Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

NHẬN DIỆN THÔNG TIN SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA


                                                     


Hiện nay, các thông tin sai trái, thù địch trên mạng xã hội đã và đang diễn ra ngày một nhiều, hết sức phức tạp, gây hoang mang dư luận, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do: các thế lực thù địch ngày càng gia tăng cường độ và thủ đoạn chống phá, với nhiều chiêu trò, phương thức tinh vi, thâm độc, nguy hiểm; trong khi một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân còn chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác, nhận thức chưa đầy đủ tính chất gay gắt, phức tạp của cuộc đấu tranh phòng, chống các thông tin sai trái, thù địch trên mạng xã hội mà các thế lực thù địch thực hiện.
Kết quả hình ảnh cho nhận diện thông tin sai trái, thù địch trên mạng xã hội

Những chiêu trò mới, nguy hiểm của các thế lực thù địch
Nội dung chống, phá của các thế lực thù địch hiện nay vẫn là: tấn công vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhưng hình thức, thủ đoạn chống phá đã có sự thay đổi, với những chiêu trò mới, nguy hiểm hơn. Đó là, chúng triệt để lợi dụng sự phát triển của Internet và mạng xã hội để lan truyền những thông tin sai trái, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn đúng sai, thật giả, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu; thông tin chưa được kiểm chứng; sử dụng ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, soi mói, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc… Chúng lợi dụng “các khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng, phát tán các tin, bài không đúng bản chất sự việc, gây hoang mang dư luận, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Thủ đoạn của chúng là triệt để lợi dụng một số cá nhân cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất về phẩm chất, đạo đức, lối sống, thành lập các hội, nhóm... “xã hội dân sự”, “diễn đàn dân chủ”... sử dụng các website, dịch vụ thư điện tử (e-mail) và các trang mạng xã hội (Facebook), Zalo (các dịch vụ chat, nhắn tin, hội thoại), Twitter, Youtube, MySpace... để đăng tải, phát tán thông tin xấu độc, phản động.
Cách thức tiến hành của chúng là tổng hợp tin tức từ các báo chính thống, các thông tin chưa được kiểm chứng để tạo ra sự “khách quan”, sau đó cài dần các thông tin bịa đặt, xuyên tạc, tăng dần cả về số lượng và cường độ bịa đặt, bóp méo sự thật, luận điệu sai trái; cổ súy, tung hô các “giá trị” dân chủ phương Tây, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kích động biểu tình, gây rối, thực hiện các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” hòng lật đổ chính quyền, tạo cớ kêu gọi các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ nước ta. Với các chiêu trò này, không ít người sử dụng mạng xã hội đã dễ dàng “mắc mưu”, bị dẫn dắt bởi các thông tin phản động, độc hại; từ đó đã tin theo những luận điệu của các thế lực thù địch và bị chúng dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo và khống chế, phục vụ cho mưu đồ của chúng.
Đề cao cảnh giác, giữ vững lập trường nhằm làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
Để làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta cần phải đề cao cảnh giác, giữ vững lập trường, đồng thời làm tốt một số giải pháp sau:
Một là: Các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi lợi dụng mạng xã hội làm tổn hại lợi ích quốc gia, dân tộc, xâm phạm quyền riêng tư của con người… Tất cả những kẻ lợi dụng mạng xã hội để bịa đặt, xuyên tạc, xúc phạm cá nhân, tổ chức, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng, Nhà nước đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Hai là: Các cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động cung cấp thông tin chính thống để định hướng dư luận, nâng cao nhận thức và sàng lọc thông tin của người dân; tuyên truyền, giáo dục để mỗi người dân nâng cao lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, biết cách lựa chọn và tiếp nhận thông tin thiết thực, bổ ích.
Ba là: Các cơ quan báo chí tăng cường viết bài đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá của các thế lực thù địch, những thông tin giả mạo, sai lệch; xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ đấu tranh trên Internet và mạng xã hội; thành lập một số website với tư cách là cổng thông tin, diễn đàn mở để trao đổi, thảo luận, làm rõ đúng, sai, thật, giả các ý kiến, quan điểm khác biệt…
Bốn là: Đối với người tham gia mạng xã hội cần tự trang bị cho mình kiến thức an ninh mạng cơ bản, biết nhận diện những trang thông tin, những diễn đàn trên mạng xã hội hay đăng tải những thông tin xấu độc, phản động; cảnh giác, thận trọng, sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống; có ý thức ngăn chặn, phản bác cái xấu một cách có lý, có tình, thuyết phục. Đối với những bài viết, video có nội dung xấu, độc, phản động được phát tán trên mạng xã hội, mỗi cá nhân cần lên tiếng phản bác hoặc hạn chế sự lan truyền của chúng bằng cách lựa chọn ẩn bài viết; không nên nghe, đọc, xem những đài, báo, trang mạng, bài viết, blogs, video của những phần tử chống đối, phản động.

Nguồn: Sưu tầm 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét