Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA VIỆT NAM

 


Vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30/1 đến ngày 01/11/2022, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngay sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thành công tốt đẹp, đã góp phần tích cực trong việc phát huy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại mới, theo phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới. Cũng trong chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng chứng kiến 13 văn kiện đã được các ban, bộ, ngành, trung ương và địa phương ký kết trong chuyến thăm chính thức lần này, bao gồm những nội dung mang tính chiến lược định hướng cho phát triển quan hệ hai nước trên tất cả lĩnh vực trong thời gian tới.

 

Mặc dù chuyến thăm mang ý nghĩa và tầm chiến lược quan trọng đối với đất nước, nhưng trong thời gian Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức Trung Quốc, các báo, đài có hoạt động chống Việt Nam như BBC, VOA, RFA, đặc biệt là các trang mạng xã hội, kênh Youtube của các cá nhân, tổ chức chống đối Việt Nam với tư tưởng “bài Trung” liên tục đưa tin, bài với nội dung xuyên tạc, nói xấu về chuyến thăm ngoại giao của Tổng Bí Thư, cũng như mối quan hệ của hai nước. Họ bịa đặt cho rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc trong bối cảnh Bộ Công an Việt Nam đang bắt, khởi tố các cá nhân có liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát là để “xoa dịu” Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình vì đã bắt giữ những người gốc Hoa; là chuyến “triều cống” Bắc Kinh của TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng…”; Việt Nam thăm Trung Quốc là để khẳng định Việt Nam đang “chọn phe” thân Trung Quốc vì cùng hệ tư tưởng Cộng sản Chủ nghĩa; chính sách quan hệ ngoại giao của Đảng và Nhà nước đang bị áp lực vì "cả Trung Quốc và Nga đều gia tăng sức ép buộc Việt Nam phải đứng về phía họ”… mang sặc tư tưởng chống Đảng, chống Nhà nước.




Các báo, đài nước ngoài xuyên tạc ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng


Tuy nhiên, cần nhớ rằng Việt Nam từ xưa đến này có nền ngoại giao hết sức dày dặn và kinh nghiệm, có chiến lược ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo, kế thừa và phát huy tinh thần ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh: “Quyết tâm xây dựng và phát triển một nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc - trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”, đồng thời Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 đã nêu rõ, “chủ trương của Việt Nam là không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” cũng thể hiện tư tưởng ngoại giao khôn khéo của Việt Nam trong quan hệ với các nước trên thế giới. Đến nay, nước ta có quan hệ hữu nghị hợp tác với 189 quốc gia, trong đó 17 nước đối tác chiến lược và 13 nước đối tác toàn diện; có quan hệ kinh tế với hơn 230 nền kinh tế, đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới. Qua đó, có thể thấy trong các mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam, lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn đặt lợi ích của Quốc gia, dân tộc lên trên hết, minh chứng rõ ràng nhất đó là từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tiên phong cùng các Bộ, ngành đẩy mạnh “ngoại giao y tế”, “ngoại giao vắc-xin”, tranh thủ sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của cộng đồng quốc tế về vắc-xin, thiết bị y tế và thuốc điều trị, chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội…

Đối với Trung Quốc, là một nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” với Việt Nam, là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Hiện nay, Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN (từ năm 2016), nước đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới (từ năm 2020) của Trung Quốc. Năm 2021, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 165,9 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm 2020. Trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung đạt 117,4 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021. Về đầu tư, lũy kế đến ngày 20/8/2022, Trung Quốc đứng thứ 6/139 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với 3.453 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 22,42 tỷ USD. Riêng 8 tháng của năm 2022, Trung Quốc đứng thứ 4/94 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 143 dự án, tổng vốn đạt 1,4 tỷ USD (theo báo Chính phủ https://baochinhphu.vn/thuc-day-quan-he-viet-nam-trung-quoc-phat-trien-lau-dai-on-dinh-ngay-cang-hieu-qua-thuc-chat 102221029180151158.htm).

Do đó, có thể khẳng định quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc là mối quan hệ khắng khít, mang tính toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, mong muốn phát triển lâu dài, ổn định, ngày càng hiệu quả, thực chất theo tinh thần nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước. Mặc dù còn tồn tại một số bất đồng, nhưng dù vậy cũng không thể phủ nhận thành tựu của mối quan hệ giữa 02 nước trong thời gian qua. Thông qua chuyến thăm đã củng cố nhận thức chung cấp cao về kiểm soát bất đồng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982; giữ gìn hòa bình ở Biển Đông, thúc đẩy đàm phán về các vấn đề trên biển trong khuôn khổ song phương và ASEAN; thúc đẩy sự tôn trọng các lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982; củng cố đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Vì vậy, cần có cái nhìn khách quan trong mọi vấn đề, nhất là quan hệ ngoại giao trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có nhiều phức tạp, phải luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự điều hành quản lý của Nhà nước, không nên nghe theo các báo, đài và các trang mạng có hoạt động chống Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét