Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP MỘT NHÀ BÁO (KỲ 1)

Hơn nghề nào hết, nghề báo đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp, song các nhà báo Việt Nam thường không được học và rèn giũa về vấn đề này nên thường có những vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng. Nhiều người, gia đình đã là nạn nhân của các nhà báo non kém nghề hoặc thiếu chuyên nghiệp, đạo đức. Các sai phạm điển hình, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của nhà báo là: Đánh gà chết, đánh hội đồng, đưa tin sai sự thật, tống tiền (Theo wikipedia).
Để cuộc sống tốt đẹp hơn chúng ta phải lên tiếng ngăn chặn những hành vi bẩn đó. Fanpage Tuổi trẻ yêu nước vừa nhận được loạt bài vạch trần chiêu trò của một phóng viên thường trú tại Phú Yên. Để bạn đọc có cái nhìn đa chiều, khách quan, trung thực. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu với các bạn loạt bài "Đạo đức nghề nghiệp một nhà báo".
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP MỘT NHÀ BÁO (KỲ 1)
Chiều mưa tại Xuân Quang 3, Đồng Xuân, Phú Yên. Tôi đi ngang qua nhà ông Lê Văn Dũng mà thật sự bức bối trong lòng về con đường đất cạnh nhà ông. Sự việc bắt đầu từ năm 2015, khi UBND xã Xuân Quang 3 có chủ trương làm đường bê tông hóa giao thông nông thôn theo Nghị quyết 75 của HĐND tỉnh, trong khi toàn thể bà con ở Xuân Quang 3 đang phấn khởi vì mùa mưa sắp tới sẽ không còn cảnh đi lại khó khăn, lầy lội nữa thì hộ nhà ông Lê Văn Dũng lại cho rằng việc đổ bê tông này đã lấn sang phần đất của gia đình ông, và ông đã tự ý trồng trụ bê tông, rào lưới B40 ngăn cản việc đổ đường bê tông. Mặc dù đã nhiều lần chính quyền địa phương đến vận động, thuyết phục gia đình ông Dũng nhưng ông vẫn không chấp hành, và vụ việc cứ thế kéo dài đến nay mà các cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết dứt điểm, chỉ vì một vài người nhận thức về pháp luật còn hạn chế mà ảnh hưởng đến chủ trương lớn của địa phương.

Điều đáng phẫn nộ hơn là lợi dụng vụ việc này, nhà báo Phi Công đã viết nhiều bài báo đăng trên báo Kinh tế nông thôn có nội dung phiến diện, một chiều, không đúng sự thật, không có cơ sở. Nhà báo Phi Công không hề liên lạc với các cơ quan chức năng để thu thập tin 02 chiều, mà chỉ nghe theo lời ông Dũng để phản ánh, sau đó xào xáo, “thêm mắm, thêm muối”, cho rằng các hộ dân và chính quyền địa phương “vừa ăn cướp, vừa làm vạ”. Đây là điều không thể chấp nhận được với tư cách một nhà báo, với việc làm như vậy, nhà báo Phi Công đã không còn giữ gìn được hình ảnh nhà báo chân chính, một nhà báo “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”. Đã thế, những bài báo này còn được photo, tán phát khắp nơi, gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người dân và an ninh trật tự tại địa phương.
Một người làm báo chân chính phải là người bảo vệ công lý và lẽ phải, không làm sai lệch, che giấu sự thật, để báo chí là công cụ để đấu tranh cách mạng, để thúc đẩy tiến bộ xã hội. Có biết bao nhà báo đã bước qua những cám dỗ đời thường, luôn trau dồi nghề nghiệp để có được ngọn bút ngày càng sắc, tấm lòng luôn sáng trong, giành trọn tâm đức, tài năng cho sự nghiệp báo chí. Tuy nhiên, việc xuất hiện những “con sâu” như nhà báo Phi Công đã đi ngược với con đường đạo đức nghề nghiệp, đây là một vết lem đối với nghề nhà báo. Các cơ quan báo chí cần phải siết chặt công tác quản lý, sớm xử lý những nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp để trả lại hình ảnh nhà báo “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” trong lòng nhân dân.
Mộc Nguyên
(Còn nữa)

Theo FB Tuổi trẻ yêu nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét