Thời gian qua, trên địa
bàn tỉnh Phú Yên các tổ chức tôn giáo, đạo lạ, Hội thánh của Đức chúa trời mẹ tiếp
tục có các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo người tham gia. Mục đích của các cá
nhân, tổ chức này là lôi kéo người tham gia chống phá chính trị, xóa bỏ văn hóa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất ổn định an
ninh xã hội. Để lôi kéo người tham gia các đối tượng tổ chức tuyên truyền, rải
tờ rơi, tài liệu, xin được khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí nhằm tạo mối quan
hệ tâm lý hướng đạo, một số tổ chức còn tuyên truyền đạo trái phép ngay tại các
cơ sở lưu trú, các khu du lịch.
Phú Yên đang vào mùa cao
điểm mùa du lịch. Do vậy lượng khách đến các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh
nói chung cũng như thị xã Sông Cầu nói riêng đang tăng cao. Đi kèm với đó là sự
phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập, tạo đời sống sung túc cho nhân dân trên
địa bàn nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức trong công tác an ninh khi gần đây
các đối tượng lợi dụng hoạt động khách đến địa phương tham quan, du lịch để
tuyên truyền tôn giáo trái phép, gây mất ANTT.
Để phòng ngừa, đấu
tranh với các hoạt động lợi dụng khách du lịch đến địa phương để tuyên truyền đạo
trái phép, người dân cần chú ý một số nội dung sau:
- Công dân địa phương nêu
cao tinh thần cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn, hoạt động của Hội thánh của
Đức chúa trời mẹ để chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch. Không
tham gia hoặc tiếp tay, cổ vũ, tuyên truyền cho các tà đạo, đạo lạ làm ảnh hưởng
tới an ninh, trật tự tại địa phương. Chủ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa
bàn tích cực tham gia tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, số du khách đến
địa phương tham quan, nghỉ dưỡng nhận thức đúng về âm mưu, thủ đoạn của các đối
tượng, nâng cao ý thức cảnh giác, không tin, làm theo sự kích động, lôi kéo của
các đối tượng xấu tham gia các tà đạo, đạo lạ.
- Ngoài ra, việc tuyên
truyền đạo trái phép còn có những chế tài xử lý như sau:
+ Về xử phạt vi phạm
hành chính, căn cứ tại điểm C, khoản 4, Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì cá
nhân có hành vi “lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo,
kích động người khác xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân” sẽ bị phạt tiền 3 - 5 triệu đồng.
+ Theo quy định tại Điều
331 Bộ luật Hình sự năm 2017, người nào lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do
dân chủ khác xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù
từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn
xã hội, thì phạt tù 2 - 7 năm.
- Cùng với đó, hành vi
dụ dỗ, lôi kéo mọi người tham gia trở thành tín đồ trái với mong muốn của họ,
xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ, đều bị coi là
hành vi vi phạm pháp luật.
+ Tùy theo tính chất và
mức độ vi phạm, có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Hình
sự năm 2017 sửa đổi bổ sung về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
người khác.
+ Theo đó, người nào
dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép
buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo
một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một
trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì mức hình phạt cao nhất là 1 năm tù.
+ Đặc biệt, trường hợp
phạm tội có tổ chức, hoặc phạm tội 2 lần trở lên, hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, có thể bị phạt tù 1 - 3 năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét