Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Tiếng Việt - tha hương tị nạn ngay trên đất nước mình!

Đang có một sự xâm thực rất ghê gớm đẩy lùi tiếng mẹ đẻ ngay trên đất nước của người Việt. Ít nhất là có một cảm giác bị tha hương tị nạn ngay trên đất nước mình.

Cách đây khoảng 20-30 năm, nếu vẽ ra một tương lai rằng, các khu nhà, các địa danh Việt Nam bị đặt tên Tây thì người ta sẽ cười và bảo người đặt vấn đề đó điên rồ, bị thần kinh.

Vậy mà ngày nay, việc ai đó đặt tên con cái là Julie, Michael không tính đến nữa bởi hơi xưa rồi, xã hội ta đã quen với hàng loạt địa danh tiếng Anh, tiếng Pháp. Một sự mà quá khứ cho là lố bịch, ngày nay đang là thời thượng. Hoặc là quá khứ lịch sử sai, ứng xử với tiếng Việt quá chặt chẽ không phải lối, hoặc là ngày nay tiếng Việt đang bị tàn phế ngay trên quê hương đất nước, nơi có những người con dân tộc Việt sinh sống.

Việc này bắt nguồn từ nhu cầu dùng tên giao dịch tiếng Anh của các doanh nghiệp. Nhưng luật doanh nghiệp đã có quy định, tên doanh nghiệp nhất định phải là tiếng Việt, còn tên tiếng Anh là tên giao dịch. Hồi cách đây khoảng hai chục năm, khi tập đoàn Vincom xây tổ hợp thương mại ở phố Bà Triệu (Hà Nội), nó không có tên tiếng Anh, người ta gọi nôm na là “Tháp Bà Triệu”, hoặc “Tháp Vin – Com”. Nhưng sau đó, các khu khác của Vincom đã mang tên Tây: Vinpearl, Times City, Royal City, Gadernia, Lakeside City… Đó là chỉ tính riêng Vincom. Quanh Hà Nội thôi, đã nhan nhản các khu… Tây: Ecopark, Gamuda, Discovery… Không kể xiết. Tệ hại hơn nữa, người ta có thể dịch địa danh Việt và dùng luôn tiếng nước ngoài: Westlake chứ không phải hồ Tây;  Red Riverside, chứ không phải bên sông Hồng…

Ở nước Pháp, Quốc hội Pháp bàn nhiều về quy định cấm Anh hóa tiếng Pháp, coi đó là sự tự ái dân tộc. Nước ta cách đây mươi, mười lăm năm, khi làm luật doanh nghiệp, làm quy định quảng cáo, còn có người đưa ra các quy tắc, ví dụ như chữ Anh phải viết nhỏ hơn bao nhiêu lần chữ Việt. Ngày nay thì vấn đề này thả nổi, mạnh ai nấy làm, nhiều người còn cho rằng dùng tên Tây là sang. Thực tế, trong cuộc sống có những người làm việc với ngoại ngữ nhiều, nói năng hay đệm từ ngoại, nghe rất chối tỉ, nhưng đó là thói quen của người mắc "bệnh nghề nghiệp" có thể cho qua, dĩ hòa vi quý. Nay sự phát triển dẫn đến địa danh tràn lan tiếng Anh, tiếng Pháp, chẳng khác gì nhịp điệu cuộc sống người Việt đang bị đệm những từ ngoại, người dân nước ta không thấy bị tổn thương, thì đó là một nỗi buồn lớn.

Trong khi các báo nước ta đưa tin về “quảng trường Thời Đại” ở New York, thì lại đưa tin ở Hà Nội có khu đô thị Times City… Thật là sự trái khoáy.

Tiếng Việt hoàn toàn có thể có từ rất hay để diễn đạt mong muốn của các ông bà xây dựng đô thị, nhưng vì sao họ không dùng? Có thể đặt “Khu đô thị Thời Đại”, hoặc “Khu đô thị Hiện đại” thay cho Times City; có thể gọi “Đô thị Hoàng Gia” thay cho Royal City; hoặc “Viên Ngọc Việt”… Tiếng Việt có những từ rất hay chỉ tình trạng thơ mộng bên sông-hồ: Vân Hồ, Thủy Tạ, Bên Sông, Vườn Bên Hồ, Sơn Thủy, Thủy mặc viên… vân vân. Tôi muốn mua nhà ở khu đô thị Gardenia, và phải tra xem cái từ ấy là gì? Và không hiểu sao người ta lại đặt tên đó cho khu đô thị. Tra Gardenia ở từ điển tiếng Anh là “Cây sơn dầu”, nhưng tiếng Trung người ta dùng chữ 栀子, chi tử, hay sơn chi, tức là hoa dành dành, theo truyền thống dân gian, vùng đó gọi là Chi Tử thị, hay Sơn Chi thị, Khu đô thị Sơn Chi, hoặc dân dã gọi béng nó là Khu đô thị Hoa Dành Dành, nghe thân thiết và dễ hiểu. Tôi cá là không nhiều người trên 30 tuổi phát âm đúng từ “Gardenia” và cũng chả biết nó là gì.

Có một quan niệm sai lầm từ Hán - Việt là từ ngoại. Gọi là Việt - Hán mới đúng. Đó là kho tàng từ ngữ của người Việt, chứ không phải từ của người Trung Quốc. Dù sao, đang có một sự xâm thực rất ghê gớm đẩy lùi tiếng mẹ đẻ ngay trên đất nước của người Việt. Ít nhất là có một cảm giác, bị tha hương tị nạn ngay trên đất nước mình.

Trên đây có câu hỏi vì sao các nhà doanh nghiệp đặt tên địa danh như thế. Có thể có câu trả lời là họ thích thế, nhưng điều đáng nói nhất là quan chức nước ta đang phê duyệt như thế. Vậy thì bao giờ bắt các quan chức có lòng tự hào dân tộc, yêu tiếng dân tộc, tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ ngay trong lòng đất nước mình?

NGUYỄN XUÂN HƯNG/MTG

Luật sư ở TP HCM bị tình nghi lừa thân chủ

VKSND Tối cao xác định, luật sư trong vụ kiện đòi nợ thân chủ 10 năm trước có dấu hiệu lừa đảo, còn tòa ra bản án trái luật.


VKSND tối cao vừa đề nghị VKSND TP HCM xem xét dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với luật sư Vương Trọng Vĩnh (Đoàn luật sư TP HCM) trong vụ kiện đòi nợ thân chủ 533 triệu đồng. Tòa án các cấp cũng có dấu hiệu ra bản án trái pháp luật khi buộc bà Trần Thị Kim Phượng (thân chủ của ông Vĩnh) phải trả số tiền này.

Vụ án xảy ra hơn 10 năm trước, hiện bà Phượng vẫn gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng.
Sau khi tiếp nhận đơn kêu cứu của bà Phượng, VKSND Tối cao cũng đề nghị Cơ quan điều tra VKSND Tối cao làm rõ dấu hiệu chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Gò Vấp (TP HCM) sai phạm trong quá trình thi hành án. Cục THADS thành phố cũng đã yêu cầu Chi cục THADS quận Gò Vấp xem xét giải quyết trả lời đương sự. 
Theo nội dung vụ án, năm 2003, sau khi chồng mất, bà Phượng ủy quyền cho luật sư Vĩnh làm đại diện trong vụ tranh chấp về thừa kế với con riêng của chồng ở TAND quận Gò Vấp. Bà thỏa thuận trả cho luật sư 30 triệu đồng cùng 30% giá trị tài sản được chia.
Bà Phượng cho biết, vì tin tưởng luật sư nên bà đồng ý viết khống giấy vay 300 triệu đồng để hợp thức hóa khoản thù lao. Năm 2005, bà Phượng chấm dứt ủy quyền với ông Vĩnh vì làm nhiều năm không có kết quả. Bà tự thỏa thuận với các đồng thừa kế và được hưởng 500 triệu đồng từ giá trị tài sản chồng để lại.
Ông Vĩnh yêu cầu bồi dưỡng 100 triệu đồng, bà không đồng ý nên hạ xuống còn 50 triệu. Luật sư từ chối trả lại tờ giấy nhận nợ khống trước đó với lý do "đã xé". Vì ông Vĩnh thúc ép trả tiền, nếu không sẽ kiện đòi khoản tiền theo giấy nợ nên bà Phượng tố cáo lên Công an quận Tân Bình.
Làm việc với công an, ông Vĩnh phủ nhận việc ép bà Phượng viết giấy nợ. Sau khi công an có quyết định không khởi tố vụ án, ông Vĩnh xuất trình giấy thể hiện bà Phượng vay mình 400 triệu, lãi suất 1% mỗi tháng và kiện ra tòa.
Năm 2007, TAND quận Gò Vấp căn cứ vào giấy nhận nợ này, chấp nhận yêu cầu của luật sư Vĩnh, buộc bà Phượng phải trả hơn 533 triệu đồng cả gốc và lãi.
Bà Phượng khẳng định chỉ viết giấy nợ khống 300 triệu, hoàn toàn không viết, ký, lăn tay vào giấy nợ 400 triệu đồng. Bà yêu cầu được giám định lại giấy nợ do kết quả giám định chưa khách quan nhưng tòa không chấp nhận. Bà kháng cáo nhưng TAND TP HCM khi xử phúc thẩm giữ nguyên phán quyết.
Năm 2008, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Gò Vấp kê biên, bán đấu giá căn nhà trên đường Quang Trung nơi mẹ con bà Phượng ở, để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án. Căn nhà này được bán với giá 1,2 tỷ đồng.
Một năm sau, TAND Tối cao ra quyết định giám đốc thẩm, hủy hai bản án trước đó, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm xét xử lại với lý do "vi phạm nghiêm trọng tố tụng, nhiều nội dung còn mâu thuẫn chưa được làm rõ". Theo HĐXX, tòa án các cấp dựa vào giấy vay tiền ghi ngày 19/3/2003 và các kết luận giám định của cơ quan giám định để buộc bà Phượng phải trả tiền cho ông Vĩnh là chưa có căn cứ.
Đồng thời, luật sư có nhiều lời khai mâu thuẫn, lúc nói cho bà Phượng mượn, lúc nói là tiền thù lao. Nhiều đoạn ghi âm bà Phượng cung cấp cho tòa về nội dung các cuộc trao đổi với ông Vĩnh (sau khi tòa Gò Vấp giải quyết tranh chấp) chưa được giám định và làm rõ.
Do bà Phượng về huyện Cần Giộc (Long An) sinh sống nên TAND quận Gò Vấp chuyển hồ sơ cho tòa địa phương thụ lý. Khi TAND huyện Cần Giuộc yêu cầu luật sư Vĩnh nộp bản gốc "giấy vay nợ" vì trong hồ sơ không có, thì ông này rút đơn khởi kiện. Ngày 12/11/2012, tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Bà Phượng đề nghị thi hành án và UBND quận Gò Vấp tạm dừng việc sang tên, cấp sổ cho người mua trúng đấu giá căn nhà của mình, nhưng bất thành. Bà kiện UBND quận Gò Vấp, yêu cầu hủy quyết định cấp sổ cho người trúng đấu giá nhưng không được chấp nhận.
Hồi tháng 7, TAND TP HCM xử phúc thẩm tuyên bác kháng cáo của bà. Theo tòa, tại thời điểm khởi kiện, chưa có cơ quan nào hủy bỏ kết quả bán đấu giá, không thể buộc người mua giao nhà lại. Bà Phượng phải khởi kiện cơ quan làm sai, đòi bồi thường thiệt hại tương đương với giá trị căn nhà đã bị kê biên, bán đấu giá.
Bà Phượng cho biết, bị cuốn vào vòng tố tụng hơn chục năm qua khiến gia sản khánh kiệt, cuộc sống đảo lộn. Từ chỗ có nhà cửa ở Sài Gòn, đất đai ở quê, vì phải vay nóng để đi kêu cứu khắp nơi, ra tận Hà Nội mà giờ bị siết nợ phải đi ở nhờ nhà anh chị em. 
Hải Duyên
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/luat-su-o-tp-hcm-bi-tinh-nghi-lua-than-chu-3618770.html

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

ĐOÀN LUẬT SƯ ĐANG BỘC LỘ SỰ YẾU KÉM HAY…?

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, thực tế tại địa phương tỉnh Phú Yên, xuất hiện 01 trường hợp luật sư Võ An Đôn (thuộc Đoàn Luật sư Phú Yên) khi hành nghề luật sư, đã tham gia trả lời phỏng vấn với một số đối tượng ở nước ngoài có nội dung mang tính chất kích động, xuyên tạc không đúng sự thật gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước và thành viên Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên. Cụ thể, qua trang facebook cá nhân, Đôn đã tiến hành tham gia livestream trả lời phỏng vấn với đối tượng Thanh Tâm ở nước ngoài với các đề tài như: “Pháp luật Việt Nam và vai trò của người luật sư trong các phiên tòa” – livestream ngày 20/02/2017; “Những điều người dân trong nước cần biết khi bị xâm hại bởi những người mặc sắc phục lẫn không mặc sắc phục” – livestream ngày 03/3/2017; “Những vấn đề liên quan đến các điều 79, 88 và 258 BLHS” – livestream ngày 28/3/2017; “Quan hệ Việt-Mỹ và cải thiện nhân quyền ở Việt Nam” – livestream ngày 04/4/2017; “Formosa gây ô nhiễm môi trường, làm cá chết hàng loạt ở vùng biển các tỉnh miền Trung” – livestream ngày 11/4/2017; “Bàn về luật sở hữu đất đai cũng như luật thu hồi đất đai và những vấn đề liên quan đến vụ Đồng Tâm” – livestream ngày 02/5/2017. Ngoài ra, Đôn còn nhiều lần trả lời phỏng vấn với phóng viên Trà Mi đài VOA về vấn đề Luật sư bất chính, chân chính… Thông qua đó nhằm xuyên tạc hệ thống pháp luật Việt Nam, đả kích, phê phán đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; gây hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân; làm ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Như vậy theo quy định của pháp luật, Đôn đã vi phạm nghiêm trọng điểm g khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 quy định: “luật sư khi hành nghề luật sư nghiêm cấm có hành vi lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Tuy nhiên, có một nghịch lý là đến nay Đoàn Luật sư Phú Yên – tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh lại không giám sát được luật sư thành viên của mình để có hình thức xử lý kỷ luật, ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Phải chăng Đoàn Luật sư Phú Yên đang bao che, né tránh hay là sự yếu kém trong việc giám sát, xử lý kỷ luật luật sư khi có vi phạm theo quy định của pháp luật nhằm làm trong sạch Đoàn Luật sư, bảo vệ uy tín của Đoàn Luật sư trong mắt người dân?

QUẾ LINH

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

TẢN MẠN CUỐI TUẦN: CÁI DANH LUẬT SƯ !

Trong xã hội Việt Nam, từ xưa đến nay, có không ít những nghề nghiệp được nhân dân tôn quý gọi là thầy, như: thầy thuốc, thầy giáo, thầy chùa… bởi họ ít nhiều là người có học, rành rỏi về công việc đó để giúp ích cho xã hội trong các công việc học hành, chữa bệnh, ma chay cưới hỏi…. vv.

Ngoài các nghề nghiệp trên, nghề luật sư ngày xưa cũng khởi đầu như thế, nhân dân gọi nôm na là thầy cãi, giúp người dân trong các cách thức khiếu kiện hoặc những lý do nào đó mà liên quan đến pháp đình.

Rồi khi xã hội tiến bộ, người ta du nhập từ phương tây rất nhiều thứ, trong đó danh từ luật sư bắt đầu xuất hiện và ngày càng phổ biến. Đến bây giờ thì không ai dùng từ thầy cãi nữa, nhưng không vì thế mà nghề luật sư không còn được coi trọng mà ngược lại, nghề luật sư mà một trong những nghề hot trong nhiều năm qua. Tuy mỗi nơi thu nhập của luật sư có khác nhau, nhưng tựu chung họ đều sống tốt với thu nhập chính đáng từ nghề.

Dù vẫn biết không phải xã hội nào cũng toàn là người tốt, nghề nghiệp nào cũng toàn là những người cao cả, một vài trường hợp cũng chỉ là con sâu làm rầu nồi canh, nhưng qua quan sát tôi thấy có những con sâu rất to, hôi hám, ám cả lên những nghề nghiệp cao quý.

Tôi nhớ ông luật sư Võ An Đôn đã nói đại ý thế này: những ông luật sư có nhà lầu, xe hơi là nhờ vào chạy án, chạy tội. Ôi than ôi, tôi chưa thấy một tay tri thức nào đần độn, dốt nát đến thế. Lấy hình thức bề ngoài để phán bản chất bên trong thì một là tùy tiện, hai là đê hèn, ganh tỵ, thậm chí đố kỵ tài năng mà sinh ra.

Người luật sư, dù giỏi hay dở, thì đó là tài năng của anh, nhưng nhất thiết khi đã nhận bào chữa cho thân chủ nếu không giúp được gì cho họ thì cũng không nên làm phương hại đến họ. Vừa qua, người ta đổ ra tranh cải việc luật sư kiện lại thân chủ của mình, quả là xã hội đã có những dấu hiệu suy đồi, mà không biết do đâu? Còn ông luật sư Đôn, thì thân chủ của mình bị viện kiểm sát truy tố là 8 năm tù, ông cãi riết bị “đôn” lên 10 năm tù. Bị cộng đồng mạng lên án thì ông trổ ra trên Facebook của mình những bài viết ngô nghê, kiểu như dư luận hãy quan tâm đến ngày đèn đỏ của mẹ Nấm … Quả là nhục nhã ê chề!

Xã hội vận động không ngừng, có những nghề nghiệp sẽ được sinh ra và cũng sẽ có thứ sẽ mất đi. Nhưng tôi tin, nếu cộng đồng luật sư Việt Nam đủ tỉnh táo, đủ tài năng, đủ nhân cách tự mình sẽ loại đi những con sâu hôi hám, để chiếc áo sơ mi trắng mặc trên người trước phiên tòa không chỉ đại diện cho tầng lớp trí thức, mà còn là đại diện cho một tầng lớp trí thức ưu tú của xã hội!


Người hiểu chuyện.

Vụ Đồng Tâm: Nói lại cho rõ !

Mọi việc đã trở nên rõ ràng hơn sau khi Thanh tra TP Hà Nôi chính thức công bố kết luận thanh tra về vụ đất đai tại Đồng Tâm. 

Theo đó, kết luận thanh tra không chỉ tái khẳng định khu đất tại xã Đồng Tâm thuộc diện thu hồi là đất quốc phòng và việc bàn giao cho tập đoàn Viettel là hợp lẽ và không có gì bàn cãi... thì cũng đã chỉ ra những câu chuyện thâm cung bí sử cũng như căn nguyên của câu chuyện xảy ra tại đây. 

Ông Lê Đình Kình (Nguồn: FB). 

Cụ thể, sau khi xuất hiện thông tin, UBND huyện Mỹ Đức sẽ thu hồi khu đất để bàn giao cho Tập đoàn Viễn thông Viettel, với mục đích giữ lại bằng mọi giá khu đất có được do lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng công trình trái phép gắn với sự buông lỏng quản lý đất đai quốc phòng. Cùng với các thành viên trong nhóm "Đồng Thuận" (chủ yếu là con em dòng họ Lê Đình, đây cũng là những người có đất tại Đồng Tâm do các hành vi vi phạm mà có) Lê Đình Kình và Bùi Viết Hiểu lan truyền thông tin cho rằng: Chính quyền huyện Mỹ Đức giao đất đang canh tác 50ha của họ cho Tập đoàn viễn thông Viettel do Quân đội quản lý, lấy tiền ngân sách bồi thường cho 14 hộ dân trong khu đất quốc phòng…

Từ những thông tin kiểu thất thiệt như thế và sử dụng chính uy tín, vai trò của mình đối với người dân, ông Kình đã nhiều lần đứng ra tổ chức, kêu gọi dân Đồng Tâm ngăn cản Quân đội đo đạc đất bàn giao cho Vietel, kéo lên trụ sở huyện Mỹ Đức để gây sức ép, yêu cầu được giải trình cụ thể sự việc. 

Chưa hết, ông Kình và các thành viên còn dựng chuyện khi nói rằng Viettel phải đền bù 6tr/m2 nếu muốn lấy đất nông nghiệp của xã. Chính điều này đã đánh rất mạnh vào lòng tham của người dân Đồng Tâm nói chung, những người xưa nay chủ yếu sinh nhai bằng nghề nông; họ chưa bao giờ nghĩ đến sẽ nhận được một lúc vài trăm triệu đồng. Đây cũng là nguyên do khiến họ tỏ ra tích cực, thậm chí hiếu chiến dù bản chất họ không phải như thế! 

Sự mưu mô, "mất nết" của ông Kình còn được thể hiện ra để lấy lòng tin của người dân, một thứ vũ khí mà chắc chắn ông đã ngĩ rằng, nó sẽ giúp ông và các thành viên nhóm "Đồng thuận" có thể khuất phục được chính quyền, sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến lợi ích này! Theo đó, ông Kình đã cam kết trước dân Đồng tâm rằng, nếu sai sẽ chịu mọi trách nhiệm pháp lý. 

Và với một cách làm ngỡ kiểu phép vua thua lệ làng ấy, rất đông người dân Đồng tâm đã sát cánh bên ông Kình trong cuộc chiến giữ đất mà mục đích cuối cùng là buộc Viettel phải đền bù tương xứng trước khi chính thức sử dụng khu đất. 

Cũng chính việc thiết lập được lòng tin đã khiến nhóm Đồng Thuận này huy động được khoản tiền từ 6 đến 7 tỷ đồng của người dân Đồng Tâm mà được cho là sẽ hoàn trừ đầy đủ khi giành thắng lợi. 

Và như thế, trong sự việc vừa qua, nếu như cái sự đáng trách của dân Đồng tâm là sự nhẹ dạ cả tin và tâm lý hám lợi thì cái tội (không còn là đáng trách nữa) là của ông Lê Đình Kình là đã lợi dụng chính những điều đó để che dấu hành động, mục đích của bản thân. Cộng thêm đó là "được giật dây kích động chống phá bởi những bàn tay lông lá của lũ luật sư mặt chuột kẹp và đám dân chủ bò đỏ mất nết a dua" - Theo Fbker Lê Hồng Tuân.

Rồi đây, cũng không loại trừ cơ quan thực thi pháp luật sẽ sờ gáy ông (Ông Lê Đình Kình) với những hành vi đã có, đã xảy ra. Việc có một bản án thích đáng là điều khó xảy ra bởi oog đã cao tuổi, sức đã yếu dần. Nhưng xem chừng, điều đó không khiến ông bị phán xử bởi tòa án lương tâm. Đó mới là bản án nặng nề và quan trọng cho sự gian manh, lọc lừa của người đàn ông đã lên tuổi ông, tuổi cụ này! 

An Chiến
Theo VN news

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

LUẬT SƯ CÓ ĐƯỢC NÓI BẬY TRÊN MẠNG?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng quy định rõ các hành vi bị cấm khi lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm các mục đích như là: Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo hoặc đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Nhiều luật sư hiện nay đang cổ súy cho các hành vi vi phạm pháp luật

Những hành vi trên nếu ở mức độ nhẹ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000đ đến 300.000đ, còn nếu nặng hơn sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức khi có vi phạm xảy ra.

Gần đây, khi Bộ Tư pháp đang soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 123/2013 của Chính phủ (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư ). Trong đó, có bổ sung thêm một số quy định nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ luật sư cũng như trách nhiệm của luật trong việc xây dựng hình ảnh, uy tín nghề nghiệp. Một việc làm được đa số các tầng lớp trong xã hội và đông đảo quần chúng nhân dân quan tâm, hoan nghênh, hưởng ứng vì những điều bổ sung đó không quá xa lạ trong các văn bản quy phạm pháp luật khác mà Nhà nước ta đã ban hành. Tuy nhiên, đi ngược lại với tinh thần ấy, trong giới luật sư, điển hình trên trang facebook cá nhân Đôn An Võ (của ông Võ An  Đôn - thuộc Đoàn luật sư Phú Yên) cho rằng: Bộ tư pháp đang soạn thảo và Liên đoàn luật sư Việt Nam vừa ban hành văn bản cấm luật sư nói bậy trên mạng xã hội. Quy định này bị dư luận và giới luật sư phản đối, vì nó xâm phạm quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm của mỗi luật sư”, “Họ sợ vì luật sư là thành phần tri thức ưu tú của xã hội, uy tín xã hội của luật sư rất lớn”.

Như vậy, ta có thể thấy được phần nào về quan điểm cũng như bản chất của luật sư là đang cổ xúy cho hành vi nói bậy của chính mình trên mạng xã hội, bất chấp những quy định của pháp luật đã ban hành, cổ xúy cho việc sử dụng các quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc hệ thống pháp luật của Việt Nam, xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta thông qua việc trả lời các phóng viên, báo đài ngoài nước, các phần tử thù địch, chống phá, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; sử dụng các giá trị “dân chủ, nhân quyền” của Mỹ và các nước phương Tây (trong lịch sử của nhân loại là các nước đế quốc chuyên đi xâm lược các quốc gia khác) để bào chữa cho các đối tượng phạm tội xâm phạm An ninh quốc gia với mưu đồ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; đồng thời kích động, kêu gọi cộng đồng lên án hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, đi ngược lại các giá trị đạo đức cao đẹp của người luật sư.

Một người như luật sư, tự ngộ nhận là thành phần tri thức ưu tú của xã hội, am hiểu pháp luật nhưng lại không phân biệt được hành vi sai trái với lẽ phải, đánh đổi lợi ích quốc gia, dân tộc để du nạp, truyền bá các giá trị văn hóa độc hại, đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền” thì thật đúng là rận “dân chủ”, đáng để lên án và cần phải nghiêm trị. Có như vậy thì mới quốc thái dân an.


Quế Linh

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

[Tin quân sự] - Cặp tàu Gepard và Molniya sẽ được trang bị tổ hợp Pantsir-ME

Nga chính thức "gật đầu" trang bị tổ hợp Pantsir-ME cho các tàu Gepard và Molniya
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Nga thực hành phóng tên lửa hành trình Kalibr.

Ông Renat Mistakhov, TGĐ Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, nơi đang hoàn thiện 2 tàu Gepard cho HQVN xác nhận, tới đây, các sản phẩm xuất khẩu của họ sẽ được trang bị tổ hợp Pantsir-ME.

Giới thiệu tổ hợp phòng không mới đầy uy lực
Bên lề Triển lãm Hải quân quốc tế (IDMS) lần thứ 8, năm 2017 tại St. Petersburg (Nga), CEO của Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk chia sẻ rằng tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-ME phiên bản hải quân sẽ được trang bị cho các tàu chiến xuất khẩu và điều này khiến các khách hàng tiềm năng quan tâm hơn, hài lòng hơn.
"Tôi tin rằng hệ thống vũ khí phòng không tối tân này chắc chắn cần thiết cho các tàu chiến bởi vì nó sở hữu những đặc tính kỹ chiến thuật độc đáo, không một loại vũ khí tương tự nào có thể sánh được. Hệ thống này đã chứng minh được hiệu quả tác chiến trong các cuộc thử nghiệm đã và đang diễn ra".
"Với những điểm vượt trội như vậy, tôi tin rằng sản phẩm mới này sẽ cho phép chúng tôi tăng đáng kể cơ hội xuất khẩu vì các tàu chiến ngày nay luôn đòi hỏi phải được trang bị các tổ hợp phòng không mạnh, và Pantsir-ME hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này", ông Renat Mistakhov cho biết.
Tổ hợp Pantsir-ME là phiên bản hải quân dùng cho các chiến hạm được phát triển trên cơ sở tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir lục quân (với tên gọi Pantsir-S)
Cách đây ít hôm, ông Alexander Shlyakhtenko, Giám đốc Phòng thiết kế hải quân Trung ương Almaz (Nga) đã tuyên bố với Hãng thông tấn TASS rằng tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-ME phiên bản hải quân đã được lắp lên một tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya (Dự án 1241) và đang thử nghiệm ở Biển Đen.
Trước đó, ông Alexander Denisov, Giám đốc điều hành của Tổ hợp Vũ khí chính xác cao đã cho biết: "Tổ hợp Pantsir-ME sẽ được hoàn thành trong 1-2 năm tới, và Hải quân Nga đã đặt mua chúng. Các tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya thuộc dự án 1241 hiện có trong biên chế hải quân Nga và nhiều nước khác sắp tới có thể được lắp tổ hợp phòng không tối tân này".
Nga chính thức gật đầu trang bị tổ hợp Pantsir-ME cho các tàu Gepard và Molniya - Ảnh 1.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-ME. Ảnh: Piotr Kovalev/TASS.
Những tính năng vượt trội
Tại Triển lãm Hải quân quốc tế đang diễn ra tại St. Petersburg, tổ hợp Pantsir-ME đã được Tập đoàn công nghệ cao Rostec chính thức giới thiệu với công chúng và các đoàn quan chức quân sự tới từ nhiều quốc gia.
Ông Sergei Chemezov, Tổng giám đốc Tập đoàn Rostec cho biết: "Tổ hợp phòng không tối tân này do Văn phòng thiết kế Tula phát triển, tích hợp lên đó rất nhiều giải pháp khoa học và công nghệ mới nhất, vượt trội hơn hẳn so với tổ hợp Kashtan-M. Đặc biệt, tầm bắn tăng từ 10 lên 20km và độ cao cũng cải thiện, trong khoảng từ 3 tới 15km".
"Hệ thống điều kiển hỏa lực keeys hợp giữa radar và quang học cung cấp cho tổ hợp khả năng chiến đấu 24/24h, trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm. Toàn bộ hoạt động tác chiến đều được tự động hóa và kíp trắc thủ chỉ việc nhấn nút khai hỏa", ông nói.
Với việc sử dụng radar mảng pha đa chức năng và các tên lửa có cự ly xạ kích tới 20km, tổ hợp Pantsir-ME có khả năng tấn công cùng lúc 4 mục tiêu, kể cả những loại tên lửa đối hạm tiên tiến hay những vũ khí cỡ nhỏ phóng từ trên không hay từ mặt đất (từ bờ).
Tổ hợp có thể lắp trên các chiến hạm có lượng choán nước từ 300 tấn trở lên, cho phép những con tàu này có hỏa lực phòng thủ vượt trội, đủ sức bảo vệ mình trước các cuộc tấn công của các vũ khí tiến công đường không hiện đại, bao gồm cả các mục tiêu bay thấp, siêu thấp và các máy bay không người lái cỡ nhỏ điều khiển từ xa.
Nga chính thức gật đầu trang bị tổ hợp Pantsir-ME cho các tàu Gepard và Molniya - Ảnh 2.
Buồng điều khiển của tổ hợp pháo- tên lửa phòng không Pantsir-ME đang thử nghiệm trên biển Đen. Ảnh: Vitaliy Nevar/TASS.
"Tổ hợp phòng không Pantsir-ME đảm bảo khả năng phòng hộ một cách tin cậy cho mọi loại tàu chiến mặt nước được trang bị để chống lại các cuộc tiến công đường không với xác suất diệt mục tiêu có thể lên tới 100% (xác suất bằng 1). Bao gồm cả các loại tên lửa diệt hạm bay siêu thấp và máy bay điều khiển từ xa", theo giới thiệu của Rostec.
"Tổ hợp được phát triển bởi phòng thiết kế khí cụ hàng đầu Nga có đặc điểm chính là có thể diệt các mục tiêu bằng tên lửa từ xa. Nếu vì lý do nào đó mục tiêu (có thể là tên lửa diệt hạm đang phóng tới) chưa bị diệt hoặc chưa bị vô hiệu hoàn toàn thì đến lượt các cỗ pháo ra tay, làm nốt phần việc còn lại". Tóm lại, không mục tiêu nào lọt qua nổi "vòm sắt" bảo vệ của Pantsir-ME.
Ông Sergei Chemezov trước đó đã tuyên bố rằng việc phát triển tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-ME đã được hoàn thành và sẽ sớm được đưa vào sản xuất hàng loạt phục vụ cho trang bị lên các tàu hải quân Nga và các chiến hạm xuất khẩu.
Được biệt,  ngoài các tàu hộ vệ tên lửa Molniya, các tàu Gepard (khinh hạm hoặc hộ vệ tên lửa) cũng có thể được lắp tổ hợp phòng không mới này. 

[Tin quân sự] - Nga cung cấp 64 xe tăng T-90 cho Việt Nam

[NÓNG] Sputnik: Nga cung cấp 64 xe tăng T-90 cho Việt Nam
Xe tăng T-90. Nguồn ảnh: Sputnik

Hãng tin Sputnik dẫn báo cáo cuối năm 2016 của công ty Uralvagonzavod (Nga) cho biết, Nga sẽ cung cấp xe tăng T-90S cho Iraq và Việt Nam.

Cụ thể, trong phần nội dung về kế hoạch hợp tác kỹ thuật năm 2017, bản báo cáo cho hay, công ty Uralvagonzavod sẽ thực hiện 2 hợp đồng cung cấp xe tăng T-90S/SK.
Một trong số hợp đồng đó là cung cấp 64 xe tăng cho khách hàng nước ngoài "704". Hợp đồng thứ hai ký kết với khách hàng nước ngoài "368", sẽ xuất xưởng lô hàng đầu tiên gồm 73 xe tăng.
Sputnik cho biết, theo phân loại quốc gia của Nga (OKSM) thì "704" là Việt Nam, "368" là Iraq.
[NÓNG] Sputnik: Nga cung cấp 64 xe tăng T-90 cho Việt Nam - Ảnh 1.
Xe tăng T-90 sẽ có mặt trong biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Cũng theo bản báo cáo, Uralvagonzavod công bố đã hoàn thành hợp đồng cung cấp 146 xe tăng T-90MS cho Kuwait. Ngoài ra, công ty này đã ký hợp đồng hiện đại hóa 1.000 xe tăng T-72 cho Ấn Độ với động cơ V-92S2.
Trong năm 2017, Uralvagonzavod dự định sẽ tiếp tục thúc đẩy việc cung cấp các xe tăng T-90MS cho Ấn Độ.

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Cận cảnh bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm tối tân do Việt Nam chế tạo

Cận cảnh bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm tối tân do Việt Nam chế tạo
Ảnh: marinetraffic.com

Hải quân Hoàng gia Australia đang có trong biên chế hai tàu cứu hộ tàu ngầm cực kỳ hiện đại, điều đặc biệt là chúng được thi công đóng mới tại Việt Nam.

Tàu cứu hộ tàu ngầm Besant (EGS 8316) là dự án liên kết giữa Nhà máy Z189 - Tổng cục Công nghiệp quốc phòng với Công ty đóng tàu Damen (Hà Lan), con tàu được hạ thủy tháng 10/2014 và bàn giao cho Hải quân Hoàng gia Australia trong tháng 6/2015. Ảnh: news.navy.gov.au
Cận cảnh bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm tối tân do Việt Nam chế tạo - Ảnh 2.
Chiếc Besant có vỏ làm bằng hợp kim thép; lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.093 tấn, lên tới 3.231 tấn khi mang đầy tải; chiều dài 83 m; chiều rộng 16 m; chiều cao mạn 4,1 m; tốc độ tối đa 16 hải lý/h. Ảnh: news.navy.gov.au
Cận cảnh bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm tối tân do Việt Nam chế tạo - Ảnh 3.
Tàu có mã nhận dạng dịch vụ di động hàng hải (MMSI) là 503000092 và số nhận dạng tàu (IMO) do Tổ chức Hàng hải quốc tế cấp là 9676149. Ảnh: marinetraffic.com
Cận cảnh bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm tối tân do Việt Nam chế tạo - Ảnh 4.
Đây là loại tàu cứu hộ thế hệ mới, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tàu ngầm bằng các thiết bị chuyên dụng có tính năng vượt trội như phát hiện tọa độ, điện thoại liên lạc và robot lặn kết nối với tàu ngầm để cứu nạn thuyền viên khi tàu gặp sự cố. Tàu có thể định vị vị trí, neo không dây trong điều kiện thời tiết phức tạp. Ảnh: navaltoday.com
Cận cảnh bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm tối tân do Việt Nam chế tạo - Ảnh 5.
Trong khi đó "chị em" của tàu Besant - Chiếc Stoker (EGS 9316) được Nhà máy Z189 hạ thủy tháng 5/2015 và bàn giao cho đối tác vào cuối năm 2015. Ảnh: maritime-executive.com
Cận cảnh bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm tối tân do Việt Nam chế tạo - Ảnh 6.
Được biết 100 năm trước, hai tàu ngầm đầu tiên mà Hải quân Hoàng gia Australia đưa vào hoạt động là tàu AE1 và AE2 do hai Thiếu tá hải quân Thomas Besant và Henry Stoker chỉ huy. Tên của các ông đã được chọn để đặt cho cặp tàu cứu hộ tàu ngầm này. Ảnh: news.navy.gov.au
Cận cảnh bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm tối tân do Việt Nam chế tạo - Ảnh 7.
So với Besant, tàu Stoker cùng chất liệu cấu tạo nhưng có kích thước lớn hơn một chút, với lượng giãn nước đầy tải 3.690 tấn; chiều dài 93,2 m; chiều rộng 16 m; chiều cao mạn 4,1 m; vận tốc tối đa 16 hải lý/h. Tàu có mã MMSI là 503000098 và số nhận dạng IMO là 9707998. Ảnh: marinetraffic.com
Cận cảnh bộ đôi tàu cứu hộ tàu ngầm tối tân do Việt Nam chế tạo - Ảnh 8.
Việc đóng thành công tàu cứu hộ tàu ngầm cỡ lớn hiện đại cho đối tác tác ngoài đã khẳng định trình độ của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam, đây đồng thời còn là cơ sở để chúng ta tiến tới tự chủ đóng mới những con tàu tương tự, phù hợp với yêu cầu và đặc thù phương tiện của hải quân nước nhà. Trong ảnh là phương tiện cứu hộ (tàu ngầm mini) LR5 được thả từ tàu Stoker để làm nhiệm vụ. Ảnh: news.navy.gov.au

Mặt thật của Việt tân qua một cuộc họp báo (Tiếp theo và hết) (*)

(Kỳ 2)
Từ năm 2007 đến năm 2010, Trịnh Hội mua thêm một căn nhà có giá hơn một triệu USD ở Oa-sinh-tơn (Washington) chỉ để phục vụ cho các hoạt động của Hoàng Tứ Duy. Lúc ấy, VOISE thực chất hoạt động dưới quyền của Hoàng Tứ Duy. Đây là sự thật về VOISE mà nghị viên TP San Jose là Tâm Nguyễn không muốn ai biết.
Tại sao những điều này lại quan trọng? Tôi đã trình bày những nội dung đó cho NED. Tôi yêu cầu nếu những thông tin trên đúng sự thật thì họ phải chuyển nội dung đó cho Văn phòng Tổng Thanh tra và Bộ Ngoại giao. Sau khi thẩm định, NED hồi âm rằng họ đã gửi thông tin cho Văn phòng Tổng Thanh tra và Bộ Ngoại giao. Mục tiêu của tôi là chặt những bàn tay gây quỹ của Việt tân để họ không thể lợi dụng cộng đồng Việt Nam được nữa. VOISE cũng tổ chức một chương trình khác mang tên “Quỹ sen hoa” ở Ca-na-đa. Quỹ này cũng thuộc về Việt tân.
Tôi muốn nói về ông Đỗ Thông Minh (một trong những kẻ lập cái gọi là tổ chức “Người Việt tự do” ở Nhật Bản, cũng là một trong mấy kẻ cùng Hoàng Cơ Minh lập ra “Mặt trận” - chú thích của người viết). Và đây là đoạn hội thoại giữa tôi với ông Đỗ Thông Minh: “Nguyễn Thanh Tú: Xin vui lòng cho tôi hỏi về lời tuyên bố của ông Hoàng Cơ Minh, “mặt trận” đã vào được đất mẹ và bắt tay vào thống hợp 36 tổ chức với 10.000 tay súng. Chuyện đó có thật không anh? - Đỗ Thông Minh: Chuyện đó không có thật. Con số 10.000 là giả; Nguyễn Thanh Tú: Nếu chuyện đó không có thật thì có phải là lừa gạt cộng đồng hải ngoại không? - Đỗ Thông Minh: Đồng ý, nhưng đó là sự lừa gạt theo công lý!; Nguyễn Thanh Tú: Sự lừa gạt ấy là ý kiến của ai? - Đỗ Thông Minh: Tôi phản đối ông Hoàng Cơ Minh chuyện đó. Nhưng ông Minh nhất định làm. Trong năm người chết có hai người đáng coi là nạn nhân trực tiếp vì những bài báo họ viết đã xúc phạm “Mặt trận” nặng nề. Đó là nhà báo Đạm Phong của tờ Tự do năm 1982 và ký giả Lê Triết của tờ Văn nghệ tiền phong năm 1990”. Điều này cho tôi thấy “mặt trận Hoàng Cơ Minh” ra đời từ động cơ dối trá. Lời của Đỗ Thông Minh cho thấy ông biết sự thật nhưng im lặng. Thậm chí ông còn đưa lên báo Kháng chiến về thông tin 10.000 quân. Đó là hành động âm mưu, đồng lõa dù ông không còn địa vị trong Việt tân.
Tôi xin nói tiếp về RFA. Năm 2011, trong chương trình “Đại hội thanh niên sinh viên Việt Nam - thế giới” (một hoạt động do Việt tân tổ chức - chú thích của người viết), có một người là Thái Văn Dung nêu vài câu hỏi thắc mắc về Việt tân với Lilly Nguyễn. Chỉ vì anh ta đặt ra các câu hỏi về Việt tân mà Lilly Nguyễn đã đưa ngày sinh tháng đẻ, chỗ ở hiện tại của Thái Văn Dung tại Việt Nam lên trang tin của RFA. Chẳng những vậy, cô ta còn công khai cả hộ chiếu, mọi thông tin hoạt động của Thái Văn Dung. Thời điểm đó, RFA nằm dưới quyền của Nguyễn Văn Khanh (trưởng ban tiếng Việt của RFA - chú thích của người viết). Sau chuyện này, Thái Văn Dung đã trở về Việt Nam. Anh ta bị bắt cùng 13 người khác và đã bị tuyên án. Tôi nói chuyện với Mẹ Nấm để phục vụ công tác điều tra, cô ta xác nhận điều này là có thật (Mẹ Nấm: tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người gần đây bị cơ quan công an Việt Nam khởi tố, bắt tạm giam vì có hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”). Trước việc này, RFA đã làm gì? Họ tổ chức một chương trình lấy tên gọi là “Phải lên tiếng” (Speak up). Trịnh Hội, Nam Lộc, Nguyễn Văn Khanh còn lên SBTN trong chương trình “Ủy ban vận động nhân quyền” do SBTN dựng lên để gây quỹ cho 14 người ấy. Nhưng họ gây quỹ cho ai khi những người ấy vào tù vì họ? Họ đổ thừa cho Chính phủ Việt Nam, nhưng Chính phủ Việt Nam không làm gì cả, mà chính họ đã giao những người ấy cho chính quyền Việt Nam.
Cộng đồng đã biết chiến dịch “Triệu con tim” của phong trào “Dân chủ cho Việt Nam” (Democracy for Vietnam). Những người đã dựng lên phong trào này là Trần Trung Dũng, Đông Xuyến, Bình Nguyễn. Họ cũng là thành viên của Việt tân. Thế “Ủy ban nhân quyền cho Việt Nam” (Humanrights for Vietnam) do ai dựng ra? Đây cũng do băng đảng “Việt tân ma”, hai sáng lập viên phong trào này là Nguyễn Anh Tuấn và Đỗ Phủ của SBTN. Việt tân cũng gửi tiền cho Đào Bá Kế (tức Trần Quang Độ, chỉ huy cái gọi là “Đông tiến 3” do Việt tân tổ chức xâm nhập vào Việt Nam, bị bắt năm 1989 và bị tuyên án chung thân - chú thích của người viết). Đào Bá Kế là “kháng chiến quân của Việt tân”. Điều này làm sáng rõ ở bên Mỹ muốn làm triệu phú dễ dàng thì chỉ có hai công việc: kinh doanh chống cộng và kinh doanh thiện nguyện.
Điều tiếp theo mà tôi muốn nói là chương trình “Hát cho nhân quyền Việt Nam” là chương trình gây quỹ của “Nhân quyền cho Việt Nam” phối hợp cùng SBTN. Họ dùng chữ phối hợp với SBTN, nhưng Nguyễn Anh Tuấn và Đỗ Phủ lại cùng là thành viên hai tổ chức này. Họ dùng chính sách không khác gì Việt tân và “Mặt trận”. Trên Việt báo Online, họ thông báo đã gây quỹ được 51.000 USD và nói tiền còn đang tăng. Nhưng khi khai báo với Ủy ban thương mại liên bang, họ nói rằng chỉ thu được 2.200 USD vì 96% cộng đồng Việt Nam “hứa cuội”. Đây là chuyện mà tôi kiện SBTN, “Nhân quyền cho Việt Nam” và Việt tân, vì tôi đã có PAC receipt (biên lai thống kê) số tiền quyên góp thật sự. Tôi xin nói tiếp về “Quỹ bên em đang có ta” của Diệu Quyên, vợ nhạc sĩ Trúc Hồ. SBTN quảng cáo họ sẽ phối hợp với “Quỹ bên em đang có ta”, nhưng quên nói chi tiết Nguyễn Anh Tuấn, Đỗ Phủ và nhạc sĩ Trúc Hồ có quan hệ mật thiết với nhau. Không ai khác, thủ quỹ của chương trình chính là Diệu Quyên. Vậy hành động này khác gì “tay trái đưa tay phải”. Đây là một điều nguy hiểm, vì hoàn toàn dính líu đến Việt tân. Thông báo của Sở Thuế cho thấy Trương Anh Hùng (Trúc Hồ), Diệu Quyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Anh Tuấn, Hoàng Tứ Duy đều biết điều đó.
Ba mươi năm nay, cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã bị lừa gạt dưới âm mưu của dòng chính truyền thông của mình. Truyền thông đã bán đứt cộng đồng Việt Nam vì đồng tiền. Tôi gọi là truyền thông, nhưng nó không xứng đáng với cụm từ này. Họ đã làm việc một cách vô lương tâm, vô đạo đức, không có tình đồng nghiệp. Trịnh Hội và VOISE không hoạt động như ngày xưa nữa. Việt tân đã rất khổ với tôi vì NED ngừng tài trợ cho VOISE. Đây là chiến thắng lớn lao mà tôi đạt được mà nhiều người không thấy”.
Tiếp theo là lược ghi một số nội dung trao đổi tại cuộc họp báo:
Hỏi: Có phải vì anh không đủ chứng cứ về vụ ám sát cho nên anh chuyển sang điều tra thuế vụ?
- Nguyễn Thanh Tú: Khám phá ra tội ác của mafia không phải từ FBI, cảnh sát mà chính là thuế. Xác chết giấu được nhưng tiền, gia tài, nhà cửa, vàng thì không thể. Mọi việc tôi bắt đầu từ thuế mà ra. Bố tôi bị giết. Tôi biết hung thủ là ai. Tôi tha cho họ vì những người này đã gần đất xa trời. Tôi không muốn gia đình họ phải trải qua những gì mà gia đình tôi đã phải chịu đựng. Nhưng Việt tân là cái trường kỳ cần phải kết thúc. Đó là chính sách cần phải kết thúc.
Hỏi: Chúng ta thấy chuyện khủng khiếp là những người tự xưng viết văn, làm báo ở Nam Cali không ai ủng hộ Nguyễn Thanh Tú?
- Nguyễn Thanh Tú: 30 năm nay, cháu không tham gia vào cộng đồng Việt Nam. Cái cháu thấy nhục nhã nhất là chưa cộng đồng nào thấy năm người Việt nằm xuống chết như vậy mà không hề lên tiếng. Cả trăm hội đoàn, hội đồng liên tôn, tổ chức chính trị mà không một người lên tiếng. Cả một cộng đồng như vậy mà cuối cùng phải để một người Mỹ trẻ phải lên tiếng cho một đồng nghiệp. Cháu thấy hổ thẹn và đã muốn từ bỏ nhưng sau khi mẹ cháu khuyên con phải quay lại. Nhưng cháu hy vọng và kêu gọi những người cầm bút, vì tinh thần đồng nghiệp, vì sự thật. Vì sự thật sẽ giải phóng cộng đồng hải ngoại để chúng ta có một tiếng nói mạnh.
Hỏi: Tôi muốn hỏi anh Tú là anh muốn dẹp Việt tân. Nhưng anh phải nhớ một điều rằng rất nhiều hội đoàn kể cả hội đoàn tù nhân chính trị và cộng đồng ở khắp mọi nơi đều có người của Việt tân cài cắm trong đó. Vậy bây giờ anh dẹp Việt tân nhưng các thành viên Việt tân vào các hội đoàn, các cộng đồng thì anh giải quyết chuyện này thế nào?
- Nguyễn Thanh Tú: Khi cá mẹ chết, cá con sẽ chết hết. Nhiều người mời tôi qua Australia (Ô-xtrây-li-a), châu Âu, Canada, nhưng tôi từ chối. Cái đầu bạch tuộc là ở đây, khi tôi mổ phơi khô thành khô bạch tuộc thì các vòi chết hết. Tôi không sợ về chuyện đó. Khi băng đảng mafia chết, các thành viên mafia cũng chết. Tôi hiểu anh nói điều đó nhưng trước phải làm từ Sở Thuế. Kỳ này tôi làm được nhiều điều hơn với Sở Thuế là đã gửi thông tin đến Tổng Thanh tra Chính phủ. Vì Việt tân đã động đến Chính phủ Hoa Kỳ. Việt tân lừa gạt 204.000 USD của chính phủ chứ không phải cộng đồng Việt Nam. Những email tôi đưa ra đây là bằng chứng. Cộng đồng Việt Nam hãy tin cậy việc làm của tôi. Tôi làm việc rất khoa học. Chỉ có điều này, Việt tân mới sợ.
Hỏi: Trong đơn kiện, Việt tân gửi cho anh, ngoài tên anh còn có tên một người khác là Michael Dương. Cho tôi biết bà ấy là ai? Quan hệ giữa bà ấy và anh là như thế nào?
- Nguyễn Thanh Tú: Bà ấy chỉ là một người quen thôi. Có nhiều người đã giúp tôi về mặt tài chính. Có người giúp đỡ tôi đến mức sẵn sàng gửi thẻ ngân hàng cho tôi, nhưng tôi đã từ chối vì lý do riêng. Vì họ biết, con đường tôi đi rất minh bạch về tài chính. Sẽ đến lúc, tôi kêu gọi cộng đồng giúp tôi. Vì nó là đại cục, là chính nghĩa cho cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại và cho các nạn nhân vì tình nguyện đi theo ông Hoàng Cơ Minh mà bị tử hình tại Thái-lan. Trong số nạn nhân mà tôi và Thompson biết được, có người bị tử hình bằng 18 viên đạn chỉ vì ăn cắp một muỗng đường của ông Hoàng Cơ Minh. Có những người biết sự thật, trốn đi nhưng bị cảnh sát Thái-lan bắt về, cũng bị Hoàng Cơ Minh tử hình. Tại sao họ muốn rời đi vì họ muốn cộng đồng biết sự thật.
(*) Xem Báo Nhân Dân từ số ra ngày 9-6-2017.
VIỆT QUANG (lược ghi)
Theo Báo Nhân dân

BẤT CỨ AI CŨNG PHẢI CÓ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG QUYỀN CỦA NGƯỜI KHÁC!

Điều 15, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khácViệc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.  Tuy nhiên, hiện nay không ít cá nhân ảo tưởng, tự cho mình cái quyền mang tên “nhân quyền”-do Mỹ và phương Tây sáng lập, làm công cụ rao giảng, cái cớ để can thiệp, xâm lược những quốc gia dân tộc thấp bé nhẹ cân khác, chúng tự cho mình cái quyền được đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc, rồi chà đạp những quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.


   Cơ quan an ninh điều tra thực thi lệnh bắt tạm giam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngày 10/10/2016.
 Điển hình, gần đây nhất là trường hợp của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Từ năm 2012 đến tháng 10/2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã sử dụng trang facebook cá nhân để soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, xuyên tạc, đả kích, phê phán đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Nổi bật, năm 2014, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã soạn thảo và đăng tải tập tài liệu “Stop police killing civilians” (tạm dịch: Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường) mang quan điểm, lập trường rất thù địch với lực lượng Công an nhân dân. Tập tài liệu khiến người đọc hiểu sai bản chất vấn đề, xâm hại đến mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng Công an nhân dân. Các bài viết này đã gây hoang mang, lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự điều hành, quản lý xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh còn thường xuyên trả lời phỏng vấn các báo, đài, tổ chức hoạt động truyền thông nước ngoài, xuyên tạc tình hình trong nước trên các lĩnh vực lịch sử, kinh tế, chính trị, quốc phòng, ngoại giao, pháp luật, các vấn đề về dân chủ, nhân quyền. Nhiều lần đứng ra tổ chức và tham gia kích động, xúi giục người dân chống đối Nhà nước… Thông qua đó, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã tuyên truyền, kích động nhân dân chống lại Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Chính vì vậy mà ngày 10/10/2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Khánh Hòa bắt tại nơi ở cùng một số văn hóa phẩm có nội dung xuyên tạc, đả kích chế độ xã hội chủ nghĩa, kích động nhân dân phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân sau khi bị khởi tố về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” và sau đó, ngày 29/6/2017, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt 10 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Một bản án xứng đáng với tội danh và những hậu quả mà Quỳnh đã gây ra cho xã hội, cho đất nước, được đa số quần chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Tuy nhiên, một luật sư bào chữa cho Quỳnh (luật sư Võ An Đôn, thuộc đoàn luật sư Phú Yên) am hiểu pháp luật, mang trên mình xứ mệnh bảo vệ công lý, bảo vệ tính đúng đắn, nghiêm minh của pháp luật lại đi cho rằng bản án mà Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt Quỳnh là một bản án man rợ và kêu gọi cộng đồng mạng, cộng đồng quốc tế lên án vì đi ngược lại giá trị nhân quyền. Phải chăng chính luật sư cũng đang là chân rết của Mỹ và các nước phương Tây cố tình đi rao giảng cái quyền “nhân quyền” được phép đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc, được chà đạp lên những quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người khác?
QUẾ LINH