Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2024

TÁC HẠI KHI TRẺ EM SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

 

Với sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, trẻ em ngày nay có thể hội nhập vào môi trường Internet để học tập, giao lưu, kết nối bạn bè hoặc vui chơi  giải trí; có cơ hội tiếp cận với nguồn tài nguyên kiến thức và giải trí vô tận, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh; nhiều trẻ có thể thành thạo ngoại ngữ, đạt kết quả học tập cao, hoàn thiện các kỹ năng, tự tin giao tiếp... qua việc học trên Internet.


Tuy nhiên, trên Internet không chỉ tồn tại những cái hay, cái đẹp, cái tích cực, mà còn tồn tại cả các vấn đề  tiêu cực, nhất là không khó để tìm thấy những nội dung: Ăn uống mất vệ sinh; bạo lực; đồi trụy; phá hoại tài sản; chửi tục, chửi thề, vu khống hoặc ủng hộ lối sống  giang hồ... được đăng tải trên các mạng xã hội.  Các nghiên cứu chứng minh rằng những nội dung xấu, độc hại trên Internet ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sức khỏe, tinh thần nếu được tiếp cận thường xuyên đến người xem, đặc biệt là trẻ em, lứa tuổi đang hình thành và phát triển tư  duy, trong đó: 

=> Dễ tạo ra chứng “nghiện” truy cập mạng, chơi game online... bởi khi sử  dụng Internet trẻ thường không biết giới hạn phù hợp, nếu truy cập mạng thường xuyên, lâu dài dễ gây ra các hội chứng sang chấn tâm lý, bất ổn về tâm thần, ảo giác, tổn hại về sức khỏe, khó hồi phục. 

=> Dễ dẫn đến sống ảo, khiến tinh thần trẻ em rơi vào thế giới ảo, trở nên cá nhân hơn, riêng tư hơn, phụ huynh sẽ khó khăn trong quản lý, bảo vệ con em mình, nhất là dễ bị lôi kéo “chạy” theo các thần tượng ảo, tham gia các trào lưu xấu, bạo  lực, nhạy cảm, bị dụ dỗ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. 

=> Có nguy cơ bị xâm hại khi các hình ảnh trẻ em được ghi, quay, chụp lại, phát tán trên mạng Internet bị các đối tượng xấu lợi dụng để thu thập thông tin cá nhân, cắt, ghép để quảng cáo các nội dung không phù hợp.

 Để có một không gian mạng trong sạch, an toàn cho trẻ em, chúng ta cần:

=> Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, cảnh báo các em  học sinh về việc sử dụng Internet an toàn. 

=> Gia đình là người kiểm duyệt nội dung cho trẻ, lựa chọn nội dung, hình  thức giải trí phù hợp, nhất là tạo nhiều hoạt động vui chơi, giải trí trong đời sống thực tế thay vì trên mạng xã hội. 

=> Cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, triệt xóa và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi phát tán những thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

=> Cộng đồng xã hội cần lên án mạnh mẽ, thậm chí phải tẩy chay đối với  các ứng dụng, trang web, người phát tán nội dung độc hại. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét