Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

PHÓNG VIÊN SA NGÃ – MỘT MỐI NGUY HẠI LỚN CHO XÃ HỘI

Như chúng ta đã biết, phóng viên là những người dùng ngòi bút của mình để nói lên những thực trạng xã hội, những góc khuất, những tin tức, sự kiện, con người,… có tầm ảnh hưởng đối với cộng đồng. Hơn ai hết, họ là những người dùng khả năng lập luận, tư duy, kiến thức tổng hợp và kỹ năng viết lách của mình để phản ánh trung thực, khách quan và sâu sắc những điều đang xảy ra trong cuộc sống. Nhưng khi những kỹ năng ấy không còn trung thực, khách quan, chính nghĩa, đi chệch quỹ đạo của đạo đức nghề nghiệp sẽ ra sao?

Phóng viên sa ngã Trần Thị Tuyết Diệu

Ví như trường hợp Trần Thị Tuyết Diệu – 1 phóng viên bị sa thải của Tòa soạn báo Phú Yên vì vi phạm những quy định của nghề báo. Khi Diệu kết bạn với Dũng Phi Hổ, ngòi bút của Diệu không còn trong sáng mà mang theo những mục đích cá nhân khi không ngừng lên án, mỉa mai, bôi nhọ đất nước và con người Việt Nam bằng những suy nghĩ phiến diện, tiêu cực và có nét thù địch trong đó. Về xuất thân, Diệu không có lý do gì để thù địch với Tổ quốc. Có lẽ vì nhận thức chưa đủ vững vàng, đúng đắn, Diệu bị tác động bởi 1 số cá nhân và trở nên chệch choạc trong tư tưởng và đưa vào cả hành động. Chính sự thiếu hiểu biết ấy đã khiến Diệu phải trả một cái giá không nhỏ: mất đi công việc đang theo đuổi đầy đam mê. Chính vì thế mà khi Diệu bị sa thải, bị tước thẻ hành nghề, đã có là 1 cú sốc cho cô phóng viên trẻ. Diệu không nhận ra rằng mình đang sai, Diệu cho rằng mình bị đối xử bất công và trở nên thù hận xã hội và biến mình thành một con thú hoang cắn xé mọi thứ xung quanh. Việc gì liên quan đến chính quyền, đến nhà nước, chế độ, dân tộc Diệu đều coi đó là miếng mồi ngon để cắn xé không kiểm soát. Nói xấu Đảng, Nhà nước, dân tộc, bôi nhọ Lãnh tụ Hồ Chí Minh, ủng hộ CNTB, quân đội Mỹ ngày trước trong chiến tranh,…. Mọi người từ khuyên nhủ, giải thích, tranh luận, chửi mắng Diệu rồi cuối cùng cũng ngó lơ. Diệu trở nên vô hình và làm mất đi tất cả mọi giá trị trong lời nói của mình một cách hoàn toàn và đó cũng là điều nhục nhã không thể chối cãi.

Những tưởng sống trong sự hoang tưởng cô độc trong thời gian dài, Diệu im lặng vì dần nhận ra được cái sai của bản thân mình nhưng không. Mới đây Diệu lại rục rịch viết bài. Lần này có vẻ Diệu “khôn” hơn khi viết theo kiểu nêu lên những tiêu cực “khách quan” của xã hội rồi lồng ghép vào đó những ý đồ cũ rích của mình: cũng là phê phán Nhà nước, phê phán chế độ, ủng hộ tư bản, đòi “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, “tự do tôn giáo”, “tự do hội họp”,… Mượn thời điểm Luật An ninh mạng có hiệu lực để đăng bài lên án như “mục tiêu tối cao của luật này là nhằm dập tắt tiếng nói phản biện của người dùng mạng xã hội facebook đối với chính quyền”.  Trong khi Diệu có vẻ không biết rằng Luật An ninh mạng đã và đang được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước vì những lợi ích mà Luật này mang lại cho đất nước và người dân Việt Nam. Diệu đặt bài viết về An ninh mạng là “Những người sợ hãi” nhưng có lẽ chính Diệu mới là người sợ hãi bởi Luật An ninh mạng có những quy định rõ ràng và cụ thể về việc làm bị nghiêm cấm mà trong đó Diệu đã nhiều lần vi phạm đến lúc các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh.

Như tại điểm a, Khoản 1, Điều 16 Luật ANM: “Tuyên truyền, xuyên tạc, phí báng chính quyền nhân dân” – Điều này hẳn là Diệu đã nhiều lần vi phạm; Điểm c, Khoản 1, Điều 16 Luật An ninh mạng: “Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc”; Điểm 3, Điều 16, Luật An ninh mạng: “a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.

Có lẽ sự ra đời của Luật An ninh mạng sẽ là một đòn chí tử cho những người đã và đang có những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức của một con dân Việt Nam như Diệu nên Diệu và một bộ phận người như vậy mới kêu gào phản đối, ra sức bôi nhọ, phủ nhận giá trị của một văn bản Luật mà có thể nói không thể không ban hành trong thời đại ngày nay. Khi không còn lý lẽ nào để gây cản trở với dư luận thêm nữa, Diệu lại mượn cái cụm từ “tự do ngôn luận” cũ rích để tiếp tục thoi thóp chống đối mà không một ai hưởng ứng. Diệu nên biết được bản thân mình đang ở đâu và có còn giá trị không trước khi hùng hồn đầu tư một bài viết “lý sự cùn” nào đó mà càng ngày càng khiến Diệu trở nên tha hóa về mặt nhận thức, thấp bé về giá trị, nhất là khi Diệu cũng đã từng là người đứng trong đội ngũ làm báo. Điều đó mới nhục nhã và đáng buồn làm sao! Và không chỉ dừng lại ở đó, nếu Diệu không biết dừng đúng lúc thì Diệu sẽ phải trả giá bằng quãng đời thanh xuân còn lại. Một lần nữa, Diệu cần phải dũng cảm bước ra khỏi vũng lầy của sự mê muội và cố chấp, tự đánh thức bản thân và biết dừng lại đúng lúc trước khi quá muộn.


Hoàng Nhi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét