Đất nước ta có rất nhiều dòng sông, mỗi dòng sông, cây cầu
đều có nhứng sứ mệnh riêng. Có một cây cầu đã từng mang trên mình nỗi đau chia
cắt, nỗi đau chia ly của nước nhà suốt gần 2 thập kỷ nhưng đồng thời cũng là biểu
tượng cho khát vọng thống nhất non sông, Bắc – Nam sum họp một nhà trong suốt
những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đó chính là cầu Hiền Lương, nối liền
đôi bờ sông Bến Hải, thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị.
Nếu như nói dòng sông Thạch Hãn là dòng sông máu thì dòng
Bến Hải lại là dòng sông đầy nước mắt, bởi nơi đây đã chứng kiến hàng vạn cuộc
chia ly không hẹn ngày trùng phùng. Trong những năm kháng chiến khốc liệt, ở
đây được xem như khu vực phi quân sự, thế nhưng lại là tâm điểm của những cuộc
chiến lý trí, tâm lý, tư tưởng và cả sinh mạng. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, vĩ tuyến 17 – cầu Hiền Lương, sông Bến Hải này chính là nơi đánh dấu sự
chia cắt đất nước thành hai. Cột cờ Hiền Lương được xây dựng như một biểu tượng
để Nhân dân đôi bờ thấy được niềm tin, khơi nên khát vọng cháy bỏng cho ngày thống
nhất. Mặc dù quân thù có âm mưu ném bom, đánh gãy, phá huỷ nhưng lá cờ đỏ sao
vàng vẫn mãi mãi tung bay, cột cờ này gãy xuống cột cờ khác lại mọc lên, hiên
ngang trong lửa đạn như thách thức với quân thù với tinh thần và lời thề quyết tử “Ngày nào
tim còn đập thì lá cờ còn tung bay”.
Chiến
tranh dù đã lùi xa nhưng hình ảnh của chiếc cầu Hiền Lương trên dòng sông Bến Hải
và lá cờ Tổ quốc vẫn sừng sững ở đó như một chứng nhân về một thời lịch sử bi
tráng của dân tộc. Đi qua những nỗi đau chia ly, chúng ta càng thêm thấm thía
hơn về giá trị bất diệt của hoà bình, đoàn kết, sum vầy và kiên quyết giữ vững
bằng mọi giá. Tuy nhiên hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn
tiếp tục với nhiều thủ đoạn nham hiểm nhằm lôi kéo, kích động đồng bào các dân
tộc ở vùng Tây Nguyên, biến Tây Nguyên
thành khu vực mất ổn định, vùng “tự trị”, tiến tới thành lập “nhà nước Đêga độc
lập” với âm mưu tách Tây
Nguyên ra khỏi đại gia đình các dân tộc và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Nhắc
lại một thời hoa lửa Quảng Trị, cây cầu Hiền Lương và sông Bến Hải không phải để
khơi lại nỗi đau của chiến tranh, nỗi đau của sự chia ly, mất mát mà để tưởng
nhớ, biết ơn và tri ân những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do cho
dân tộc và để mỗi người biết trân quý hơn hoà bình, thống nhất, toàn vẹn non
sông mà chúng ta đang được thừa hưởng cũng như đập tan những luận điệu xuyên tạc,
bịp bợm, trắng trợn, kích động mâu thuẫn, chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch
và bọn phản động.
Hoà
Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét