Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

NHỮNG CON RỐI CHÍNH TRỊ HẾT THỜI


Tạm gác lại công việc và những lo toan trong cuộc sống, tôi trở về quê nhà và tận hưởng những phút giây quây quần bên gia đình, bạn bè vào dịp cuối tuần. Đang nhâm nhi tách cà phê, “Trần Thị Tuyết Diệu lại đăng bài nè”, “Dạo này Tuyết Diệu, An Đôn “hot” ghê” – lời trò chuyện của hai người bạn làm tôi phải chú ý. Tôi bắt đầu tò mò tìm hiểu liệu Tuyết Diệu, An Đôn đã viết gì, nói gì mà “hot” đến như vậy?
Chỉ với vài thao tác trên chiếc điện thoại, tôi đã có thể tìm đọc các bài viết của Tuyết Diệu, An Đôn trên trang facebook cá nhân và cả những bài viết, bài báo, trang thông tin đăng bài “chống” lại họ. Mặc dù chỉ là một công dân với công việc, mức lương trung bình; trình độ, học vấn bình thường, nhưng tôi cũng có thể “phản bác” lại các bài viết của “hai vị nhà báo, luật sư” này:
Image result for võ an đôn tiengnoicongdan20161.  Võ An Đôn: Xin đừng gắn hai từ “Luật sư” vào trước họ tên khi nhắc về anh ta. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã xóa tên Võ An Đôn khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư Phú Yên và thu hồi thẻ luật sư của hắn. Trên trang facebook cá nhân, Võ An Đôn thường xuyên đăng tải các bài viết thể hiện “quan điểm cá nhân” về thực thi pháp luật tại Phú Yên và các tỉnh, thành phố khác. Xin phép được bàn luận bài viết của hắn với tiêu đề “Phụ nữ tránh án tù bằng cách nào?”, với chút ít kiến thức pháp luật, Võ An Đôn đã chỉ dẫn người phụ nữ có tên Huỳnh Thục Vy muốn tránh bản án thì cần mang thai và sinh liên tục 04 người con để được hoãn chấp hành hình phạt tù hơn 10 năm, chờ 10 năm sau tình hình pháp luật thay đổi sẽ trở thành người “tự do” và “hạnh phúc”. Tôi giật mình với suy nghĩ: Chưa biết 10 năm nữa pháp luật có thay đổi hay không, thay đổi ra sao? Nhưng trong 10 năm đó liệu người phụ nữ tên Thục Vy có đủ sức khỏe, tinh thần, tài chính… để được “hạnh phúc” như lời tên An Đôn khuyên bảo? Tôi tin rằng, những ai đã là cha, là mẹ chắc chắn sẽ có câu trả lời như tôi: “KHÔNG!”.
Image result for trần thị tuyết diệu tiengnoicongdan20162. Trung bình 10 lượt thích, phẫn nộ/01 bài viết, 03 lượt bình luận/01 bài viết, 0,3 lượt chia sẻ/01 bài viết là cách tính của tôi về lượng người dùng mạng xã hội tương tác với các bài viết của Trần Thị Tuyết Diệu trên 02 trang facebook cá nhân của thị. Cách cô ta viết các bài chống cộng sản, bôi xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh, đả phá chủ nghĩa Mác – Lênin, vu cáo lực lượng Công an vi phạm dân chủ, nhân quyền bằng ngòi bút “cóp – dán” dựa trên các bài viết có sẵn của thế lực thù địch, “thu âm – phát lại” những lời nói của các phần tử kích động, chống phá chính trị “có tiếng” ở nước ngoài. Thị ta chẳng có nổi một bài viết nào “ra hồn nhà báo”, quả không sai khi người đời ví thị như một “con rối chính trị”. Tôi nghĩ mình chẳng cần thiết phải bàn luận chuyên sâu khi đã có rất nhiều bài viết nói rõ hành vi vi phạm pháp luật của Tuyết Diệu. Tôi chỉ thống kê những con số biết nói phía trên để chứng minh một điều: chẳng mấy ai quan tâm, ủng hộ các bài viết chống phá cách mạng của thị và có hay chăng những lời bình luận bên dưới thì cũng như thế này: “Tôi đề nghị chính quyền nên tóm cổ con này (Tuyết Diệu) gấp, xúc phạm Bác Hồ là không thể tha thứ được…”- Facebook: Dung Ho.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam” là danh hiệu được UNESCO công nhận cách đây 32 năm. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cả thế giới công nhận và học tập, noi theo. Đất nước đang ngày càng hội nhập phát triển, “tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP ước đạt 6,8%, vượt toàn bộ 12/12 chỉ tiêu đề ra, năng lực cạnh tranh tăng 10 bậc…” là minh chứng rõ nét cho sự đúng đắn của Chủ trương, đường lối mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra; chính sách, pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam ban hành. Những phần từ kích động nhỏ lẻ như Trần Thị Tuyết Diệu, Võ An Đôn với vốn kiến thức hạn hẹp và một tư tưởng chính trị tư bản chủ nghĩa vốn dĩ không nhận thức được sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nên những bài viết, bài đăng mang chủ nghĩa cá nhân của họ chẳng “hot” như lời người bạn tôi nói. Thật đáng mừng khi đại đa số người Việt dùng mạng xã hội đều lên tiếng phản bác lại các luận điệu xuyên tạc, vu khống không có căn cứ, họ đã và đang góp tiếng nói của mình tạo thành tiếng nói của dân tộc. Và khi cả một dân tộc đồng lòng lên tiếng bảo vệ Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì những người như Tuyết Diệu, An Đôn chắc chắn sẽ trở thành “những con rối chính trị hết thời”.
Bỗng lời bài hát “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn vang lên trong đầu tôi: “Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi. Đường đến anh em đường đến bạn bè…”. Tôi hi vọng tiếng nói của bản thân sẽ phần nào đó góp sức vào tiếng nói chung của dân tộc Việt: Chọn những niềm vui bằng những bông hoa, bằng những nụ cười thay vì theo dõi “những con rối chính trị hết thời”; cùng với anh em, cùng với bạn bè đi trên con đường xã hội chủ nghĩa -  “Là con đường chung của thời đại, của lịch sử, không ai ngăn cản nổi” (Hồ Chí Minh).

CẦN XÂY DỰNG MỘT KHÔNG GIAN MẠNG LÀNH MẠNH



Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 12/6/2018 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, gồm 07 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Image result for không gian mạng lành mạnhĐây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ an ninh quốc gia; giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng; góp phần siết chặt hơn nữa các hoạt động trên môi trường mạng bằng việc nghiêm cấm các hành vi gây mất an ninh mạng.
Sau một thời gian Luật An ninh mạng có hiệu lực, lực lượng chức năng đã xử lý (phạt hành chính từ 10.000.000đ đến 30.000.000đ theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện) nhiều đối tượng lợi dụng không gian mạng để đăng tải những thông tin có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, vi phạm Điều 8 Luật An ninh mạng. Có thể kể đến một số vụ việc, như:
- Việc chủ tài khoản facebook có tên là “Đầm Bầu Thời Trang Mami” đã đăng tải thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi “tẩy chay” thịt lợn vì dịch tả lợn châu Phi có thể lây sang người.
- Việc chủ tài khoản facebook "Quảng Ninh 24/7” thông tin sai sự thật về vụ việc chủ quán karaoke ở Quảng Yên (Quảng Ninh) đánh người vô tội vạ.
- Việc chủ tài khoản facebook “Người Quảng Ninh” thông tin sai sự thật về việc công an không truy cứu trách nhiệm hình sự một cán bộ say rượu, chống đối người thi hành công vụ ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài ra, tại Điều 9 Luật An ninh mạng quy định rất rõ về việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng: Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Do đó, để bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình bằng cách:
- Chủ động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân viên về nhận thức, kỹ năng bảo vệ an ninh mạng; triển khai các quy định của Luật An ninh mạng để bảo vệ hệ thống thông tin và dữ liệu cá nhân do cơ quan, tổ chức mình quản lý.
- Không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, quy định của Luật An ninh mạng nói riêng.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền về an ninh mạng xử lý thông tin và hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
- Lưu trữ và cung cấp một số loại dữ liệu cho phục vụ điều tra hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Vì vậy, mỗi người dùng mạng đã đến lúc phải có ý thức cao đối với hành vi của mình trên mạng xã hội nếu không muốn gánh chịu trách nhiệm dân sự và thậm chí là hình sự./.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

NHẬN DIỆN THÔNG TIN SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA


                                                     


Hiện nay, các thông tin sai trái, thù địch trên mạng xã hội đã và đang diễn ra ngày một nhiều, hết sức phức tạp, gây hoang mang dư luận, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do: các thế lực thù địch ngày càng gia tăng cường độ và thủ đoạn chống phá, với nhiều chiêu trò, phương thức tinh vi, thâm độc, nguy hiểm; trong khi một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân còn chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác, nhận thức chưa đầy đủ tính chất gay gắt, phức tạp của cuộc đấu tranh phòng, chống các thông tin sai trái, thù địch trên mạng xã hội mà các thế lực thù địch thực hiện.
Kết quả hình ảnh cho nhận diện thông tin sai trái, thù địch trên mạng xã hội

Những chiêu trò mới, nguy hiểm của các thế lực thù địch
Nội dung chống, phá của các thế lực thù địch hiện nay vẫn là: tấn công vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhưng hình thức, thủ đoạn chống phá đã có sự thay đổi, với những chiêu trò mới, nguy hiểm hơn. Đó là, chúng triệt để lợi dụng sự phát triển của Internet và mạng xã hội để lan truyền những thông tin sai trái, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn đúng sai, thật giả, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu; thông tin chưa được kiểm chứng; sử dụng ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, soi mói, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc… Chúng lợi dụng “các khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng, phát tán các tin, bài không đúng bản chất sự việc, gây hoang mang dư luận, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Thủ đoạn của chúng là triệt để lợi dụng một số cá nhân cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất về phẩm chất, đạo đức, lối sống, thành lập các hội, nhóm... “xã hội dân sự”, “diễn đàn dân chủ”... sử dụng các website, dịch vụ thư điện tử (e-mail) và các trang mạng xã hội (Facebook), Zalo (các dịch vụ chat, nhắn tin, hội thoại), Twitter, Youtube, MySpace... để đăng tải, phát tán thông tin xấu độc, phản động.
Cách thức tiến hành của chúng là tổng hợp tin tức từ các báo chính thống, các thông tin chưa được kiểm chứng để tạo ra sự “khách quan”, sau đó cài dần các thông tin bịa đặt, xuyên tạc, tăng dần cả về số lượng và cường độ bịa đặt, bóp méo sự thật, luận điệu sai trái; cổ súy, tung hô các “giá trị” dân chủ phương Tây, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kích động biểu tình, gây rối, thực hiện các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” hòng lật đổ chính quyền, tạo cớ kêu gọi các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ nước ta. Với các chiêu trò này, không ít người sử dụng mạng xã hội đã dễ dàng “mắc mưu”, bị dẫn dắt bởi các thông tin phản động, độc hại; từ đó đã tin theo những luận điệu của các thế lực thù địch và bị chúng dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo và khống chế, phục vụ cho mưu đồ của chúng.
Đề cao cảnh giác, giữ vững lập trường nhằm làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
Để làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta cần phải đề cao cảnh giác, giữ vững lập trường, đồng thời làm tốt một số giải pháp sau:
Một là: Các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi lợi dụng mạng xã hội làm tổn hại lợi ích quốc gia, dân tộc, xâm phạm quyền riêng tư của con người… Tất cả những kẻ lợi dụng mạng xã hội để bịa đặt, xuyên tạc, xúc phạm cá nhân, tổ chức, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng, Nhà nước đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Hai là: Các cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động cung cấp thông tin chính thống để định hướng dư luận, nâng cao nhận thức và sàng lọc thông tin của người dân; tuyên truyền, giáo dục để mỗi người dân nâng cao lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, biết cách lựa chọn và tiếp nhận thông tin thiết thực, bổ ích.
Ba là: Các cơ quan báo chí tăng cường viết bài đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá của các thế lực thù địch, những thông tin giả mạo, sai lệch; xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ đấu tranh trên Internet và mạng xã hội; thành lập một số website với tư cách là cổng thông tin, diễn đàn mở để trao đổi, thảo luận, làm rõ đúng, sai, thật, giả các ý kiến, quan điểm khác biệt…
Bốn là: Đối với người tham gia mạng xã hội cần tự trang bị cho mình kiến thức an ninh mạng cơ bản, biết nhận diện những trang thông tin, những diễn đàn trên mạng xã hội hay đăng tải những thông tin xấu độc, phản động; cảnh giác, thận trọng, sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống; có ý thức ngăn chặn, phản bác cái xấu một cách có lý, có tình, thuyết phục. Đối với những bài viết, video có nội dung xấu, độc, phản động được phát tán trên mạng xã hội, mỗi cá nhân cần lên tiếng phản bác hoặc hạn chế sự lan truyền của chúng bằng cách lựa chọn ẩn bài viết; không nên nghe, đọc, xem những đài, báo, trang mạng, bài viết, blogs, video của những phần tử chống đối, phản động.

Nguồn: Sưu tầm 

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

TRẦN THỊ TUYẾT DIỆU: HÃY QUAY ĐẦU!



Trần Thị Tuyết Diệu là một người bạn cùng quê, học chung trường thân thiết với tôi từ những ngày thơ bé, khi Tuyết Diệu trở thành sinh viên Khoa báo chí và truyền thông của trường Đại học Khoa học, xã hội và nhân văn, tôi cũng là sinh viên của một trường đại học. Sau khi tốt nghiệp, Tuyết Diệu trở về quê tìm việc và Diệu được nhận vào làm việc tại cơ quan Báo Phú Yên – Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Yên với vai trò là một phóng viên. Ngỡ rằng Tuyết Diệu đã có cả tương lai, sự nghiệp rộng mở, nhưng ngày tôi về lại quê nhà tìm việc làm, tôi hỏi thăm láng giềng, bạn bè về Tuyết Diệu và không khỏi ngạc nhiên, sững sờ khi biết được Trần Thị Tuyết Diệu làm phóng viên nhưng đã bị đuổi việc vì vi phạm pháp luật.Trong hình ảnh có thể có: 1 người, sợi
Để giải đáp những câu hỏi đang dấy lên trong đầu, tôi lên các trang mạng xã hội và thực sự ngỡ ngàng trước những bài viết do Trần Thị Tuyết Diệu đăng tải, chia sẻ “Lãnh tụ Hồ Chí Minh ông là ai” với nội dung bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh… Phải chăng Tuyết Diệu trở thành một kẻ chống Đảng và Nhà nước điên cuồng như ngày hôm nay là cả một quá trình “tự chuyển hóa”. Hơn 6 năm trước, Diệu làm việc tại Báo Phú Yên với vai trò là phóng viên, nhưng thật ra Diệu chẳng có bài viết nào nên hồn, nhưng lại thường xuyên lên mạng tìm hiểu những thông tin giật gân, xấu độc và bắt đầu từ khi trúng “tiếng sét ái tình” với Dũng Phi Hổ đã biến Tuyết Diệu từ một phóng viên cơ quan báo Đảng sang thường xuyên đăng tải, chia sẻ những bài viết có nội dung trái với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công khai ủng hộ đối tượng Dũng Phi Hổ (tên thật là Nguyễn Viết Dũng, sinh năm 1986 tại Nghệ An, bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xử phạt 6 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”). Và rồi cái kim trong bọc lâu ngày cũng lồi ra, tháng 12/2017, Trần Thị Tuyết Diệu bị Tòa soạn Báo Phú Yên thi hành quyết định kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc và bị thu hồi thẻ nhà báo vì đã vi phạm Luật Viên chức, các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp, lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Sau khi nghỉ việc, Trần Thị Tuyết Diệu đã ngày càng lấn sâu vào con đường chống Đảng, Nhà nước, công khai đăng tải, chia sẻ những bài viết bôi nhọ, vu cáo Đảng, Nhà nước vi phạm dân chủ, nhân quyền; lập ra kênh “Trần Thị Tuyết Diệu (Journalist)” trên youtube với nội dung cổ súy cho “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” vô lối của một kẻ “tâm thần chính trị”.
Mạnh dạn đến thăm nhà Diệu, tôi thực sự không kiềm nổi lòng mình, thương xót cho bố mẹ Diệu vất vả, lam lũ, đặt hết hy vọng lo cho đứa con gái mà mình hết mực yêu thương giờ nông nổi thế này: “không biết ma xui quỷ khiến, hay là do ai mà con tôi trở nên thế này”, bố mẹ không nói ra cũng không dám trách cứ, nhưng ắt hẳn, làm cha mẹ ai chẳng đau lòng, chẳng héo mòn vì “đứa con trời đánh” này.
Tôi vẫn luôn trăn trở tìm ra nguyên nhân để cố giải thích cho hành vi “đại nghịch bất đạo” của Trần Thị Tuyết Diệu, phải chăng Diệu bị dấn sâu vào con đường phạm pháp là do có sự dẫn dắt, mua chuộc, lôi kéo của đối tượng xấu, bởi chính tôi cũng không tin tự bản thân Diệu lại cả gan đi ngược lại những yêu thương, những giá trị truyền thống của dân tộc.
Mong Tuyết Diệu tỉnh ngộ, hãy quay đầu là bờ, đừng tiếp tục làm cho đấng sinh thành của mình xấu hổ, mặc cảm với làng xóm, láng giềng vì đã trót sinh ra “nghịch tử”. Luôn còn ba mẹ, anh chị em, bạn bè chờ Diệu quay về, yêu thương và tha thứ, không bao giờ là quá muộn nếu ta biết sửa chữa và bắt đầu lại phải không?
Một người bạn cũ.