Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

TỘI ÁC CỦA NGUYỄN NGỌC LOAN VÀ SỰ “KHỐN NẠN” CỦA BỌN “DÂN CHỦ CUỘI”

 TỘI ÁC CỦA NGUYỄN NGỌC LOAN VÀ SỰ “KHỐN NẠN” CỦA BỌN “DÂN CHỦ CUỘI

Nhắc đến Nguyễn Ngọc Loan là nhắc đến tên sát nhân man rợ với những hành động vô nhân tính, kẻ đã làm cả thế giới phẫn nộ khi bắn vào đầu anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Lém ngay trên đường phố Sài Gòn mà không cần xét hỏi. Ngay lúc Nguyễn Ngọc Loan bóp cò, phóng viên Eddie Adams đã chụp lại được khoảnh khắc tội ác này trong sự kiện Mậu thân 1968, bức ảnh “Hành quyết tại Sài Gòn (Saigon Execution)” này đã gây làn sóng phẫn nội khi xuất hiện ở các tờ báo trên toàn thế giới thời điểm đó.

Thế nhưng, qua lăng kính của bọn “dân chủ cuội” trên một số trang mạng xã hội, hắn ta bỗng nhiên là một anh hùng, đáng được vinh danh, yêu thương, mến mộ.

Vậy, để chứng minh cho việc “lăng xê” ngu dốt của đám “dân chủ cuội”, ta cùng tìm hiểu Nguyễn Ngọc Loan là ai và sau sự kiện đó hắn ta đã sống một cuộc đời như thế nào?

Nguyễn Ngọc Loan, sinh năm 1930 tại Huế, cha là ông Nguyễn Ngọc Lợi, kĩ sư công chánh, nguyên trưởng khu Hỏa xa Huế. Nguyễn Ngọc Loan từng gia nhập lực lượng quân đội Pháp, sau đó tham gia lực lượng không quân VNCH và Nha cảnh sát quốc gia, chức vụ cao nhất từng nắm giữ là Tổng Giám đốc nha cảnh sát Quốc gia VNCH, đeo lon thiếu tướng.

Sau sự kiện bắn chết anh hùng Nguyễn Văn Lém, cả thế giới phẫn nộ trước sự tàn nhẫn của hắn, tạo làn sóng phản chiến dữ dội cũng như làm thay đổi chính trường Mỹ thời điểm đó, buộc Tống thống Lyndon Jonhson phải tuyên bố rút lui khỏi cuộc tranh cử nhiệm kì, đẩy Mỹ và VNCH vào tình thế phải đau đầu tìm cách giải quyết.

Ngày 5/5/1968, Mỹ và Nguyễn Văn Thiệu dựng lên một màn kịch đạn lạc để trừ khử Loan nhằm xoa dịu dư luận lúc bấy giờ, hắn bị trực thăng Mỹ bắn nát chân và sau đó liên tục bị từ chối chữa trị. Bệnh viện Quân Y Mỹ tại Long Bình từ chối vì không có khả năng nối động mạch ở bắp chân cho hắn, đích thân thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ yêu cầu MACV (Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam) can thiệp với Hạm đội 7 có tàu bệnh viện đón nhận Loan để chữa trị nhưng bị từ chối. Chính phủ VNCH tiếp tục yêu cầu Tòa Đại sứ Mỹ giúp đỡ đưa Loan đến Nhật, tuy nhiên, Tòa Đại sứ khước từ. Không thể trông cậy vào Mỹ, Nguyễn Cao Kỳ lại nhờ đến Tòa Đại Sứ úc cho Loan đến điều trị tại Canberra, lần này vẫn bị Tòa Đại sư từ chối vì dư luận úc đang sục sôi vì bức ảnh hắn hành quyết anh hùng Nguyễn Văn Lém ngay trên đường phố Sài Gòn, không đồng ý chứa chấp một kẻ giết tù binh không có vũ khí trong tay. Loan được chuyển đến bệnh viện Walter Reed Medical Center Washington, Mỹ, lại bị các nghị sĩ phe phản chiến tại Quốc hội Mỹ phản đối. Y đành trở lại Sài Gòn với đôi chân tật nguyền và cũng bị thất sủng, chính thức giã từ binh nghiệp tại đây.

Năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, hắn trốn chạy sang Utapao, Mỹ. Ở đây, hắn đã bị hàng ngàn người phản đối kịch liệt, năm 1976 hai dân biểu của đảng dân chủ Mỹ là bà Elizabeth và ông Harold Sawer kiện Loan và yêu cầu trục xuất hắn ra khỏi nước Mỹ, cơ quan di trú và nhập tịch Mỹ cũng đồng quan điểm trục xuất nhưng tổng thống Jimmy Carter đã can thiệp vì không muốn khơi lại vết nhơ họ đã từng can dự. Sau đó gia đình hắn đến lập nghiệp tại thành phố Springfield, Virginia, và mở một tiệm bánh pizza. Nhiều nguời phát hiện ra hắn là tên sát nhân nên họ phản đối bằng cách đi vòng quanh khu vực buôn bán của hắn hò hét ầm ĩ, thậm chí có người còn viết lên tường nhà vệ sinh của tiệm dòng chữ “We know who you are” (chúng tao biết mày là ai).

Ngày 14/7/1998, Nguyễn Ngọc Loan chết vì bệnh ung thư vòm họng tại Burke, Tiểu ban Virginia (Mỹ), kết thúc một cuộc đời đầy tội ác và man rợ.

Nhìn lại cuộc đời của Nguyễn Ngọc Loan sau sự kiện Mậu thân 1968 là cái kết cho sự tàn bạo của hắn, một kẻ sát nhân máu lạnh. Cuộc đời sống trong sự ghẻ lạnh của người đời và chết một cách đau đớn nơi xứ người, âu cũng là kết thúc bi thảm do chính hắn tạo ra. Nhưng từ một tên sát nhân, thông qua ngòi bút của đám “dân chủ cuội” mà trở thành người hùng thì thật khốn nạn lắm ! ! !

Gã lực điền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét