản. Ở đó, người ta không cần tới cái "lòng yêu nước" như của các vị vẫn trưng bày trên internet, trình diễn trong mấy cuộc biểu tình. Nếu thật sự là người yêu nước, là trí thức, các vị nên đi cùng nhân dân, đóng góp trí tuệ và thống nhất thành một khối với nhân dân. Ðó mới thật sự là những người yêu nước chân chính.
HỒ NGỌC THẮNG

Về một “giải thưởng” khó hiểu

Vừa qua, Liên đoàn thẩm phán Đức đã trao cái gọi “giải thưởng nhân quyền 2017” cho một người Việt Nam đang bị bắt tạm giam để điều tra vì đã có hành vi vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự khiến dư luận không khỏi băn khoăn. Vậy thực chất của sự kiện này là gì?
Mấy ngày qua, trong khi trang tiếng Việt của BBC, RFA, RFI,... và một số trang mạng đua nhau đưa tin, bình luận việc Liên đoàn thẩm phán Đức trao cái gọi “giải thưởng nhân quyền 2017” cho Nguyễn Văn Đài, thì dư luận tại CHLB Đức lại chẳng mấy quan tâm, vì họ đang dành sự chú ý tới nhiều vấn đề thời sự khác quan trọng hơn, như khủng hoảng về người di cư, những cuộc tiến công của các phần tử khủng bố, ảnh hưởng tiêu cực từ quá trình rời bỏ EU của Vương quốc Anh... Cơ bản hơn, là tình trạng trao “giải thưởng nhân quyền” ở CHLB Đức nói riêng và phương Tây nói chung đã đến mức lạm phát. Hằng năm tại CHLB Đức, nhiều thành phố, tổ chức phi chính phủ, trường đại học, nhà xuất bản, đài phát thanh, truyền hình,... vẫn trao “giải thưởng nhân quyền”, và dư luận cho rằng, việc trao giải thưởng chủ yếu nhằm đánh bóng tên tuổi, như là một bộ phận của chiến dịch tự quảng bá, cho nên nhiều người ở CHLB Đức không biết tên của một số tổ chức, nếu tổ chức đó không trao “giải thưởng” và sau đó làm rùm beng!

Với việc Liên đoàn thẩm phán Đức trao giải vừa qua, trước hết phải nhắc tới M.L. Dött (M.L. Đuết) - dân biểu Quốc hội Liên bang. Năm 1984, bà tham gia Đảng Liên minh dân chủ Kitô giáo (CDU), từ năm 1998 đến nay là dân biểu Quốc hội Liên bang. Trong bối cảnh ở CHLB Đức, các chiến dịch chạy đua trong dịp bầu cử Quốc hội Liên bang năm 2018 đã chính thức bắt đầu, người am hiểu vấn đề không thể không đặt câu hỏi, liệu bà M.L. Dött hành động từ sức ép của “sứ mệnh chính trị” hay để tạo sức hút với lá phiếu của cử tri “chống cộng”, bởi vận động trao “giải thưởng” là cơ hội tốt để bà thu hút sự chú ý? Vì một phần hoạt động của Nguyễn Văn Đài nấp dưới cái gọi “tự do tôn giáo”, cho nên cũng phải nhắc đến vai trò vận động trao giải của Tổ chức quốc tế truyền giáo Thiên chúa giáo ở thành phố Aachen (Ác-khen). Đáng chú ý là phải đề cập vai trò nhóm tự xưng “mạng lưới người bảo vệ nhân quyền”, tự đặt tên là VETO, với người điều hành là Vũ Quốc Dụng. Danh chính ngôn thuận thì nhóm này là một hội có đăng ký chính thức, hoạt động vì mục đích kinh tế, trụ sở đặt tại thành phố Bad Nauheim (Bát Nau-haim), cách thành phố Frankfurt (Phơ-ranh-phuốc) 28 km về phía bắc. Thông tin công khai về các hội ở Đức, thì hội của Vũ Quốc Dụng đăng ký tại tòa án cấp huyện thuộc thành phố Friedberg (Phơ-rít-béc), số đăng ký VeR 2847. Trên thực tế đây là tổ chức chủ yếu hoạt động xuyên tạc, vu khống, tuyên truyền chống Việt Nam. Các năm qua, dưới chiêu bài “nhân quyền”, họ cố gắng tập hợp các thành phần “chống cộng” tại CHLB Đức. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Vũ Quốc Dụng và cộng sự với cộng đồng người Việt ở CHLB Đức hầu như không có gì, có lẽ vì vậy Vũ Quốc Dụng phải gõ cửa các văn phòng dân biểu. Năm 2014, ông ta có vai trò quan trọng khi đứng ra liên hệ để đưa Lê Thị Minh Hà (vợ Nguyễn Hữu Vinh - người khi đó bị bắt, điều tra vì vi phạm Ðiều 258 Bộ luật Hình sự) sang CHLB Đức và tìm cách để bà này tiếp xúc với vài dân biểu Quốc hội Liên bang. Vũ Quốc Dụng có tham vọng là làm thế nào để Quốc hội Liên bang Đức tổ chức điều trần về nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng chiến dịch đó thất bại, ông ta chỉ làm được việc là chụp ảnh chung với vài dân biểu rồi đưa lên internet (in-tơ-nét), và tung tin sai sự thật rằng, Quốc hội Liên bang Đức đã có phiên điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam!

Liên đoàn thẩm phán Đức được thành lập ngày 1-1-1909, là một hội nghề nghiệp với thành viên là thẩm phán và kiểm sát viên của CHLB Đức. Với tư cách một hội nghề nghiệp, công việc trước hết của Liên đoàn thẩm phán Đức là chăm lo quyền lợi của thẩm phán và kiểm sát viên trong quan hệ với tòa án, viện kiểm sát... Một trong những điểm quan trọng trong tôn chỉ của Liên đoàn là bảo đảm tính độc lập của quan tòa. Tuy ra đời từ lâu, nhưng đến năm 1991, Liên đoàn thẩm phán Đức mới bắt đầu trao “giải thưởng nhân quyền”, hai năm một lần. 

Việc Liên đoàn thẩm phán Đức trao giải thưởng nhân quyền cho Nguyễn Văn Đài là mâu thuẫn với tôn chỉ của chính họ. Bởi, nếu họ “tôn vinh” một người vi phạm pháp luật Việt Nam - một quốc gia có chủ quyền, liệu họ có thể “tôn vinh” một người có tội danh tương tự ở CHLB Đức? Ở quốc gia nào cũng vậy, thẩm phán và kiểm sát viên là người có vai trò rất lớn trong bảo đảm thực thi các nguyên tắc cơ bản của hiến pháp. Các nguyên tắc cơ bản đó được cụ thể hóa ra trong các bộ luật. Nhiệm vụ đầu tiên của thẩm phán và kiểm sát viên là lo xét xử những người xem thường pháp luật, và họ là những người luôn đi đầu, giương cao khẩu hiệu “thượng tôn pháp luật”. 

Đã từ lâu, người phương Tây thừa biết việc trao đủ các loại “giải thưởng nhân quyền” là một phần của các kế hoạch tuyên truyền dưới vỏ bọc vì dân chủ, nhân quyền. Đến hôm nay, họ vẫn nhắc đến trường hợp ông J.Ziegler (J.Xíc-lờ) là một nhà xã hội học, nhà chính trị và nhà văn ở Thụy Sĩ. Từ năm 1967 đến năm 1983 và tiếp tục từ năm 1987 đến năm 1999, ông là dân biểu Geneve (Giơ-ne-vơ) và giữ một ghế trong Hội đồng Quốc gia của Đảng Dân chủ Xã hội; từ năm 2000 đến 2008, ông là Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về quyền lương thực, sau đó là Hội đồng Nhân quyền - và là thành viên của Tổ công tác LHQ về Hỗ trợ nhân đạo ở Iraq (I-rắc); từ năm 2008 đến 2012, Ziegler là thành viên Ủy ban cố vấn của Hội đồng Nhân quyền LHQ và tái đắc cử vào tháng 9-2013. Năm 2002, ông được trao “Giải thưởng nhân quyền Gaddafi” - giải thưởng chính quyền Libya (Li-bi) dưới thời Gaddafi (Ga-đa-phi) trao cho những người đã “đóng góp không mệt mỏi cho công cuộc phụng sự nhân quyền và tự do trên thế giới”, và nhiều thế lực chính trị đã gây sức ép buộc ông Ziegler phải trả lại giải thưởng. 

Trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình 3Sat về cuốn sách của ông có nhan đề Lòng hận thù đối với phương Tây, ông Ziegler cho rằng, “phương Tây hay nói về đạo đức, nhưng các nước nghèo lại cảm nhận phương Tây chỉ là một kẻ kiêu căng đối với các đòi hỏi của họ về nhân quyền. Thật may mắn là ở phương Tây, không chỉ có những kẻ kiêu căng, mà còn có những người lương tri và dũng cảm nói ra sự thật. Sự thật đó là, hàng triệu người dân ở nhiều nơi trên các châu lục vẫn sống trong tình trạng đói nghèo, chết chóc do bệnh tật, chiến tranh là hậu quả của đường lối chính trị có nguồn gốc từ phương Tây. Vì thế, nếu thật sự có lương tri, người được trao hoặc đang cổ vũ cho “giải thưởng nhân quyền” nào đó nên tham khảo và suy nghĩ chín chắn về ý kiến này; đừng vì sự khích lệ, cổ vũ của nước ngoài mà có hành động đi ngược với danh dự và lợi ích dân tộc! 
HỒ NGỌC THẮNG
Theo nhân dân

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Tiếng nói lạc lõng, làm tổn thương đến tình cảm và lợi ích của nhân dân Việt Nam - Hoa Kỳ

Ngày nay, chế độ dân chủ (chế độ xã hội và nhà nước pháp quyền hình thành dựa trên các cuộc bầu cử tự do của toàn dân) và quyền con người (QCN) là những quy định của pháp luật nhằm bảo vệ các quyền hợp pháp của tất cả mọi người trở thành hai giá trị phổ quát của cộng đồng nhân loại. Có lẽ, chỉ có những kẻ mù quáng, hoặc vì những lý do chính trị cá nhân mới phủ nhận QCN ở quốc gia này hay quốc gia khác.

Thật đáng tiếc, gần đây, Nghị sĩ Hoa Kỳ gốc Việt (bang California) Janet Nguyễn (J.Nguyễn) đã đăng tải thông tin-viết thư cho Tổng thống Hoa Kỳ hòng gây áp lực với Chính phủ Mỹ hạn chế quan hệ với Việt Nam vì lý do “nhân quyền”. Để bạn đọc trong và ngoài nước không bị bỡ ngỡ, khó hiểu về bà nghị “ngoại nhập”, tác giả bài viết này xin được cung cấp một số thông tin ngắn: Vào tháng 2 năm nay (2017)-vẫn online trên kênh YouTube), dưới tiêu đề: “Thượng nghị sĩ Mỹ gốc Việt bị tống cổ khỏi phòng họp vì xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam”. Trong clip, J.Nguyễn với giọng đầy hằn học, xấc xược đã xúc phạm cố Thượng nghị sĩ Tom Hayden và bà Jane Fonda-diễn viên điện ảnh xuất sắc Hoa Kỳ (hai người từng đến Hà Nội tham gia phản đối chiến tranh Việt Nam). J.Nguyễn còn khơi dậy hận thù, bôi nhọ chế độ xã hội và Nhà nước Việt Nam. Mặc dù người chủ trì hội nghị nhiều lần nhắc nhở, bác bỏ ý kiến của bà ta, nhưng J.Nguyễn vẫn không dừng lại, nên chủ tọa yêu cầu nhân viên an ninh đưa bà ta ra khỏi phòng họp Thượng viện California [1].   
 Ảnh minh họa.
Bây giờ xin được trở lại với nội dung cái gọi là “thư” của J.Nguyễn gửi Tổng thống Hoa Kỳ. "Thư" của J.Nguyễn viết: “Trong suốt 42 năm qua, Việt Nam chưa cho thấy bất cứ tiến bộ nào, là họ có một hồ sơ nhân quyền trong sạch, xứng đáng là đối tác với Hoa Kỳ”. J.Nguyễn và một số người đã tán phát nhiều thông tin thất thiệt nhằm áp đặt sự kỳ thị về chính trị của mình đối với chính quyền bang và hơn thế với Chính phủ Mỹ. Nhất là từ khi Chính phủ Mỹ có lời mời Thủ tướng Việt Nam thăm Hoa Kỳ và Tổng thống Hoa Kỳ có thông báo sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), theo lời mời của Chính phủ Việt Nam vào tháng 11 năm nay.
Trong cái gọi là “Thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ”, J.Nguyễn viết: “Kêu gọi ông (Tổng thống Hoa Kỳ) phải bảo đảm là vấn đề nhân quyền phải được nêu ra trước tiên trong bất cứ cuộc đối thoại nào” và “Hoa Kỳ sẽ không gia tăng quan hệ với bất cứ quốc gia nào không tôn trọng nhân quyền của người dân. Và hơn nữa, bất cứ thỏa thuận nào với Hoa Kỳ phải mang tính chất bảo vệ nhân quyền cho người dân Việt Nam”. Tất nhiên, trong “thư” của J.Nguyễn có các “chứng cứ” được copy đầy rẫy trên mạng, như: “Chính quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp bất cứ ai thách thức quyền lực của họ, bao gồm các luật sư, blogger, nhà hoạt động, tổ chức xã hội dân sự và tổ chức tôn giáo”.
Để giúp cho những ai chưa có thông tin về tình hình nhân quyền Việt Nam hiểu rõ, tác giả bài viết này xin có mấy lời phân tích về cái gọi là “thư” của bà nghị J.Nguyễn:
Trước hết, những điều J.Nguyễn nói về QCN ở Việt Nam hoàn toàn trái với sự thật. Về mặt pháp lý, cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập, ký kết hầu hết các Công ước quốc tế chủ chốt về QCN. Lần đầu tiên, Hiến pháp năm 2013 dành cả một chương (Chương II) quy định về “QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Trong chương này, các QCN, quyền và nghĩa vụ công dân được quy định một cách đầy đủ, đồng thời tương thích với hai công ước quốc tế cơ bản về QCN.
Về các quyền kinh tế-xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá, thu nhập bình quân đầu người từ 1.024USD/năm (năm 2008) đã tăng lên 2.200USD (ước tính năm 2016). Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước thu nhập trung bình thấp từ năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 13,7% (năm 2008) xuống dưới 5% (năm 2015). Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho nhóm nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Chương trình 135 “hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn” giai đoạn III (2016-2020) [2] đã được Nhà nước đầu tư 239.316,6 tỷ đồng dành cho xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Nhà nước đã dành gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng (triển khai từ tháng 6-2013) giúp người thu nhập thấp ở đô thị cải thiện chỗ ở. Gần đây, Nhà nước quyết định giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện mức lãi suất thấp cho người vay là 4,8%/năm, thời hạn cho vay tối thiểu 15 năm và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Trên lĩnh vực quyền dân sự, chính trị, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do internet: Theo thống kê, đến nay, Việt Nam đã có hơn 850 cơ quan báo in; 105 cơ quan báo điện tử; 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình.
Ngày nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam đều có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn, báo chí lớn. Hiện có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài “online”, trong đó có các kênh như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg,... Hiện có tới 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam. Nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times,...
Nhiều chuyên gia đánh giá: Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển internet hàng đầu khu vực, đặc biệt là Facebook. Theo cơ quan thống kê của mạng Facebook, hiện tại, Việt Nam có hơn 35 triệu người trên 1/3 dân số (92 triệu người) sở hữu tài khoản Facebook. Trong số đó, 21 triệu người truy cập hằng ngày thông qua thiết bị di động. Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á.
Để bảo vệ sự bình yên của xã hội, việc cơ quan an ninh theo dõi, thu thập tài liệu, chứng cứ, bắt và đưa ra xét xử đối với những người sử dụng mạng xã hội vi phạm pháp luật Việt Nam là việc làm bình thường, hơn nữa là sự cần thiết đối với mọi quốc gia trên thế giới. Về quyền của cá nhân, ở Việt Nam không ai bị bắt bớ, cầm tù nếu họ sử dụng đúng đắn các quyền của mình. Chỉ người nào có hành vi (hoạt động) vi phạm pháp luật Việt Nam với những chứng cứ cụ thể thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn, họ có những bài viết, bình luận, những văn bản, những file lưu trữ có nội dung sai sự thật-xuyên tạc lịch sử, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, dân tộc Việt Nam… làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thì mới bị xử lý theo pháp luật.
Trở lại “chứng cứ” của bà nghị J.Nguyễn cho rằng: “Vương Văn Thả và gia đình 9 người của ông hiện đang bị chính quyền Cộng sản Việt Nam quấy nhiễu, chỉ vì ông đã dám tố cáo tội ác của họ qua Facebook  YouTube”. Vậy Vương Văn Thả là ai?
Vương Văn Thả (Hai Thả) sinh năm 1969, sống ở Vĩnh Hậu, An Phú, An Giang. Y đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, trong đó đã sản xuất, tán phát nhiều đĩa VCD với nội dung xuyên tạc chế độ xã hội, chính quyền và người dân một cách thô tục. Chẳng hạn, Vương Văn Thả chửi bới người chủ trì chùa Vạn Linh ở Núi Cấm (An Giang) là “lừa đảo toàn dân trong và ngoài nước”. Rồi việc y lăng mạ, phỉ báng ông Nguyễn Tấn Đạt, đại biểu Quốc hội đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang; vụ xúc phạm ông Phạm Văn Chôm, Chánh Văn phòng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo; tiếp đến là sự vu cáo bà Đoàn Bích Thủy, Trưởng ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh Vĩnh Long… Thậm chí, vị cư sĩ quá cố-ông Thanh Sĩ (tên thật là Trần Duy Nhứt, sinh năm 1928 tại Sa Đéc, Đồng Tháp đã từng qua Nhật Bản nghiên cứu, giảng dạy Phật học và mất năm 1973) cũng bị Hai Thả lăng mạ. Sau vụ việc, Hai Thả tán phát đĩa VCD. Bức xúc trước hành vi vi phạm pháp luật của Hai Thả, đã có hơn 300 người dân ở phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ ký tên, kiến nghị xử lý thích đáng đối với Vương Văn Thả về hành vi xuyên tạc, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Qua cái gọi là “thư” và “kiến nghị” của bà nghị sĩ “ngoại nhập” thể hiện rõ những thiếu hụt tri thức tối thiểu về QCN. Chẳng hạn, bà nghị không biết rằng QCN không chỉ là quyền của cá nhân, mà còn bao gồm cả quyền của quốc gia, dân tộc. Nói về QCN ở Việt Nam, bà chỉ “bảo vệ” những kẻ đang phá hoại cuộc sống thanh bình của xã hội. Và dường như bà này không biết đến cuộc sống của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam đã thay đổi như thế nào. Về quyền của quốc gia, dân tộc, Điều 1, (Phần I), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (Hoa Kỳ đã ký kết), quy định rằng: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa…”. Quy định này mặc định rằng, bất cứ quốc gia, nhà nước nào đều có quyền xây dựng chế độ chính trị; xây dựng hệ thống pháp luật với tội danh như thế nào hoàn toàn là quyền của mỗi quốc gia, dân tộc mà không có bất cứ ai, quốc gia nào, thậm chí cả Liên hợp quốc cũng không có quyền can thiệp.
Với cái gọi là “thư”, J.Nguyễn còn cho thấy bà nghị không biết nhiều về QCN, trong đó có quyền tự do ngôn luận, báo chí. Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 quy định: “Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình…; việc thực hiện những quyền này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt… phải chịu một số hạn chế để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội” [3].
Cuối cùng, cái gọi là “thư” và “kiến nghị” của J.Nguyễn chỉ là hoang tưởng, làm tổn thương đến tình cảm và lợi ích của nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ. Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sau những bước thăng trầm, ngày nay đã đi đến ổn định và phát triển tốt đẹp. Sự kiện Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Hoa Kỳ (tháng 7-2013) mở ra một thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ, bền vững giữa hai quốc gia. Tuyên bố xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ giữa hai nguyên thủ đã xác định các nguyên tắc, nội dung và phương hướng hợp tác giữa hai bên từ chính trị và ngoại giao, kinh tế-thương mại, khoa học-công nghệ, giáo dục, môi trường đến quốc phòng-an ninh, bảo vệ và thúc đẩy QCN... Sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ (tháng 7-2015) và Tổng thống Hoa Kỳ Ô-ba-ma (B.Obama) thăm Việt Nam (tháng 5-2016) tái khẳng định những cam kết trên, đồng thời khẳng định các nguyên tắc trong quan hệ giữa hai quốc gia; đó là: “Tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau” [4].
Mới đây (ngày 19-5-2017), tại cuộc Hội thảo “Viễn cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2017 và những năm tiếp theo” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tổ chức tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu và ghi nhận sự đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Hiện đang có nhiều tập đoàn đa quốc gia đầu tư, kinh doanh thành công ở Việt Nam, trong đó có các tập đoàn của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ xếp thứ 8 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ không ngừng tăng trưởng, từ 15 tỷ USD năm 2008 tăng lên 52 tỷ USD năm 2016. Năm 2016, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2015. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn ExxonMobil đã ký Thỏa thuận khung phát triển dự án và Thỏa thuận khung hợp đồng bán khí Cá Voi Xanh với tổng giá trị khoảng 10 tỷ USD, dự kiến góp phần đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam” [5].
Vì vậy có thể khẳng định, việc bà J.Nguyễn viết cái gọi là “thư”, “kiến nghị” với Tổng thống Hoa Kỳ gây áp lực với Việt Nam về thể chế chính trị và pháp luật chỉ là chuyện hoang tưởng, làm tổn hại đến tình cảm, lợi ích của nhân dân hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ.
VỌNG ĐỨC
Theo QĐND
[1] Xem kênh YouTube
[2] “Gần 240 nghìn tỷ đồng cho chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020”, DNVN 13:45:10, ngày 12-11-2015.
[3] Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966,  Thuvienphapluat.vn.
[4] “Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ: Làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác lâu dài”, Dân trí, ngày 8-7-2015 (08:26).
[5] Chủ tịch nước Trần Đại Quang: “Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển thực chất, toàn diện”, vietnamnet.vn, ngày 19-5-2017 (16:00).

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân!

Sau khi Đoàn kiểm tra liên ngành ngừng ra quân, vỉa hè quận 1 lại bị tái chiếm đủ kiểu.
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 1.
Vỉa hè đường Nguyễn Thái Học (phường Cầu Ông Lãnh) bị lấn chiếm hoàn toàn . Người dân, du khách cứ thế phải xuống lòng đường đi bộ
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 2.
Không chỉ lấn chiếm vỉa hè, khách còn dừng xe liên tục dưới lòng đường để mua bán khiến người đi bộ khó khăn khi di chuyển dưới lòng đường.
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 3.
Vỉa hè đường Yersin cũng được nhiều người vô tư tận dụng làm nơi buôn bán, bốc dỡ hàng hóa. Nhiều quán ăn, quán nước đặt bàn ghế chi chít vỉa hè.
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 4.
Xe máy xếp kín trên vỉa hè đường Nguyễn Công Trứ, Ký Con,...
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 5.
Xe cộ tràn lan, bàn ghế đặt chi chít án ngữ hết vỉa hè nhưng không hề thấy lực lượng chức năng địa phương xử lý.
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 6.
Trên đường Phó Đức Chính, Lê Thị Hồng Gấm (phường Nguyễn Thái Bình), vỉa hè bị những người buôn bán lưu dộng lấn chiếm... Khi thấy phóng viên chụp hình, có những người xuất hiện túm áo vừa chửi, vừa đòi đánh.
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 7.
Taxi đậu xếp hàng dài trên đường Bùi Thị Xuân, Sương Nguyệt Anh, CMT8, Nguyễn Du,... để đón khách. Trước đó, những tuyến đường này từng được đoàn liên ngành nhiều lần ra quân xử lý và tình trạng đánh chiếm giảm hẳn.
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 8.
Thậm chí tài xế ô tô này còn đậu hẳn xe dưới lòng đường Phạm Ngọc Thạch rồi mở bung cửa để ăn cơm.
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 9.
Ô tô, taxi bất chấp biển báo cấm đậu dày đặc trên các con đường xung quanh công viên 30-4.
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 10.
Để lách luật, đối phó với lực lượng chức năng, các tài xế đá đèn xi nhan 2 bên, mở cốp xe rồi thản nhiên đậu trên đường cấm đậu.
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 11.
Đường Nguyễn Đình Chiểu có nhiều trường mầm non nhưng tình trạng lấn chiếm vỉa hè cũng manh nha trở lại khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Trong ảnh, ô tô đậu kín trước cửa 1 trường mầm non.
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 12.
Tại vòng xoay hồ Con Rùa, nhiều người tập trung bán hàng rong ngay biển cấm , đậu xe ngay dưới lòng đường vừa lấn chiếm khuôn viên vừa nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 13.
Một bãi giữ xe trên đường Thái văn Lung (quận 1) lấn chiếm gần hết vỉa hè.
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 14.
Trước đó, quận 1 đã thu hồi giấy phép nhằm dẹp bỏ 24 bãi giữ xe lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều bãi giữ xe vẫn hoạt động, lấn hết lối của người đi bộ.
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 15.
Từ ngày Đoàn kiểm tra liên ngành ngừng ra quân, tình trạng xe máy chạy trên vỉa hè lại phổ biến như xưa. Các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng, Tôn Đức Thắng, CMT8,... xe máy ùn ùn di chuyển lên vỉa hè để tránh kẹt xe.
Vỉa hè quận 1 như chưa có những đợt ra quân! - Ảnh 16.
Về đêm, các quán nhậu quán cà phê trên đường Hoàng Sa (phường Tân Định quận 1) cũng chiếm hết vỉa hè để kinh doanh như chưa từng có những đợt ra quân xử lý
Phóng sự ảnh: Quốc Chiến 
Theo Người Lao Động