Tạm gác lại công việc và những lo toan trong cuộc sống, tôi trở về quê
nhà và tận hưởng những phút giây quây quần bên gia đình, bạn bè vào dịp cuối
tuần. Đang nhâm nhi tách cà phê, “Trần Thị Tuyết Diệu lại đăng bài nè”, “Dạo
này Tuyết Diệu, An Đôn “hot” ghê” – lời trò chuyện của hai người bạn làm tôi
phải chú ý. Tôi bắt đầu tò mò tìm hiểu liệu Tuyết Diệu, An Đôn đã viết gì, nói
gì mà “hot” đến như vậy?
Chỉ với vài thao tác trên chiếc điện thoại, tôi đã có thể tìm đọc các
bài viết của Tuyết Diệu, An Đôn trên trang facebook cá nhân và cả những bài
viết, bài báo, trang thông tin đăng bài “chống” lại họ. Mặc dù chỉ là một công
dân với công việc, mức lương trung bình; trình độ, học vấn bình thường, nhưng
tôi cũng có thể “phản bác” lại các bài viết của “hai vị nhà báo, luật sư” này:
1. Võ An Đôn: Xin đừng gắn hai
từ “Luật sư” vào trước họ tên khi nhắc về anh ta. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã
xóa tên Võ An Đôn khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư Phú Yên và thu hồi
thẻ luật sư của hắn. Trên trang facebook cá nhân, Võ An Đôn thường xuyên đăng
tải các bài viết thể hiện “quan điểm cá nhân” về thực thi pháp luật tại Phú Yên
và các tỉnh, thành phố khác. Xin phép được bàn luận bài viết của hắn với tiêu
đề “Phụ nữ tránh án tù bằng cách nào?”, với chút ít kiến thức pháp luật, Võ An
Đôn đã chỉ dẫn người phụ nữ có tên Huỳnh Thục Vy muốn tránh bản án thì cần mang
thai và sinh liên tục 04 người con để được hoãn chấp hành hình phạt tù hơn 10
năm, chờ 10 năm sau tình hình pháp luật thay đổi sẽ trở thành người “tự do” và
“hạnh phúc”. Tôi giật mình với suy nghĩ: Chưa biết 10 năm nữa pháp luật có thay
đổi hay không, thay đổi ra sao? Nhưng trong 10 năm đó liệu người phụ nữ tên
Thục Vy có đủ sức khỏe, tinh thần, tài chính… để được “hạnh phúc” như lời tên
An Đôn khuyên bảo? Tôi tin rằng, những ai đã là cha, là mẹ chắc chắn sẽ có câu
trả lời như tôi: “KHÔNG!”.
2. Trung bình 10 lượt thích, phẫn nộ/01 bài viết, 03 lượt bình luận/01
bài viết, 0,3 lượt chia sẻ/01 bài viết là cách tính của tôi về lượng người dùng
mạng xã hội tương tác với các bài viết của Trần Thị Tuyết Diệu trên 02 trang
facebook cá nhân của thị. Cách cô ta viết các bài chống cộng sản, bôi xấu Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đả phá chủ nghĩa Mác – Lênin, vu cáo lực lượng Công an vi
phạm dân chủ, nhân quyền bằng ngòi bút “cóp – dán” dựa trên các bài viết có sẵn
của thế lực thù địch, “thu âm – phát lại” những lời nói của các phần tử kích
động, chống phá chính trị “có tiếng” ở nước ngoài. Thị ta chẳng có nổi một bài
viết nào “ra hồn nhà báo”, quả không sai khi người đời ví thị như một “con rối
chính trị”. Tôi nghĩ mình chẳng cần thiết phải bàn luận chuyên sâu khi đã có rất
nhiều bài viết nói rõ hành vi vi phạm pháp luật của Tuyết Diệu. Tôi chỉ thống
kê những con số biết nói phía trên để chứng minh một điều: chẳng mấy ai quan
tâm, ủng hộ các bài viết chống phá cách mạng của thị và có hay chăng những lời
bình luận bên dưới thì cũng như thế này: “Tôi đề nghị chính quyền nên tóm cổ
con này (Tuyết Diệu) gấp, xúc phạm Bác Hồ là không thể tha thứ được…”-
Facebook: Dung Ho.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa
kiệt xuất của Việt Nam” là danh hiệu được UNESCO công nhận cách đây 32 năm. Tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cả thế giới công nhận và học tập,
noi theo. Đất nước đang ngày càng hội nhập phát triển, “tốc độ tăng trưởng kinh
tế GDP ước đạt 6,8%, vượt toàn bộ 12/12 chỉ tiêu đề ra, năng lực cạnh tranh
tăng 10 bậc…” là minh chứng rõ nét cho sự đúng đắn của Chủ trương, đường lối mà
Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra; chính sách, pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt
Nam ban hành. Những phần từ kích động nhỏ lẻ như Trần Thị Tuyết Diệu, Võ An Đôn
với vốn kiến thức hạn hẹp và một tư tưởng chính trị tư bản chủ nghĩa vốn dĩ
không nhận thức được sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh nên những bài viết, bài đăng mang chủ nghĩa cá nhân của họ chẳng “hot” như
lời người bạn tôi nói. Thật đáng mừng khi đại đa số người Việt dùng mạng xã hội
đều lên tiếng phản bác lại các luận điệu xuyên tạc, vu khống không có căn cứ,
họ đã và đang góp tiếng nói của mình tạo thành tiếng nói của dân tộc. Và khi cả
một dân tộc đồng lòng lên tiếng bảo vệ Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì những
người như Tuyết Diệu, An Đôn chắc chắn sẽ trở thành “những con rối chính trị
hết thời”.
Bỗng lời bài hát “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” của cố nhạc sỹ Trịnh
Công Sơn vang lên trong đầu tôi: “Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi. Đường đến
anh em đường đến bạn bè…”. Tôi hi vọng tiếng nói của bản thân sẽ phần nào đó
góp sức vào tiếng nói chung của dân tộc Việt: Chọn những niềm vui bằng những
bông hoa, bằng những nụ cười thay vì theo dõi “những con rối chính trị hết
thời”; cùng với anh em, cùng với bạn bè đi trên con đường xã hội chủ nghĩa
- “Là con đường chung của thời đại, của
lịch sử, không ai ngăn cản nổi” (Hồ Chí Minh).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét