Sau
tết Nguyên đán, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở hầu hết
các tỉnh, thành trong cả nước diễn biến phức tạp, số lượng F0 liên tục tăng
mạnh. Riêng ở Phú Yên, đã ghi nhận số ca F0 trong những ngày
gần đây chạm
mốc 1.200 ca/ngày và có nhiều trường hợp tử vong. Một số người đã nảy sinh
tâm lý “ai cũng sẽ là F0” với suy nghĩ “đã tiêm 3 mũi rồi, có F0 cũng
nhẹ thôi, nghỉ vài ngày sẽ khỏi” hoặc “Tiêm ba mũi + F0 = siêu kháng thể” nên
mặc sức đi du lịch, tụ tập, giao lưu... Chưa lúc nào nguy cơ nhiễm COVID-19 lại hiện hữu rõ ràng như vậy, bất kể lúc nào, ở đâu, bạn cũng có thể
trở thành F0.
Kết
quả thống kê của ngành Y tế cho thấy, mặc dù số F0 có triệu chứng nặng, phải
điều trị tại các cơ sở Y tế là không cao (chưa đến 4%) nhưng nhiều người trong
số đó đã không qua khỏi; chứng “hậu COVID-19” khá phổ biến ở những
người mắc bệnh, trong đó, khoảng 10 - 15% trường hợp tiến triển nặng và 5% trở
nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến tính mạng, sức khỏe, sinh hoạt của cá
nhân và gia đình người bệnh. Tuy chưa khẳng định chắc chắn nhưng các chuyên gia
y tế thế giới cho rằng “hậu Covid-19” sẽ tồn tại rất dai dẳng và khó điều trị.
Điều đáng lo hơn, nếu trẻ em chưa được tiêm vaccine hoặc người cao tuổi, có
bệnh nền trở thành F0 thì hậu quả sẽ rất khó dự báo.
Thực
tế cho thấy, khi một người trở thành F0, có quá nhiều vấn để nảy sinh mà khi
chưa nhiễm bệnh ta chẳng thể hình dung: Cuộc sống, sinh hoạt, công việc bị đảo
lộn; sức khỏe, thậm chí tính mạng của bản thân, người thân bị ảnh hưởng, đe
dọa; áp lực cho ngành y tế trong điều trị, hướng dẫn điều trị... Trường hợp cùng
lúc có quá nhiều người cùng nhiễm bệnh thì hệ lụy khôn lường.
Bộ
Y tế khuyến cáo người dân không nên hoang mang khi số ca nhiễm Covid-19 tăng
mạnh. Song, cần tránh tâm lý chủ quan, chờ đợi “đến lượt thành F0” vô tình làm dịch
bệnh lây lan, diễn biến phức tạp. Thực hiện nghiêm túc “5K”, tránh tụ tập, giao
lưu khi không cần thiết là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia
đình và sự an toàn của xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét