Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Đặc nhiệm Việt Nam diễn tập chống khủng bố APEC 2017 tại Đà Nẵng

Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC

Tại lễ ra quân, các lực lượng của Tiểu ban An ninh và Y tế đã diễn tập nội dung chống khủng bố, giải cứu con tin ở nhà cao tầng và trên mặt nước.

Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 1.
Sáng 24/10, tại thành phố Đà Nẵng, Tiểu ban An ninh và Y tế APEC 2017 đã xuất quân và Diễn tập phương án bảo vệ Tuần lễ APEC 2017. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo công tác này. Cùng tham dự có Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, cùng lãnh đạo thành phố Đà Nẵng.
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 2.
Tại lễ ra quân, các lực lượng của Tiểu ban An ninh và Y tế đã diễn tập gồm các nội dung diễu hành phương tiện, biểu dương lực lượng và xử lý tình huống chống khủng bố, giải cứu con tin ở nhà cao tầng và trên mặt nước. Trong ảnh: Các lực lượng tham gia lễ xuất quân.
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 3.
Tại phần diễn tập chống khủng bố bắt cóc con tin: Tình huống giả định thứ nhất là nhóm khủng bố sử dụng súng, lựu đạn cướp 2 xe buýt chở khách, khống chế hàng chục con tin, các lực lượng vũ trang tham gia diễn tập đã triển khai phương án tác chiến.
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 4.
Lực lượng đặc nhiệm với màn leo dây giải cứu con tin.
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 5.
Đối tượng khủng bố bắt cóc, uy hiếp con tin.
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 6.
Phối hợp tác chiến giải cứu con tin.
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 7.
Nữ cảnh sát đặc nhiệm phối hợp tác chiến giải cứu con tin.
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 8.
Các đối tượng bị lực lượng đặc nhiệm vô hiệu hóa.
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 9.
Tình huống giả định tiếp là các đối tượng khủng bố đi trên 2 cano cao tốc tấn công tàu khách du lịch trên sông Hàn, bắt cóc hơn 30 hành khách. Trong ảnh: Triển khai lực lượng bên bờ sông.
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 10.
Với sự điều hành của Trung tâm Chỉ huy, các lực lượng vũ trang triển khai các phương án tác chiến với sự tham gia của lực lượng đường thủy và cả lực lượng đặc công tiếp cận, tấn công, bắt giữ các đối tượng khủng bố, giải cứu, chăm sóc y tế các con tin…
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 11.
Người nhái đột nhập lên tàu nơi bọn khủng bố bắt giữ con tin.
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 12.
Sau khi giải cứu con tin, vô hiệu hoá các đối tượng khủng bố, lực lượng công binh xử lý quả bom trên tàu du lịch.
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 13.
Xử lý quả mìn do khủng bố cài trên tàu
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 14.
Dập tắt đám cháy.
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 15.
Đưa đồng bọn của khủng bố ra trao đổi để tiếp cận tàu giam giữ
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 16.
Áp giải khủng bố lên bờ
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 17.
Toàn bộ nhóm khủng bố bị bắt
Diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin bảo vệ Tuần lễ cấp cao APEC - Ảnh 18.
Cấp cứu người bị nạn.
theo VOV

[Quân sự Việt Nam] - Tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ 3 của HQVN



Quân cảng Cam Ranh sẵn sàng: Tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ 3 của HQVN về đến Singapore

Cập nhật mới nhất từ trang thông tin hàng hải marinetraffic.com cho thấy tàu Rolldock Star chở theo chiến hạm Gepard thứ 3 của Việt Nam đã chính thức cập cảng Singapore.

Việc tàu Rolldock Star mang theo tàu Gepard thứ 3 của Hải quân Việt Nam cập cảng Singapore cũng đã kết thúc chuyến hành trình dài 41 ngày khởi đầu vào ngày 13/09 tại cảng Novorossiysk, Nga. Trước khi cập cảng Singapore, tàu Rolldock Star đã lần lượt ghé cảng Istanbul, Gibraltar. 
Quân cảng Cam Ranh sẵn sàng: Tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ 3 của HQVN về đến Singapore - Ảnh 1.
Vị trí tàu Rolldock Star chở theo chiến hạm Gepard thứ 3 tại cảng Singapore. Nguồn: marinetraffic.com
Sau đó tàu đã có chuyến hành trình rất dài vượt qua mũi Hảo Vọng, băng qua Ấn Độ Dương và sau đó tiến vào biển Java vào hôm 23/09.
Quân cảng Cam Ranh sẵn sàng: Tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ 3 của HQVN về đến Singapore - Ảnh 2.
Hình ảnh tàu Gepard thứ 3 trên tàu vận tải Rolldock Star.
Dự kiến thời gian tàu Rolldock Star neo đậu tại cảng Singapore sẽ kéo dài từ 1-3 ngày và sau đó tàu sẽ đến Quân cảng Cam Ranh để chính thức bàn giao chiến hạm Gepard thứ 3 cho Hải quân nhân dân Việt Nam.
Còn với chiến hạm Gepard thứ 4, hiện nay mọi công tác chuẩn bị cũng đã sẵn sàng để bàn giao vào tháng 11 như lịch trình trước đó.
Dự kiến đến đầu năm 2018, Hải quân nhân dân Việt Nam sẽ sở hữu đủ 4 chiến hạm Gepard hiện đại.

Về bộ phim tài liệu Mỹ The Vietnam War

 Một cảnh trong phim The Vietnam War

Xem 10 tập phim tài liệu Mỹ The Vietnam War:
Vài cảm nhận của một người trong cuộc

               
NVTPHCM- Khi nhìn lại cuộc chiến 10 năm chống Mỹ (1964-1975), một số người vô tình hoặc cố ý ngắt đoạn cuộc chiến tranh này với cuộc chiến tranh chống Pháp (1946-1954); ngắt đoạn cả với thời kỳ “tìm đường cứu nước” của các vị tiên liệt Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… Vì vậy, tính chất khách quan, “điểm son” đầu tiên nên dành cho hai tác giả Ken Burns và Lynn Novick chính là ở chỗ họ đã nhìn ra được mối quan hệ khắng khít giữa 2 cuộc chiến ấy.

“The Vietnam War” là phim của người Mỹ. Dĩ nhiên, theo cách lý giải của họ, cuộc chiến 1964-1975 là làm theo “cây gậy” chỉ đạo của Moskva và Bắc Kinh. Nhưng ngay ở tập 1 và tập 2, bằng hình ảnh, bằng lời dẫn giải, thông điệp chuyển tới người xem là: chính lãnh tụ Hồ Chí Minh và những người cộng sự của ông - chứ không phải ai khác, đã giành được chính quyền với một bản Tuyên ngôn Độc Lập và một ngọn cờ đỏ sao vàng. Khi Pháp muốn lập lại ách đô hộ như cũ thì cũng chính lãnh tụ Hồ Chí Minh và các đồng sự của ông dám tiến hành cuộc kháng chiến với chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động năm châu, vang dội địa cầu” - đòn đánh chủ yếu và quyết định, kết thúc chế độ thực dân ở Việt Nam.

Vậy với lịch sử, hai cuộc chiến tranh ấy là một sự liên tục, nhắm tới một mục tiêu: giải phóng dân tộc. Ở tập 1 của “The Vietnam War”, Jonh Kennedy khi còn là nghị sỹ cũng đã le lói hiểu ra điều này khi nói: “Những người Cộng sản dưới quyền Hồ Chí Minh cho rằng họ đấu tranh cho độc lập còn Pháp thì cố giữ lấy thuộc địa . Vì thế tôi tin rằng trước khi Mỹ có bất kỳ can dự nào, người dân phải được hưởng quyền độc lập và phải ủng hộ cuộc đấu tranh đó”. Những cựu quân nhân Mỹ, trả lời phỏng vấn trước máy quay “The Vietnam War” cũng gần như thống nhất một điều: dần dà nhận ra họ đang chống lại một dân tộc quyết giành giữ độc lập cho xứ sở mình.

Người viết những dòng này, tuổi nhỏ theo cha mẹ lên vùng kháng chiến của Bác Hồ. Trở về Hà Nội sau ngày Pháp rút quân, theo học cấp 1, cấp 2, cấp 3. Chiến tranh chống Mỹ nổ ra, nhập ngũ. Đã có mặt tại mặt trận Bắc Quảng Trị-Khe Sanh vào 2 năm 1967-1968 ác liệt nhất; bước sang thời kỳ “phi Mỹ hóa” thì chuyển vào chiến trường Tây Nguyên. Bằng vài dòng vắn gọn như vậy, tôi vừa là người xem cũng lại là nhân chứng của những gì được miêu tả trong “The Vietnam War”.

Còn nhớ, ngay những năm 1955, 1956 chúng tôi đã cất tiếng hát: “Miền Nam em dừa nhiều, miền Nam em dứa nhiều..”, đã đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương” của Giang Nam. Vào những ngày Chủ nhật được nhà trường tổ chức cho đến thăm các bạn cùng trang lứa ở các trường Học sinh miền Nam; thăm các đơn vị của “các chú bộ đội miền Nam tập kết”. Đến cuối năm cấp 2 đã tháo bảng đen ghi lên dòng chữ phẫn nộ phản đối Luật 10/59, việc giết người bằng thuốc độc tại nhà tù Phú Lợi, để tham gia các cuộc tuần hành trên đường phố… Tất cả những việc như vậy giúp chúng tôi hiểu rằng “đường cách mạng mới đi một nửa…”.

Những năm sau này, tham gia chiến đấu, chúng tôi biết vanh vách những tướng lĩnh chỉ huy giỏi nhất trên chiến trường như Lê Trọng Tấn, Hoàng Cầm, Hoàng Minh Thảo, Chu Huy Mân, Nguyễn An… đều là những trung đoàn trưởng, sư trưởng tài ba, quả cảm của chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Còn những “Việt Cộng nằm vùng” tại miền Trung hoặc Nam Bộ không ai khác, đều là những học trò xuất xuất của Bác Hồ như các ông Lê Duẩn, Phạm Hùng, Võ Chí Công, Trần Văn Trà…

Với “The Vietnam War”, ngay từ vài ba tập đầu đã tựa như cho người xem thấy: chính nghĩa thuộc bên nào? Nhân dân ở cả nông thôn lẫn thành thị phía Nam ủng hộ ai? Vì sao biện pháp gom dân vào ấp chiến lược của Mỹ và nhà cầm quyền Sài gòn  thất bại? Nhiều cựu chiến binh Mỹ kể lại một ấn tượng giống nhau: Nghe nói “Việt Cộng” ở nơi này nơi kia, sục tới toàn là dân thường. Lính Mỹ thật khó phân biệt đâu là dân đâu là lính “Việt Cộng”?, “Việt Cộng” tác chiến không dàn tuyến mà “xuất quỷ nhập thần”…

Chúng ta hiểu, chỉ với một cuộc chiến tranh với mục đích chính nghĩa; dựa vào dân, được dân đùm bọc, chở che mới tiến hành tác chiến như vậy được. “The Vietnam War” không muốn hay không thể gọi thành tên, nhưng chúng ta nhận ngay ra hình thái của một cuộc Chiến tranh nhân dân quen thuộc.
               
Tiếp nối qua các tập sau, từ hồi ức và suy ngẫm của các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam đến băng ghi âm của các tướng 4, 5 sao của Mỹ, các cố vấn Mỹ, các chuyên viên cao cấp của Nhà Trắng, hoặc Lầu Năm Góc khi luận bàn về tình hình chiến trường… thật thú vị khi chúng ta thấy như sáng bừng lên trước mắt các phương châm chỉ đạo chiến lược, chiến thuật; các bài bản tác chiến, những ứng biến để đập tan các âm mưu đối phương của “Việt Cộng” và Hà Nội. Ra quân trong trận Ấp Bác là lần đầu đối mặt với chiến thuật trực thăng thiết xa vận của Mỹ, với chiến công, Quân Giải phóng tìm tới được phép giải con người là quyết định chiến thắng, chứ không phải là vũ khí, trang bị kỹ thuật. Với chiến thắng Bình Giã là bài học có thể đánh tan các đơn vị chủ lực lớn của đối phương. Sau các chiến thắng ở An Khê, ở thung lũng Iadrăng, ở Pleime… Quân Giải phóng rút ra ngay bài học bổ ích: Phải bám thắt lưng địch mà đánh mới giảm thiểu được độ sát thương của bom, pháo địch”…
               
Những phương châm chỉ đạo chiến lược, những quyết sách lớn như “2 chân, 3 mũi”, tiến công Quân sự-Chính trị-Ngoại giao phải hỗ trợ cho nhau; lấy yếu thắng mạnh; tự lực tự cường; đánh địch kết hợp với địch vận, lấy nông thôn bao vây thành thị… từ cơ quan đầu não trên R., từ Hà Nội- diễn tiến qua từng tập trong “ The Vietnam War” đều như là những minh chứng rành rõ.

Nói về sức mạnh các phương tiện vật chất, kỹ thuật Mỹ huy động vào cuộc chiến, phim “The Vietnam War” kể tới trực thăng, giang thuyền, thiết xa, bom napal… Phim còn bỏ sót pháo bầy, máy bay B52 ném bom rải thảm, đạn pháo 403 ly từ các pháo hạm của Hạm đội 7 ngoài biển bắn vào đất liền… Trong phim nói, Trung Quốc và Liên Xô viện trợ cho Hà Nội và “Việt Cộng” những thứ vũ khí hiện đại? Chúng ta biết ơn sự ủng hộ của những người một thời cùng phe phái. Nhưng cũng phải nói lên những sự thật cho công bằng.

Trung Quốc chỉ giúp ta quần áo, tăng võng, lương khô, xe tải “Trường Xuân”... tuyệt nhiên không chi viện vũ khí. Liên Xô chuyển cho Việt Nam máy bay Mig, tên lửa SAM chủ yếu để phòng thủ và bảo vệ miền Bắc. Với bộ binh, hình như ông Cos, ông Bre không muốn “nhảy vào cuộc” dễ biến cuộc chiến Việt Nam thành chiến tranh thế giới nên chỉ chi viện xe tăng T.54, pháo 130 ly… là những thứ họ đã sử dung trong Thế chiến 2. Máy bộ đàm PC Nga vẫn chạy bằng bình ác quy. Mỗi lần đi sạc điện cho ac quy là một lần đánh đổi bằng xương máu anh em. Trước, sau Mậu Thân 1968, trên các chiến trường xuất hiện tên lửa Nga-Xô. Thực ra đấy là loại Cachiusa bắn giàn cũng được lính Xô Viết  sử dụng trong cuộc chiến tranh 1941-1945. Chuyển sang Việt Nam, bắn bằng dàn lập tức máy bay trang bị rada của Mỹ phát hiện ngay. Chúng ta nhấc quả đạn ra khỏi dàn, vác lên vai, vào trận địa, đắp ụ đất đo kỹ góc nivo và phóng đạn đi...
               
Đặt lên bàn cân những điều kiện bảo đảm chiến tranh quả là quá nghiêng lệch, nếu tổn thất về phía ta có lớn hơn cũng là điều dễ hiểu. Khi tướng Westmoreland báo cáo về Mỹ tỷ lệ tốn thất sinh mạng ta 10, Mỹ 1 người dân Mỹ gào lên: Họ chỉ cần biết tới số 1! Phía mình, biết bao nhiêu giọt nước mắt của các cấp chỉ huy chiến trường đã rơi trên các trang tổng kết trận đánh, hoặc sau này trên những trang hồi ký, nhưng tất cả đau khổ, xót sa ấy được an ủi bởi cuộc chiến đấu dữ dội, nhiều mất mát  kia đã đạt tới mục đích cuối cùng: Độc lập và  Thống nhất!

Ghi lại mấy đoạn từ “The Vietnam War”:

Thiếu tá Mỹ Charles A. Beckwith, “người hùng” thời chiến tranh Triều Tiên sang Việt Nam được đồng đội đặt cho biệt danh “Charles xông pha”. Nhà báo Mỹ Joe Galloway đi theo ông ta tham dự các trận Ia Đrăng,  Pleime, sau trận đánh nhà báo có cuộc phỏng vấn nhanh:

- J. Galoway: Quân Việt Cộng mà ông đánh ở đây là loại lính thế nào?

- Charles A. Beckwith: Tôi sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để có được 200 người lính như họ.

- J.Galoway: Tức là những người lính Việt Cộng?

- Charles A. Beckwith: Đúng đấy! Họ là những người lính giỏi nhất mà tôi từng thấy. Họ tận tâm và thuộc loại cừ khôi. Tôi chưa từng thấy lính nào giỏi như họ.
               
Merrill McPeak, khi lái máy bay tiêm kích đánh phá đường Trường Sơn hàm thiếu tá. Sau Việt Nam ông ta tiếp tục phục vụ trong quân ngũ lên tới hàm tướng, với chức Tham mưu trưởng Không quân Mỹ. Trong “The Vietnam War”, ông kể lại: bằng phương tiện quan sát hiện đại gắn trên máy bay, ông ta có thể nom rõ từng vạt cây ven đường rừng phủ bụi; từng khúc đường ở suối lên ướt nước, chứng tỏ có xe vận tải chở súng đạn của “Bắc Việt” vừa chạy qua. Rằng ông ta săn những chiếc xe ấy như săn “những chú thỏ chạy dưới ánh đèn rọi”. Bắn nhiều rocket, thả nhiều bom đến như vậy, nhưng không lực Mỹ không tài nào ngăn nổi sự vận chuyển trên Trường Sơn. Cho đến nay, Merrill McPeek vẫn ức tới nghẹn cổ. Và viên tướng nghỉ hưu ấy đi tới kết luận: Ông đã ủng hộ nhầm phe. Nếu có thể được, lý ra ngày ấy ông phải chiến đấu cùng đội ngũ với các chiến sỹ can trường, quả cảm ở bên phía “Bắc Việt”.

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

SỰ THẬT NGHỀ NÀO CAO QUÝ, ĐƯỢC NỂ TRỌNG

Có người Luật sư nói rằng “Tôi muốn mình có việc làm cao quý, được người khác nể trọng”, muốn cái nghề của mình được mọi người coi là trên hết. Nói như vậy thì Luật sư này quá tham lam, ước muốn điều không tưởng, điều mà không thể xảy ra được. Mà nếu có thể xảy ra thì lại đi ngược lại với giá trị nhân văn của cái nghề mà người đó đã chọn, cái nghề mà nhiều người khác trong xã hội đang làm để nuôi sống bản thân, gia đình và được xã hội nơi người đó sống chấp nhận. Bởi lẽ, nghề nào mà chẳng cao quý, cần gì phải mong ước! Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, vinh quang, gian khổ, việc hiểm nguy sẽ thuộc và giành phần ai?

Có ai giải thích được câu hỏi rằng? Trong xã hội quanh ta và kể cả trên thế giới, nghề nghiệp nào gọi là cao quý, được người khác nể trọng hơn những nghề khác không! Tác giả bài viết này có thể khẳng định một điều rằng: “Không có nghề nào cao quý mà chỉ có những người cao quý trong nghề nghiệp mà họ đang làm”. Nghề nào mà chẳng cao quý, cái chính là người làm nghề làm đúng lương tâm, đạo đức nghề nghiệp; đừng vì nghề nghiệp họ đang làm mà đánh giá địa vị xã hội cá nhân, mà cũng đừng vì người nào được một nhóm người nào đó tâng bốc, ủng hộ mà quy chụp lại những việc họ đang làm là cao cả, là đúng hết. Đối với công việc của một người nào đó đang làm, thì cách nhìn nhận của những người xung quanh nơi người đó sống và làm việc sẽ phản ảnh quyết định gần như chính xác bản thân người ấy như thế nào. 

Công việc thường phải gắn với tài chính, thời gian, gắn với những người thân, những người thường xuyên tiếp xúc cũng như gắn liền và quyết định dự định trong tương lai của người đó. Một người khi đã quyết định chọn một công việc nào đó, phần lớn chẳng ngoài mục đích để kiếm tiền, có chi phí duy trì các hoạt động hằng ngày, hỗ trợ gia đình hoặc nuôi dưỡng những cá nhân khác; số còn lại là vì đam mê hay làm cho vui, làm qua loa đại khái. Ông Võ An Đôn đã chọn cái nghề làm “luật sư” mà lại nói là làm không công, không lấy tiền, chỉ làm miễn phí thôi là không tưởng. Vậy tiền đâu để luật sư Đôn đi máy bay, chi trả chi phí đi lại, ăn ở khắp cả nước và hiện đang xây nhà tương đối khang trang. Tính sơ bộ ban đầu những chi phí đó cũng tới hơn nửa tỷ đồng. Mà hình như ông ấy nói ngoài nghề luật sư còn làm nghề nông, nuôi bò nữa; thử hỏi một người nông dân giỏi thực thụ làm nông quy mô như vậy có đủ kiếm tiền hơn nửa tỷ đồng không??. Trừ khi được ai đó cho tiền mà ông không nói?! 

Nên mới có ý nói rằng người nào đó đang làm nghề cao quý khi người đó đã, đang và sẽ đóng góp cho xã hội, xây dựng lợi ích chung cho tập thể, những người nơi mà người đó đang cư trú. Khi mà những công việc mà họ đang làm tuân thủ theo Pháp luật, hoạt động theo đúng chủ trương Nhà nước và góp phần xây dựng Đất nước, đó là công việc, việc làm cao quý nhất. Ông Đôn tự muốn cho mình có địa vị cao hơn người khác, hống hách muốn nở mày nở mặt; làm nghề luật sư mà muốn nghề mình làm phải cao quý, được người khác tung hô, nể trọng thì ông bạn đã sai rồi.

Quy mô và sự tàn khốc của cuộc chiến tranh mà người Mỹ gây ra trên đất nước Việt Nam là điều mà những thế hệ sinh ra và trưởng thành trong hòa bình chúng ta không bao giờ có thể hình dung một cách trọn vẹn. Tuy vậy, thông qua những hình ảnh lịch sử được ghi lại, chúng ta sẽ cảm nhận được phần nào âm hưởng của một thời đại đau thương mà chính quyền Mỹ đã gây ra đối với đất nước ta…Mấy ngày vừa qua, vô tình nhìn thấy những bức ảnh tiêu biểu về cuộc chiến tranh Việt Nam do các phóng viên phương Tây thực hiện, được tổng hợp và giới thiệu trên trang BOSTON.COM. trong đó có một số tấm hình phản ảnh những hành động “hành hạ” không thể tin nổi của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đối với những người dân vô tội (người gia, trẻ nhỏ)… trong thời gian trước 30/4/1975.

Vậy mà ông luật sư Đôn hàng ngày vẫn nghe theo, đồng tình kết bạn với những người đó, với những đối tượng phản động bên ngoài hải ngoại. Những người ấy chưa bao giờ về lại Việt Nam để trực tiếp để tranh đấu cái thường gọi là nhân quyền gì đó, mà họ đang mượn gió - luật sư Đôn để bẻ măng, bẻ những người làm việc chân chính. Đừng tiếp tay cho những người đó tiếp tục thực hiện ý đồ mà làm cho tội ác càng tăng lên; nếu ông luật sư Đôn làm cái nghề đó để được người khác gọi là cao quý và nể trọng thì đó chỉ có một sự thật là “luật sư Võ An Đôn đã tiếp tay cho kẻ xấu nhưng không dám nói lên sự thật, một sự thật hiển nhiên mà nhiều người ai cũng biết!.

Đại Tấn

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

NGƯỜI TÀI GIỎI THỂ HIỆN NĂNG LỰC, KẺ YẾU KÉM CHỈ NÊU KHÓ KHĂN

Ngày 05/10/207, tôi có đọc được một bài viết trên facebook nói về nghề luật sư ở Việt Nam từ trang cá nhân mang tên “Đôn An Võ”. Tôi không chắc rằng facebook này là của luật sư Võ An Đôn, bởi một tài khoản trên mạng xá hội không thể nói lên được điều gì. Bạn có thể là bất kỳ ai bạn cũng có thể lập cho mình một trang cá nhân với những cái tên mỹ miều, tên của tổng thống Mỹ, của nhà khoa học, ngôi sao, ca sĩ,… Thế nên việc cái đó có lấy tên “Đôn An Võ” thì cũng không chắc rằng đó là Luật sư Võ An Đôn. Thế nhưng, tôi đã theo dõi facebook này từ 2 năm nay, mỗi bài viết, mỗi dòng bình luận đều không có bát  cứ một phản hồi phủ nhận nào từ phía luật sư Võ An Đôn. Đặt trong trường hợp bạn bị người khác nhân danh mình để phát biểu rất nhiều điều trên mạng xã hội, đặc biệt là các quan điểm về nghề nghiệp gắn với uy tín, danh dự của bạn như bài viết gần đây nhất mà tôi được đọc thì việc bạn im lặng, không có bất cứ động thái phản ứng nào đồng nghĩa với việc bạn đồng tình với các quan điểm ấy hoặc bạn đang thừa nhận đó là trang cá nhân của chính mình? Võ An Đôn là một trường hợp lặng thinh như thế. Tôi nghĩ rằng mình có đủ căn cứ để tin rằng đây chính là trang cá nhân của Luật sư Võ An Đôn, những quan điểm được đăng trong đó là quan điểm của cá nhân luật sư cho đến khi Luật sư Đôn thật sự lên tiếng.

Sau đây tôi xin trích dẫn lời nói của Đôn trong bài viết: “Luật sư chỉ làm cảnh đẹp cho phiên tòa, để người khác nhìn vào tưởng phiên tòa có dân chủ. Sự thật thì luật sư Việt Nam chỉ có vai trò duy nhất là Cò chạy án, để lừa đân lấy tiền”. Theo Điều 3 luật Luật sư 2006 (được sửa đổi và bổ sung năm 2012) quy định chức năng xã hội của Luật sư là: “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tếvà xây dựng, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Như thế, điều đầu tiên tôi thấy được ở luật sư Đôn đó là việc nhận định một vấn đề trái ngược với quy định của phát luật của Nhà nước. Đôn đưa ra một khái niệm luật sư mới mà đến tôi – một người ngoài ngành luật nghe cũng chưa lọt tai huống gì Đôn đã khái quát lên đối với đồng nghiệp minh, nghề nghiệp mình và cái quan trọng hơn là Đôn đang sống bằng cái nghề đầy lương tâm và trách nhiệm ấy. Làm nghề gì cũng cần đến một cái tâm, trong lúc mọi người đang ngày càng cố gắng để đưa xã hội đi đến mô hình công bằng, văn minh thì trong tâm Đôn luôn tìm mọi lý lẽ mà không ai biết lấy từ đâu ra để vu cáo cho rất nhiều những vị luật sư tâm huyết khác trong xã hội, va nhất là Đôn đã bôi xấu cả một nền pháp luật đã được mọi tầng lớp nhân dân thừa nhận và nghiêm túc thực hiện.

Tôi luôn thắc mắc thế nào gọi là một luật sư “chỉ làm cảnh đẹp cho phiên tòa”. Tôi chưa thể hình dung ra được chân dung vị luật sư ây như thế nào vì trí tưởng tượng của tôi rất đỗi khô khan. Thế nên, tôi xin được phép mượn hình ảnh của luật sư Đôn để tham khảo về một vị “luật sư làm cảnh”. Chắc hẳn Đôn cũng “làm cảnh” rất nhiều lần nên mới có thể khẳng định chắc nịch như thế? Tôi lại muốn hỏi Đôn vì sao lại làm một “luật sư làm cảnh”? Theo Đôn thì để cho người ta “tưởng phiên tòa có dân chủ”. Đôn có thể chỉ ra một phiên tòa nào như thế không? Một phiên tòa mà theo tôi hiểu theo lời Đôn nói là thiếu dân chủ? Phải chăng những ý kiến, những lập luận của Đôn tại phiên tòa đưa ra không được công nhận, không có tác dụng trong việc bảo vệ thân chủ của mình thì phiên tòa đó không  dân chủ? Tôi gọi đó là sự BẤT TÀI! Nói chuyện bên lề, tôi đã từng dự và nghe về rất nhiều vụ án mà luật sư đã thành công dành lại công bằng cho thân chủ. Nói cho cùng, những vụ án đã đưa ra tòa xét xử đều đã được cơ quan chức năng điều tra, có đủ căn cứ, có những bằng chứng khách quan, rõ ràng mà không thể chối cãi. Nếu trong sạch, vô tội, những bằng chứng kia là sự vô tình rơi vào đúng thân chủ của mình thì bằng sự tài giỏi, anh chứng minh sự thật; nếu đúng là có tội thì bằng sự bản lĩnh, anh thuyết phục được thẩm phán dành cho thân chủ của anh sự khoan hồng, giảm án đến tối thiểu. Đó mới là điều luật sư cần làm chứ không phải nói những điều vô căn cứ để biện hộ cho sự bất tài của mình.

Tôi thiết nghĩ rằng chính nhờ sự bất tài ấy của Đôn mà Đôn đúng thật chỉ có vai trò là “Cò chạy án” để “lừa dân lấy tiền” như lời Đôn nói. Và cũng xin hỏi thêm, nếu sự thật luật sư Đôn là “Cò chạy án” thì anh đã làm “cò” cho những phiên tòa nào? Thẳng thắng mà nói thì anh đã lừa bao nhiều người để lấy tiền rồi? Đó là những câu hỏi chỉ có Đôn mới có thể trả lời được và trả lời chính xác nhất. Đôn chỉ có thể khẳng định: “Tôi là cò chạy án, tôi lừa dân lấy tiền” (và trong trường hợp này chắc Đôn cũng nên cung cấp thêm thông tin cụ thể để lời khẳng định thêm phần thuyết phục). Còn lời khẳng định của Đôn dành cho cả một hệ thống phiên tòa Việt Nam và đông đảo những người luật sư khác đang hành nghề chân chính trên đất nước thì  thật là sáo rỗng và ngớ ngẩn. Nhìn Đôn tôi lại nghĩ đến thành ngữ “Thầy bói xem voi”, rất trào phúng, rất châm biếm. Nhưng tiếc thay, câu chuyện của Đôn còn nực cười hơn ở chỗ thầy bói còn được sờ voi thật, còn Đôn thì chỉ dùng trí tưởng tượng để phán ra những lời miêu tả đầy hư cấu của một ông thầy mù, khác biệt ở việc thầy bói mù mắt còn Đôn mù năng lực, mù lý tưởng, mù nhận thức và mù cả chân lý. Cả một bài viết của Đôn, tôi chỉ thấy đúng và tâm đắt ở đoạn “nói thật thì khác nói xấu: nói thật là nói ra những điều có thật mọi người đều biết, còn nói xấu là chuyện không nói có”. Vế thứ nhất là pháp luật – mọi người người đều biết, vế còn lại chắc hẳn thuộc về Đôn rồi.

Đứng trên lập trường một công dân, tôi góp ý cho Luật sư Đôn về việc thực hiện đúng một nghĩa vụ của một công dân Việt Nam, nên cống hiến năng lực để phát triển đất nước, đừng nên góp phần thóa mạ quốc gia mình, đừng “ăn cây táo, rào cây sung”. Đứng ngoài lập trường của một người làm nghề luật, bằng sự khách quan nhất, tôi nghĩ Đôn nên có sự điều chỉnh trong suy nghĩ, tư tưởng của mình và phải gửi lời xin lỗi chân thành và hối lỗi đến các đồng nghiệp luật sư trong cả nước.

Tôi mong rằng, những lời góp ý của mình sẽ được Đôn đón nhận mặc dù tôi không mấy hi vọng về điều đó. Tôi chỉ hi vọng bài viết của mình có thể an ủi được phần nào đối với những người làm luật nói chung và làm luật sư nói riêng khi đọc được bài viết này vì ít nhất, chúng tôi vẫn luôn tôn trọng họ và không vì những lời vu khống vô lý mà có cái nhìn tiêu cực đối với ngành nghề đầy danh dự này.

Hoàng Nhi

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

VÕ AN ĐÔN – ĐIỀU GÌ ĐẾN CŨNG PHẢI ĐẾN

Chào Luật sư Đôn và bạn đọc! Có lẽ trong chúng ta, chắc nhiều người cũng biết những hiện tượng nổi tiếng cộng đồng mạng như Lệ Rơi, Bà Tưng, Tùng Sơn… Đây là những người khá nổi tiếng trên mạng, nhưng không phải vì họ có tài năng gì, mà vì muốn nổi tiếng họ đã “mặt dày” dùng những chiêu trò “thảm họa” âm nhạc, khoe thân… Còn về Đôn, ông cũng học đòi theo họ, để được nổi tiếng. Nhưng không phải vì là một Luật tài ba, mà ông cứ thích thể hiện mình như kiểu “thùng rỗng kêu to”, lên mạng nói năng phát ngôn tự đề cao bản thân mình lên tận mây xanh, còn nói xấu tất cả đồng nghiệp mình làm Luật sư đều là “ Cò chạy án”. Bản thân ông thì có làm được điều gì ra hồn, bào chữa thành công cho bao nhiêu thân chủ, hay chỉ là “ luật sư bàn phím”. Đôn luôn vỗ ngực tự cho mình là một luật sư giỏi, một luật sư đầy nghĩa khí, làm việc vì dân nghèo, vô tư, chính nghĩa… Ấy vậy nhưng xem lại thử xem cái mà Luật sư Đôn mang đến thời điểm bây giờ là gì? Đôn có góp chút công sức nào của mình cho việc xây dựng quê hương đất nước, làm điều tốt đẹp cho đồng bào, cho gia đình mình hay không?


Võ An Đôn và các "anh hùng bàn phím"

Ông nói bào chữa miễn phí, vậy ông “ăn gió uống sương” mà sống qua ngày hay sao? Bào chữa miễn phí mà xây nhà tiền tỉ, vi diệu nhỉ? Tôi biết tỏng cái trò giả tạo của ông rồi, chẳng qua ông bào chữa miễn phí cho bọn phản động, chống đối Nhà nước rồi nhận tiền từ các tổ chức phản động bên ngoài chuyển vào tài khoản ông thôi.

Là một Luật sư, trước hết hãy làm tốt công việc bào chữa của mình đi. Tôi thấy thân chủ của ông không biết được ông bào chữa như thế nào mà ai cũng được ông vừa bào chữa miễn phí vừa khuyến mãi thêm mấy cuốn lịch để ngồi bóc lần trong tù. Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm, ông nghĩ gì khi nói Luật sư chỉ có vai trò duy nhất là “cò chạy án” để lừa người dân lấy tiền. Sao ông có thể bẻ cong pháp luật, nói những lời ấu trĩ như vậy lên mạng xã hội trong khi mình cũng là một luật sư. Vậy cho nên khi biết Đoàn Luật sư chuẩn bị Kỷ luật ông tôi thấy rất hào hứng. Cho chừa cái thói nói năng bậy bạ. Mà ông cũng hèn hạ thật, Facebook của mình mà không dám nhận, thế thông tin, hình ảnh cá nhân, cái bản tường trình có chữ ký của ông vừa viết xong ai đăng lên?

          Những bài viết nói xấu câu like của ông có rất nhiều bình luận, những bình luận chỉ thẳng sự sai trái, thối nát đạo đức, vạch trần bộ mặt giả tạo thì ông lại xóa đi hết, thật hèn mọn! Ông chỉ giữ lại những bình luận tâng bốc, ca ngợi. Mà ai lại đi ca ngợi ông chứ, cũng chỉ có những kẻ ăn mày đám dân chủ như ông mới tâng bốc nhau hôi, đúng là “một bầy cùng chuồng” người tung kẻ hứng.

          Điều gì đến cũng phải đến, bây giờ ông đã bị Đoàn Luật sư kỷ luật rồi. Tôi thấy buồn thay cho gia đình ông. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, được cho ăn học tới nơi tới chốn, ấy thế mà Đôn lại sẵn sàng phủi tay chối bỏ, bôi nhọ những cái mà ông cha đã hi sinh gây dựng được. Rất nhiều kẻ chống phá đất nước, phá hoại thành quả của ông cha ta để lại, rồi cũng bị trường trị dưới sự nghiêm minh của pháp luật. Hi vọng Đôn nhận thức được sai lầm của mình mà chấm dứt, quay đầu là bờ, còn nếu cứ tiếp tục lún sâu vào con đường sai trái thì sớm muộn gì một kết cục bi thảm cũng sẽ đến với ông!
         
                                                                        Chi Mai 

"Cò" Đôn !!!


Ai sinh ra trên đời cũng muốn có những việc làm cao quý, không hổ thẹn với lòng mình, được mọi người nể trọng. Trên thực tế trong xã hội ngày nay cũng đã có biết bao người làm được những điều ấy, từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống đến những điều cao quý giản dị lạ thường, có trong đó là nghề luật sư. Nói đến đây tôi cũng xin giới thiệu bản thân là một luật sư, tôi cũng đã từng bào chữa cho nhiều người trong vùng, vùng tôi thuộc loại vùng nghèo khó, nhân dân ở đây cũng phải “một nắng hai sương” làm lụng vất vả mới có miếng cơm manh áo. Tôi cũng không phải thuộc loại gia đình khá giả gì, nhưng tôi luôn cố gắng làm những thứ tốt đẹp để mọi người không nghĩ những điều xấu về giới luật sư chúng tôi.

Mới đây tôi tình cờ biết được thông tin Luật sư Võ An Đôn đang bị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên thông báo xem xét kỉ luật vì có vi phạm nghiêm trọng qua các phát ngôn và bài viết đăng trên Facebook cá nhân. Vào trang Đôn An Võ tôi đọc được chính kiến của vị luật sư này: “… Luật sư chỉ làm cảnh cho đẹp phiên tòa, để người khác nhìn vào tưởng phiên tòa có dân chủ. Sự thật thì luật sư Việt Nam chỉ có vai trò duy nhất là Cò chạy án, để lừa dân lấy tiền”. Nhìn vào những lượt bình luận tôi thấy có nhiều ý kiến trong phát biểu trên, bất ngờ hơn nữa là nhiều ý kiến đồng tình về những ý kiến có vẻ  “ mộng mơ” này.


Đối với tôi - người trong giới luật sư tôi khá bức xúc về những lời lẽ thiếu văn hóa, thiếu cận trọng, đồng thời cũng là lời xúc phạm lớn đối với giới luật sư chúng tôi như vậy. Tôi thiết nghĩ một người có học vấn bài bản như ông, có kiến thức và kinh nghiệm thực tế như ông mà hóa ra chỉ là “ thằng” hàm hồ, vô tổ chức kỉ luật. Từ góc nhìn như vậy, tôi không biết tự hỏi với ai rằng ông có biết làm luật sư hay không, hay chỉ là “ thằng khua môi múa mép”. Nếu là người luật sư chân chính thì hãy xin ông nên đứng trực diện với giới luật sư chúng tôi để đối chấp rõ ràng chứ đừng bao giờ chỉ dám phát biểu trên Face cá nhân.

Phát ngôn của ông Đôn thật sự làm tôi khá khó chịu, tôi không ngờ ông dám dùng lời lẽ xúc phạm đến môi trường tòa xét xử, xúc phạm đến hệ thống tư pháp của Việt Nam. Ông Đôn luôn miệng nói chọn cho mình lý tưởng phụng dưỡng công lí, hết lòng bảo vệ người nghèo và người yếu thế, không “ chạy án” nhưng thực sự với mọi người nếu hiểu được vấn đề thì mọi người sẽ nhận thấy rằng: ông Đôn giúp đỡ người khác theo kiểu: gợi ý nhu cầu, mặc áo sơ mi đeo cà vạt, tóc tai vuốt keo bóng láng, xách cặp xách tìm đến tận nơi chia sẻ rồi tung hình lên Facebook; tuyên bố sẽ bào chữa miễn phí nhưng miễn phí ở đây là kiểu miễn nơi này lấy tiền nơi khá, hay là kiểu lên Facebook lai – trim đủ thứ các kiểu về nhân quyền, ăn ngàn lai, nhận tiền từ các tài khoản bí ấn. Thật ra ông Đôn với một số luật sư khác đang có những hành động lôi kéo, tổ chức với các luật sư khác có những hành vi phản ứng đông người, gây nguy hiểm cho xã hội, họ dễ gây ra những hậu quả xấu đối với các luật sư, luật gia trẻ. Vì vậy, đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần những chế tài nhất định đối với ông Đôn và những luật sư quá khích trên.

                                                                   Thảo Võ