Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Sao Việt nói không với “lưỡi bò”

Sau khi Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) đưa ra phán quyết làm nức lòng những người tôn trọng sự thật, bác bỏ “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc trên biển Đông, nhiều ngôi sao nổi tiếng trên màn ảnh Hoa ngữ đã công khai phản đối, trong đó có những cái tên rất quen thuộc với khán giả Việt Nam như Triệu Vy, Phạm Băng Băng, Lưu Diệc Phi, Huỳnh Hiểu Minh… Điều này ngay lập tức vấp phải phản ứng gay gắt của cư dân mạng, trong đó có hàng loạt sao Việt. Họ lên tiếng ủng hộ phán quyết của PCA và đăng tải trên trang cá nhân hình ảnh nói không với “đường lưỡi bò”. Đặc biệt, một đài phát thanh - truyền hình ở khu vực Nam Trung Bộ đã dừng phát sóng một bộ phim Trung Quốc do Huỳnh Hiểu Minh thủ vai chính.

Trong hàng loạt sao Việt lên tiếng ủng hộ phán quyết của PCA, đáng chú ý là những chia sẻ rất riêng và cũng rất khảng khái của Nghệ sĩ Ưu tú Thành Lộc trên trang facebook cá nhân. Sẽ có người cho rằng Thành Lộc quá cực đoan khi từ chối tham gia vở kịch “Lôi vũ” mà anh đã thành công nhiều với vai Chu Xung, trong đợt kỷ niệm một sự kiện của hội chuyên ngành về sân khấu. Cũng có người bảo anh dại, khi từ chối làm đại sứ hình ảnh cho một sản phẩm của Trung Quốc, “đính kèm” chuyến du lịch miễn phí qua Bắc Kinh mù bụi. Nhưng quan điểm của Nghệ sĩ Ưu tú Thành Lộc rất rõ ràng: “Không thể viện lý do nghệ thuật khác với chính trị để chính mình tự làm tổn thương lòng tự trọng dân tộc của mình”. Anh nhắn nhủ: “Các văn nghệ sĩ, các fan hâm mộ những soái ca, tỉ tỉ, những thứ ngôn tình hay nam thần ngọc nữ gì đó... hãy tỉnh táo và sáng suốt mà lo bảo vệ những giá trị văn hóa Việt… Tôi không kêu gọi kỳ thị mà tôi kêu gọi sự thức tỉnh! Nghệ sĩ Việt trước hết phải là công dân Việt!”.

Còn với mấy dòng ngắn gọn, MC Phan Anh khẳng định: “Trung Quốc cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”.


MC Phan Anh, một trong rất nhiều sao Việt phản đối “đường lưỡi bò” trên trang facebook cá nhân 

Hình ảnh nói không với “đường lưỡi bò” liên tục xuất hiện trên trang cá nhân của các nghệ sĩ. Không chỉ sao Việt mà ngay cả ca sĩ người Mỹ cũng lên tiếng trước yêu sách ngang ngược, vô lý của Trung Quốc cũng như sự hùa theo của các sao Hoa ngữ. Kyo York, chàng trai Mỹ đã “phải lòng” Việt Nam, chia sẻ rằng anh từng nói không với lời mời làm đại diện hình ảnh cho một hãng hàng không và công ty du lịch để quảng bá các tour sang Trung Quốc, đơn giản bởi “việc quảng bá du lịch Việt Nam cũng đã đủ cho mình niềm hứng khởi với hành trình khám phá bản thân”. Kyo York viết trên trang cá nhân: “… Khi những con người làm nghệ thuật đã lên tiếng xấc xược về chủ quyền thì việc ngưỡng mộ thần tượng của các bạn cũng nên xem lại. Vì chúng ta phải sống và giữ gìn bờ cõi chứ không thể sống để ca ngợi những nghệ sĩ Trung Quốc đang có tư duy muốn xâm hại chính lãnh thổ của dân tộc mình. Tôi là một nghệ sĩ người Mỹ - hiện hoạt động và đồng hành cùng Việt Nam, nên tinh thần và trách nhiệm bảo vệ, yêu mến và giữ gìn mọi giá trị của Việt Nam cũng là một phần trách nhiệm. Có thể chịu nhiều phán xét nhưng suy cho cùng tôi thấy mình cần chia sẻ điều lẽ phải”.

Trong sự kiện nóng hổi này, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận đã lên tiếng bảo vệ lẽ phải bằng cách đơn giản: Dừng phát sóng bộ phim Trung Quốc “Tân bến Thượng Hải” do Huỳnh Hiểu Minh, người đã ký tên phản đối phán quyết của PCA, thủ vai chính. Đây là một quyết định hợp lòng khán giả và có thể nói là rất mạnh dạn. Qua sự việc trên, công chúng cả nước mới biết rằng vào tháng 5/2015, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 xâm phạm vùng biển của Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận cũng đã dừng phát sóng phim Trung Quốc để phản đối.

Những ngày qua, fans của Triệu Vy, Phạm Băng Băng, Huỳnh Hiểu Minh… ở Việt Nam vô cùng thất vọng khi “tỉ tỉ”, “soái ca” lại lên tiếng ủng hộ cái gọi là “đường lưỡi bò”. Tuy nhiên điều này cũng không có gì khó hiểu, khi các ngôi sao Trung Quốc đã được nhồi nhét vào đầu từ thuở nảo thuở nào rằng biển Đông là cái ao làng của họ! Suy nghĩ đó “đóng đinh” vào tâm trí, khó mà “gỡ” ra được. Cũng rất có thể, họ vừa được nhà cầm quyền “bật đèn xanh”. Tuy nhiên, bằng việc lên tiếng ủng hộ yêu sách vô cùng phi lý, các sao Hoa ngữ đã tự làm xấu hình ảnh của mình ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Và bạn trẻ người Việt nào trót coi họ là thần tượng hẳn phải xem lại, bởi đúng như những người có ý thức về chủ quyền đất nước đã khẳng định: “Thần tượng chỉ để xem mặt, còn Tổ quốc phải ở trong tim!”.

YÊN LAN

Vị thế của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Nhân việc Hội Ân xá quốc tế mới đây đưa ra một bản báo cáo thiếu khách quan và thiếu trung thực về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu với bạn đọc bài viết “Việt Nam không ngừng tăng cường vị thế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc”được đăng trên trang mạng http://www.sharh.uz của U-dơ-bê-ki-xtan.

Bài báo nhấn mạnh sự phát triển kinh tế của Việt Nam đi đôi với việc đạt được bước tiến lớn trong bảo vệ quyền con người trong hơn 70 năm độc lập...   
Trong năm 2014, Việt Nam chính thức trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế và vai trò tại các diễn đàn của tổ chức liên chính phủ hàng đầu này của LHQ trong lĩnh vực quyền con người và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Lần đầu tiên trên cương vị thành viên chính thức của UNHRC, Việt Nam đã thể hiện mình là một thành viên tích cực và có trách nhiệm trong việc giải quyết những thách thức chung trong lĩnh vực nhân quyền. Tại hàng trăm kỳ họp và thảo luận về bảo vệ quyền con người, Việt Nam ​​tích cực bày tỏ quan điểm về các nội dung cụ thể của chương trình nghị sự liên quan đến các quyền kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và tự do ngôn luận và báo chí.
Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào việc dự thảo các nghị quyết và quyết định của UNHRC trên cơ sở ủng hộ cách tiếp cận cân bằng, toàn diện, bảo đảm quyền lợi và đồng thuận của tất cả các bên. Hoạt động tích cực của Việt Nam trong UNHRC cũng được thể hiện qua việc thực thi nghiêm túc Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (Universal Periodic Review) - cơ chế quan trọng nhất của UNHRC, cũng như qua việc thực hiện nghiêm túc các cam kết liên quan đến nhân quyền.
Việt Nam rất coi trọng đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền. Là một thành viên của UNHRC, Việt Nam ủng hộ giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Trong 2 năm qua, Việt Nam áp dụng các cơ chế khác nhau của UNHRC một cách hài hòa và hiệu quả nhằm khẳng định quan điểm nói trên. Bằng cách tham gia diễn đàn này, Việt Nam kêu gọi tăng cường đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia thành viên, coi việc bảo đảm nhân quyền là trách nhiệm của mỗi quốc gia trên cơ sở mỗi quốc gia phải độc lập xác định các biện pháp bảo đảm nhân quyền phù hợp với tình hình kinh tế, văn hóa xã hội và lịch sử đất nước của mình. Tham gia vào các định chế đa phương của UNHRC tạo cơ hội cho Việt Nam bày tỏ quan điểm về các vấn đề khác nhau liên quan đến việc đấu tranh chống bạo lực và phân biệt đối xử, buôn người, bảo đảm các quyền của phụ nữ và trẻ em. Đến nay, Việt Nam đã tham gia soạn thảo hơn 30 nghị quyết về các vấn đề trên, qua đó củng cố hiểu biết chung của của cộng đồng quốc tế về các giá trị quyền con người. Có thể nói Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại đa phương tích cực, đóng góp đáng kể vào thảo luận và dự thảo các văn kiện nhân quyền của Liên hợp quốc.
Sau hơn 70 năm thành lập, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc bảo vệ các quyền con người. Những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người được thể hiện trong nhiều khía cạnh, bao gồm luật hóa tất cả các vấn đề liên quan đến quyền con người, và xây dựng một quốc gia pháp quyền. Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả tích cực trong việc thực hiện các chính sách giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Điều đáng chú ý là Hiến pháp năm 2013 có 36 điều về quyền con người và quyền công dân. Những quyền này, cũng như các điều kiện bảo đảm an sinh cho nhân dân, được phản ánh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa - xã hội. Hiện nay, các dự án sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 đều dành ưu tiên quan trọng cho quyền con người. Việt Nam tham gia 7 trong 9 văn kiện nhân quyền quốc tế. Từ năm 2009 đến nay, 25 đạo luật quan trọng đã được Quốc hội Việt Nam thông qua và sửa đổi, đó là một cơ sở pháp lý đáng tin cậy cho việc tôn trọng và thực hiện các quyền con người. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã thông qua và thực hiện 41 chiến lược quốc gia và chương trình phát triển kinh tế-xã hội, trong đó ưu tiên các thành phần dễ bị tổn thương trong xã hội. Hiện tại, pháp luật Việt Nam khẳng định tất cả các quyền của dân tộc thiểu số, được quy định tại Điều 5 của Hiến pháp.
Việt Nam cũng đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trong lĩnh vực quyền con người theo Công ước LHQ về Quyền con người. Kể từ khi phê chuẩn Công ước LHQ về Quyền Trẻ em, Việt Nam đã xây dựng và nỗ lực thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, cũng như kiên trì vận động để nâng cao nhận ​​thức của các tầng lớp xã hội về quyền trẻ em. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số cam kết quan trọng để bảo vệ quyền trẻ em được chăm sóc nuôi dưỡng, học tập, sử dụng nước sạch và sống trong điều kiện vệ sinh tốt nhất. Đây là nỗ lực to lớn của Việt Nam để bảo đảm trẻ em được sống và phát triển trong một môi trường lành mạnh và an toàn.
Ở Việt Nam, rất nhiều các hội, hiệp hội và tổ chức hoạt động theo nguyên tắc Nhà nước sẽ bảo đảm mọi lợi ích chính đáng của công dân, trong đó có quyền lập hội. Điều 10 của Hiến pháp Việt Nam năm 1946 quy định: "Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài." Điều 25 của Hiến pháp năm 1959 một lần nữa khẳng định: "Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó". Điều 67 của Hiến pháp năm 1980 quy định: "Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do biểu tình phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân. Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó". Điều 69 của Hiến pháp năm 1992 quy định: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật". Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội và biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".
Việt Nam rất coi trọng vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo và quản lý đất nước. Để đạt mục tiêu tăng số lượng nữ Đại biểu Quốc hội đến 35%, trong danh sách ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XIV quy định cơ cấu ít nhất 35% đại biểu là phụ nữ.
Sau cuộc bỏ phiếu vào ngày 31-3-2016, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã trở thành Chủ tịch mới của Quốc hội Việt Nam. Bà là người phụ nữ đầu tiên được bầu vào vị trí cao nhất trong lịch sử 70 năm của cơ quan lập pháp tối cao Việt Nam. Sự kiện này là một sự tiếp nối của những đổi mới trong hoạt động của Quốc hội, cũng như khẳng định sự bình đẳng giới ở Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội là một trong bốn vị trí cao nhất trong bộ máy nhà nước. Bà hy vọng sẽ đưa ra nhiều sáng kiến ​​để hoàn thiện các hoạt động của Quốc hội và tạo bước đột phá, đáp ứng nguyện vọng của cử tri cả nước. Đến nay, Việt Nam đã ban hành và tích cực thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện các quyền con người trong thực tế, để bảo đảm một cuộc sống tự do, công bằng và hạnh phúc cho mọi người dân.
LÊ XUÂN KHANH (giới thiệu)

Cần ứng xử đặc biệt với tác phẩm văn học

Để có các tác phẩm văn học có giá trị tư tưởng - nghệ thuật cao, nhà văn, nhà kinh doanh sách, nhà phê bình cần nhận thức tác phẩm văn học là hàng hóa đặc biệt. Từ đó, cùng có trách nhiệm hướng tới mục đích chung vì một nền văn học phát triển lành mạnh.
Kinh tế thị trường không chỉ có các ưu việt mà còn có những mặt trái tiêu cực. Không ít người đang coi kinh tế thị trường là cơ hội trục lợi, và họ trục lợi bằng mọi giá với rất nhiều mánh lới chụp giật, lừa đảo, tùy tiện, thậm chí là bất chấp nhân tính,... Hiện tượng này cũng ảnh hưởng tới thị trường văn học. Có tác giả coi kinh tế thị trường là sự sàng lọc mà qua đó, chỉ nhà văn thực tài mới có thể tồn tại, điều đó đúng song không phải tất cả. Bởi trên thực tế, từ quan niệm méo mó về kinh tế thị trường với mục đích vì lợi nhuận mà cuộc sàng lọc này nhiều khi như đã bị biến thành nơi giúp một số người chỉ lựa chọn những gì bán được, bán chạy, bán đắt,... Các cuốn sách bị đình chỉ phát hành và thu hồi, phản ứng của báo chí và dư luận về một số cuốn sách, sự tôn vinh một số tác giả mà bản thân họ chỉ mới làm ra vài giá trị nhất thời, chưa chứng tỏ khả năng sáng tạo giá trị đích thực và tồn tại chủ yếu nhờ cổ xúy của báo chí, thậm chí sau thời gian ngắn không còn bóng dáng trên văn đàn,… là minh chứng cho thấy sự nhộn nhạo trong sáng tạo các giá trị văn học. Về tình trạng này, một nhà phê bình, dịch giả và biên tập viên viết trên blog: “Tôi là một editor, nghĩa vụ của tôi là xem các bản thảo gửi đến. Tôi đã từ chối vô số bản thảo (tôi không đứng về phe phá rừng), kể cả những bản thảo từ những người nghĩ rằng một khi họ là bạn tôi thì tôi sẽ phải in sách của họ, tôi đã nói với không ít người là thôi, đừng viết nữa, trong đó một số, sau cơn tức tối ban đầu, hiểu là tôi đúng. Một số người khác thì không hiểu; nhưng trời mới hiểu nổi tại sao họ lại không hiểu”!
Là hàng hóa đặc biệt, có giá trị đặc thù, liên quan các giá trị chân - thiện - mỹ, đến sự hình thành nhân cách, sự lành mạnh đời sống tinh thần con người và xã hội, giúp con người giải trí một cách trong sáng,... cho nên việc sáng tạo giá trị tác phẩm văn học và quảng bá giá trị sử dụng tác phẩm cần được ứng xử một cách đặc biệt, không thể đánh đồng với hàng hóa tiêu dùng khác. Lịch sử văn học cho thấy tác phẩm được đánh giá cao không đến một cách ngẫu nhiên mà là kết quả của quá trình tìm tòi, sáng tạo lao tâm, khổ tứ, hao tổn công sức. Giá trị tác phẩm văn học khó có thể ra đời từ sự hời hợt, cảm tính, thiếu tri thức và sự trải nghiệm, càng khó ra đời khi tác giả bị cuốn theo thị hiếu thời thượng. Một nền văn học mà ở đó nhà văn chủ yếu chạy theo, chiều theo thị hiếu thời thượng của một bộ phận người đọc sẽ chỉ là nền văn học của lễ hội, không phải là văn học của cuộc sống. Bởi khi lễ hội qua rồi thì cờ quạt, trống phách cất vào kho, chờ tới hội sau, còn khách thập phương lại lục tục tìm đến hội khác. Chạy theo, chiều theo thị hiếu có thể đem đến lợi ích vật chất nhất định, sự nổi tiếng nhất thời cho nhà văn, nhưng khó có thể sản sinh ra giá trị văn học lớn. Tác phẩm nổi tiếng nhất thời có thể đáp ứng nhu cầu thời sự, giúp bạn đọc thỏa mãn trong thời gian nhất định, nhưng khi vấn đề thời sự mới xuất hiện và tác phẩm khác thay thế, thì tác phẩm vốn được coi nổi tiếng trước đó lập tức rơi vào quên lãng.
Mỗi nhà văn cần tìm ra cách thức giải quyết hài hòa quan hệ giữa giá trị trường tồn với giá trị nhất thời, không nên mải mê với giá trị nhất thời mà lãng quên giá trị trường tồn. Dù phải mưu sinh, nhà văn vẫn cần trải nghiệm, tích lũy, suy ngẫm, trăn trở để viết từ sự câu thúc nội tâm, viết như là không thể không cầm bút hướng tới tác phẩm có giá trị đối với xã hội, con người. Đó là các giá trị đôi khi không gắn với điều to tát, vĩ mô mà là cái hằng ngày với “vỉa quặng nhân tính” lấp lánh ẩn giấu phía sau ngôn từ dung dị, cấu trúc mở một cách hoàn hảo để mỗi thế hệ lại khai thác từ đó các ý nghĩa, vẻ đẹp xuyên thời gian, xuyên không gian, có khả năng đến với bạn đọc ở những không gian văn hóa khác. Làm được như vậy, nhà văn không những sáng tạo nên giá trị văn hóa cho dân tộc và đất nước mình, mà còn đóng góp vào văn hóa nhân loại, qua đó tầm vóc của nhà văn được khẳng định. Nếu tác phẩm chứa đựng giá trị chân - thiện - mỹ đích thực, ngầm ẩn những ý nghĩa vô giá thì nỗ lực của nhà văn vẫn được đền đáp, bạn đọc tìm đến với tác phẩm, giới xuất bản và phát hành cũng không dễ ngoảnh mặt làm ngơ.
Xã hội đang tạo ra nhiều cơ hội để tác phẩm văn học có thể đến với công chúng, vấn đề là nhà văn sẽ viết như thế nào, sẽ sáng tạo ra sao. Điều này luôn cần thiết với mọi tác giả, nhất là các tác giả trẻ, vì dường như một số người trong số họ vì thấy xuất bản tác phẩm dễ dàng, được giới truyền thông dễ dãi cổ xúy mà ngỡ viết văn như là “cuộc chơi”. Gần đây, sau khi nhận một giải thưởng văn học, một cây bút trẻ lên facebook bày tỏ ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết và kêu gọi bạn đọc đóng góp; kỳ khôi là cây bút này cho rằng nếu thiếu sự đóng góp tiền bạc thì tác phẩm khó hoàn thành, vậy chẳng hóa ra là viết vì tiền, không vì văn học? Và có thể coi sự ồn ào quanh tác phẩm Thành kỳ ý là thí dụ về sự hạn chế tri thức và sự hiểu biết sẽ dẫn tới kết quả như thế nào. Tác giả và một số đơn vị truyền thông rộn rã đề cập tới một cuốn sách khó xác định thể loại, lúc gọi là “tiểu thuyết lịch sử”, lúc lại gọi là “tiểu thuyết lãng mạn mang yếu tố lịch sử”, còn Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở) tiếng Việt thì coi đó là “tiểu thuyết ngôn tình”! Tuy nhiên rất nhanh chóng, tác phẩm bị phát hiện đạo văn, dù đã phải đứng ra xin lỗi song tác giả vẫn lên facebook ca ngợi tác phẩm của mình: “Điều tôi nghe nhiều nhất thời gian gần đây chính là câu: Thành kỳ ý dùng lịch sử để PR. Cá nhân tôi thì nghĩ ngược lại, rằng Thành kỳ ý đang PR cho lịch sử Việt Nam, giống như cách mà Hoàng hậu Ki PR cho lịch sử Hàn Quốc, giống như cách mà Bộ bộ kinh tâm PR cho lịch sử Trung Quốc”! Thử hỏi có người đọc nào ở Việt Nam đồng tình với việc đạo văn để “PR cho lịch sử Việt Nam”? Cũng phải lưu ý, phim truyền hình nhiều tập Hoàng hậu Ki là phim dã sử, Bộ bộ kinh tâm của Đồng Hoa là truyện kiếm hiệp, phim truyền hình nhiều tập Bộ bộ kinh tâm là phim cổ trang; vì thế nếu hiểu lịch sử là gì, dã sử, kiếm hiệp, cổ trang là gì thì khó thể coi dã sử, kiếm hiệp, cổ trang lại có thể… PR cho lịch sử!
Với doanh nhân kinh doanh sách, nếu thật sự yêu văn học và muốn đóng góp vào sự phát triển của văn học nước nhà, hãy xuất bản các tác phẩm có giá trị tư tưởng - nghệ thuật cao, có ý nghĩa sâu sắc, rộng rãi đối với đời sống tinh thần của con người, không chỉ nhằm vào thị hiếu dễ dãi của một bộ phận người đọc; không làm ra những cuốn sách có cái giá “trên trời” để sớm thu hồi vốn, hoặc móc túi người mua. Hơn nữa, không phải hễ cứ kinh doanh văn hóa phẩm, kinh doanh sách văn học sẽ nghiễm nhiên trở thành người yêu văn hóa, yêu văn học. Không dễ để được xã hội công nhận là người yêu văn hóa, yêu văn học, vì tình yêu ấy được đánh giá qua việc đã làm, không qua lời nói. Vì không thể coi là người yêu văn hóa, yêu văn học khi xuất bản, phát hành mấy cuốn sách bậy bạ, nhảm nhí; không từ thủ đoạn nào, kể cả đánh lừa người đọc để bán được sách. Là doanh nhân chân chính, hãy góp phần tăng giá trị sử dụng của tác phẩm văn học bằng cách lựa chọn, quảng bá những giá trị văn học đích thực. Khi tác phẩm được bạn đọc tìm mua, thì lợi nhuận sẽ không còn là nỗi lo đến mức phải dùng thủ pháp tiêu cực của thương trường để thu hồi vốn.
Không có chứng cứ khẳng định một số nhà phê bình đã viết vì lợi nhuận, nhưng căn cứ vào hiện tượng sau khi một số tác phẩm xoàng xĩnh được xuất bản, lập tức một số nhà phê bình lại hăng hái ca ngợi, không thể không nghĩ tới năng lực thẩm định, động cơ làm việc, và liệu có thể tin những việc làm này là nỗ lực góp phần phát triển văn học, là hướng dẫn hữu ích với người đọc? Một hiện tượng đáng lo ngại là sau khi báo chí phê phán một tác phẩm hay vấn đề văn học nào đó thì một số nhà phê bình mới hăng hái “nói theo”, trong khi đúng ra, họ phải là người lên tiếng trước! Khi một số nhà phê bình tự hạ thấp uy tín qua việc ca ngợi mấy điều vô bổ thì việc phê bình, đánh giá tác phẩm văn học cũng là điều đáng bàn. Trước tình trạng ít nhiều còn nhốn nháo của thị trường văn học, nhà phê bình phải là người đi tiên phong đưa ra ý kiến đánh giá nghiêm túc, đúng mực để khẳng định các giá trị tích cực, lành mạnh của tác phẩm văn học, đồng thời kịp thời lên tiếng phê phán một cách có lý, có tình nếu xuất hiện tác phẩm chứa đựng yếu tố tác động tiêu cực tới nhận thức thẩm mỹ, nhận thức xã hội của bạn đọc, qua đó góp phần sàng lọc, giúp bạn đọc lựa chọn,... Và sự tin cậy của bạn đọc, uy tín của giới phê bình, uy tín của chính nhà phê bình cũng từ đó mà ra.
Từ thực tế văn học, từ tính chất của công việc mà giữa nhà văn, nhà kinh doanh sách và giới phê bình luôn có mối tương tác, có liên đới trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm với bạn đọc, rộng hơn là trách nhiệm với xã hội. Mối tương tác, sự liên đới đòi hỏi nhà văn, nhà kinh doanh, nhà phê bình luôn cần có tiếng nói chung. Mà để có tiếng nói chung, điều cơ bản là phải nhận thức được tác phẩm văn học là hàng hóa đặc biệt, từ đó có thái độ ứng xử đặc biệt hướng tới mục đích chung là vì sự phát triển lành mạnh - đời sống tinh thần xã hội.
HÒA PHONG

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Sự xuyên tạc của “Hội ân xá quốc tế”

Cách đây không lâu, tổ chức có cái tên rất kêu (và dễ gây ra ngộ nhận cho người đọc là một tổ chức của LHQ), “Hội ân xá quốc tế” (Amnesty Intenational-AXQT) đã đưa ra một bản “báo cáo” về tình trạng tù nhân trong các trại giam ở Việt Nam.

Thông tin từ Đài châu Á tự do (RFA) cho rằng, đây là “một công trình nghiên cứu của ông John Coughlan” (nhân viên, đặc trách nghiên cứu về Việt Nam) được thực hiện bằng "phỏng vấn qua điện thoại, email". Trong báo cáo này ông John Coughlan viết: Các “tù nhân lương tâm” tại Việt Nam luôn “bị tra tấn và ngược đãi” với những chứng cứ như: “Bị cách ly” khi giam giữ hoặc bị “cưỡng bức mất tích”. “Quyền về sức khỏe” của họ luôn bị  “từ chối”, một số trường hợp các “tù nhân lương tâm chỉ nhận được thuốc kém phẩm chất”...
Phần cuối bản báo cáo, ông John Coughlan (được AXQT đồng ý) “kiến nghị”: “Chấm dứt việc bắt bớ và lập tức trả tự do cho các tù nhân lương tâm”; “Chấm dứt việc tra tấn và đối xử tàn bạo tại các đồn công an, trại giam”; “Sửa đổi các bộ luật hình sự, luật tố tụng hình sự và luật về thi hành tạm giữ và tạm giam”...
Trước hết, như mọi người đều biết, quyền tự quyết của các dân tộc đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc, 1945 và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, 1948. Quyền này bao gồm quyền lựa chọn chế độ chính trị, thiết lập thể chế quốc gia, trong đó bao hàm pháp luật nhằm bảo vệ quyền công dân, quyền con người. Đây là quyền của mọi quốc gia, dân tộc mà không có ai có quyền can thiệp, kể cả Liên hợp quốc. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam do nhân dân Việt Nam quyết định. Hơn nữa các quy định trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam cho đến nay đã tương thích với luật pháp quốc tế, trong đó có quyền con người. Thế nhưng, dưới danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền”, AXQT đưa ra báo cáo với những nội dung sai trái và “kiến nghị” không thể chấp nhận được. Có thể nói, những chứng cứ và “kiến nghị” của AXQT thực chất là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Chẳng hạn AXQT bao che, bảo vệ cho các hành vi vi phạm “Tội xâm phạm an ninh quốc gia” (như “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79-Bộ luật Hình sự, 1999; “Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” hoặc vi phạm “Tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính” (chẳng hạn như “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (Điều 258-Bộ luật Hình sự 1999).
Những cáo buộc trong báo cáo của AXQT nêu trên, chẳng những sai sự thật, mà còn thể hiện những quan điểm chính trị, nhân quyền trái với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Đó là chưa nói đến báo cáo của AXQT được soạn thảo một cách phiến diện, cẩu thả, vô căn cứ. Chẳng hạn báo cáo chỉ “bảo vệ” quyền cho các “tù nhân lương tâm” (đây là khái niệm mơ hồ, không có trong ngôn ngữ pháp luật Việt Nam cũng như ngôn ngữ pháp luật của các quốc gia khác). Tư liệu của báo cáo dựa trên các cuộc “phỏng vấn qua điện thoại, email”. Trong khi báo cáo lại đưa ra những chứng cứ như: Tù nhân “Bị tra tấn đánh đập dã man”, “bị cách ly” hoặc bị “cưỡng bức mất tích”… Tại sao AXQT không nghĩ rằng, những kẻ kỳ thị, chống phá chế độ xã hội Việt Nam có thể cung cấp cho ông John Coughlan những thông tin giả tạo? Tại sao ông John Coughlan và AXQT không lấy thông tin từ những chính sách, pháp luật hiện hành của Việt Nam, qua những cán bộ công chức của nhà nước, là những người có trách nhiệm pháp lý đối với việc thực hiện pháp luật quốc gia? Điều này chỉ có thể giải thích, vì AXQT là một tổ chức có cùng quan điểm với những kẻ kỳ thị, chống phá chế độ xã hội Việt Nam!
Xin được bình luận thêm về việc biên tập báo cáo rằng, AXQT đã thông qua báo cáo này một cách cẩu thả. Chẳng hạn, trong văn bản nói trên họ còn nói đến hành vi phạm tội của chính những “tù nhân lương tâm”. Báo cáo có đoạn viết: “Tù nhân lương tâm còn bị đánh đập bởi các tù nhân khác dưới sự xúi giục hoặc với sự đồng thuận của quản giáo nhà tù”...(!) Thiết nghĩ nếu là một tổ chức nhân quyền thật sự, có trách nhiệm với mình và với các đối tác, thì AXQT không thể lấy báo cáo “điều tra”của cá nhân ông John Coughlan phỏng vấn “qua điện thoại, email” làm chứng cứ cho báo cáo chính thức của AXQT.
Như mọi người đã biết, tổ chức AXQT, cũng như tổ chức theo dõi nhân quyền-Human Right Watch (HRW) là những tổ chức sân sau cho các “Báo cáo tình hình nhân quyền” và “Báo cáo về tình hình tôn giáo thế giới” hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ. Những tổ chức này là công cụ của lực lượng cực hữu Hoa Kỳ trong việc khuyến khích các hoạt động chống phá chế độ, chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cái gọi là báo cáo thường niên của họ đã bị các quốc gia trên thế giới bác bỏ.
Vậy chính sách, pháp luật và thực tế việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam như thế nào? Quy định pháp luật của Việt Nam về trại giam và đối với những người đang chấp hành hình phạt tù như thế nào?
Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta luôn lấy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là phương hướng, mục tiêu phấn đấu. Cương lĩnh (năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”. Thực hiện các cương lĩnh, văn kiện của Đảng, cho đến nay Nhà nước Việt Nam đã gia nhập, ký kết hầu hết các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người.
Ngay trong thời kỳ đất nước ta còn bị chia cắt, năm 1957 Việt Nam đã gia nhập 4 công ước (Geneve) về Luật Nhân đạo “bảo hộ nạn nhân chiến tranh, đối xử nhân đạo với tù nhân chiến tranh”. Trước khi trở thành thành viên của Liên hợp quốc, trong thế bị bao vây, cấm vận của Mỹ, Việt Nam đã gia nhập “Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc” (năm 1981); ký kết “Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” và gia nhập hai công ước quốc tế cơ bản về quyền con người: “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội” và “Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị” (năm 1982). Năm 1990, Việt Nam ký Công ước về quyền trẻ em.
Thực hiện Chương II, Hiến pháp 2013 về “quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân”, đồng thời nội luật hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã phê chuẩn, năm 2014 Việt Nam đã phê chuẩn hai công ước nhân quyền nhạy cảm, đòi hỏi Nhà nước phải đầu tư nguồn lực lớn (như để cải tạo các trại giam, nâng cao tiêu chuẩn ăn ở cho các phạm nhân, mở lớp đào tạo cho người khuyết tật…) đó là “Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người” (gọi tắt là Công ước chống tra tấn) và “Công ước về quyền của người khuyết tật”.
Đối với việc bảo đảm quyền con người của các phạm nhân, Chính phủ Việt Nam đã ra Nghị định số 60-CP (16-9-1993) “Ban hành quy chế trại giam” và Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27 -11-2002 về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế về tạm giam, tạm giữ năm 1988 của Chính phủ”. Nghị định trên đã bảo đảm các nguyên tắc pháp quyền đối với người đang chấp hành hình phạt giam giữ. Chẳng hạn về chế độ quản lý phạm nhân, Nghị định quy định: “Trại giam phải tổ chức giam phạm nhân theo từng loại riêng... Phạm nhân là nữ hoặc là người chưa thành niên phải được giam ở khu vực riêng trong từng trại (Điều 7), “Trừ những phạm nhân bị phạt giam ở buồng kỷ luật, còn các phạm nhân khác được ở theo buồng tập thể” (Điều 15); “Trại giam phải được bảo vệ nghiêm ngặt… có đủ ánh sáng, bảo đảm vệ sinh, môi trường” (Điều 10); “Phạm nhân được hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ”…; “được đọc sách, nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, xem truyền hình” (Điều 18); “Trong thời gian ở trại, phạm nhân được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một năm một lần” (Điều 19).
Khác với quan điểm của một số quốc gia, Việt Nam cho rằng, phạm nhân phải lao động. Đây vừa là nghĩa vụ, vừa là một hình thức cơ bản, quan trọng để phạm nhân cải tạo trở thành công dân tốt. Điều 21 quy định: “Phạm nhân lao động ngày 8 giờ”, “Nữ phạm nhân có thai được nghỉ trước và sau khi đẻ theo quy định chung của Nhà nước”. Điều 23, quy định: “Kết quả lao động do phạm nhân dùng để đầu tư trở lại mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất của trại, thưởng cho cán bộ, chiến sĩ của trại có thành tích trong việc tổ chức và quản lý sản xuất; thưởng cho phạm nhân vượt chỉ tiêu”, nếu không đủ, “Nhà nước sẽ cấp bổ sung số kinh phí còn thiếu”.
Về việc bảo đảm sức khỏe và nhân phẩm của phạm nhân, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định: “Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực…” thì bị phạt tù “từ 2 năm đến 7 năm” (Điều 97); “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” có hình phạt lên đến 7 năm tù (Điều 104)… Bởi vậy những điều mà AXQT nêu ra trong “Báo cáo” nói trên là không có cơ sở pháp lý. Nếu có chỉ là những trường hợp cá biệt nào đó của quản giáo chưa được phát hiện và xử lý mà thôi. Nói cách khác, Báo cáo của AXQT là sai trái, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật Việt Nam.
Nhân đây cũng cần nói đến chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, được thể hiện trong chính sách và Luật Đặc xá. Chính sách đặc xá hằng năm của xã hội ta tuân thủ nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ trong việc lựa chọn người được đặc xá. Trước mỗi đợt đặc xá phạm nhân được bình bầu dân chủ, chọn ra những người cải tạo tốt, chấp hành nội quy trại giam tốt sẽ được đặc xá trước. Nếu như các “tù nhân lương tâm” (theo cách gọi của AXQT) cải tạo tốt, chắc chắn họ sẽ được trả tự do sớm như những phạm nhân khác. Trong trường hợp họ “dũng cảm, kiên cường” bảo vệ quan điểm của mình, đối đầu với chế độ, với Nhà nước Việt Nam, không thừa nhận những sai phạm của mình thì họ phải chờ đến hết thời hạn trong tù theo quyết định của bản án đã tuyên.
Theo báo cáo của Chính phủ, từ năm 2009 đến 2015, triển khai Luật Đặc xá, Chủ tịch nước đã quyết định thực hiện 5 đợt đặc xá tha tù trước thời hạn cho 63.499 phạm nhân và 678 người. Trong những năm gần đây cùng với việc thi hành Luật Đặc xá, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách cho người đang thi hành án, trong đó có chính sách dạy nghề. Phần lớn những người được đặc xá năm 2015 đã có trong tay những nghề đơn giản để hội nhập cộng đồng.
Thiết nghĩ AXQT có thể hiểu rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không có lợi ích gì khi đưa những người “bất đồng chính kiến”, những “tù nhân lương tâm” vào tù vì điều này không chỉ tổn hại về tiền bạc, công sức mà còn mang tiếng không tốt đối với cộng đồng quốc tế.
Như vậy có thể nói, xét về chính trị, pháp lý cũng như thực tế, Báo cáo của AXQT là hoàn toàn sai trái, là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Cho dù AXQT có vu cáo, xuyên tạc tình hình chính trị, xã hội Việt Nam nói chung, tình trạng nhà tù Việt Nam nói riêng đến đâu cũng không thể phủ nhận được chính sách, pháp luật và thành quả của Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực quyền con người. 
BẮC HÀ

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Ngô Xuân Phúc từ bỏ Tổ quốc !

Mấy hôm nay thấy trên mấy trang tin phản động chantroimoi, thong luan, viettan hay chính trang facebook cá nhân của Ngô Xuân Phúc đang rêu rao thông tin Ngô Xuân Phúc được Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) tạo điều kiện ổn định cuộc sống tại Bangkok, Thailand và hoàn tất các bước đầu tiên cần thiết để xin quy chế tỵ nạn chính trị. Chuyện Phúc tị nạn khiến lũ phản động Việt Tân hay những tên rận chủ hải ngoại như Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Trần Khải Thanh Thủy, Hải Điếu Cày… vui mừng nức nở vì chúng có thêm một thành viên mới “tâm thần” không kém sẽ giúp cho hoạt động “chửi” của chúng nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, không chỉ có bè lũ phản động vui mừng, nhân dân Việt Nam chính nghĩa cũng đang vui mừng không kém khi u nhọt của xã hội như Phúc đã biến khỏi tầm mắt. Tại sao lại như vậy?

Nhắc đến Ngô Xuân Phúc, nhiều người trong chúng ta đều có những cái lắc đầu ngao ngán và nghĩ đến một con người bị mắc bệnh hoang tưởng, thần kinh. Điều này không có gì là oan ức đối với con người “ăn cháo, đái bát” như hắn khi nhìn lại chuỗi sự kiện hắn làm và gây ra để đến nông nỗi gia đình, bạn bè, hàng xóm xa lánh khiến hắn phải trôi dạt sang Thái Lan để kiếm tiền bằng nghề “chửi” nuôi thân. 

Cái tên Ngô Xuân Phúc được mọi người biết đến đầu tiên với hành động là một kẻ tự nhận bản thân là tác giả của bài thơ nổi tiếng “Tổ quốc gọi tên mình”. Bộ mặt giả dối “cháy nhà ra mặt chuột” của hắn sau này đã lòi ra khi PV báo Nghệ An yêu cầu đọc 1 câu tâm đắc, anh Phúc cũng không thể nhớ. Thiết nghĩ, vụ tranh chấp với nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai mà hắn dàn dựng chỉ là một phần nằm trong kế hoạch của hắn để làm mình, làm mẩy, đánh bóng tên tuổi thu hút sự chú ý của đám phản động lưu vong. Tiếp đó, Phúc tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam với những phát ngôn bất mãn bằng những kết luận thiếu đúng đắn về Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua đó, Phúc đã nhận được sự quan tâm của đám rận chủ và điều gì đến sẽ đến với Phúc khi đôla sẽ được nhét vào mồm hắn mỗi khi hắn chửi, xuyên tạc một câu. 



Nhưng tại sao Phúc lại xin tị nạn tại Thái Lan thời điểm này? Câu trả lời đặt ra đó là sau khi thất bại nhục nhã trong việc tự ứng cử Đại biểu Quốc hội vừa qua, hắn không biết giấu mặt vào đâu nên đành tìm đường rúc ra nước ngoài. Chuyện chả là, ngày 10/3/16, Ngô Xuân Phúc chính thức công bố trên Facebook cá nhân rằng, hắn tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Nhưng hắn đã nhanh chóng bị nhân dân tẩy chay nên tại Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú tại nhà văn hóa Khối 6, P. Quán Bàu, TP. Vinh, Nghệ An diễn ra vào hồi 19 giờ 30 phút ngày 04/04/2016, Ngô Xuân Phúc chỉ đạt 10/106 phiếu. Với kết quả này, hắn đã bị loại không biết rúc mặt vào đâu.

Nhận ra uy tín của mình ở trong nước chỉ là con số 0 tròn trĩnh nên để tiếp tục sự nghiệp kiếm tiền bằng nghề “chửi”, Ngô Xuân Phúc quyết định xuất ngoại và kêu gọi sự quan tâm, bố thí của mấy tên rận chủ hải ngoại. Vì vậy, dường như tôi có cảm giác Ngô Xuân Phúc tỏ ra bất mãn, không đồng tình với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta với tư cách là một công dân chỉ là một cơ sở để Phúc thực hiện kế hoạch sinh sống ở nước ngoài với những đồng đôla bẩn thỉu của đám phản động hải ngoại. 

Chúc mừng Ngô Xuân Phúc đã đạt được nguyện vọng khi đàng hoàng sống tị nạn khi được UNHCR thu nhận với bộ mặt nạ “người bất đồng chính kiến”, “người đấu tranh cho tự do dân chủ”. Đối với tôi, Ngô Xuân Phúc nên cút đi, đừng bao giờ quay lại đất mẹ Việt Nam khi hắn đã ruồng bỏ vì mấy đồng đôla bẩn thỉu.

Theo TNCD.

Những điều rút ra từ việc xử lý sự cố môi trường

Việc Chính phủ chiều 30-6-2016 vừa qua công bố nguyên nhân và những biện pháp xử lý hiện tượng hải sản chết hàng loạt tại biển miền Trung đã bước đầu làm sáng tỏ vụ việc và khẳng định quan điểm kiên quyết của Đảng, Nhà nước ta trong đấu tranh với những hành vi xâm hại môi trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân.

Nhân dân cả nước đồng tình, hoan nghênh và tin tưởng ở chủ trương, biện pháp của Đảng, Nhà nước ta trước sự cố lần đầu xuất hiện, có nhiều phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, sự việc cũng để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá về sự cảnh giác, không để những “lỗ hổng” cho kẻ xấu lợi dụng phá hoại sự ổn định, phát triển của đất nước.
Bình tĩnh, tỉnh táo
Suốt 3 tháng qua, sự việc hải sản chết bất thường đã làm nóng dư luận. Một sự cố môi trường nghiêm trọng khiến người dân cả nước lo lắng, bức xúc là điều dễ hiểu. Nhưng lợi dụng vụ việc, một số đối tượng đã công kích, chống phá. Chúng dựng chuyện, xuyên tạc Đảng, Nhà nước ta “nhận tiền bảo kê”, bưng bít thông tin, bao che, đồng lõa cho sai phạm của Công ty Formosa Hà Tĩnh nên để sự việc bị chậm trễ, “chìm xuồng”.
Trước hết, cần khẳng định, nước nóng không chữa được bỏng nặng. Để vừa điều tra, làm rõ nguyên nhân, thủ phạm gây ra sự cố, vừa có giải pháp khắc phục, ổn định tình hình, hỗ trợ người dân gặp khó khăn, vừa buộc đối tượng vi phạm thừa nhận sai phạm, cam kết bồi thường, khắc phục… đòi hỏi mất nhiều công sức và thời gian, không thể nóng vội.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh Trần Nguyên Thành và các thành viên công ty đọc lời thừa nhận trách nhiệm gây ra sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung thời gian vừa qua; xin lỗi Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cùng các cam kết bồi thường thiệt hại, khắc phục sự cố môi trường và các cam kết liên quan khác. Ảnh: TTXVN  
Tìm hiểu thông tin từ báo chí quốc tế, ngay cả ở nhiều quốc gia trên thế giới, để tìm ra nguyên nhân và thủ phạm các vụ gây cá chết quy mô lớn đều rất khó khăn. Nhiều nơi còn không tìm ra thủ phạm hoặc bị nghi phạm “phản pháo”, làm sự việc tranh cãi kéo dài. Với sự cố môi trường ở miền Trung, báo cáo của cơ quan chức năng cho biết, Tập đoàn Formosa đã từng gây ra một số vụ việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cả ở Đài Loan và một số nước như: Cam-pu-chia, Mỹ, Nhật Bản... và đã nhiều lần lợi dụng kẽ hở pháp lý của nhiều nước để né tránh bồi thường. Báo chí quốc tế cho biết, năm 1999, Tập đoàn Formosa Plastics bị phát hiện xả 3.000 tấn chất độc hại ra một thị trấn ven biển của Cam-pu-chia nhưng phải qua nhiều đấu tranh, Formosa mới công khai xin lỗi và bị buộc phải dọn dẹp đống chất thải, đưa tới xử lý tại Mỹ. Ngay tại Mỹ, Formosa cũng từng gây ô nhiễm nước ngầm xung quanh một nhà máy, sau nhiều đấu tranh pháp lý, đối tượng sai phạm phải nộp phạt 1 triệu USD.
Từ các thông tin trên cho thấy, Đảng, Nhà nước ta xác định: “Tích cực, khẩn trương, thận trọng, khách quan, khoa học, chính xác, chặt chẽ, đúng pháp luật” trong điều tra vụ việc là chủ trương đúng đắn. “Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không bao che bất kỳ một tổ chức và cá nhân nào”-Đó cũng là quan điểm của Đảng, Nhà nước ta và là cụm từ được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần khẳng định trong các chỉ đạo của Chính phủ.
Để điều tra, một Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ quốc gia gồm 3 tổ, hội tụ hơn 100 chuyên gia của hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học của nhiều nước có uy tín trên thế giới như: Nhật Bản, Pháp, Đức, Mỹ, I-xra-en cùng Hội đồng phản biện đã được thành lập. Nhờ điều tra công phu, trên diện rộng, đối chiếu, loại trừ nhiều nguyên nhân, tìm ra những bằng chứng không thể chối cãi đã khiến đối tượng vi phạm phải “cúi đầu nhận sai phạm” một cách tâm phục khẩu phục.
Câu trả lời báo chí của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã cho thấy rất rõ vai trò chỉ đạo, xử lý của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta; hoàn toàn không có việc chậm trễ, “bảo kê” như thông tin xuyên tạc. Bộ trưởng khẳng định: “Ban đầu khi xác minh, nổi lên ba cơ sở là: Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng và Khu công nghiệp Hà Tĩnh. Phải kiểm tra, rà soát tất cả cơ sở công nghiệp trong vùng vì khi chưa kiểm tra, chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ thì không cho phép "kết tội một ai". Tôi khẳng định, Chính phủ không bao che mà làm theo trình tự một cách khoa học, đúng quy định pháp luật trong nước và quốc tế. Bộ Chính trị, Thủ tướng, các Phó thủ tướng, Bộ trưởng nhiều bộ và chính quyền địa phương đã chỉ đạo vào cuộc rất quyết liệt. Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã làm việc hết mình bất kể ngày đêm…”.
Vụ việc một lần nữa cho thấy, bài học tỉnh táo trong những tình huống phức tạp vẫn nguyên giá trị. Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan trong một bài viết gần đây đã đưa ra hình ảnh khuyến nghị người dân cần có “trái tim nóng và cái đầu lạnh” trong nhìn nhận các vấn đề xã hội bức xúc. Cách xử lý nhiều vụ việc đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải luôn bình tĩnh, tỉnh táo, trên tầm cao chiến lược, không thể nóng nảy, vội vàng. Có nhiều sự việc phải qua độ lùi thời gian mọi người mới hiểu hết tính đúng đắn của những chủ trương, quyết sách. Cho nên, sự bình tĩnh, đồng thuận của xã hội là chất xúc tác rất cần thiết.
“An dân”, xây đi đôi với chống
Thực tế cũng phủ định hoàn toàn luận điệu của những kẻ xấu cáo buộc Đảng, Chính phủ “vô cảm” trước cuộc sống của người dân, bị thao túng bởi nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã khẳng định: Bộ Chính trị đã vào cuộc rất quyết liệt và đưa chủ trương chỉ đạo sát sao theo từng diễn biến sự việc. Trên thực tế, trong những tình huống phức tạp, chưa bao giờ thiếu vắng vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý, điều hành của Chính phủ. Ngay sau phiên họp đầu tiên của Chính phủ liên quan đến vụ việc cá chết, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo quyết liệt các ban, bộ, ngành, địa phương giải quyết 9 nội dung liên quan sự việc, hơn 30 bộ, ngành tham gia thu thập chứng cứ, xác minh. Không thể nói Đảng, Nhà nước ta “vô cảm”, “chậm trễ” khi mà đến nay, Chính phủ đã ban hành tới 28 văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xử lý các vấn đề liên quan tới vụ việc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Y tế công bố ngư trường và danh mục hải sản an toàn, công bố vùng biển đánh bắt an toàn; giải pháp thu mua hải sản an toàn, hỗ trợ thu mua hải sản… Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 722/QĐ-TTg ngày 9-5-2016 hỗ trợ khẩn cấp cho người dân vùng bị thiệt hại với nhiều chính sách hỗ trợ gạo, tiền ra khơi, vay vốn, khắc phục hậu quả môi trường...
Chính phủ họp báo công bố nguyên nhân sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung. Ảnh: Quang Phương. 
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đã thành lập 4 Đoàn giám sát của Trung ương tại 4 tỉnh về công tác hỗ trợ của Chính phủ đối với nhân dân bị thiệt hại, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, ít sai sót. Các địa phương đã hỗ trợ 4.309 tấn gạo đến 40.043 hộ dân; hỗ trợ các hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại hơn 9,825 tỷ đồng; hỗ trợ cho 8.111 chủ tàu, thuyền ngừng khai thác.
Đặc biệt, trong sự việc này, chúng ta đã triển khai hiệu quả các biện pháp chủ động ngăn chặn các hoạt động lợi dụng sự cố để kích động, chống phá. Công an các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các địa phương đã sớm phát hiện, đấu tranh, xử lý các đối tượng có hành vi kích động người dân tuần hành, gây rối. Dù các thế lực chống phá bằng những khẩu hiệu kích động “cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”, lôi kéo người dân thực hiện hơn 10 cuộc tụ tập, tuần hành nhưng âm mưu tạo ra các cuộc “biểu tình” quy mô lớn, tạo phong trào “cả nước xuống đường”, “cách mạng cá” và các cuộc “bạo động”, đập phá nhà máy nước ngoài của chúng đã thất bại. Dù nhiều tổ chức “xã hội dân sự” lập nhóm “Cứu môi trường”, gửi thỉnh nguyện thư kêu gọi nước ngoài can thiệp, thổi phồng nguy cơ “mất nước”, “mất đất” nhưng tuyệt đại đa số nhân dân vẫn tin tưởng, ủng hộ chủ trương, biện pháp giải quyết của Đảng, Nhà nước ta, không bị mắc mưu kẻ xấu.
Bằng sự vào cuộc chủ động, tích cực, kiên quyết và tỉnh táo, chúng ta đã không để xảy ra các vụ việc gây rối, giữ vững được môi trường đầu tư, ổn định sản xuất. Tuy nhiên, để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, không để tái diễn âm mưu lợi dụng các sự cố kinh tế để phá hoại, rất cần các cơ quan pháp luật sớm điều tra, xử lý nghiêm minh những đối tượng phá hoại, công khai để răn đe.
Thận trọng trong xử lý thông tin
Sự cố còn để lại nhiều bài học quý giá về xử lý thông tin. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, cho biết: “Thời gian vừa qua, dư luận trên các trang mạng xã hội có nhiều ý kiến phản ứng về sự chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết. Tôi cho rằng bức xúc đó là chính đáng, dễ hiểu bởi sự cố này liên quan tới sự an lành của đất nước, đời sống của người dân, đặc biệt là đời sống của hàng chục nghìn ngư dân các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, sự phản ứng thái quá, sự suy diễn không dựa trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin, gây bất lợi cho quá trình điều tra… Đảng và Nhà nước không hề có chủ trương che giấu thông tin. Tuy nhiên, đã có một thời gian, để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi đề nghị các cơ quan truyền thông hoạt động theo đúng Luật Báo chí và giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin, không suy diễn, quy chụp. Trong một sự cố phức tạp và nghiêm trọng như vụ cá chết vừa rồi, các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm. Sự điều tra của báo chí cũng không thể thay thế sự điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học”.
Đây là quan điểm phù hợp với các quy định của Luật Báo chí và các đạo luật khác hiện hành. Với một sự việc rất phức tạp, chỉ đấu tranh trên báo chí có lẽ là chưa đủ. Nếu không có sự kết hợp chặt chẽ, tổng hợp giữa đấu tranh khoa học và đấu tranh pháp lý cùng với đấu tranh ngoại giao, sẽ rất khó đạt kết quả là làm sáng tỏ sự việc và đạt các yêu cầu đề ra.
Đảng, Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của “binh chủng” báo chí trong đấu tranh với tiêu cực, tham nhũng. Song trong mọi cuộc đấu tranh, luôn cần những biện pháp, hình thức, bước đi linh hoạt. Kết quả làm sáng tỏ sự cố môi trường ở miền Trung có vai trò rất lớn của báo chí, truyền thông nhưng cũng có thông tin được đưa vội vàng, thiếu kiểm chứng; không chỉ bị kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc mà còn gây hoang mang cho chính cộng đồng. Chẳng hạn như thông tin ngao chết, sứa chết ở Cồn Vành (Thái Bình) được một thanh niên tung lên trang tin điện tử cá nhân nhưng lại được một số báo dẫn lại, lan truyền đúng lúc sự cố cá chết đang gây lo lắng ở biển miền Trung dễ làm người dân ở Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng cũng hoang mang theo. Nhưng từ đây, có thêm bài học về sự vào cuộc, xử lý kịp thời. Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã trực tiếp đi kiểm tra, thị sát thông tin trong ngày và chỉ đạo cơ quan công an điều tra, bắt được thủ phạm đưa tin sai sự thật, công bố công khai, giúp nhanh chóng ổn định tình hình.
Tin tưởng rằng, với quan điểm nhất quán và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương sẽ rút ra được những bài học để có giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả, kịp thời hơn trong công tác quản lý kinh tế, quản lý đầu tư, quản lý môi trường; khắc phục sự cố và không để tái diễn những sai phạm tương tự. Trên cơ sở đó, kết hợp chặt chẽ giữa bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội với an ninh kinh tế, an ninh môi trường. Thường xuyên chăm lo, giải quyết hài hòa bài toán về các mâu thuẫn giữa phát triển nhanh và bền vững, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, giữa trải thảm đỏ thu hút đầu tư và bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng.
CÔNG MINH - NGUYÊN MINH

Họ không phải vì môi trường và sự ổn định cuộc sống của người dân

Hằng ngày lên internet (in-tơ-nét) lu loa, vu cáo chính quyền, cố gắng tìm lý do để kéo nhau ra đường tụ tập hò hét,… đó là cách thức tồn tại của cái gọi là “phong trào dân chủ” ở Việt Nam lâu nay. Với sự cố môi trường biển ở một số tỉnh miền trung vừa qua, các tổ chức bất hợp pháp này vẫn lặp lại nguyên cách thức tồn tại của họ, kể cả khi mọi việc đã được làm sáng tỏ…
Sau khi Chính phủ Việt Nam tổ chức họp báo và công bố nguyên nhân sự cố môi trường biển ở một số tỉnh miền trung, chiều 30-6, RFA tiếng Việt lập tức phỏng vấn một số nhân vật vốn được coi là “gạo cội” trong cái gọi “phong trào dân chủ Việt Nam”. Trả lời phỏng vấn, như thường lệ, mấy nhân vật này hoàn toàn không quan tâm tới quan điểm chỉ đạo, tiến trình, phương thức thực hiện, những nỗ lực trợ giúp nhân dân và khắc phục hậu quả, cố gắng khảo sát và kết quả khoa học phía Việt Nam đạt được khi xác định nguyên nhân sự cố, và lời xin lỗi, nhận trách nhiệm, cũng như 5 cam kết để giải quyết vấn đề của Formosa Hà Tĩnh,... mà họ bẻ queo theo hướng coi họp báo là “thể hiện sự đạo diễn”, “lấp liếm, bao che”, “chống đỡ áp lực của dư luận”! Thậm chí có người cổ xúy “xã hội dân sự sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng ở đây, đặc biệt là Giáo phận Vinh - với tư cách là một tổ chức có ảnh hưởng và là một xã hội dân sự có tổ chức nhất ở Việt Nam”! Theo ý kiến này, Giáo phận Vinh là một “tổ chức xã hội dân sự” chứ không phải là một Giáo phận Công giáo Ro-ma Việt Nam (có địa bàn tương ứng ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình)?! Tiếp theo RFA, là BBC, một số trang mạng, diễn đàn của các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã lập tức nhập cuộc với ý kiến thô thiển, xưng xưng cho rằng vì “các tổ chức xã hội dân sự tạo áp lực” nên chính quyền mới phải vào cuộc, hô hào “phải đấu tranh tiếp, kể cả việc chính quyền có công bố ngay thủ phạm, nguyên nhân cá chết”!... Tiếp tục đưa ra luận điểm nhằm gây nghi ngờ trong dư luận, từ đó tác động tới tâm lý, niềm tin của người nhẹ dạ, tìm kiếm cơ hội kích động hành vi gây rối loạn xã hội, mấy “nhà dân chủ” đã tự bộc lộ bản chất dối trá của họ: khi sự cố xảy ra thì kêu gào đòi phải minh bạch, khi mọi sự đã minh bạch, “hai năm rõ mười” thì nhắm mắt làm ngơ tiếp tục dựng đứng những câu chuyện mang màu sắc khôi hài, và điên cuồng đưa ra những lời lẽ mà người có liêm sỉ hẳn sẽ không bao giờ nghĩ đến việc trình ra trước dư luận.
Ngay từ đầu, sau khi sự cố môi trường biển xảy ra tại một số tỉnh miền trung và một số người nhân danh “bảo vệ môi trường” vừa lên internet hô hào, vừa kéo nhau ra đường hò hét, ngày 16-5, trên internet đã xuất hiện bài viết nhan đề Các “biểu tình viên” không muốn tìm giải pháp cho vụ cá chết, chỉ rõ bản chất vấn đề là ở chỗ “biểu tình viên” chính là “kẻ duy nhất được lợi, họ không hề muốn tìm giải pháp, mà chỉ muốn ngâm vấn đề đó thật lâu... dù đã đớp vô số khoản tiền quyên góp để “đi thực tế” ở địa phương, ba tuần sau vụ việc, ngần ấy tổ chức chống cộng vẫn chưa hề đưa ra một kết quả xét nghiệm nào về độ nhiễm độc của nguồn nước”. Theo tác giả bài viết, những gì mấy người gọi là “nhà dân chủ” đã và đang tiến hành quanh sự kiện cá chết cho thấy họ không hề có ý định giải quyết khủng hoảng, hoặc muốn khép lại vấn đề khi mọi sự đã rõ ràng. Ngoài mấy loại khẩu hiệu hô hào chung chung “vì môi trường”, “cá cần nước sạch”,... hòng lôi kéo người xuống đường giương khẩu hiệu, hò hét, “khua chiêng gõ mõ” rổn rảng, chụp ảnh đăng trên mạng xã hội để “khoe chiến tích”, họ không hề có thông điệp cụ thể nào. Thậm chí các đối tượng này dùng mọi thủ đoạn gây hấn, nhục mạ, chửi bới kích động để nếu nhân viên chấp pháp đáp trả thì họ có cớ lu loa, quay video phát tán trên internet vu cáo chính quyền đàn áp. Hành xử của họ không những không giải quyết được một vấn đề phức tạp, mà còn khiến sự việc ngày càng rối loạn, bất ổn, khiến một bộ phận dư luận hoang mang, nghi ngờ chính quyền. Tất cả các hành vi đó cho thấy mục đích của họ là tiến công Đảng và Nhà nước Việt Nam, phá hoại sự ổn định của hệ thống chính trị, chứ không phải vì môi trường, không phải vì sự ổn định cuộc sống của các ngư dân ven biển bốn tỉnh miền trung. Cho nên tác giả bài Các “biểu tình viên” không muốn tìm giải pháp cho vụ cá chết thẳng thừng chỉ rõ chân tướng mấy “nhà dân chủ” như sau: “chẳng đáng ngạc nhiên khi giờ đây, họ không nhắc một dòng đến việc tìm giải pháp cho vấn đề nữa và công khai dự định biến khủng khoảng thành “cách mạng... cá” dập khuôn bắt chước từ A đến Z hình thức của “cách mạng dù” (đã thất bại thảm hại) ở Hồng Công”.
Để xác định nguyên nhân đưa tới sự cố môi trường biển bốn tỉnh miền trung vừa qua, là người có nhận thức bình thường cũng thấy đây là công việc hoàn toàn không đơn giản. Ngay sau khi sự cố xảy ra, đã có rất nhiều nghi ngờ hướng về phía Formosa Hà Tĩnh. Nhưng để chứng minh, kết luận phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, phải khảo sát, nghiên cứu cụ thể, xây dựng hệ thống chứng cứ khoa học chính xác, rõ ràng, từ đó đấu tranh buộc phía liên quan phải công khai thừa nhận và bảo đảm khắc phục hậu quả. Thế nhưng mấy “nhà dân chủ” mang danh “nhân sĩ, trí thức” lại cố tình dựa vào mấy bức ảnh cá chết để lu loa, cho dù có kẻ xảo trá đã lấy bức ảnh là cá chết ở tận Mỹ làm hình ảnh cá chết ở Việt Nam! Họ xác định nguyên nhân vụ việc chỉ qua video clip do một “nhà hoạt động” lần mò đến Vũng Áng dàn dựng, phỏng vấn theo chủ ý sắp đặt trước! Rồi họ kêu gào Mỹ giúp đỡ điều tra, hè nhau “ký thỉnh nguyện thư” gửi Chính phủ Mỹ để sau đó nhận được câu trả lời xã giao, chung chung về “sự cảm thông sâu sắc”! Họ đòi phải minh bạch thông tin, thậm chí dựng đứng ra chuyện “Chính phủ đã biết nguyên nhân nhưng đồng lõa với Formosa, cố tình kéo dài thời gian để hạ nhiệt, hạ sự bức xúc của dư luận”!... Trong khi đó, một tư duy bình thường cũng biết rằng, bất kỳ cuộc điều tra nào cũng có một số thông tin, kết quả, dữ liệu phải được giữ bí mật đến cùng, chỉ công bố vào lúc thích hợp để buộc phía liên quan “tâm phục, khẩu phục”.
Sau khi nguyên nhân sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền trung đã được xác định, hiện nay vấn đề đã bước sang giai đoạn mới. Trên thực tế, lời xin lỗi, lời hứa của Formosa Hà Tĩnh chỉ thật sự có giá trị khi họ thực hiện đúng cam kết thực hiện việc bồi thường cho người dân, khắc phục triệt để hậu quả, phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam để kiểm soát môi trường biển, không để tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước. Về phía Việt Nam, tại phiên họp trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương ngày 1-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Sẽ đóng cửa Formosa nếu tái diễn sự cố môi trường... Không phải vì muốn thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài mà chúng ta chấp nhận đánh đổi môi trường”. Đồng thời Thủ tướng nhấn mạnh phải nhanh chóng có chính sách bảo đảm đời sống cho người dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố môi trường, như thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn; hỗ trợ việc làm... Đây là kế hoạch rất lớn, rất phức tạp, liên quan trực tiếp tới cuộc sống, quyền lợi của từng con người, từng gia đình, từng địa phương nên phải triển khai cấp bách, đồng bộ, rốt ráo, cụ thể, công khai, công bằng, thỏa đáng, nhanh chóng khắc phục để trả lại sự trong lành cho hệ sinh thái môi trường biển;...
Sự cố môi trường, hiện tượng cá chết chỉ là cái cớ để nhóm người lợi dụng danh nghĩa "dân chủ", "đấu tranh vì môi trường" dựa vào, là cơ hội để họ “đục nước béo cò”, gây rối hoạt động xã hội, nếu có thời cơ thì sẽ phát động “cách mạng màu” để lật đổ chính quyền. Cho đến nay, dù sự việc đã được giải quyết minh bạch, công khai nhưng mấy “nhà dân chủ” vẫn khăng khăng không thừa nhận. Vì nếu thừa nhận, họ sẽ phải chấp nhận sự thật là một ý đồ xấu xa đã bị đổ vỡ, và tự chứng tỏ họ không giúp được gì cho người dân đang gặp khó khăn, không giúp gì để ngăn chặn nạn ô nhiễm môi trường đang rất cần sự chung sức của cả cộng đồng. Trong khi đặt niềm tin vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chúng ta vẫn phải cảnh giác và kiên quyết đấu tranh với mọi thủ đoạn thâm độc của kẻ xấu; từ đó mỗi người thể hiện lòng yêu nước của mình thông qua những việc làm thiết thực, hiệu quả và thật sự “ích nước, lợi dân”, không để kẻ xấu kích động, lợi dụng.
THÀNH LÂN

Mục đích cao nhất là quyền lợi chính đáng của nhân dân

Đầu tháng 4-2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã gây nên thảm họa môi trường chưa từng có ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi Nhà nước nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp, nhằm xác định nguyên nhân, hỗ trợ nhân dân ổn định cuộc sống, khắc phục hậu quả,... lại có một số kẻ coi đây là cơ hội để vu cáo Nhà nước Việt Nam, tiến hành nhiều hoạt động gây mất ổn định xã hội, qua điều mà họ gọi là “cách mạng cá”...
Trong mấy tháng đầu năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra tại nhiều nước trên thế giới. Có thể dẫn các số liệu cá chết như: Tại Chi-lê khoảng 100.000 tấn; tại In-đô-nê-xi-a hàng trăm tấn ở hồ Tô-ba; tại Bra-xin có 200 tấn trong một hồ nước ở An-phe-na; tại Cô-lôm-bi-a hơn 70 tấn tại khu vực Xi-e-na Đề-pay; tại Cam-pu-chia có 65 tấn ở Kam-pông Thom... Đáng lưu ý là dù nỗ lực, song không phải quốc gia nào cũng nhanh chóng xác định nguyên nhân của hiện tượng. Bởi, để đạt kết luận chính xác, phải tiến hành hàng loạt biện pháp đồng bộ, khảo sát, kiểm định, nghiên cứu, nhất là phải làm theo trình tự một cách khoa học, đúng quy định pháp luật trong nước và quốc tế. Trường hợp nguyên nhân cá chết có thể liên quan cơ sở sản xuất, khu công nghiệp nào đó thì kết luận càng đòi hỏi sự chính xác, vì chỉ có qua đó mới xác định được trách nhiệm, giải quyết hậu quả, các biện pháp đền bù cho người thiệt hại, khắc phục môi trường,...
Ở Việt Nam, chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện hiện tượng thủy sản nuôi trồng, thủy sản và hải sản tự nhiên chết bất thường, không rõ nguyên nhân, ngư dân ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn, do cá biển đánh bắt không thể tiêu thụ, phải bán với giá rẻ, không đủ bù chi phí hoạt động tàu, thuyền ra khơi, đồng thời môi trường biển bị ô nhiễm, trực tiếp ảnh hưởng ngành du lịch,... Trước tình hình đó, Chính phủ đã tiến hành một kế hoạch đồng bộ, kiên quyết, cụ thể để xử lý, kịp thời có giải pháp hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh; phân công cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, huy động tối đa các nhà khoa học, kể cả nhà khoa học nước ngoài để sớm tìm ra nguyên nhân; tập trung thu gom, xử lý hải sản chết, bảo đảm vệ sinh môi trường; hướng dẫn, thông báo cho ngư dân về thời gian, ngư trường đánh bắt an toàn, nuôi trồng thủy hải sản; tổ chức rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất xả thải trong khu vực; xác định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương; tổ chức đánh giá hậu quả do sự cố gây ra với môi trường biển... Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, không loại trừ cá nhân, tổ chức nào. Từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phải sớm có kết luận khách quan, khoa học về nguyên nhân sự cố, một nhóm gồm hơn 100 nhà khoa học được thành lập, ngoài các nhà khoa học Việt Nam, còn có những chuyên gia đến từ CHLB Đức, I-xra-en, Nhật Bản... phối hợp nghiên cứu, xác định nguyên nhân.
Tuy nhiên, với các thế lực thù địch và các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, thảm họa môi trường dẫn tới cá chết lại là cơ hội để họ tiếp tục âm mưu tiến công Đảng, Nhà nước Việt Nam; coi đây là thời cơ để gây rối loạn xã hội. Bằng sự phối hợp trong - ngoài chặt chẽ, tổ chức khủng bố “Việt tân” là đầu não chủ mưu ra đời cái gọi là “cách mạng cá”, lấy sự kiện cá chết châm ngòi cho các cuộc biểu tình, khi có cơ hội sẽ biến thành bạo loạn. Lợi dụng việc các nhà khoa học cần thời gian để khảo sát, nghiên cứu, cơ quan chức năng cần có thời gian đấu tranh xác định trách nhiệm với bên có liên quan,... họ mở ra trên in-tơ-nét, đặc biệt là qua facebook, một chiến dịch vu cáo, bịa đặt, dựng đứng nhiều vấn đề, được đặt cùng các câu hỏi, có thể khiến người tiếp xúc nghi ngờ Nhà nước Việt Nam. Một số tay chân của tổ chức khủng bố “Việt tân” trong nước được huy động đến địa phương “đưa tin”, theo ý đồ được xác định từ trước, và BBC, RFA, RFI, VOA,... cũng tích cực tham gia phối hợp.
Sau khi tiến hành cái gọi “chuẩn bị dư luận” để kích động người nhẹ dạ, cả tin, các thế lực thù địch đứng đầu là tổ chức khủng bố “Việt tân” chuyển sang giai đoạn kế tiếp, là kích động biểu tình vào các ngày 1-5, 8-5, 15-5, 22-5. Nực cười là trong các cuộc tụ tập xuống đường nhân danh “bảo vệ môi trường”, nhưng các đối tượng này giơ biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho người vi phạm pháp luật đang chịu án tù! Trong khi thành viên các tổ chức bất hợp pháp như “anh em dân chủ”, “con đường Việt Nam”, “mạng lưới blogger”, “No-U”, “The VOICE” tất tả ngược xuôi vận động tổ chức biểu tình, thì từ nước ngoài, hai thành viên của tổ chức khủng bố “Việt tân” là Nancy Nguyễn (nick: Bánh ngọt), Khưu Hiền Duyên (nick: Mã Tiểu Linh) lập tức từ Mỹ về Việt Nam, mang theo tài liệu “cẩm nang xuống đường”, cùng tiền bạc, để hỗ trợ hoạt động của phe nhóm.
Sau hoạt động hung hăng, rầm rộ ban đầu, dần dần mục đích của các thế lực thù địch, các tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam ngày càng lộ rõ. Họ hoàn toàn không vì môi trường, không chia sẻ với khó khăn của ngư dân, không muốn chung tay cùng toàn dân khắc phục hậu quả,... mà rắp tâm gây rối loạn xã hội, thừa cơ lật đổ chính quyền. Vì thế, sau khi trò biểu tình nhạt dần, mấy thành viên tổ chức khủng bố “Việt tân” không được nhập cảnh, một “nhà dân chủ” đã than thở về “một kịch bản rất xấu cho cách mạng cá”, rằng: “Chỉ một, hai tháng như vậy là Đảng và Nhà nước sẽ dẹp yên được dư luận… Không được tiếp lửa, biểu tình cũng nguội dần. Nếu số người tham gia mỗi tuần đều giảm đi thì biểu tình sẽ ngày càng nhạt, mất dần sự chú ý của dư luận. Tệ nhất là khi từ con số hàng trăm, sau vài chủ nhật, chỉ còn trơ lại một số gương mặt nổi nhất,... Sẽ không có cuộc “cách mạng cá” nào cả, như nhiều người đang mong đợi”!
Với mục đích cao nhất là bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, với tinh thần trách nhiệm trước đất nước, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan liên quan, đã chỉ đạo, phối hợp giải quyết vấn đề một cách khẩn trương nhưng bình tĩnh, tỉnh táo, toàn diện, thận trọng,... đưa tới kết quả là ngày 30-6, tại cuộc họp báo của Chính phủ công bố nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền trung, vấn đề đã sáng tỏ. Tuy nhiên, sự việc không chỉ đến đó là kết thúc, mà cần tiếp tục các biện pháp để bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân, bảo vệ môi trường.
Phía Công ty Formosa Hà Tĩnh phải nghiêm túc thực hiện những cam kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Về phía Việt Nam, chúng ta phải nhanh chóng triển khai hoạt động cụ thể như: Tổ chức trồng san hô ở khu vực từng bị ô nhiễm, nhằm khôi phục môi trường biển; tìm các biện pháp để khôi phục, phát triển hoạt động du lịch, dịch vụ tại khu vực ven biển miền trung; chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho người dân gặp khó khăn; công bố các chỉ số an toàn thực phẩm với hải sản... Và sau sự kiện này, điều Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại cuộc họp thường trực Chính phủ sơ kết sáu tháng đầu năm với các địa phương vào ngày 30-6: “phải rút ra những bài học về kinh tế và môi trường là gì. Đây là những bài học rất quan trọng”, phải trở thành nguyên tắc cần tuân thủ khi triển khai các dự án.
Như vậy, nguyên nhân của sự việc đã sáng tỏ chỉ sau chưa đầy ba tháng, trách nhiệm của bên liên quan đã được xác định, lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã chính thức xin lỗi và cam kết đền bù, cũng như khẳng định trách nhiệm tham gia khắc phục hậu quả. Nhưng bất chấp các nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, trước ngày Chính phủ Việt Nam công bố nguyên nhân hiện tượng cá chết, trên mạng xã hội xuất hiện những luận điệu bóp méo sự việc, tiếp tục kích động người dân. Ngay chiều 30-6, nhiều lời kêu gọi biểu tình đã lan truyền trên in-tơ-nét. Như vậy, phải khẳng định, các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn không cam chịu thất bại, mà cố tìm mọi cách gây nghi ngờ, làm hoang mang dư luận, rối loạn lòng tin, bột phát hành vi vi phạm pháp luật. Bức xúc trước các luận điệu, hành vi của những kẻ lợi dụng cá chết để thực hiện mưu đồ chính trị đen tối, từ Hà Tĩnh, bạn đọc Lan Anh viết trên mạng xã hội: “Nhiều băng-rôn, cờ hiệu đã được chuẩn bị sẵn, chỉ cần nguyên nhân được công bố là một số kẻ sẽ nhanh chóng kích động người dân biểu tình gây bạo loạn, đập phá cướp bóc dưới cái mác “yêu nước, yêu biển và yêu cá”...”. Còn độc giả Tống Giang bình luận: “cái gọi là “cách mạng cá” hay “xuống đường vì môi trường” cũng chỉ là chiêu trò lập lờ đánh lận mà các nhà dân chủ đang tiến hành để phục vụ cho mục đích chính trị chống phá đất nước”.
Yêu nước bằng “trái tim nóng” và “cái đầu lạnh”, đó là lời kêu gọi đã và đang được rất nhiều người chia sẻ trên các mạng xã hội. Thiết nghĩ đó là ý kiến đúng đắn, nghiêm túc, có trách nhiệm mà mọi người Việt Nam yêu nước luôn phải tâm niệm. Con đường phía trước còn nhiều thách thức, khó khăn, để đất nước ổn định và phát triển, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần luôn đồng lòng, chung sức đoàn kết thành một khối vững chắc, với ý chí của con dân nước Việt đã từng bên nhau vượt qua vô vàn khó khăn trong lịch sử.
Trước bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới và khi một số kẻ vì lợi ích cá nhân hẹp hòi mà “bán mình cho quỷ dữ” để phá hoại đất nước, chúng ta cần hết sức tỉnh táo để phân biệt đúng và sai, tốt và xấu, lương thiện và bất lương,... để đi tiếp con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Hơn lúc nào hết, để đạt lợi ích chính đáng và hợp pháp của mình, mỗi người Việt Nam cần có hành động thiết thực để xây dựng Tổ quốc, và không lung lạc trước luận điệu của kẻ xấu.
HỒNG QUANG và ĐÔNG Á