Người Hoa bắt đầu đến định cư, lập nghiệp trên đất Phú Yên
vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phần đông là người Hải Nam, Triều Châu,
Phúc Kiến, Quảng Đông - Trung Quốc. Thời kỳ đầu, phần lớn người Hoa đến Phú Yên
bằng thuyền buồm, cập bến và định cư tại một số địa phương ven biển như: Sông Cầu,
Tuy An, sau đó di chuyển dần đến Tuy Hòa và hầu hết các địa phương trong tỉnh.
Trước Cách mạng tháng 8/1945, người Hoa làm nghề buôn bán
lâm - thổ - hải sản, bách hóa, thuốc bắc, ăn uống, sản xuất, bánh kẹo,.. và một
số ngành nghề dịch vụ như thầy thuốc, chụp ảnh, cắt tóc, thợ may, sửa đồng hồ,...
và có nhiều cửa hiệu tương đối lớn như: Vĩnh Tuyền Phát, Vĩnh Thái, Vĩnh Toàn Phong,
Vĩnh Thạnh, Lâm Huy Thái, Hội Phong, Du Ký, Sanh Thành Phát,... Hoạt động dịch
vụ của người Hoa đã thực sự góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất và phục vụ đời
sống của nhân dân, tăng cường đoàn kết Việt - Hoa.
Sau Cách mạng tháng 8/1945, trong thư gửi anh em Hoa kiều
ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “... Chính phủ nhân dân lâm thời Việt
Nam là chính phủ đại diện cho lợi ích của nhân dân, rất quan tâm đến mấy mươi vạn
anh em Hoa kiều sinh sống trên đất nước ta. Vì trước đây, anh em Hoa kiều và
anh em Việt Nam chung sống hòa bình, kết thân với nhau, đi lại, buôn bán, thân
thiết như chân với tay... Hoan nghênh Hoa kiều cùng nhân dân Việt Nam chung sức
xây dựng nước Việt Nam mới”. Để tăng cường công tác Hoa vận, đảng bộ và chính
quyền cách mạng Phú Yên rất coi trọng công tác xây dựng, tổ chức quần chúng
cách mạng trong cộng đồng người Hoa, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và đảng
viên người Hoa để làm nòng cốt, giúp Đảng xây dựng và chỉ đạo phong trào người
Hoa tham gia kháng chiến và kiến quốc, qua đó đã có trên 60 người Hoa được kết
nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), nổi bật là ông Trần Gia Lộc, người đảng
viên ĐCSVN đầu tiên của người Hoa Phú Yên, đã có công lớn trong công tác Hoa vận
trong thời kỳ 9 năm kháng chiến, góp phần đạo tạo được nhiều cán bộ đảng viên
người Hoa phục vụ cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ cũng như công cuộc
xây dựng CNXH.
Sau hiệp định Giơneve, một số cán bộ, đảng viên người Hoa được
bố trí ở lại miền Nam tiếp tục tham gia chiến đấu. Một số được cử tập kết ra miền
Bắc công tác, học tập, nâng cao trình độ để sau này trở về xây dựng quê hương.
Từ cuối năm 1954, ngụy quyền Ngô Đình Diệm dưới sự điều khiển của đế quốc Mỹ đã
tiến hành các cuộc khủng bố, trả thù những người kháng chiến, một số cán bộ, đảng
viên và đồng bào người Hoa còn ở lại Phú Yên như: các ông Diệp Bảo Giang, Châu
Thành Nam, Lưu Sỹ Cách, Diệp Bảo Hòa, Thái Hiền Tự, Hàn Sơn Trù, Hàn Tín Phong…
bị chúng bắt bớ, bỏ tù, tra tấn, đánh đạp dã mang. Tuy nhiên, với truyền thống
cách mạng kiên cường, ý chí đấu tranh bất khuất cán bộ, đảng viên và đồng bào
người Hoa cùng với đồng bào địa phương đã dũng cảm đứng lên chống lại bọn Mỹ -
Diệm và đã có những tấm gương hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ đất nước nh có 03
con đi bộ đội giải phóng đều đã hy sinh, bà được phong tặng “bà mẹ Việt Nam anh
hùng”
Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, hưởng ứng chủ
trương hợp tác hóa của Đảng, bà con người Hoa đã góp vốn, góp công cụ, máy móc,
cho mượn nhà để xây dựng HTX và các tổ hợp sản xuất, kinh doanh; tích cực tham
gia sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. Từ năm 1995 đến khi
Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 62-CT/TW về tăng cường công tác
người Hoa trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 501/TTg,
ngày 03/8/1996 về thực hiện một số chính sách đối với người Hoa, cộng đồng người
Hoa tại Phú Yên đã tin tưởng, phấn khởi, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Hiện
nay, người Hoa đã xác định là công dân Việt Nam, cộng đông người Hoa là một
thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Nhiều trường hợp người Hoa
được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tham gia các tổ chức quần
chúng của Đảng. Một số người Hoa tiêu biểu được bầu vào HĐND, UBMTTQ, cấp ủy Đảng
và các Đoàn thể ở địa phương. Nhiều cán bộ đảng viên và đồng bào người Hoa đã đạt
nhiều thành tích trong kháng chiến, trong lao động sản xuất, công tác, học tập
và chiến đấu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội,
TDTT... Người Hoa Phú Yên đã và đang tích cực tham gia công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét