Chúng ta phải thừa nhận rằng, dù mới nhậm chức Tổng thống Mỹ chưa đầy 1 tháng nhưng so với những người tiền nhiệm, D. Trump có một sức thu hút đặc biệt. Và ngoài những người khôn ngoan chỉ tán thưởng Trump sau những quyết định của ông ta và lặng lẽ ngồi quan sát xem nó sẽ đi đâu, về đâu thì có không ít kẻ đã bắt chước dù cho mình không có tí thực quyền nào trong tay.
Ông Kem Sokha - Phó Chủ tịch Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập Campuchia (Nguồn: Internet).
Tôi đang nhắc đến ý tưởng xây tường ngăn dân Việt Nam của Phó Chủ tịch Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập, ông Kem Sokha nói ra sau khi Tổng thống Mỹ D. Trump bày tỏ việc sẽ sớm xây dựng bức tường ngăn biên giới Mỹ - Mehico. Tuy nhiên, mặc dù đã cố tình thêm vào nội dung phát biểu: 'sẽ chỉ thực hiện được nếu quốc gia này có đủ khả năng chi trả" sau ý tưởng "xây dựng một bức tường dọc theo biên giới dài 1.228 km giữa Campuchia và Việt Nam" nhưng Kem Sokha đang cho thấy sự hỡm hĩnh đến khó coi của chính mình và những người đang cầm lái con thuyền CNRP sau khi thủ lĩnh tối cao Sam Raisy đang phải lưu vong ở nước ngoài để trốn tránh những cáo buộc, phiên tòa đang chờ sẵn ở trong nước.
Sẽ không ai dám nghi ngờ về sức mạnh, sự ảnh hưởng mà CNRP từng có trong quá khứ. Họ đã từng là chính đảng duy nhất đủ năng lực, đối trọng lại CPP của đương kim Thủ tướng S. Hun Sen. Tuy nhiên, đó dường như đã là câu chuyện của quá khứ sau khi lần lượt Chủ tịch, Phó Chủ tịch chính đảng đối lập lớn nhất tại Campuchia này liên tục gặp vận hạn. Trong khi Kem Sokha bị phế truất cương vị Phó Chủ tịch Quốc hội do những phát biểu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, quốc gia thì thủ lĩnh tối cao đồng thwoif là Chủ tịch Đảng này Sam Raisy lại rơi vào vòng luẩn quẩn của các cuộc kiện tụng với hành vi phỉ báng người khác!
Đó cũng là lí do dù không có bất cứ sự tác động lớn nào từ CPP hay cá nhân thủ tướng Hun Sen, CNRP vẫn có những dấu hiệu sa sút về uy tín và suy yếu trước sự lên ngôi của các chính đảng mới trong nước. Cho nên, thật dễ hiểu khi nói rằng, phát biểu của Kem Sokha là rất hợm hĩnh vì nó được thực hiện trong bối cảnh CNRP yếu nhất từ sau khi được cho phép hoạt động trở lại sau khi Thủ tướng Hun Sen thỉnh cầu cố Quốc vương Xihanuc.
Có người cho rằng, lí do khiến Kem Sokha bất chấp sự yếu kém, mất vị thế của CNRP để bày trò tát nước theo mưa bởi đơn giản, trên cương vị người lãnh đạo tối cao trong nước (sau khi Sam Raisy buộc phải lưu vong) ông lo sợ người dân Campuchia quên dần đi vị thế, chỗ đứng của CNRP. Trong một bối cảnh như thế tuyên bố và cũng là ý định của tổng thống Mỹ D. Trump sau khi nhậm chức trở thành một cái cớ không thể sống động hơn. Và điều đáng nói, phát biểu của D.Trump đã giúp cho CNRP gợi nhắc về sự tồn tại của mình đói với một bộ phận người dân Campuchia. Đồng thời, nó cũng tái hiện lại một chính sách xuyên suốt được CNRP theo đuổi sau khi được hoạt động hợp pháp: Vấn đề biên giới với Việt Nam. Hành động của Kem So Kha vì thế được đánh giá là một mũi tên trúng hai đích.
Với lí do vừa được chỉ ra thì Kem Sokha đáng được khen ngợi cho phát biểu táo bạo của chính mình. Vậy nhưng, xem chừng thì nó lại hết sức sống sượng. Bởi như hai câu thơ của nhà thơ Tú Xương trong bài thơ Hội Tây: "Khen ai khéo vẽ trò vui thế, Vui thế bao nhiêu, nhục bấy nhiêu ...".
Kem SoKha có thể khiến một bộ phận người dân Campuchia vẫn biết rằng, CNRP vẫn tồn tại. Vậy nhưng, tại sao không ai thử đặt ra một câu hỏi rằng, người dân sẽ hỏi gì khi thấy một chính đảng lớn mà phải bày trò dựa hơi phát biểu của người đứng đầu một nước lớn để tạo chuyện. Sự bắt chước trong mọi lĩnh vực đều không nên, không cần thiết, thậm chí còn bị lên án. Riêng trong địa hạt chính trị thì chắc chắn nó sẽ không chỉ gây cười đơn thuần mà nó sẽ tạo ra những hệ lụy, hậu quả không dễ gì khắc phục một sớm, một chiều!
Hãy xem CNRP sẽ làm gì như thế nào nếu những trò như thế này hết hiệu lực và trở nên nhàm chán!
Theo VNNV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét