Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

[KHOA HỌC] - HIỆN TƯỢNG SƯƠNG MÙ BỨC XẠ Ở MIỀN TÂY

Giới chuyên môn cho rằng đây là hiện tượng sương mù bức xạ, có thể gây hại cho mùa màng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

suong-mu-day-dac-o-mien-tay
Sáng 8/2, sương mù dày đặc ở Cần Thơ, làm "biến mất" một phần tòa nhà 30 tầng, cao nhất miền Tây. Ảnh: Cửu Long.
Sáng 8/2, sương mù bao phủ khắp nơi ở TP Cần Thơ và các địa phương lân cận như Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp…, làm hạn chế tầm nhìn. Nhiều ôtô, tàu bè phải chạy tốc độ chậm, bật đèn; người dân đi xe máy mặc áo lạnh, đeo khẩu trang. 
Kỹ sư Phan Hải Dương - dự báo viên khí tượng (Đài khí tượng thủy văn Cần Thơ) cho biết, ở Việt Nam, sương mù thường xuất hiện cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, mạnh nhất trong mùa đông. "Hiện tượng sáng nay là sương mù bức xạ. Loại này xuất hiện trong lưỡi áp cao lạnh lục địa, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, trời quang mây; xảy ra từ nửa đêm về sáng, sẽ tan đi khi mặt trời lên", kỹ sư Dương cho biết.
Theo cán bộ này, khi sương mù bức xạ xuất hiện sẽ giữ cho lớp khói bụi, không khí ô nhiễm là đà gần mặt đất, con người hít phải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Ngoài ra, hiện tượng này sẽ làm tăng sâu bệnh gây hại trên cây trồng, hoa màu nên người dân cần chủ động biện pháp phòng chống.
"Trong vài ngày tới, tình trạng này vẫn còn xảy ra, nên khi ra đường sớm người dân cần giữ ấm và đeo khẩu trang, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi", kỹ sư Dương khuyến cáo.
suong-mu-day-dac-o-mien-tay-1
Sương mù dày đặc khiến các phương tiện chạy trên quốc lộ 91 (đoạn qua Cần Thơ) phải giảm tốc độ, bật đèn để đảm bảo an toàn. Ảnh: Cửu Long.
Theo vnexpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét