Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

XÂY DỰNG THẾ TRẬN LÒNG DÂN TRONG ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

  

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, các hoạt động trên không gian mạng đã trở thành một phương tiện để mọi người thể hiện quan điểm của mình đối với các vấn đề xã hội. Bên cạnh các tác động tích cực, môi trường không gian mạng rộng lớn cũng tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, xây dựng thế trận lòng dân trên không gian mạng là vô cùng quan trọng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sự phát triển nhanh chóng của Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok, Zalo, Google,… - các nền tảng kết nối cộng đồng đã xóa nhòa ranh giới giữa không gian thực và ảo, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của con người. Bên cạnh những thông tin tích cực được tuyên truyền, các thông tin xấu, độc như những vi rút được thế lực thù địch nuôi cấy công phu, dần thâm nhập và sinh sôi trong cộng đồng, gặm nhấm các “tế bào xã hội”, gây nhiễu động, rối loạn đời sống văn hóa tinh thần của quần chúng nhân dân.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 9/2022 “Việt Nam được đánh giá là 1 trong 20 nước có tỉ lệ sử dụng Internet nhiều nhất thế giới với 68,17 triệu người dùng (chiếm 70% dân số). Khoảng 94% người dùng Việt Nam sử dụng Internet thường xuyên với thời gian sử dụng trung bình lên tới 6 tiếng mỗi ngày”. Lợi dụng sự quan tâm sử dụng mạng đã trở thành nhu cầu, ý thức của cộng đồng, các thế lực thù địch đã và đang sử dụng không gian mạng như một mặt trận chủ lực, biến hóa khôn lường, mang đến không ít thách thức, khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nói chung và bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng nói riêng.

Trên không gian ảo, người dùng có thể ẩn danh và dễ dàng thể hiện bản thân, tung tin đồn thất thiệt nhằm thu hút sự chú ý trên mạng xã hội ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Không ít người bị dẫn dắt bởi các thông tin độc hại trên mạng xã hội, tin theo những luận điệu của chúng và bị mua chuộc, trở thành công cụ phục vụ cho mưu đồ của các thế lực phản động. Thống kê gần đây cho thấy, bình quân hằng tháng các thế lực thù địch phát tán hơn 130.000 bài viết, video, clip xuyên tạc trên internet, mạng xã hội mang thông tin xấu, độc về Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, gây mất ổn định chính trị và ảnh hưởng đến kinh tế. Trong đó, riêng 06 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, các cơ quan chức năng đã thống kê xảy ra 12 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với số tiền thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.

Để không gian mạng hoạt động đúng mục đích, theo chiều hướng tích cực, trước hết chúng ta phải nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và mỗi công dân về vị trí, vai trò của internet, mạng xã hội và tạo “thế trận lòng dân” vững chắc trên không gian này, cụ thể như sau:

Một là, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý, nhằm tạo ra một không gian mạng lành mạnh, hữu ích, góp phần quan trọng vào sự phát triển đất nước. Đồng thời phải có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, răn đe những hành vi, thủ đoạn lợi dụng không gian mạng để phá hoại an ninh quốc gia - trật tự an toàn xã hội, gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

Hai là, phát huy tốt vai trò cơ quan tuyên giáo, các cơ quan thông tấn báo chí trong việc cung cấp thông tin chính thống, kịp thời định hướng dư luận trước những sự kiện lớn, các vấn đề được xã hội quan tâm. Cần nhân rộng nhiều mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả trên không gian mạng.

Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng cho Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ có đủ sức “đề kháng”, “miễn dịch” trước các thông tin xấu, độc, các vấn đề tiêu cực trên mạng xã hội. Khuyến khích, động viên để các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và mỗi công dân tham gia mạng xã hội tuân thủ đúng pháp luật, có tri thức, văn hóa. Trước hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức và lực lượng vũ trang phải gương mẫu, là hạt nhân tích cực trên không gian mạng. Cần có cơ chế để Nhân dân tham giám sát, quản lý, đấu tranh phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, những vấn đề tiêu cực và cổ vũ cái tốt, cái tích cực, theo phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”.

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Có thể khẳng định, tạo “thế trận lòng dân” vững chắc trên không gian mạng là một đòi hỏi tất yếu, khách quan, đồng thời vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Sự nghiệp tranh đấu còn dài, diễn biến còn phức tạp. Vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nhất định thắng lợi!

 

 

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2023

VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ

 

          Quần chúng nhân dân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bảo vệ an ninh trật tự trong xã hội. Bất kỳ quốc gia nào, việc bảo vệ an ninh trật tự luôn là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan.  Tuy nhiên để đảm bảo an ninh trật tự thì vai trò của quần chúng nhân dân là không thể thiếu.

          Một trong những cách quần chúng nhân dân có thể đóng góp vào việc bảo vệ an ninh trật tự là thông qua việc báo cáo các dấu hiệu, hoạt động, hành vi bất thường, bất hợp pháp đến các cơ quan chức năng liên quan, nhất là lực lượng Công an cơ sở. Như vậy, người dân có thể trở thành mắt và tai của cơ quan chức năng, giúp phát hiện và ngăn chặn các hoạt động phạm tội của bọn tội phạm.

Để phát huy quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia bảo đảm an ninh trật tự, quần chúng nhân dân cần có những hành động cụ thể như:

-Tuân thủ các quy định pháp luật: Người dân cần tuân thủ các quy định pháp luật về an ninh trật tự, không tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật, bảo vệ an toàn và trật tự trong khu vực của mình;

-Tham gia vào các hoạt động của cộng đồng: Người dân có thể tham gia vào các hoạt động của cộng đồng như tình nguyện, tham gia các câu lạc bộ hoặc các tổ chức tình nguyện để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực của mình;

-Tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về an ninh trật tự: Người dân có thể tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về an ninh trật tự để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh trật tự và cách tham gia vào các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự;

-Báo cáo các hoạt động đe dọa an ninh trật tự: Người dân có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan chức năng khi phát hiện các hoạt động đe dọa an ninh trật tự, nhằm giúp chính quyền có những thông tin để đưa ra các biện pháp phòng chống kịp thời;

-Hợp tác với cơ quan chức năng: Người dân cần hợp tác với cơ quan chức năng trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh trật tự, bao gồm việc cung cấp thông tin, giúp đỡ trong công tác điều tra, giúp đỡ trong việc bảo vệ tài sản công cộng và các cơ sở kinh doanh của người dân.

          Để phát huy được vai trò của quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ an ninh trật tự, chính quyền địa phương cơ sở cần thực hiện tốt một số biện pháp như:

-Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về tình hình an ninh trật tự: Chính quyền cần cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về tình hình an ninh trật tự trong khu vực của người dân sinh sống, giúp người dân có thể hiểu rõ hơn về tình hình an ninh trật tự và tham gia vào các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự;

- Tăng cường truyền thông và tuyên truyền: Chính quyền cần tăng cường truyền thông và tuyên truyền về tầm quan trọng của vai trò của quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ an ninh trật tự. Những thông điệp này có thể được truyền tải thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc các chương trình giáo dục;

- Phát triển các chương trình giáo dục về an ninh trật tự: Chính quyền cần phát triển các chương trình giáo dục về an ninh trật tự cho người dân, giúp họ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bảo vệ an ninh trật tự và cách tham gia vào các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự;

- Thực hiện chế độ chính sách khen thưởng: Chính quyền cần áp dụng chế độ chính sách khen thưởng để khuyến khích, động viên người dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự. Các hình thức khuyến khích có thể là khen thưởng, tặng quà hoặc chế độ đãi ngộ đối với những người dân có đóng góp tích cực trong việc bảo vệ an ninh trật tự.

SỰ HỐI HẬN MUỘN MÀNG KHI CỐ TÌNH XEM THƯỜNG KỶ CƯƠNG, PHÉP NƯỚC


 

Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản một số địa phương ven biển ở khu vực miền Trung, trong đó có thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên hoạt động khá sôi động với sự biến động tăng đột biến giá đất trên thị trường mà người dân địa phương gọi là thời kỳ “sốt giá đất” chưa từng có. Nhiều người dân vì hám lợi, hoặc có trường hợp tin nghe theo lời xúi giục, kích động của đối tượng xấu với nhiều mục đích, ý đồ khác nhau về kinh tế, chính trị nên một số người đã bất chấp pháp luật, đạo đức đánh đổ tình cảm gia đình thân thuộc và tình làng nghĩa xóm để giành giật, tranh chấp bằng được những thửa đất có giá. Từ đó làm phát sinh những mâu thuẫn trong gia đình, xóm làng ngày càng gay gắt, có trường hợp dẫn đến cải vã, xô xát đánh nhau gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, nhiều trường hợp bất chấp “kỷ cương phép nước”, “luân thường đạo lý” cố tình khiếu kiện phức tạp, nói xấu, xuyên tạc hoạt động của cơ quan công quyền thực thi pháp luật.

Được biết ở thị xã Sông Cầu, tại một xã ven biển có trường hợp vợ chồng ông Huỳnh H mua lại một mảnh đất của vợ chồng ông Trần D vào năm 1999, sau đó vợ chồng ông H cho vợ chồng Đỗ B để ở và trông coi đất giúp cho vợ chồng ông H (vì vợ của Đỗ B là em ruột ông H). Quá trình sinh sống trên mảnh đất này, vợ chồng B đã tự ý sửa chữa ngôi nhà cấp 4 có sẵn trên đất để làm phòng ở, bếp, trồng thêm một số cây xanh. Đến năm 2017, khi giá đất bắt đầu “sốt cao” thì giữa vợ chồng ông B phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng mảnh đất và nhà ở nói trên với vợ chồng ông H. Cùng thời điểm này, vợ chồng B có sở hữu 01 thửa đất được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định, nhưng vợ chồng B không sử dụng để ở mà sang nhượng (bán) cho người khác và tiếp tục ở trên mảnh đất của vợ chồng ông H.

Trước sự việc đó, vợ chồng ông H đã khởi kiện và được Tòa án có thẩm quyền xét xử, ban hành bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật tuyên vợ chồng B phải trả nhà, giao nhà, giao quyền sử dụng đất cho vợ chng ông H. Tuy nhiên, với mục đích giành lấy mảnh đất trên, vợ chồng B không đồng ý với bản án phúc thẩm, có đơn khiếu nại, đề nghị giám đốc thẩm nhưng Tòa án có thẩm quyền bác đơn của vợ chồng B. Mặc dù, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã nhiều lần giải thích, vận động, thuyết phục và tạo điều kiện để vợ chồng B chấp hành bản án bằng cách bố trí nơi ở tạm cho gia đình B trong thời gian tìm nơi ở mới nhưng vợ chồng B vẫn ngoan cố không chấp hành. Trước thái độ và hành động bất chấp pháp luật của vợ chồng B, cơ quan thực thi pháp luật phải tiến hành cưỡng chế đối với vợ chồng B trả nhà, giao nhà, giao quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông H. Tuy nhiên, sau khi Hội đồng cưỡng chế hoàn thành nhiệm vụ thì vợ chồng B quay trở lại thửa đất đã được cưỡng chế tiếp tục đưa các vật dụng vào mảnh đất và tự xây dựng một nhà tự chế và tiếp tục ở. Chính quyền xã đã lập tổ công tác tiến hành 03 lần đến lập biên bản vi phạm, đồng thời tiếp tục vận động vợ chồng B chấp hành nhưng vợ chồng B vẫn ngoan cố không chấp hành và còn đưa ra yêu sách yêu cầu vợ chồng ông H phải cho mình một mảnh đất trong mảnh đất của vợ chồng ông H hoặc phải trả tiền công trông coi, tu bổ mảnh đất thì mới đồng ý thi hành bản án trên; nhiều lần vợ chồng ông H đến thì bị vợ chồng B xua đuổi, hăm dọa không cho vào mảnh đất thuộc sở hữu hợp pháp của vợ chồng ông H.

Sự việc xảy ra kéo dài hơn 05 năm đã gây ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ chồng ông H, làm ảnh hưởng đến việc hoạt động bình thường của các cơ quan hoạt động tư pháp trong việc quản lý Nhà nước và thi hành pháp luật, gây dư luận xấu trong nhân dân.

Vợ chồng B dù với bất cứ động cơ, mục đích gì thì trong trường hợp này vợ chồng B có điều kiện mà không chấp hành bản án đã có hiệu lực mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế và chính quyền địa phương đã nhiều lần tuyên truyền, giải thích, vận động chấp hành. Hành vi này đã xâm phạm đến sự hoạt động đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án của cơ quan thực thi pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng ông H đối với mảnh đất nói trên nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành vào cuộc xác minh, điều tra vụ việc. Lúc đầu, vợ chồng B vẫn không hợp tác, cho đến khi cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra Lệnh Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với vợ chồng B về tội Không chấp hành án”, theo quy định tại khoản 1 Điều 380 Bộ luật hình sự thì vợ chồng B mới hối hận về hành vi của mình và tự nguyện trả lại mảnh đất cho vợ chồng ông H. Tuy nhiên, sự hối hận đã muộn.

* Thiết nghĩ, qua sự việc trên nếu không vì mục đích hám lợi, xem thường pháp luật, “kỷ cương, phép nước” thì không đến nỗi vợ chồng B phải chuẩn bị ra trước vành móng ngựa và đối diện với bản án công minh, nghiêm khắc mà Tòa án sẽ tuyên sắp tới. Liệu sự hối hận lúc này phải chăng đã quá muộn màng.

Mỗi người dân cần tự nâng cao nhận thức pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật và tôn trọng quyền lợi hợp pháp của người khác được pháp luật bảo vệ, như Điều 46 Hiến pháp nước ta đã nêu rõ: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”. Tuyệt đối không nghe theo lời xúi giục, dụ dỗ hay kích động của những người ngoài cuộc, vì biết đâu đó là những đối tượng có ý đồ cá nhân đen tối, lợi dụng sự hám lợi, thiếu hiểu biết và cả tin của một số người dân để gây mất lòng tin của người dân với các cơ quan Nhà nước để rồi chính bản thân mình phải vướng vào vòng lao lý.

 


CẢNH GIÁC VỚI HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN MÊ TÍN DỊ ĐOAN, LÔI KÉO THAM GIA TÀ ĐẠO TRÊN MẠNG XÃ HỘI

 

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Theo thống kê chưa đầy đủ cho thấy, cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ở Việt Nam còn xuất hiện một số loại hình tín ngưỡng, tôn giáo mới pha tạp những yếu tố mê tín dị đoan như: Hội Thánh đức Chúa trời mẹ, đạo bà Điền, đạo Dừa... Có những hiện tượng tôn giáo mới nhưng mang đậm chất tà đạo, tạp đạo như “Thanh Hải vô thượng sư”, “tà đạo Hà Mon”, “Bà Cô Dợ”, “Tin Lành Đề Ga”, “Dương Văn Mình”, “Pháp Luân Công”... Ngoài ra, nhiều địa phương nổi lên hoạt động mê tín dị đoan trá hình dưới hình thức xem tử vi, bói toán, đoán vận mệnh kết hợp với “đuổi tà ma”, “trục vong đeo bám”... Những hiện tượng, tín ngưỡng tôn giáo này đều có một điểm chung là không được Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động do được lập ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Được biết ở Phú Yên có một số tôn giáo hợp pháp, được công nhận tư cách pháp nhân đang hoạt động như: Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài … Thực tế cho thấy, các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đều mang những nét đặc trưng riêng nhưng có một điểm chung độ là hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ và có sự dung hợp, đan xen, hòa đồng với truyền thống, văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, vẫn có một số hội, nhóm tín ngưỡng, hiện tượng tôn giáo mới hoạt động bao như: Thanh Hải Vô Thượng Sư, Pháp Luân Công, Ân Điển Cún Rỗi, tất cả số này là không hợp pháp, chưa được công nhận...

Hoạt động của các hội, nhóm tín ngưỡng, tôn giáo mới có nhiều tác động, ảnh hưởng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, tiềm ẩn phức tạp tình hình ANTT như:

-    Tuyên truyền, tán phát các tài liệu chưa được cấp phép lưu hành hoặc chưa rõ nguồn gốc, nội dung chưa được kiểm định nhằm lôi kéo người tham gia (sách, tạp chí, ấn phẩm...) tại các nơi tập trung đông người như công viên, khu du lịch...

-    Các nội dung tuyên truyền có sự pha tạp, vay mượn, chắp vá từ các tôn giáo chính thống và tín ngưỡng khác, đồng thời thần thánh hóa người sáng lập; làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế gia đình, tác động xấu đến thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, là tác nhân chính nảy sinh, gây mâu thuẫn, bức xúc trong gia đình và xã hội (đập bỏ bàn thờ, bát hương, không thờ cúng ông bà, tổ tiên; gỉa đình ly tán, bỏ bê công việc, học hành; khi ốm đau không đi khám điều trị chữa bệnh tại các cơ sở y tế, chữa bệnh bằng phương pháp mê tín dị đoan...).

-    Hoạt động của các hội, nhóm tín ngưỡng, tôn giáo mới dễ bị các thế lực thù địch, phản động bên ngoài lợi dụng lôi kéo, tập hợp lực lượng gây phức tạp vê ANTT hoặc xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Chính vì vậy, cần nhận diện đúng đắn những loại hình tín ngưỡng, tôn giáo có yếu tổ mê tín dị đoan, các tà đạo, tạp đạo nêu trên, nâng cao nhận thức của mỗi người dân. Qua đó, giúp chúng ta hiểu rõ đâu là chính đạo, đâu là tà đạo, nắm được tác hại của các tà đạo, tạp đạo đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân và những ảnh hưởng xấu đến an ninh, an toàn xã hội, từ đó hình thành tính tự giác trong công tác phòng ngừa, tham gia đấu tranh ngăn ngừa hoạt động của các tà đạo./.

Minh Nhật

 

 

CHUNG TAY XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG MẠNG LÀNH MẠNH, ĐẨY LÙI NHỮNG THÔNG TIN SAI TRÁI

 

Trong những năm gần đây, với nhng tiện ích to lớn, ứng dụng hữu ích, cùng tốc độ lan truyền nhanh chóng, không gian mạng đã trở thành diễn đàn chia sẻ và phản biện xã hội của người dân trên toàn cầu. Không gian mạng đã và đang trở thành công cụ hàng đầu đề các thế lực thù địch lợi dụng phát tán những thông tin xấu độc, xuyên tạc, chống phá gây tác động xâu đến tư tưởng cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân.

Chúng sử dụng các trang blog, mạng xã hội, hàng chục đài phát thanh, phát hình bằng Tiếng Việt qua các kênh internet, hàng trăm báo, tạp chí, nhà xuất ban tiếng Việt, hàng ngàn Website...; lập ra nhiều trang web nhân danh các tổ chức với tên gọi “chính nghĩa” như: “đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực”, “phản biện xã hội”, “hiến kế cho Đảng”,... để bình luận, xuyên tạc, hạ thấp uy tín, làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước. Chúng đăng tải, chia sẻ các thông tin sai trái, tiêu cực, không chính thống lên trang mạng xã hội và Internet đế hướng lái, dẫn dắt dư luận theo chiều hướng tiêu cực, làm cho người đọc mơ hồ, mất cảnh giác tạo nên sự hoài nghi, phản kháng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thúc đẩy hình thành các tổ chức “xã hội dân sự trá hình”...

Trong những năm qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã kịp thời phát hiện ngăn chặn và đẩy lùi nhiều âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, giữ vũng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố và tăng cường niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn sẽ tiếp tục sử dụng không gian mạng là một trong những mặt trận chính để chống phá. Do đó, chúng ta cần sử dụng mạng xã hội hiệu quả, an toàn; cùng nhau chia sẻ thông tin tích cực; đấu tranh, phản bác những thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp sức bảo vệ Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước.

Bên cạnh đó, mỗi chúng ta, người sử dụng không gian mạng cần hết sức cảnh giác, úng xử đúng mực, có văn hóa khi giao tiếp trên mạng xã hội, sáng suốt kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà mình quan tâm. Tuyệt đối không nên đăng tải, chia sẻ nhũng hình ảnh thông tin chưa được xác thực, nội dung không rõ ràng, tiêu cực, xuyên tạc gây hoang mang dư luận./.

TAQ

 

 

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC

 

          Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ và 02 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Trong khi Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đang quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại tìm cách đưa ra những luận điệu sai trái, ngụy tạo để xuyên tạc, kích động chống phá về chủ quyền biển, đảo và công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Chúng ta hoàn toàn có đầy đủ căn cứ khoa học một cách vững chắc cả về lịch sử và pháp lý phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, trong đó có 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy, từng cán bộ, đảng viên và Nhân dân cần nhận thức rõ về đường lối, chính sách bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đây là quan điểm, chủ trương thể hiện định hướng chiến lược để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo của Tổ quốc. Chúng ta xác định giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, do đó cần kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.

Biển, đảo chính là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, là phần lãnh thổ quan trọng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy, trách nhiệm của mỗi công dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo là đặc biệt quan trọng. Mỗi chúng ta cần nắm vững quan điểm của Đảng, có định hướng lý tưởng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.

 

 

                                                                     

 

 

NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VẤN NẠN SĂN BẮT GIUN ĐẤT

 

          Thời gian gần đây, tại các tỉnh như: Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Bắc Giang, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa,… nổi lên tình trạng người dân bắt giun đất để bán cho thương lái Trung Quốc dẫn đến tận diệt giun đất và hủy hoại môi trường nông nghiệp. Cách thức để bắt giun là kích điện xuống đất để các loại giun to, nhỏ dần ngoi lên mặt đất. Giun đất được bán với giá dao động từ 1-1,2 triệu đồng/kg, có lúc lên tới 1,5 triệu đồng/kg đã thu hút số lượng lớn người dân vì lợi nhuận mà thực hiện hành vi.

          Hậu quả của hành vi này là sau khi người dân kích điện bắt giun đất, cây trồng bị ảnh hưởng bộ rễ, vàng lá và chết. Qua thời gian, chất lượng đất canh tác giảm sút, phá vỡ sự đa dạng sinh học, độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng tiêu cực cho sinh trưởng, phát triển cây trồng, đồng thời có nguy cơ gây tai nạn, đe dọa tính mạng con người và động vật.

          Có thể nói, giun đất có vai trò quan trọng với hệ sinh thái đất, là “mạch máu” nuôi đất, giúp cho đất tơi xốp, thoát nước và giữ ẩm; phân giun là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng, đặc biệt giun đất có lợi ích tạo lỗ thông làm cho nước mưa thẩm thấu vào lòng đất, là nguồn dự trữ nước ngầm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế cho con người.

          Vì vậy, mỗi người dân hãy vì an toàn tính mạng của bản thân và cộng đồng, vì sự phát triển của nền nông nghiệp ở địa phương và không vì lợi ích trước mắt mà tận diệt giun đất.