Thời gian qua, cùng với sự phát triển của công
nghệ thông tin, hình thức thể hiện của tự do ngôn luận có sự biến đổi lớn,
internet, mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức bày tỏ
quan điểm, truyền bá những thông tin thể hiện quyền tự do ngôn luận, chỉ cần sở
hữu điện thoại thông minh, máy tính có kết nối internet,
cá nhân có quyền tự do truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đến người khác mọi
lúc mọi nơi, đáng chú ý có những quan điểm cá nhân tiêu cực nhưng lại thu hút
người xem rất đông, sức ảnh hưởng và lan tỏa của nó rất mạnh mẽ và nhanh chóng
đã gây tác động xấu đối với người sử dụng mạng nói riêng và việc giữ gìn an
ninh trật tự nói chung, bên cạnh đó một số người đăng tải thông tin trên không gian
mạng có quan điểm sai trái hoặc nhận thức pháp
luật chưa đầy đủ, dẫn đến bị các thế lực lợi dung, lôi kéo, kích động.
Đặc biệt, đối tượng mà các thế lực thù địch nhắm tới thường là các cá nhân nổi tiếng có lượt người theo dõi,
tương tác cao trên các nền tảng mạng
xã hội, khi có những phát ngôn gây sốc, lệch chuẩn, những hành vi vi phạm pháp
luật trên mạng xã hội gây bức xúc trong dư luận được cơ quan chức năng xử lý
theo luật định, thì các đối tượng lại bênh
vực, cổ xúy cho những hành vi sai trái đó, đồng thời đưa ra luận điệu bóp méo,
xuyên tạc, bôi đen bức tranh hiện thực về tình hình tự do ngôn luận ở Việt Nam,
công kích cơ quan chức năng, phủ nhận hệ thống pháp luật liên quan đến tự do
ngôn luận trên không gian mạng. Điển hình hồi tháng 3/2022 Công an thành phố Hồ
Chí Minh khởi tố vụ án, khởi tố bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Phương
Hằng với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331, Bộ luật Hình sự.
Điều đáng nói ở đây việc việc khởi tố, tạm giam bà Hằng được thực hiện theo quy
định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự được thông báo công khai trên các
phương tiện truyền thông song một số tổ chức cá nhân, hội nhóm phản động lại có
nhiều bài viết hướng lái dư luận, tôn sùng, đánh bóng hình ảnh bà Hằng và xuyên
tạc về pháp luật Việt Nam, âm mưu của chúng là đánh tráo bản chất của các sai
phạm về tự do ngôn luận trên mạng xã hội, nhằm tạo ra sự hoài nghi về thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước trong bảo đảm
quyền tự do ngôn luận.
Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn tôn
trọng và bảo đảm các quyền tự do ngôn
luận của công dân được thể hiện trong Hiến
pháp năm 2013; Luật An ninh mạng năm 2018 và Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã
hội....Trong bối cảnh xã hội công nghệ số hiện nay, mỗi công dân phải nắm chắc
các quy định pháp luật về tự do ngôn luận, cần có sự hiểu biết sâu sắc, rõ ràng
khi sử dụng các quyền tự do ngôn luận của mình một cách đúng quy
định pháp luật; không đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, tích cực
lên án mạnh mẽ những đối tượng, hội nhóm lợi dụng không gian mạng để kích động,
lôi kéo chống phá Đảng và chia rẽ
tình đoàn kết dân tộc, chủ động đấu tranh phản bác các âm mưu thủ đoạn sai trái
về tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Lan Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét