Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

LỜI TÂM SỰ CỦA MỘT HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG

                 Trước đây, tôi được một số người phát tài liệu Pháp luân công giới thiệu: “Tập Pháp luân công rất tốt sức khỏe, có thể chữa bách bệnh, hiện tại không có môn tập nào tốt bằng và có người đã khỏi bệnh khi tham gia tập luyện, kể cả bệnh ung thư...”, mới nghe những lời này như đánh trúng vào tâm lý của tôi cũng bởi chứng đau vai gáy đã hành hạ tôi nhiều năm nay và vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị tối ưu. Thế là tôi liền đăng ký tham gia vì nghĩ không tốn tiền hay mất mát gì cho bản thân. Lúc đó, tôi được họ nhiệt tình ghi tên, số điện thoại, hướng dẫn cách tập luyện, tôi như bị thôi miên cứ biết gật đầu mỗi khi họ nói và rồi tôi bắt đầu tham gia tập các bài công pháp.

Thật sự mà nói, các bài tập Pháp luân công cũng như các môn tập dưỡng sinh khác như Yoga, thái cực quyền... nên sức khỏe tôi có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu hưởng một ít lợi ích về sức khỏe thì tôi bị những người hướng dẫn tập luyện Pháp luân công yêu cầu tham gia phát tài liệu nhiều nơi nhằm lôi kéo nhiều người tham gia, như vậy mới được “sư phụ” Lý Hồng Chí độ trì lên tầng cao hơn. Tôi như con rối chỉ biết vâng lời và thực hiện theo, họ hướng dẫn tôi cách phát tài liệu để tránh bị chính quyền phát hiện, cách đối phó khi bị phát hiện mời làm việc...

Quá trình đi phát tài liệu tôi cứ phân vân sao lại sợ chính quyền phát hiện (theo họ nói môn này Nhà nước không cấm kia mà), ý nghĩ đó cứ lặp đi lặp lại trong đầu làm tôi phân vân vô cùng nhưng tôi vẫn thực hiện việc phát tài liệu. Kết quả không như tôi tưởng tượng, tôi không những không phát được tài liệu mà còn bị người dân báo cáo chính quyền. Thế là tôi bị chính quyền mời làm việc, lúc đầu tôi cũng tìm cách đối phó như những gì được hướng dẫn trước dó. Tuy nhiên, được chính quyền tuyên truyền, giải thích tận tình tôi đã nhận thức được hành vi sai phạm của mình khi đã tiếp tay cho các hoạt động tuyên truyền tài liệu có nội dung vi phạm pháp luật. Cũng may là tôi vi phạm lần đầu nên chỉ bị nhắc nhở, viết cam kết không tái phạm rồi cho về.

Sau khi về nhà, tôi bắt đầu lên mạng internet để tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các sách, tài liệu của Pháp luân công. Tôi mới ngộ ra rằng, ông Lý Hồng Chí quá khôn khéo khi không để lộ ý đồ dần biến người tập “tự nguyện” thành công cụ nô lệ phục vụ cho mình. Các bài giảng về Pháp luân công, ông Chí đã lồng ghép vào yêu tố tôn giáo, rằng Pháp luân công là một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của phật pháp để rồi mê hoặc tín đồ, qua đó nhồi nhét, tuyên truyền về việc ĐCS Trung Quốc bức hại, cướp mổ nội tạng học viên Pháp luân công để dấy lên sự hận thù. Thiết nghĩ, một khi ông Chí kích động các học viên Pháp luân công hoặc bị các đối tượng xấu móc nối, mua chuộc thực hiện âm mưu ý đồ chống phá chính quyền thì tai hại vô cùng. Vậy là tôi chấm dứt tham gia và chuyển sang tập Yoga. Đến nay, sức khỏe tôi rất tốt, chứng đau vai gáy cũng đã thuyên giảm nhiều.

Qua câu chuyện này tôi mong muốn những ai đang theo tập Pháp luân công hãy thức tỉnh và những người dân chưa biết gì về Pháp luân công thì đừng nghe những lời “mật ngọt chết ruồi” để rồi chuốc vạ vào thân. Tôi mong rằng các cấp chính quyền cần tăng cường tuyên truyền cho người dân nhận thức rõ bản chất nguy hiểm của Pháp luân công để đồng lòng đấu tranh, bài trừ Pháp luân công, đồng thời xây dựng, phổ biến chương trình tập luyện sức khỏe như Yoga hay các môn tập dưỡng sinh khác phù hợp từng khu vực, người dân tại địa phương góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

An An

 

 

 

 

 

ĐỪNG ĐỂ KẺ XẤU KÍCH ĐỘNG, LÔI KÉO DẪN ĐẾN VI PHẠM PHÁP LUẬT

Đất nước ta đã đi qua những chặng đường dài đầy gian khổ, khó khăn để hàn gắn vết thương chiến tranh và vươn mình ra thế giới. Vậy mà đâu đó, vẫn còn có những người vì nhận thức lệch lạc đã bị kẻ xấu kích động, rủ rê lôi kéo tham gia vào những hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược đạo lý, truyền thống yêu nước từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhìn lại những vụ việc gần đây, chúng ta có thể rút ra nhiều điều đáng suy ngẫm khi khá nhiều các trường hợp trẻ tuổi nhưng họ đã bị các đối tượng phản động lôi kéo, sa vào con đường phạm tội. Họ đã đánh mất cả tương lai và tuổi trẻ chỉ vì nhận thức lệch lạc, mơ hồ. Điển hình như mới đây, ngày 21/8/2020, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở của bị can Trần Thị Tuyết Diệu (SN 1988) trú thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên về hành vi "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".


Sau khi tốt nghiệp khoa báo chí và truyền thông Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn TP.HCM, năm 2011, Trần Thị Tuyết Diệu được nhận vào làm việc tại Tòa soạn Báo Phú Yên. Sinh năm 1988, Diệu còn trẻ và tương lai đang rộng mở nhưng đã bị đối tượng xấu lôi kéo vào những việc làm phá hoại đất nước. Từ một phóng viên cơ quan báo Đảng, Diệu chuyển sang thường xuyên viết bài đăng tải, bình luận, chia sẻ những thông tin có nội dung trái với quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, công khai ủng hộ tư tưởng của Nguyễn Viết Dũng (1986, tại Nghệ An, tức Dũng Phi Hổ) là đối tượng cơ hội chính trị, từng bị TAND TP Hà Nội xử phạt 12 tháng tù giam về tội "Gây rối trật tự công cộng" và TAND tỉnh Nghệ An xử phạt 6 năm tù giam về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Theo điều tra ban đầu của Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Yên, từ cuối năm 2017 đến tháng 5/2020, Diệu đã sử dụng nhiều tài khoản trên các trang mạng xã hội để đăng tải hàng trăm bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung ca ngợi, cổ xúy các đối tượng hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước; xúc phạm, bôi nhọ lãnh tụ; xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam; phỉ báng, kích động lật đổ chính quyền nhân dân; đưa thông tin sai sự thật về các cơ quan thực thi pháp luật trên mạng xã hội.

Tuyết Diệu hay Dũng Phi Hổ cũng chỉ là những quân cờ, con rối của những tổ chức phản động. Khi bản thân không vượt qua được những lời cám dỗ của bọn chúng thì sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật. Không một quốc gia nào có thể dung túng với các đối tượng phá hoại hòa bình, ổn định của đất nước. Bất kể ai đều bình đẳng trước pháp luật và phải bị xử lý nghiêm minh khi phá hoại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Thực tế đã chứng minh, những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch đều bị thất bại trước sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mong rằng mỗi người dân hãy tỉnh táo, không để các thế lực thù địch, đối tượng xấu lôi kéo tham gia thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật!

Dạ Thảo

 



 

GÓC PHÁP LUẬT: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CUNG CẤP TIN BÁO, TỐ GIÁC TỘI PHẠM VÀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT

             Từ đầu năm đến nay, tình hình tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên diễn biến phức tạp, nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tính chất côn đồ, xem thường pháp luật, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân như: Tội phạm giết người, cố ý gây thương tích, xâm hại tình dục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, trộm cắp tài sản, cướp, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay tín chấp tiêu dùng thông qua mạng Internet hoặc mạng xã hội... Tình hình băng nhóm hoạt động bảo kê, đòi nợ thuê, tín dụng đen, đánh bạc... gần đây hoạt động phức tạp trở lại nhưng công tác phát hiện, đấu tranh ngăn chặn gặp nhiều khó khăn.


Để có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm hoạt động của các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo tình hình an ninh trật tự trong thời gian đến; ngoài chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân, thiết nghĩ mọi người dân, tổ chức cần phối hợp, giúp đỡ, cung cấp thông tin có liên quan đến tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật cho lực lượng chức năng để kịp thời có biện pháp ngăn chặn, đấu tranh, xử lý tội phạm theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, mỗi cá nhân cần nắm vững một số quy định về cung cấp tin báo, tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật được quy định trong Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015, như sau:

I.    T GIÁC, TIN BÁO V TI PHM, KIN NGH KHI T (Được quy định tại Điều 144 - Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015)

          1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

          2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm, do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

          4. Tố giác tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

          5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

II. TRÁCH NHIÊM TIẾP NHẬN VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ (Được quy định tại Điều 145 - Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015)

1.    Mọi tố giác tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyêt kịp thời. Cơ quan tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2.   Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm.

          3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a)      Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b)        Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điểu tra của mình;

c)      Viện kiểm sát giải quyết tố cáo, tin báo về tội phạm kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

          4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Khi phát hiện tội phạm hoặc những đối tượng có nghi vấn phạm tội, cần báo cáo ngay cho Cơ quan Công an, Viện kiểm sát gần nhất để kịp thời phối hợp xử lý./.

 

                                                                                                Tô Thành

 

NHẬN DIỆN NHỮNG THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

 

Cứ đến mỗi dịp Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các thế lực thù địch và phần tử chống phá càng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt.

Với sự phát triển của mạng xã hội, chúng sử dụng tài khoản Zalo, Facebook, Youtube.... đồng loạt phát tán các bài viết có nội dung xuyên tạc công tác nhân sự, bịa đặt nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đang hình thành phe cánh để tranh giành quyền lực, đấu đá, lợi ích nhóm, chống tham nhũng chỉ là cuộc đấu đá nội bộ, ... nhất là việc lợi dụng một số vụ án liên quan đến cán bộ cấp cao vi phạm pháp luật, chúng quy chụp, suy diễn cho rằng mọi sai lầm, khuyết điểm cho công tác cán bộ. Ngoài ra, chúng còn thêu dệt, xuyên tạc bí mật đời tư; bình phẩm, phán xét về năng lực, trình độ; xuyên tạc nhân phẩm, đạo đức lối sống; nói sai sự thật về tình hình sức khỏe của các cán bộ cấp cao tạo ra sự nhiễu loạn về thông tin, gây ra những hoài nghi, hoang mang, mất niềm tin trong một bộ phận quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên mà còn tác động, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự và quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.


Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã kiên quyết xử lý nghiêm minh, “không có vùng cấm” mọi sai phạm của các cán bộ, đảng viên có vi phạm thì chúng lại lợi dụng việc này để vẽ ra những câu chuyện xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ đội ngũ cán bộ chủ chốt, kích động, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ. Chẳng hạn chúng vu khống, khẳng định đó là cuộc thanh toán, trả thù cá nhân giữa người này và người kia, nhóm này với nhóm kia,... nhằm gieo rắc những hoài nghi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân...

Do đó, để chủ động đối phó với sự phá hoại của các thế lực thù địch đối với Đại hội Đảng, hơn lúc nào hết mỗi người dân chúng ta cần phải nâng cao cảnh giác, kịp thời phát hiện và chủ động đấu tranh vạch trần, ngăn chặn kịp thời các luận điệu xuyên tạc này./.

                                                                                   Phan Minh

                                  



 

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

VIỆT NAM TÔN TRỌNG, BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA CÔNG DÂN

 

VIỆT NAM TÔN TRỌNG, BẢO ĐẢM QUYỀN

TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA CÔNG DÂN

 

Vừa qua, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo tự do tôn giáo quốc tế thường niên năm 2019, trong đó nhận định sai thực tế về việc Việt Nam tiếp tục đàn áp tôn giáo. Quan điểm này đã khiến dư luận trong nước bất bình bởi không chỉ các cơ quan giám sát và xây dựng Luật mà cả các chức sắc tôn giáo đều thừa nhận các tôn giáo ở nước ta đều bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và bình đẳng trước pháp luật.


Trong đại dịch COVID- 19, các tôn giáo ở nước ta đều đồng lòng thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tự nguyện dừng các hoạt động, lễ hội, nghi lễ tôn giáo tập trung đông người để ngăn chặn dịch lây lan. Không chỉ vậy, các tổ chức, cá nhân của Phật giáo, Công giáo, Tin lành và nhiều tôn giáo khác đã ủng hộ hàng chục tỷ đồng tiền mặt cùng nhiều nhu yếu phẩm, vật tư y tế có giá trị, góp phần chung tay phòng, chống dịch COVID- 19.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam, trong đó có các sự kiện như: Kỷ niệm 500 năm Ngày Cải chính đạo Tin lành năm 2017; Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Vesak) năm 2019; Tổng Hội dòng Đa Minh thế giới năm 2019... Vì vậy, bản báo cáo về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ với những cáo buộc về việc đàn áp tôn giáo ở nước ta là hoàn toàn sai sự thật.

Không thể nói Việt Nam không có tự do tôn giáo, bởi ngay những ngày đầu thành lập nước, khi đề ra những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 06 vấn đề cấp bách. Người đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đã là người Việt Nam đều có chung cội nguồn, cùng nòi giống “con Rồng cháu Lạc”, cùng chung vận mệnh dân tộc, gắn bó với nhau bởi truyền thống đoàn kết...Tư tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng, Nhà nước tiếp tục thể hiện trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Đến nay, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân, 95% dân số ở Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước.

Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 18 tháng 11 năm 2016, có nhiều điều mới, như mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo tập trung, giảm thời gian thực hiện thủ tục công nhận một tổ chức là tổ chức tôn giáo, quy định về pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo. Đặc biệt Luật cũng dành 01 chương quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó quy định rõ mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào... đã tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tôn giáo trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Qua 4 năm thực hiện đã thật sự bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, giải quyết hợp lý nhu cầu hội nhập xã hội của các tổ chức tôn giáo hiện nay.

Trên đây là những minh chứng cụ thể của sự phát triển về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Cùng với từng giai đoạn lịch sử, các tôn giáo ngày càng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tiếp tục góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

 

                                                                               Ngọc Tôn

                    


 

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

TỘI ÁC CỦA NGUYỄN NGỌC LOAN VÀ SỰ “KHỐN NẠN” CỦA BỌN “DÂN CHỦ CUỘI”

 TỘI ÁC CỦA NGUYỄN NGỌC LOAN VÀ SỰ “KHỐN NẠN” CỦA BỌN “DÂN CHỦ CUỘI

Nhắc đến Nguyễn Ngọc Loan là nhắc đến tên sát nhân man rợ với những hành động vô nhân tính, kẻ đã làm cả thế giới phẫn nộ khi bắn vào đầu anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Lém ngay trên đường phố Sài Gòn mà không cần xét hỏi. Ngay lúc Nguyễn Ngọc Loan bóp cò, phóng viên Eddie Adams đã chụp lại được khoảnh khắc tội ác này trong sự kiện Mậu thân 1968, bức ảnh “Hành quyết tại Sài Gòn (Saigon Execution)” này đã gây làn sóng phẫn nội khi xuất hiện ở các tờ báo trên toàn thế giới thời điểm đó.

Thế nhưng, qua lăng kính của bọn “dân chủ cuội” trên một số trang mạng xã hội, hắn ta bỗng nhiên là một anh hùng, đáng được vinh danh, yêu thương, mến mộ.

Vậy, để chứng minh cho việc “lăng xê” ngu dốt của đám “dân chủ cuội”, ta cùng tìm hiểu Nguyễn Ngọc Loan là ai và sau sự kiện đó hắn ta đã sống một cuộc đời như thế nào?

Nguyễn Ngọc Loan, sinh năm 1930 tại Huế, cha là ông Nguyễn Ngọc Lợi, kĩ sư công chánh, nguyên trưởng khu Hỏa xa Huế. Nguyễn Ngọc Loan từng gia nhập lực lượng quân đội Pháp, sau đó tham gia lực lượng không quân VNCH và Nha cảnh sát quốc gia, chức vụ cao nhất từng nắm giữ là Tổng Giám đốc nha cảnh sát Quốc gia VNCH, đeo lon thiếu tướng.

Sau sự kiện bắn chết anh hùng Nguyễn Văn Lém, cả thế giới phẫn nộ trước sự tàn nhẫn của hắn, tạo làn sóng phản chiến dữ dội cũng như làm thay đổi chính trường Mỹ thời điểm đó, buộc Tống thống Lyndon Jonhson phải tuyên bố rút lui khỏi cuộc tranh cử nhiệm kì, đẩy Mỹ và VNCH vào tình thế phải đau đầu tìm cách giải quyết.

Ngày 5/5/1968, Mỹ và Nguyễn Văn Thiệu dựng lên một màn kịch đạn lạc để trừ khử Loan nhằm xoa dịu dư luận lúc bấy giờ, hắn bị trực thăng Mỹ bắn nát chân và sau đó liên tục bị từ chối chữa trị. Bệnh viện Quân Y Mỹ tại Long Bình từ chối vì không có khả năng nối động mạch ở bắp chân cho hắn, đích thân thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ yêu cầu MACV (Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam) can thiệp với Hạm đội 7 có tàu bệnh viện đón nhận Loan để chữa trị nhưng bị từ chối. Chính phủ VNCH tiếp tục yêu cầu Tòa Đại sứ Mỹ giúp đỡ đưa Loan đến Nhật, tuy nhiên, Tòa Đại sứ khước từ. Không thể trông cậy vào Mỹ, Nguyễn Cao Kỳ lại nhờ đến Tòa Đại Sứ úc cho Loan đến điều trị tại Canberra, lần này vẫn bị Tòa Đại sư từ chối vì dư luận úc đang sục sôi vì bức ảnh hắn hành quyết anh hùng Nguyễn Văn Lém ngay trên đường phố Sài Gòn, không đồng ý chứa chấp một kẻ giết tù binh không có vũ khí trong tay. Loan được chuyển đến bệnh viện Walter Reed Medical Center Washington, Mỹ, lại bị các nghị sĩ phe phản chiến tại Quốc hội Mỹ phản đối. Y đành trở lại Sài Gòn với đôi chân tật nguyền và cũng bị thất sủng, chính thức giã từ binh nghiệp tại đây.

Năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, hắn trốn chạy sang Utapao, Mỹ. Ở đây, hắn đã bị hàng ngàn người phản đối kịch liệt, năm 1976 hai dân biểu của đảng dân chủ Mỹ là bà Elizabeth và ông Harold Sawer kiện Loan và yêu cầu trục xuất hắn ra khỏi nước Mỹ, cơ quan di trú và nhập tịch Mỹ cũng đồng quan điểm trục xuất nhưng tổng thống Jimmy Carter đã can thiệp vì không muốn khơi lại vết nhơ họ đã từng can dự. Sau đó gia đình hắn đến lập nghiệp tại thành phố Springfield, Virginia, và mở một tiệm bánh pizza. Nhiều nguời phát hiện ra hắn là tên sát nhân nên họ phản đối bằng cách đi vòng quanh khu vực buôn bán của hắn hò hét ầm ĩ, thậm chí có người còn viết lên tường nhà vệ sinh của tiệm dòng chữ “We know who you are” (chúng tao biết mày là ai).

Ngày 14/7/1998, Nguyễn Ngọc Loan chết vì bệnh ung thư vòm họng tại Burke, Tiểu ban Virginia (Mỹ), kết thúc một cuộc đời đầy tội ác và man rợ.

Nhìn lại cuộc đời của Nguyễn Ngọc Loan sau sự kiện Mậu thân 1968 là cái kết cho sự tàn bạo của hắn, một kẻ sát nhân máu lạnh. Cuộc đời sống trong sự ghẻ lạnh của người đời và chết một cách đau đớn nơi xứ người, âu cũng là kết thúc bi thảm do chính hắn tạo ra. Nhưng từ một tên sát nhân, thông qua ngòi bút của đám “dân chủ cuội” mà trở thành người hùng thì thật khốn nạn lắm ! ! !

Gã lực điền

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

 “TRÒ CHƠI VƯƠNG QUYỀN” - MỘT THỦ ĐOẠN BÔI NHỌ NHÀM CHÁN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRƯỚC ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

“Trò chơi vương quyền” là bộ phim truyền hình giả tưởng của Mỹ nói về cuộc xung đột giữa các triều đại cạnh tranh để kế vị Ngai sắt của bảy vương quốc, sự cố gắng đòi lại ngai vàng của người cháu cuối cùng thuộc triều đại cầm quyền đã bị lật đổ. Trong các cuộc phỏng vấn những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị người Việt lưu vong ở nước ngoài của các đài phản động như RFI, VOA, BBC, bọn chúng ví vị trí, ý nghĩa của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thực chất là sự tranh giành quyền lực như “Trò chơi vương quyền”.

Một số nhân vật mang tư tưởng chống đối tự nhận là “Giáo sư”, “Tiến sĩ”, “Luật sư”, “học giả”, “nhà nghiên cứu chính trị - xã hội”... khoác dưới vỏ bọc “yêu nước” cho rằng: Thực chất công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng Việt Nam là “cuộc đấu đá nội bộ”, “thanh trừng phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam”, “trả thù cá nhân”, để “loại bỏ những người không phe cánh” trước đại hội; lợi dụng những bức xúc của nhân dân trước tình trạng một bộ phận cán bộ, lãnh đạo tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... để đưa ra những nhận định, suy diễn chủ quan, phiến diện, một chiều, quy chụp mọi sai lầm, khuyết điểm, yếu kém trong các lĩnh vực của đời sống xã hội cho cán bộ và công tác cán bộ của Đảng.

Có thể thấy, những luận điệu trên của các đối tượng chống đối này tuy không mới nhưng lại được núp bóng danh nghĩa “góp ý”, “kiến nghị” với Đảng, Nhà nước và được tung ra trong thời điểm trước đại hội nên hết sức độc hại, reo rắc hoang mang, nghi ngờ, phân tâm trong nội bộ, trong nhân dân.

Khi một số cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật là nỗi đau của Đảng và nhân dân, nhưng đó là do các cá nhân này thiếu tu dưỡng đạo đức, rèn luyện phẩm chất, còn công tác quản lý, lãnh đạo của Đảng ta vẫn luôn luôn đúng đắn. Công cuộc “đốt lò” của Đảng ta thời gian qua đã loại bỏ các thành phần “sâu mọt”, “u nhọt” này, tạo niềm tin với nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Theo kết quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng được tổng kết tại phiên họp thứ 17 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 15/01/2020: Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 Ủy viên Trung ương Đảng, 02 Ủy viên Bộ Chính trị, 22 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Đẩy mạnh tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng

Thực tiễn đã chứng minh dù khó khăn, gian khổ, dù các thế lực thù địch luôn chng phá quyết liệt, Đảng Cộng sản Việt nam vẫn tổ chức thành công 12 kỳ đại hội. Sắp tới là Đại hội XIII, Đảng ta sẽ chọn lựa những người có đủ đức, đủ tài để phục vụ nhân dân như lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “Lựa chọn cán bộ vào cấp ủy phải vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc”, “Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những cán bộ vi phạm, thoái hóa, biến chất”.

                                                                                       Nghinh An

 

ĐÀI Á CHÂU TỰ DO - RFA LẠI XUYÊN TẠC

ĐÀI Á CHÂU TỰ DO - RFA LẠI XUYÊN TẠC

Vừa qua, Fanpage “Đài Á Châu tự do” đăng tải bài viết nói về quan điểm của đối tượng Trần Bang liên quan việc nâng cấp hệ thống camera giám sát có nhận diện khuôn mặt tại TP Hồ Chí Minh, với nội dung thể hiện các quan điểm trái chiều, luận điệu xuyên tạc khi cho rằng “tư pháp Việt Nam không độc lập, bây giờ thêm sự hỗ trợ này sẽ càng làm mưa làm gió, muốn làm gì ai thì làm, đặc biệt đối với những người hoạt động dân chủ, nhân quyền, những nhà giám sát, phản biện xã hội”, “với luật an ninh mạng và những luật vi phạm nhân quyền, thậm chí vi hiến, cộng với hệ thống camera giám sát sẽ biến tất cả người dân Việt Nam thành tù nhân dự bị và có thể biến thành tội phạm bất cứ lúc nào mà công an muốn”.

Hiện nay, việc sử dụng camera giám sát nhằm hỗ trợ cho các mặt công tác quản lý, đảm bảo an ninh trật tự đã được các nước phát triển quan tâm, đầu tư. Tại Việt Nam, những năm gần đây hệ thống camera giám sát an ninh được quan tâm triển khai nhiều nhưng nhìn chung số lượng còn ít so với nhu cầu thực tiễn. Các hệ thống camera đã phát huy hiệu quả, hỗ trợ tốt cho công tác đảm bảo an ninh và phòng, chống tội phạm; nhiều vụ việc nhờ dữ liệu ghi hình của camera an ninh giúp cơ quan chức năng đánh giá nhanh được bản chất vụ việc, hoạt động của đối tượng từ đó phục vụ đắc lực cho công tác truy tìm, truy bắt đối tượng phạm tội góp phần giải quyết nhanh các vụ án; ngoài ra công tác phòng ngừa hoạt động phạm tội từ đó cũng được nâng cao hơn.

Được biết dư luận trong quần chúng nhân dân, nhất là tại các khu vực đang có hệ thống camera giám sát an ninh rất ủng hộ việc triển khai này; người dân cảm giác an tâm hơn khi có được hệ thống camera giám sát an ninh đồng bộ quanh khu vực mình sinh sống. Đặc biệt nhiều nơi nhân dân đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tự vận động đóng góp, lắp đặt hệ thống giám sát an ninh nhằm đảm bảo an ninh trên tuyến đường, khu phố nhà mình. Vậy việc nâng cao hiệu quả giám sát, phòng ngừa tội phạm từ công nghệ nhận diện khuôn mặt là quá tốt cho người dân; giúp người dân an tâm hơn trong cuộc sống.

Còn đối với hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là luật An ninh mạng thì sau khi có hiệu lực đã cho thấy được tính đúng đắn, yêu cầu cần thiết phải ban hành luật này, góp phần làm trong sạch môi trường không gian mạng trong nước; người dân được bảo vệ qụyền riêng tư, thông tin cá nhân trên không gian mạng; loại bỏ nhiều điều xấu, độc hại tạo dư luận không tốt, làm hoang mang trong cộng đồng... Ngoài ra, việc xử lý nghiêm các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật, lừa đảo, xuyên tạc đã giúp người dân nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn của các đối tượng, từ đó bảo vệ bản thân mình và gia đình được an toàn khi tham mạng xã hội.

Từ những vấn đề tích cực đã phân tích trên, vậy tại sao Đài Á châu tự do và các nhà dân chủ “rởm” lại cứ lặp đi lặp lại các luận điệu xuyên tạc đầy ngu ngốc, không muốn nâng cao hơn hiệu quả của camera giám sát, nhất là trong thời đại công nghệ số đang ngày càng phát triển. Chắc hẳn, bọn chúng đang sợ một ngày nào đó sẽ bị phơi bày bản chất “giả dối” trước dư luận công chúng và sợ bị pháp luật trừng trị nghiêm minh./.

                                                                             Nam Nguyên