Vào ngày 11/10, trên
trang mạng Facebook của BBC News Tiếng Việt đã đăng tải: “Trong một tuyên bố
hôm 10/10, Tổ chức HumanRights Watch (HRW) đưa ra các nhận định về tư cách Việt
Nam khi tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
nhiệm kỳ 2023-2025…” và thêm những lời lẽ xuyên tạc, không chính xác như “Kể từ
khi công bố tham gia ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc vào ngày
22/02/2021, Việt Nam đã giam giữ, bắt giữ hoặc kết án ít nhất 48 nhà báo, nhà
hoạt động và các lãnh đạo NGO với các tội danh tuỳ tiện từ “lợi dụng các quyền tự
do dân chủ” đến “tuyên truyền chống phá nhà nước” cho đến “trốn thuế”… ”. Có thể
khẳng định đây là những lời lẽ, lý luận của những tổ chức không thân thiện đối
với Việt Nam.
Để nói về vấn đề
Nhân quyền, tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp
quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam - ông Phạm Minh Chính đã khẳng định “Nhân quyền lớn nhất là lo
cơm ăn áo mặc cho 100 triệu dân, không để ai thiếu ăn thiếu mặc, khi khó khăn
không bỏ ai lại phía sau” và tuyên bố:“Tôi sẵng sàng đối thoại với bất cứ ai
trên thế giới về vấn đề Nhân quyền”.
Ngày 11/10/2022
tại trụ sở Liên Hiệp Quốc (New York, Hoa Kỳ), Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu
ra 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ
2023-2025, trong đó có Việt Nam.Đây là lần thứ 2, Việt Nam trúng cử vào Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trước đó là nhiệm kỳ 2014 – 2016, đây là một nỗ lực
và sự khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Việc HRW đưa ra
những lời lẽ xuyên tạc việc bắt giữ ít nhất 48 nhà báo, nhà hoạt động… với những
tội danh tuỳ tiện. Về vấn đề này có thể khẳng định, không một quốc gia nào trên
thế giới mà kết tội một người vi phạm pháp luật một cách tuỳ tiện, đơn cử như
trường hợp Phạm Đoan Trang ngoài việc viết, phát tán bất hợp pháp những cuốn
sách sặc mùi phản động như: “Chính trị bình dân”, “Bầu cử phi dân chủ ở Việt
Nam”, “Cẩm nang nuôi tù”… Y còn là thành viên cốt cán của tổ chức “VOICE” (một
tổ chức ngoại vi của tổ chức khủng bố Việt Tân).
Vì thế có thể khẳng
định rằng, Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ
2023-2025, đó là sự ghi nhận của nhiều quốc gia trên thế giới thể hiện vị thế,
uy tín của nước nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét