Thứ Năm, 25 tháng 5, 2023

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN (SỬA ĐỔI)

 

Bộ Công an đã cấp hơn 98 triệu số định danh cá nhân và gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho người đủ điều kiện cấp thẻ trên toàn quốc. Bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình triển khai thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 gặp phải một số tồn tại và vấn đề phát sinh, do đó xây dựng, ban hành Luật Căn cước công dân (sửa đổi) nhằm mục đích sau:


Một là, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phục vụ người dân, doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ bằng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

 

Hai là, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, ứng dụng các tính năng của chíp điện tử trên thẻ căn cước công dân đối với các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác. Tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước... lên ứng dụng VNeID, mã QR của thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử. Phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động công dân số từ VNeID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm..

 

Ba là, phục vụ công dân số. Hiện nay, công dân có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau, như căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, các loại bằng cấp, chứng chỉ... Nhằm tạo điều kiện cho công dân, cần phải xác thực 100% các thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNeID hoặc qua thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử như: Thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, giấy phép lái xe, đăng ký xe... từng bước thay thế các giấy tờ của công dân trong một số các giao dịch theo quy định pháp luật. Cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thương mại phục vụ tiện ích số của công dân trên ứng dụng VNeID như: Dịch vụ cư trú, căn cước công dân, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các dịch vụ khác.

 

Bốn là, hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư. Triển khai hiệu quả việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã có như: Cơ sở dữ liệu giáo dục, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu thuế..., bảo đảm giải quyết các thủ tục phục vụ công dân chính xác và thuận lợi.

 

Năm là, phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các thông tin đã được tích hợp, sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin để phục vụ việc điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạch định chính sách kinh tế, xã hội.

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN

 

1. Sửa đổi, bổ sung quy định về hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, trong đó, bổ sung quy định và tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân công an (nam tăng 02 tuổi, nữ tăng 05 tuổi); tăng 02 tuổi của sĩ quan, hạ sĩ quan; riêng nữ sĩ quan có cấp bậc hàm Đại tá tăng 05 tuổi, nữ sĩ quan có cấp bậc hàm Thượng tá tăng 03 tuổi; nữ sĩ quan có cấp bậc hàm cấp Tướng thì vẫn giữ nguyên 60 tuổi như hiện hành; bổ sung quy định kéo dài hạn tuổi phục vụ cao nhất đối với sĩ quan Công an nhân dân trong trường hợp đặc biệt. Thời gian tăng tuổi theo lộ trình: Mỗi năm tăng 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ. Riêng sĩ quan, hạ sĩ quan có hạn tuổi phục vụ cao nhất dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ thì tăng ngay 02 tuổi, không theo lộ trình nêu trên.

 

2. Bổ sung quy định Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn đối với sĩ quan Công an nhân dân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và công tác. Việc bổ sung nội dung này nhằm xác định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và công tác để làm căn cứ đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn.

 

3. Quy định về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân.

Bổ sung quy định cụ thể về 06 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng trong Công an nhân dân, gồm: 01 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là Thượng tướng (sỹ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội) và 05 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng (Hiệu trưởng trường Đại học Cảnh sát nhân dân và Hiệu trưởng trường Đại học An ninh nhân dân; 01 đồng chí Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị; 02 vị trí Phó cục trưởng và tương đương của 02 đơn vị trực thuộc Bộ Công an); quy định Trưởng Công an thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Trung đoàn trưởng có cấp bậc hàm cao nhất là Đại tá./.

CÙNG TÌM HIỂU VỀ DỰ ÁN LUẬT LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ

 

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bản chất là điều chỉnh, kiện toàn lại các lực lượng, chức danh đã được thành lập, hoạt động từ ngay sau Cách mạng tháng 8/1945 và hiện nay đang hoạt động ở địa bàn cơ sở để thống nhất thành một lực lượng chung. Các lực lượng, chức danh đang hoạt toàn thống nhất, quy định trong Luật, bao gồm: Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018, Bảo vệ dân phố và Đội dân phòng. Do đó, việc ban hành Luật này bảo đảm không làm tăng biên chế, không làm tăng chi ngân sách nhà nước, không chồng chéo, không mâu thuẫn với các văn bản luật khác.

 

Dự thảo Luật quy định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện được tuyển chọn tham gia vào tổ bảo vệ an ninh, trật tự; làm nòng cốt trong xây dựng mô hình tự quản về bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn cấp xã và hỗ trợ lực lượng Công an chính quy ở cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn cấp xã.

 

Các lực lượng sẽ được kiện toàn, tinh gọn thống nhất một đầu mối; giảm được các khoản chi hỗ trợ cho nhiều lực lượng hiện nay đang tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; khắc phục được những chồng chéo, mâu thuẫn trong thực hiện nhiệm vụ giữa các lực lượng và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật.

 

Khi Luật được ban hành, các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế; được bố trí địa điểm, nơi làm việc, bồi dưỡng, huấn luyện, trang bị công cụ hỗ trợ, trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận; giải quyết được chính sách đối với trường hợp khi thực hiện nhiệm vụ bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, hy sinh./.

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023

CẦN XỬ LÝ NGHIÊM HOẠT ĐỘNG KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VI PHẠM PHÁP LUẬT


Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được Đảng và Nhànước quan tâm, cụ thể hóa tại Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các Nghị định, thôngtư khác có liên quan. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan Nhànước thời gian qua đã đúng theo quy định của pháp luật nhưng nhiều đối tượng Côtình không đồng ý, thường đưa ra những “yêu sách” vô lý gây khó khăn cho các cơquan có thẩm quyền và gây mất an ninh, trật tự tại các địa phương.

 

Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011, việc trả lời Đơn chỉ giải quyết02 lần; nếu không đồng ý với kết quả có thể khởi kiện đến Tòa án hành chính.Nhưng vì sợ “thua”, người khiếu kiện thường không khởi kiện ra Tòa án mà tiếptục khiếu kiện chây lỳ; đã có một số trường hợp từ khiếu nại chuyển sang tố cáo,vu cáo, xúc phạm nhiều cán bộ giải quyết khiếu nại và thường xuyên đến Trụ sởtiếp công dân khiếu kiện.

 

Hơn nữa, một số cá nhân cố tình sử dụng mạng xã hội đăng tải nhiều bàiviết, hình ảnh có nội dung xúc phạm, tung tin sai sự thật về cán bộ thực thi nhiệmvụ giải quyết khiếu nại, tố cáo; tham gia đăng bài và bình luận có nội dung kíchđộng chống đối chính trị tại các hội nhóm phản động, khủng bố trong và ngoàinước.

 

Về bản chất, mục đích của họ vẫn là khiếu nại để đạt lợi ích cá nhân nhưngdễ nhận ra các hành vi trên có dấu hiệu của tội “lợi dụng các quyền tự do, dân chủxâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhântại Điều 331 và tội “vu khống” tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổinăm 2017.

 

Hiện nay, các cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý một số vụ điển hình từhoạt động sử dụng mạng xã hội chửi bới, xúc phạm người khác và từ khiếu kiện, tốcáo nhưng có hành vi xúc phạm người khác như Nguyễn Phương Hằng, Đào BáCường, Đặng Thị Hàn Ni...

 

Để tránh vi phạm pháp luật từ việc khiếu nại, tố cáo mỗi người dân cần nângcao ý thức, trách nhiệm và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định củapháp luật. Chúng ta cần lên án gay gắt và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức cóhành vi lợi dụng khiếu nại, tố cáo nhằm vu khống, xâm phạm lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác để đảm bảo một xã hộiổn định, văn minh.

 

- HOÀNG PHI - 

THẦN TƯỢNG NGÔI SAO “PHIM NGƯỜI LỚN (NHẬT BẢN)” - CẨN TRỌNG NHỮNG HỆ LỤY

 

Khi các nền tảng xã hội phát triển, khái niệm “Thần tượng” trong tâm thức của giới trẻ không chỉ còn là những ngôi sao trong làng giải trí mà còn mở rộng ra với những cá nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thậm chí là những "idol xứ người”.

 

Bên cạnh những suy nghĩ đúng đắn thì vẫn tồn tại nhiều suy nghĩ lệch lạc, hành động “cuồng” gây quá khích. Hành động sẽ tốt khi thần tượng là người tốt và được người hâm mộ khắp nơi hưởng ứng, lan truyền và học tập. Mặt khác, nó sẽ là con dao 2 lưỡi nếu những hành động tiêu cực của thần tượng tác động ngược trở lại nhận thức, suy nghĩ của người hâm mộ.

 

Những ngày gần đây cư dân mạng đồng loạt chia sẻ, bàn tán về việc các bạn trẻ ở Việt Nam đứng chật kín người săn đón diễn viên Eimi Fukuda tại một sân bay giống như cách mà họ đang đón các diễn viên hạng A vậy. Được biết, Eimi Fukuda là nữ diễn viên JAV (ngôi sao phim người lớn Nhật Bản - đất nước công nhận đây là một nghề hợp pháp).

 

Vậy một bộ phận giới trẻ Việt “cuồng nhiệt” diễn viên phim người lớn vì cái gì? Các bạn trẻ, các bạn học sinh, sinh viên sẽ học được gì từ những sản phẩm mà họ mang lại? Hay cứ như này tệ nạn xã hội ngày càng trẻ hoá, tỷ lệ ph.á thai hay các vụ án hiếp dâm, “quan hệ” khi chưa đủ tuổi thành niên lại càng gia tăng.

 

Các bạn trẻ ơi, chúng ta cần định hình cho bản thân một lối sống và lựa chọn đúng. Trân trọng và thần tượng vẻ đẹp nhưng không thái quá để vẫn luôn duy trì được một phương châm sống chuẩn và đúng. Ðừng để lỗ hổng nhỏ trong văn hóa hôm nay trở thành "hố tử thần" trong văn hóa tương lai!

 

ATus


HỘI, NHÓM MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VÀ NHỮNG NGUY CƠ GÂY MẤT AN NINH TRẬT TỰ

 

Trong xu thế hiện đại 4.0 ngày nay, mạng xã hội được phổ biến rộng rãi, cũng như mỗi cá nhân đều có khả năng sở hữu điện thoại thông minh để tiếp cận sự phát triển của công nghệ thông tin. Thông qua Facebook, các cá nhân, tổ chức có thể thành lập các trang (Fanpage), hội nhóm kín hoặc công khai để phục vụ cho nhu cầu mục đích của bản thân như quảng cáo sản phẩm kinh doanh, bán hàng online, tuyên truyền các dịch vụ kinh doanh... Bên cạnh những lợi ích giúp cho cuộc sống hiện đại được tiện nghi, nhanh chóng, các trang, hội nhóm trên mạng xã hội facebook tiềm ẩn chứa đựng những nguy cơ gây mất an ninh trật tự như:

Thứ nhất, là môi trường thuận lợi để các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo (lừa tiền và lừa tình). Các hình thức lừa đảo qua mua hàng online hiện nay xảy ra khá phổ biến như các đối tượng lợi dụng bán hàng online, đăng tải trong các nhóm kín, khi con mồi mua hàng thì họ yêu cầu đặt cọc trước một số tiền hoặc chuyển phí giao hàng trước, sau khi chuyển tiền các đối tượng khóa tài khoản facebook, chặn liên lạc với người mua hàng. Lừa đảo thông qua kêu gọi từ thiện thường lợi dụng hình ảnh, hoàn cảnh của các trường hợp khó khăn để kêu gọi từ thiện. Ngoài ra, các đối tượng thành lập các hội nhóm như “Hội FA – tìm người yêu”, “Nhóm tìm người yêu”... để thu hút theo dõi của học sinh phổ thông, sinh viên sau đó tiến hành các hành vi gạ gẫm, lừa tình, bắt cóc, cưỡng dâm... nạn nhân thường là các học sinh nữ mềm lòng dễ mắc bẫy của các đối tượng.

Thứ hai, gây ảnh hưởng đến tâm lý khi bản thân có vấn đề tiêu cực trong cuộc sống. Các hội nhóm “ảo” trên mạng xã hội facebook như “Hội những người muốn tự tử”, “Cộng đồng những người bị trầm cảm, lo âu, muốn tự tử”, “Hội những người vỡ nợ làm liều”... xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, thu hút nhiều lượt tương tác, tham gia của người dùng mạng xã hội. Những người tham gia hội nhóm này thường có tính tò mò hoặc đang muốn có không gian để trải lòng, gây nguy cơ hình thành các hành vi vi phạm pháp luật từ các hội, nhóm “ảo” như những người đang thiếu nợ tập hợp thành nhóm để thực hiện các hành vi trộm cắp tài sản, ngân hàng...

Thứ ba, các đối tượng thành lập các hội nhóm chống đối chính trị. Hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện các hội nhóm phản động như “Trại Cháu Bác Hồ”, “Việt Tân”, “Khối 8406”, “Quỹ người thượng”, “Ủy ban cứu người vượt biển”... các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dùng mạng xã hội để lôi kéo, tuyên truyền tham gia các nhóm này dẫn đến vô tình bị các đối tượng lợi dụng chia sẻ, tuyên truyền các bài viết có nội dung chống Đảng, Nhà nước vi phạm pháp luật.

Thứ tư, lợi dụng các hội nhóm kín trên không gian mạng để tiến hành trao đổi, mua bán hàng cấm như ma túy, súng,... tránh khỏi sự kiểm soát của cơ quan chức năng.

Thứ năm, các đối tượng sử dụng các hội nhóm facebook để tuyên truyền, quảng cáo văn hóa phẩm đồi trụy như chia sẻ các link web “đen”,... Các hacker thường lợi dụng sự tò mò của người dùng facebook để lấy cắp tài khoản facebook cá nhân bằng hình thức click vào những link các clip “hot”, “sex”... và nhập thông tin tài khoản, mật khẩu theo hướng dẫn của các đối tượng.

Để nâng cao cảnh giác khi tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội facebook được hiệu quả, tích cực, lành mạnh, mỗi người dùng mạng xã hội cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Nâng cao cảnh giác khi tham gia các hội, nhóm trên không gian mạng, hạn chế tham gia các hội, nhóm thường xuyên đăng tải các bài viết tiêu cực, các hội nhóm trá hình giới thiệu việc làm có dấu hiệu lừa đảo như thông qua giới thiệu việc làm gửi các đường dẫn qua ứng dụng Telegram để kêu gọi tham gia các sàn giao dịch tài chính bất hợp pháp.

2. Không tham gia trao đổi buôn bán hàm cấm trên các hội nhóm trên mạng xã hội facebook và tham gia vào các hội nhóm phản động như “Trại Cháu Bác Hồ”, “Việt Tân”, “Khối 8406”, “Quỹ người thượng”, “Ủy ban cứu người vượt biển”...

3. Để tránh bị đánh cắp (hack) tài khoản facebook, cần kiểm tra các đường dẫn (link) trước khi click vào xem bằng cách truy cập https:www.virustotal.com/gui/home/url, sau đó nhập địa chỉ đường dẫn (link) muốn xem vào để kiểm tra độ an toàn của đường dẫn.

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ra đời SẼ GÓP PHẦN ĐẮC LỰC ĐỂ BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ TỪ XA, TỪ SỚM, TỪ CƠ SỞ

 

Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ra đời thì các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ hỗ trợ đắc lực cho lực lượng Công an cấp xã trong công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở;  nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không chồng chéo với nhiệm vụ của Công an xã; việc sắp xếp, kiện toàn lực lượng này cũng không làm tăng biên chế và không tăng chi ngân sách nhà nước.

Bộ Công an đang chủ trì xây dựng Dự án luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và hiện đang chuẩn bị trình Quốc hội cho ý kiến. Việc xây dựng Dự án Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là rất cần thiết trong tình hình hiện nay, xuất phát từ quan điểm: xây dựng lực lượng đảm bảo trật tự, an toàn xã hội cơ sở đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở”, cụ thể hóa các quy định tại các Điều 46, 64, 68 của Hiến pháp năm 2013, hướng tới xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân trong tình hình mới, tạo cơ sở pháp lý để huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự từ xa, từ sớm, từ cơ sở.

 Thứ nhất là thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước; tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở.

 Thứ hai là điều chỉnh thay đổi về vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sau khi được kiện toàn thành một lực lượng thống nhất; qua đó, tạo cơ sở pháp lý bình đẳng về địa vị pháp lý và xác định cụ thể vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quan hệ công tác, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với tính chất là lực lượng quần chúng tự nguyện, tự quản ở địa bàn cơ sở.

Pháp luật hiện hành đang quy định vị trí, chức năng của lực lượng Bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách là những lực lượng thực hiện công tác quản lý, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và làm nòng cốt trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, sau khi Luật Công an nhân dân năm 2018 được ban hành đã quy định đồng bộ, thống nhất về 4 cấp Công an; trong đó, Công an xã, phường, thị trấn hiện nay đã được tổ chức, bố trí toàn diện, đồng bộ, thống nhất Công an chính quy và lực lượng này thực hiện công tác quản lý, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và làm nòng cốt trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, phường, thị trấn. Theo đó, về vị trí, chức năng của các lực lượng Bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách phải được xác định, điều chỉnh lại cho phù hợp với Luật Công an nhân dân năm 2018 và bảo đảm không chồng chéo với vị trí, chức năng của lực lượng Công an xã, phường, thị trấn, cụ thể đó là chuyển từ vị trí, chức năng quản lý, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự sang vị trí, chức năng là lực lượng tự quản, hỗ trợ Công an xã, phường, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và làm nòng cốt trong xây dựng mô hình tự phòng, tự quản về an ninh, trật tự trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Như vậy, các lực lượng này có chung về vị trí, chức năng thì cần thiết phải kiện toàn thành một lực lượng chung, thống nhất.

Thứ ba là kịp thời tạo cơ sở pháp lý để quy định cụ thể về hoạt động của lực lượng Công an xã bán chuyên trách sau khi kết thúc nhiệm vụ được tiếp tục tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở. Hiện nay, đã hoàn thành việc bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên. Việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là để kịp thời tạo cơ sở pháp lý quy định cụ thể nhiệm vụ, chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hiện nay. Theo đó, tại điểm c khoản 1 Điều 46 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định các chức danh Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ và được sử dụng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở, được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh Công an xã cho đến khi có văn bản quy phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về các vấn đề này. Do đó, việc sớm ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là để khắc phục thực trạng khó khăn, vướng mắc hiện nay.

Thứ tư là bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và thi hành các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Nhiều nhiệm vụ của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hiện nay có tác động đến quyền con người, quyền công dân mà theo quy định của Hiến pháp năm 2013 phải được quy định trong văn bản luật. Do đó, xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, vừa bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, vừa bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp.

Thứ năm là sắp xếp, bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng thống nhất, kiện toàn, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quan hệ công tác, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Thứ sáu là nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở. Trong điều kiện hiện nay khi tình hình trong nước, khu vực và thế giới liên quan đến an ninh, trật tự đang diễn biến hết sức nhanh chóng, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp với nhiều vấn đề mới nảy sinh đã đặt ra yêu cầu phải tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các lực lượng chuyên trách cũng như phải huy động được quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng được nền an ninh nhân dân gắn với thế trận an ninh nhân dân để giải quyết kịp thời các vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự và giữ vững an ninh, trật tự ngay từ địa bàn cơ sở là yêu cầu cần thiết.

Thứ bảy là xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, có hiệu lực pháp lý cao quy định về bố trí lực lượng, hoạt động, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Hiện nay, về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đang được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật với nhiều hình thức khác nhau và do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành; do đó, sự cần thiết phải cụ thể hóa nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở vào 01 đạo luật chung để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về an ninh, trật tự.

 Dự thảo Luật này điều chỉnh quy định về nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bảo đảm phù hợp với trình độ, năng lực và thể hiện rõ tính chất là lực lượng tham gia hỗ trợ lực lượng Công an cấp xã trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, không trùng lặp với nhiệm vụ của Công an cấp xã và chính quyền cơ sở với 06 nhóm nhiệm vụ được giao, gồm: thu thập, tổng hợp tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn phụ trách; tuyên truyền pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Tham gia xây dựng lực lượng dân phòng, thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; hỗ trợ thực hiện công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội; tham gia vận động, giúp đỡ người vi phạm pháp luật đã bị xử lý trở về sinh sống tại cộng đồng; tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và thực hiện các nhiệm vụ khác về bảo vệ an ninh, trật tự.

Mặt khác việc ban hành Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không làm tăng số lượng người tham gia hoạt động; không làm tăng chi ngân sách bởi vì Dự thảo Luật chỉ thực hiện sắp xếp, kiện toàn lại các lực lượng, chức danh đã được thành lập, hoạt động hiện nay và đang được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các chế độ, chính sách đang chi trả cho các lực lượng này đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đánh giá phù hợp, bảo đảm tính khả thi sẽ tiếp tục được kế thừa để quy định cho lực lượng này bảo đảm nên không làm tăng chi Ngân sách Nhà nước.

 

SỰ CẦN THIẾT PHẢI TÁCH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THÀNH HAI LUẬT MỚI: LUẬT ĐƯỜNG BỘ VÀ LUẬT TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

 

Hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, là sự cụ thể hóa Hiến pháp để giải quyết những vấn đề thực tiễn về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới và cụ thể hoá nội dung văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đó là: Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân; đồng thời tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là việc thực thi tinh thần “thượng tôn pháp luật”; xây dựng hệ thống pháp luật, thể chế pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ôn định, với tư duy mới, phù hợp với thực tiễn; bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn; kiềm chế gia tăng tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tạo chuyển biến rõ nét về trật tự, an toàn xã hội...

Tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong những năm qua tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa thực sự căn bản, vững chắc, còn nhiều diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông vẫn ở mức rất cao và nghiêm trọng, nhất là số người chết, luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông. Theo thống kê từ năm 2009 đến tháng 01/2023, toàn quốc đã xảy ra hơn 379 nghìn vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết hơn 124 nghìn người, bị thương hơn 367 nghìn người (chiếm hơn 97% số vụ, số người chết, người bị thương trong tổng số vụ tai nạn của các loại hình giao thông), gây thiệt hại rất lớn về tài sản. Trung bình hàng năm có gần 09 nghìn người chết, gần 30 nghìn người bị thương, trong đó chủ yếu trong độ tuổi lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tình hình trên cho thấy, an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ chưa được bảo đảm. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do Luật Giao thông đường bộ năm 2008 tuy đã được sửa đổi, điều chỉnh một quy định so với Luật Giao thông đường bộ năm 2001 nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, bao quát, chưa sát với thực tiễn tình hình giao thông tại Việt Nam như: Không quy định đầy đủ, cụ thể các chế định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giải quyết tai nạn giao thông, tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông, giải quyết các vấn đề an ninh trật tự, sự kiện trên các tuyến giao thông. Mặt khác, phương tiện giao thông ở nước ta tăng nhanh, chủ yếu là các phương tiện cá nhân, toàn quốc đã đăng ký quản lý 5.897.657 xe ô tô (gấp hơn 6,9 lần so với từ năm 2008 trở về trước), 72.437.859 xe mô tô, xe gắn máy (gấp 2,9 lần so với từ năm 2008 trở về trước).

Có thể nói Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chưa có các chính sách, biện pháp, quy định cụ thể về phát triển phương tiện để bảo đảm đồng bộ với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, nâng cao quy chuẩn, chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ và bảo vệ môi trường, chưa đáp ứng tình hình mới.

Từ những lý do trên cho thấy, nếu tiếp tục kết cấu trong một luật như hiện nay thì không giải quyết được tận gốc các tồn tại nêu trên, sẽ có quá nhiều điều luật, khó quy định đầy đủ, rõ ràng, cụ thể các chính sách, không phù hợp về phạm vi, đối tượng điều chỉnh và tên gọi của luật.

Theo nội dung dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, phạm vi, đối tượng, điều chỉnh và mục tiêu của Luật là bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tham gia giao thông, duy trì, bảo đảm trạng thái trật tự, kỷ cương, nền nếp tham gia giao thông. Dự thảo Luật Đường bộ có nội dung phạm vi, đối tượng điều chỉnh và mục tiêu của Luật là đầu tư, xây dựng, phát triển, quản lý kết cấu hạ tầng (bao gồm an toàn chất lượng đường sá, an toàn kỹ thuật phương tiện) và kinh doanh vận tải đường bộ.

Vì vậy, việc tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xây dựng và ban hành 02 Luật là đòi hỏi tất yếu khách quan, góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách của thực tiễn, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, phù hợp với xu hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam theo hướng chuyên sâu trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy, nâng tầm cả 02 lĩnh vực là trật tự, an toàn giao thông và phát triển kết cấu hạ tầng, vận tải đường bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực được phân công; phù hợp với kinh nghiệm lập pháp quốc tế và quá trình hội nhập quốc tế của đất nước..

 

TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG PHẢI TUÂN THỦ PHÁP LUẬT

 

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức thể hiện của tự do ngôn luận có sự biến đổi lớn, internet, mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức bày tỏ quan điểm, truyền bá những thông tin thể hiện quyền tự do ngôn luận, chỉ cần sở hữu điện thoại thông minh, máy tính có kết nối internet, cá nhân có quyền tự do truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đến người khác mọi lúc mọi nơi, đáng chú ý có những quan điểm cá nhân tiêu cực nhưng lại thu hút người xem rất đông, sức ảnh hưởng và lan tỏa của nó rất mạnh mẽ và nhanh chóng đã gây tác động xấu đối với người sử dụng mạng nói riêng và việc giữ gìn an ninh trật tự nói chung, bên cạnh đó một số người đăng tải thông tin trên không gian mạng có quan điểm sai trái hoặc nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, dẫn đến bị các thế lực lợi dung, lôi kéo, kích động.

Đặc biệt, đối tượng mà các thế lực thù địch nhắm tới thường là các cá nhân nổi tiếng có lượt người theo dõi, tương tác cao trên các nền tảng mng xã hội, khi có những phát ngôn gây sốc, lệch chuẩn, những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội gây bức xúc trong dư luận được cơ quan chức năng xử lý theo luật định, thì các đối tượng lại bênh vực, cổ xúy cho những hành vi sai trái đó, đồng thời đưa ra luận điệu bóp méo, xuyên tạc, bôi đen bức tranh hiện thực về tình hình tự do ngôn luận ở Việt Nam, công kích cơ quan chức năng, phủ nhận hệ thống pháp luật liên quan đến tự do ngôn luận trên không gian mạng. Điển hình hồi tháng 3/2022 Công an thành phố Hồ Chí Minh khởi tố vụ án, khởi tố bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331, Bộ luật Hình sự. Điều đáng nói ở đây việc việc khởi tố, tạm giam bà Hằng được thực hiện theo quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự được thông báo công khai trên các phương tiện truyền thông song một số tổ chức cá nhân, hội nhóm phản động lại có nhiều bài viết hướng lái dư luận, tôn sùng, đánh bóng hình ảnh bà Hằng và xuyên tạc về pháp luật Việt Nam, âm mưu của chúng là đánh tráo bản chất của các sai phạm về tự do ngôn luận trên mạng xã hội, nhằm tạo ra sự hoài nghi về thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước trong bảo đảm quyền tự do ngôn luận.

Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự  do ngôn luận của công dân được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013; Luật An ninh mạng năm 2018 và Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội....Trong bối cảnh xã hội công nghệ số hiện nay, mỗi công dân phải nắm chắc các quy định pháp luật về tự do ngôn luận, cần có sự hiểu biết sâu sắc, rõ ràng khi sử dụng các quyền tự do ngôn luận của mình một cách đúng quy định pháp luật; không đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, tích cực lên án mạnh mẽ những đối tượng, hội nhóm lợi dụng không gian mạng để kích động, lôi kéo chống phá Đảng và chia r tình đoàn kết dân tộc, chủ động đấu tranh phản bác các âm mưu thủ đoạn sai trái về tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Lan Anh

 

 

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2023

CHÍNH TRỊ - THỂ THAO, “TIÊU CHUẨN KÉP” HÀI HƯỚC THẬT?

 

Nhìn từ quyết định của UEFA và FIFA cấm vô thời hạn bóng đá Nga trong sân chơi của họ. Đội tuyển nam của Nga không được tiếp tục đá vòng loại World Cup 2022, đội tuyến nữ Nga không được dự EURO 2022. Ở cấp câu lạc bộ, đội duy nhất của Nga đang chơi ở cúp Châu Âu là Spartak Moscow bị loại khỏi Europa League. Vì cuộc chiến giữa Nga – Ucraina đang xảy ra. 2004.

 

Và năm 1999 khi NATO và đồng minh oanh tạc Nam Tư cũ, tất cả các đội tuyển quốc gia & CLB trong khối NATO đều không nhận bất cứ án phạt nào từ FIFA. Năm 2003, Mỹ đánh Iraq, không VĐV nào bị cấm đoán gì ở Olympic.

 

Cùng với đó, vào năm 1999, Ở Madrid trước cửa đại sứ quán Mỹ, tiền đạo Mijatovic khoác lá cờ Nam Tư trên mình và đứng đó thể hiện sự phản đối. Ở Nhật, Stojkovic kéo tấm áo đấu lên mỗi khi ghi bàn để bày tỏ thông điệp “NATO, hãy ngừng oanh tạc”. Và cuối cùng Mijatovic đã bị FIFA ra án phạt về hành vi của mình, vì "thể thao không liên đến chính trị".

 

 Đến năm 2022, một số cầu thủ mặc chiếc áo "Hãy dừng chiến tranh ở Ukraine" cũng không gặp bất cứ vấn đề gì. Cũng là những thông điệp và dòng chữ kêu gọi hoà bình nhưng lại được FIFA đối xử rất khác nhau.

 

Từ đó cho ta phải đặt câu hỏi rằng, "Chính trị không liên quan thể thao" thực sự là một thông điệp cao cả của thế giới, hay thể thao phi chính trị, hay chính trị trong thể thao chỉ dành cho đối tượng được ưu tiên? 

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI HOA PHÚ YÊN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC


Người Hoa bắt đầu đến định cư, lập nghiệp trên đất Phú Yên vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phần đông là người Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông - Trung Quốc. Thời kỳ đầu, phần lớn người Hoa đến Phú Yên bằng thuyền buồm, cập bến và định cư tại một số địa phương ven biển như: Sông Cầu, Tuy An, sau đó di chuyển dần đến Tuy Hòa và hầu hết các địa phương trong tỉnh.

 

Trước Cách mạng tháng 8/1945, người Hoa làm nghề buôn bán lâm - thổ - hải sản, bách hóa, thuốc bắc, ăn uống, sản xuất, bánh kẹo,.. và một số ngành nghề dịch vụ như thầy thuốc, chụp ảnh, cắt tóc, thợ may, sửa đồng hồ,... và có nhiều cửa hiệu tương đối lớn như: Vĩnh Tuyền Phát, Vĩnh Thái, Vĩnh Toàn Phong, Vĩnh Thạnh, Lâm Huy Thái, Hội Phong, Du Ký, Sanh Thành Phát,... Hoạt động dịch vụ của người Hoa đã thực sự góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân, tăng cường đoàn kết Việt - Hoa.

 

Sau Cách mạng tháng 8/1945, trong thư gửi anh em Hoa kiều ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “... Chính phủ nhân dân lâm thời Việt Nam là chính phủ đại diện cho lợi ích của nhân dân, rất quan tâm đến mấy mươi vạn anh em Hoa kiều sinh sống trên đất nước ta. Vì trước đây, anh em Hoa kiều và anh em Việt Nam chung sống hòa bình, kết thân với nhau, đi lại, buôn bán, thân thiết như chân với tay... Hoan nghênh Hoa kiều cùng nhân dân Việt Nam chung sức xây dựng nước Việt Nam mới”. Để tăng cường công tác Hoa vận, đảng bộ và chính quyền cách mạng Phú Yên rất coi trọng công tác xây dựng, tổ chức quần chúng cách mạng trong cộng đồng người Hoa, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và đảng viên người Hoa để làm nòng cốt, giúp Đảng xây dựng và chỉ đạo phong trào người Hoa tham gia kháng chiến và kiến quốc, qua đó đã có trên 60 người Hoa được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), nổi bật là ông Trần Gia Lộc, người đảng viên ĐCSVN đầu tiên của người Hoa Phú Yên, đã có công lớn trong công tác Hoa vận trong thời kỳ 9 năm kháng chiến, góp phần đạo tạo được nhiều cán bộ đảng viên người Hoa phục vụ cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ cũng như công cuộc xây dựng CNXH.

 

Sau hiệp định Giơneve, một số cán bộ, đảng viên người Hoa được bố trí ở lại miền Nam tiếp tục tham gia chiến đấu. Một số được cử tập kết ra miền Bắc công tác, học tập, nâng cao trình độ để sau này trở về xây dựng quê hương. Từ cuối năm 1954, ngụy quyền Ngô Đình Diệm dưới sự điều khiển của đế quốc Mỹ đã tiến hành các cuộc khủng bố, trả thù những người kháng chiến, một số cán bộ, đảng viên và đồng bào người Hoa còn ở lại Phú Yên như: các ông Diệp Bảo Giang, Châu Thành Nam, Lưu Sỹ Cách, Diệp Bảo Hòa, Thái Hiền Tự, Hàn Sơn Trù, Hàn Tín Phong… bị chúng bắt bớ, bỏ tù, tra tấn, đánh đạp dã mang. Tuy nhiên, với truyền thống cách mạng kiên cường, ý chí đấu tranh bất khuất cán bộ, đảng viên và đồng bào người Hoa cùng với đồng bào địa phương đã dũng cảm đứng lên chống lại bọn Mỹ - Diệm và đã có những tấm gương hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ đất nước nh có 03 con đi bộ đội giải phóng đều đã hy sinh, bà được phong tặng “bà mẹ Việt Nam anh hùng”

 

Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, hưởng ứng chủ trương hợp tác hóa của Đảng, bà con người Hoa đã góp vốn, góp công cụ, máy móc, cho mượn nhà để xây dựng HTX và các tổ hợp sản xuất, kinh doanh; tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. Từ năm 1995 đến khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 62-CT/TW về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 501/TTg, ngày 03/8/1996 về thực hiện một số chính sách đối với người Hoa, cộng đồng người Hoa tại Phú Yên đã tin tưởng, phấn khởi, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Hiện nay, người Hoa đã xác định là công dân Việt Nam, cộng đông người Hoa là một thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Nhiều trường hợp người Hoa được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tham gia các tổ chức quần chúng của Đảng. Một số người Hoa tiêu biểu được bầu vào HĐND, UBMTTQ, cấp ủy Đảng và các Đoàn thể ở địa phương. Nhiều cán bộ đảng viên và đồng bào người Hoa đã đạt nhiều thành tích trong kháng chiến, trong lao động sản xuất, công tác, học tập và chiến đấu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, TDTT... Người Hoa Phú Yên đã và đang tích cực tham gia công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

NHẬN DIỆN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN PHÁ HOẠI NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN HIỆN NAY

 

- Thời đại thông tin là một giai đoạn mới trong lịch sử nhân loại với sự chuyển đổi từ ngành công nghiệp truyền thống mà cuộc cách mạng Công nghiệp đã mang lại thông qua quá trình công nghiệp hóa, sang nền kinh tế dựa trên số hóa. Bên cạnh những lợi ích mà thời đại thông tin mang lại cho toàn xã hội thì các thể lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị luôn triệt để lợi dụng công nghệ số để xuyên tạc, hướng lái, truyền bá thông tin xấu độc với các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, nguy hiểm. Những âm mưu, thủ đoạn phá hoại trong thời đại công nghệ số 4.0 đã làm thay đổi tư duy, nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người với thế giới chung quanh theo ý đồ của chúng. Cụ thể:

 

Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ nhằm tận dụng đa dạng các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là các mạng xã hội, xuất bản báo chí điện tử ở nước ngoài. Tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chống phá Việt Nam (như VOA tiếng Việt, RFA, RFI, BBC Việt ngữ, HRW...) để tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, hạ bệ uy tín lãnh tụ, chia rẽ nội bộ;

 

Triệt để khai thác các sự kiện chính trị, ngoại giao, những vấn đề nhân sự, nội bộ với các thông tin chưa được kiểm chứng để mở các chiến dịch tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước ta. Thời gian qua, Internet, mạng xã hội đã trở thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức bày tỏ quan điểm, tư tưởng, truyền bá thông tin, thể hiện quyền tự do ngôn luận. Sức lan tỏa và ảnh hưởng của nó rất mạnh mẽ và nhanh chóng, tạo được sự chú ý, quan tâm theo dõi của số đông người dân, nhất là những người có ảnh hưởng trong xã hội. Chỉ cần sở hữu phương tiện điện tử (điện thoại thông minh, laptop, iPad) có kết nối Internet, các cá nhân có quyền tự do truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đến người khác mọi lúc, mọi nơi. Tình trạng các hội, nhóm chia sẻ những thông tin tiêu cực, thông tin sai trái, tin không rõ nguồn, chưa được kiểm chứng... xuất hiện trên không gian mạng có xu hướng ngày càng dày đặc, gia tăng gây tác động xấu đối với người sử dụng mạng nói riêng và ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội nói chung.

 

Thông qua các nền tảng không gian mạng trong thời đại số, các thế lực thù địch sử dụng những tin, bài, hình ảnh của báo chí chính thống trong nước, sau đó tô vẽ thêm bớt, đưa ra những nội dung thật giả lẫn lộn, sai lệch đê đưa lên mạng xã hội. Chúng lập ra những trang /tài khoản núp dưới danh xưng của các cơ quan của Đảng, Chính phủ, lãnh đạo cấp cao nhằm lôi kéo tâm lý hiếu kỳ của công chúng, đánh vào khoảng trống thông tin mà báo chí chính thống trong nước chưa đăng tải hoặc cần thời gian kiểm duyệt thông tin; ngụy tạo các bài viết dưới những tiêu đề giật gân hoặc giật tít, câu view liên quan đến những vấn đề đang được dư luận quan tâm.

 

Những thủ đoạn lợi dụng nền tảng số nêu trên của các thế lực thù địch, phản động, phần tử bất mãn đã dẫn dụ và lừa dối được một bộ phận người dân, nhất là những người có tâm lý hiếu kỳ, tò mò muốn dò tìm các thông tin không chính thống. Những cái “bẫy thông tin” mà các đối tượng thù địch, phản động, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam tung ra cũng đã khiến cho nhiều người nước ngoài không phân biệt được thật giả và bị những dòng thông tin sai lệch này dẫn dắt. Đổi mới hình thức đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước tình hình trên cho thấy, cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong thời đại công nghệ số hiện nay là rất khó khăn, phức tạp.

 

Theo Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Thông tin và Tuyền thông cho thấy số lượng người dùng Internet tại Việt Nam vào khoảng 70 triệu người, chiếm khoảng 70% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á.

 

Thực tế này đang đòi hỏi các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an cần sớm có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả cũng như đặt ra yêu cầu mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội phải hết sức tỉnh táo để không trở thành nạn nhân của "thế giới ảo". Bên cạnh các quy định của pháp luật, các biện pháp quản lý không gian mạng từ cơ quan có thẩm quyền thì vai trò của dư luận xã hội trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi đạo đức của con người thông qua cơ chế giám sát cũng hết sức cần thiết. Cần nâng cao bản lĩnh, năng lực dự báo, định hướng, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhất là sức mạnh tổng hợp của các “binh chủng” công tác tư tưởng để thực hiện thắng lợi đồng thời cả hai mục tiêu: Bảo vệ, phát triển, vận dụng sáng tạo nền tảng tư tưởng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng mạng internet, nâng cao khả năng nhận thức và năng lực tự sàng lọc thông tin của người dân và cộng đồng, hình thành thói quen hành xử tích cực trên môi trường mạng.

 

Tuấn Anh.