Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

VIỆT NAM TÔN TRỌNG, BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA CÔNG DÂN

 

VIỆT NAM TÔN TRỌNG, BẢO ĐẢM QUYỀN

TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA CÔNG DÂN

 

Vừa qua, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo tự do tôn giáo quốc tế thường niên năm 2019, trong đó nhận định sai thực tế về việc Việt Nam tiếp tục đàn áp tôn giáo. Quan điểm này đã khiến dư luận trong nước bất bình bởi không chỉ các cơ quan giám sát và xây dựng Luật mà cả các chức sắc tôn giáo đều thừa nhận các tôn giáo ở nước ta đều bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và bình đẳng trước pháp luật.


Trong đại dịch COVID- 19, các tôn giáo ở nước ta đều đồng lòng thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tự nguyện dừng các hoạt động, lễ hội, nghi lễ tôn giáo tập trung đông người để ngăn chặn dịch lây lan. Không chỉ vậy, các tổ chức, cá nhân của Phật giáo, Công giáo, Tin lành và nhiều tôn giáo khác đã ủng hộ hàng chục tỷ đồng tiền mặt cùng nhiều nhu yếu phẩm, vật tư y tế có giá trị, góp phần chung tay phòng, chống dịch COVID- 19.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam, trong đó có các sự kiện như: Kỷ niệm 500 năm Ngày Cải chính đạo Tin lành năm 2017; Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Vesak) năm 2019; Tổng Hội dòng Đa Minh thế giới năm 2019... Vì vậy, bản báo cáo về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ với những cáo buộc về việc đàn áp tôn giáo ở nước ta là hoàn toàn sai sự thật.

Không thể nói Việt Nam không có tự do tôn giáo, bởi ngay những ngày đầu thành lập nước, khi đề ra những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 06 vấn đề cấp bách. Người đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đã là người Việt Nam đều có chung cội nguồn, cùng nòi giống “con Rồng cháu Lạc”, cùng chung vận mệnh dân tộc, gắn bó với nhau bởi truyền thống đoàn kết...Tư tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng, Nhà nước tiếp tục thể hiện trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Đến nay, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân, 95% dân số ở Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước.

Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 18 tháng 11 năm 2016, có nhiều điều mới, như mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo tập trung, giảm thời gian thực hiện thủ tục công nhận một tổ chức là tổ chức tôn giáo, quy định về pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo. Đặc biệt Luật cũng dành 01 chương quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó quy định rõ mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào... đã tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tôn giáo trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Qua 4 năm thực hiện đã thật sự bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, giải quyết hợp lý nhu cầu hội nhập xã hội của các tổ chức tôn giáo hiện nay.

Trên đây là những minh chứng cụ thể của sự phát triển về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Cùng với từng giai đoạn lịch sử, các tôn giáo ngày càng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tiếp tục góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

 

                                                                               Ngọc Tôn

                    


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét