Video ghi lại toàn cảnh việc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt (Nguồn: Youtube).
Tạ Phong Tần là một trong những người đầu tiên có Stt xung quanh việc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm Gấu) bị bắt giữ, khám xét tại nhà trên FB cá nhân. Nữ gia dân chủ hiện đang lưu vong trên đất Mỹ từng là cán bộ Công an thuộc Công an tỉnh Bạc Liêu này đã viết như sau:
"Bắt khẩn cấp có nghĩa là chưa đủ bằng chứng chứng minh người đó đã thực hiện hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự. Mọi việc còn tùy thuộc vào chính người đó.
Nếu đã có đủ bằng chứng rồi thì ko cần phải bắt khẩn cấp mà khởi tố vụ án, ra lệnh bắt tạm giam luôn. Nếu trong thời gian tạm giữ tối đa là 9 ngày, người bị bắt lép luôn thừa nhận có tội để "xin giảm nhẹ, khoan hồng" thì a lê hấp, cho mày "lên đường" chuyển hộ khẩu thường trú lâu dài vô trại giam luôn. Được như vậy, "nhà nước ta" rất mừng.
Có nhiều khả năng là chúng sẽ làm ngang ko tuân theo quy định pháp luật, nhưng người dấn thân vào con đường đấu tranh thì ko bao giờ tự sỉ nhục mình và cho phép lũ súc sinh cộng sản vn sỉ nhục mình Quỳnh nhé! Hãy vững tin. Thế giới văn minh đang ở bên bạn!".
Nghe Tần nói thì có vẻ như nhà nước Việt Nam đã không tốn cơm gạo bao cấp để cho ả được học hành tử tế để hành nghề Công an bởi ít ra dù đã lâu không được làm nghề nhưng cái não trạng của ả vẫn còn lưu giữ chút ít những kiến thức đã được học từ thuở xa xưa! Theo đó, ả đã nói đúng khi cho rằng: "Bắt khẩn cấp có nghĩa là chưa đủ bằng chứng chứng minh người đó đã thực hiện hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.... Nếu đã có đủ bằng chứng rồi thì ko cần phải bắt khẩn cấp mà khởi tố vụ án, ra lệnh bắt tạm giam luôn".
Điều này tương ứng với 02 trường hợp (TH2, TH3) được thực hiện bắt khẩn cấp được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể:
Tạ Phong Tần lại nói thêm rằng: "Mọi việc còn tùy thuộc vào chính người đó". Nghĩa là theo ý kiến của nữ dân chủ gia lưu vong này thì dù đã bị bắt khẩn cấp, có các chứng cứ phản ánh tội danh, hành vi một cách rõ ràng, cụ thể. Nhưng nếu bị can không nhận tội, không hợp tác thì cơ quan thực thi pháp luật sẽ không thể khép tội hoặc tuyên án phạt cho chính người đó. Và cũng trên nền suy nghĩ này, Tần kêu gọi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nên cảm đảm, không khuất phục việc khép, định tội của cơ quan thực thi pháp luật...
Và riêng với điều này thì Tạ Phong Tần hoàn toàn nhầm lẫn. Đúng là luật pháp dù ở nước nào trên thế giới (không riêng gì Việt Nam) không bắt buộc bất cứ ai chứng minh mình có tội hoặc không có tội. Nghĩa vụ, nhiệm vụ đó thuộc về cơ quan thực thi pháp luật. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một vế của mệnh đề chúng ta đang nói tới.
Theo đó, yếu tố quan trọng nhất để tiến tới có một bản án không phải là thái độ chấp hành, khai báo thành khẩn hay không của bị can, bị cáo mà chính là những chứng cứ mà các cơ quan thực thi pháp luật đã thu giữ được. Đấy là căn cứ quan trọng hàng đầu trong việc triển khai các hình thức và biện pháp tố tụng tiếp theo. Cho nên, dù trong quá trình điều tra, đưa ra xét xử thời gian tới Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vẫn tiếp tục ngoan cố, không nhận tội nhưng với những gì thu thập được, nhất là trong quá trình bắt khẩn cấp vừa qua thì e rằng điều đó không thể ngăn cản cơ quan thụ lý vụ án cho ra bản án cuối cùng!
Thế mới biết, không biết thì nên im lặng là hay nhất!
An Chiến/VNNV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét