Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

NGƯỜI TÀI GIỎI THỂ HIỆN NĂNG LỰC, KẺ YẾU KÉM CHỈ NÊU KHÓ KHĂN

Ngày 05/10/207, tôi có đọc được một bài viết trên facebook nói về nghề luật sư ở Việt Nam từ trang cá nhân mang tên “Đôn An Võ”. Tôi không chắc rằng facebook này là của luật sư Võ An Đôn, bởi một tài khoản trên mạng xá hội không thể nói lên được điều gì. Bạn có thể là bất kỳ ai bạn cũng có thể lập cho mình một trang cá nhân với những cái tên mỹ miều, tên của tổng thống Mỹ, của nhà khoa học, ngôi sao, ca sĩ,… Thế nên việc cái đó có lấy tên “Đôn An Võ” thì cũng không chắc rằng đó là Luật sư Võ An Đôn. Thế nhưng, tôi đã theo dõi facebook này từ 2 năm nay, mỗi bài viết, mỗi dòng bình luận đều không có bát  cứ một phản hồi phủ nhận nào từ phía luật sư Võ An Đôn. Đặt trong trường hợp bạn bị người khác nhân danh mình để phát biểu rất nhiều điều trên mạng xã hội, đặc biệt là các quan điểm về nghề nghiệp gắn với uy tín, danh dự của bạn như bài viết gần đây nhất mà tôi được đọc thì việc bạn im lặng, không có bất cứ động thái phản ứng nào đồng nghĩa với việc bạn đồng tình với các quan điểm ấy hoặc bạn đang thừa nhận đó là trang cá nhân của chính mình? Võ An Đôn là một trường hợp lặng thinh như thế. Tôi nghĩ rằng mình có đủ căn cứ để tin rằng đây chính là trang cá nhân của Luật sư Võ An Đôn, những quan điểm được đăng trong đó là quan điểm của cá nhân luật sư cho đến khi Luật sư Đôn thật sự lên tiếng.

Sau đây tôi xin trích dẫn lời nói của Đôn trong bài viết: “Luật sư chỉ làm cảnh đẹp cho phiên tòa, để người khác nhìn vào tưởng phiên tòa có dân chủ. Sự thật thì luật sư Việt Nam chỉ có vai trò duy nhất là Cò chạy án, để lừa đân lấy tiền”. Theo Điều 3 luật Luật sư 2006 (được sửa đổi và bổ sung năm 2012) quy định chức năng xã hội của Luật sư là: “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tếvà xây dựng, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Như thế, điều đầu tiên tôi thấy được ở luật sư Đôn đó là việc nhận định một vấn đề trái ngược với quy định của phát luật của Nhà nước. Đôn đưa ra một khái niệm luật sư mới mà đến tôi – một người ngoài ngành luật nghe cũng chưa lọt tai huống gì Đôn đã khái quát lên đối với đồng nghiệp minh, nghề nghiệp mình và cái quan trọng hơn là Đôn đang sống bằng cái nghề đầy lương tâm và trách nhiệm ấy. Làm nghề gì cũng cần đến một cái tâm, trong lúc mọi người đang ngày càng cố gắng để đưa xã hội đi đến mô hình công bằng, văn minh thì trong tâm Đôn luôn tìm mọi lý lẽ mà không ai biết lấy từ đâu ra để vu cáo cho rất nhiều những vị luật sư tâm huyết khác trong xã hội, va nhất là Đôn đã bôi xấu cả một nền pháp luật đã được mọi tầng lớp nhân dân thừa nhận và nghiêm túc thực hiện.

Tôi luôn thắc mắc thế nào gọi là một luật sư “chỉ làm cảnh đẹp cho phiên tòa”. Tôi chưa thể hình dung ra được chân dung vị luật sư ây như thế nào vì trí tưởng tượng của tôi rất đỗi khô khan. Thế nên, tôi xin được phép mượn hình ảnh của luật sư Đôn để tham khảo về một vị “luật sư làm cảnh”. Chắc hẳn Đôn cũng “làm cảnh” rất nhiều lần nên mới có thể khẳng định chắc nịch như thế? Tôi lại muốn hỏi Đôn vì sao lại làm một “luật sư làm cảnh”? Theo Đôn thì để cho người ta “tưởng phiên tòa có dân chủ”. Đôn có thể chỉ ra một phiên tòa nào như thế không? Một phiên tòa mà theo tôi hiểu theo lời Đôn nói là thiếu dân chủ? Phải chăng những ý kiến, những lập luận của Đôn tại phiên tòa đưa ra không được công nhận, không có tác dụng trong việc bảo vệ thân chủ của mình thì phiên tòa đó không  dân chủ? Tôi gọi đó là sự BẤT TÀI! Nói chuyện bên lề, tôi đã từng dự và nghe về rất nhiều vụ án mà luật sư đã thành công dành lại công bằng cho thân chủ. Nói cho cùng, những vụ án đã đưa ra tòa xét xử đều đã được cơ quan chức năng điều tra, có đủ căn cứ, có những bằng chứng khách quan, rõ ràng mà không thể chối cãi. Nếu trong sạch, vô tội, những bằng chứng kia là sự vô tình rơi vào đúng thân chủ của mình thì bằng sự tài giỏi, anh chứng minh sự thật; nếu đúng là có tội thì bằng sự bản lĩnh, anh thuyết phục được thẩm phán dành cho thân chủ của anh sự khoan hồng, giảm án đến tối thiểu. Đó mới là điều luật sư cần làm chứ không phải nói những điều vô căn cứ để biện hộ cho sự bất tài của mình.

Tôi thiết nghĩ rằng chính nhờ sự bất tài ấy của Đôn mà Đôn đúng thật chỉ có vai trò là “Cò chạy án” để “lừa dân lấy tiền” như lời Đôn nói. Và cũng xin hỏi thêm, nếu sự thật luật sư Đôn là “Cò chạy án” thì anh đã làm “cò” cho những phiên tòa nào? Thẳng thắng mà nói thì anh đã lừa bao nhiều người để lấy tiền rồi? Đó là những câu hỏi chỉ có Đôn mới có thể trả lời được và trả lời chính xác nhất. Đôn chỉ có thể khẳng định: “Tôi là cò chạy án, tôi lừa dân lấy tiền” (và trong trường hợp này chắc Đôn cũng nên cung cấp thêm thông tin cụ thể để lời khẳng định thêm phần thuyết phục). Còn lời khẳng định của Đôn dành cho cả một hệ thống phiên tòa Việt Nam và đông đảo những người luật sư khác đang hành nghề chân chính trên đất nước thì  thật là sáo rỗng và ngớ ngẩn. Nhìn Đôn tôi lại nghĩ đến thành ngữ “Thầy bói xem voi”, rất trào phúng, rất châm biếm. Nhưng tiếc thay, câu chuyện của Đôn còn nực cười hơn ở chỗ thầy bói còn được sờ voi thật, còn Đôn thì chỉ dùng trí tưởng tượng để phán ra những lời miêu tả đầy hư cấu của một ông thầy mù, khác biệt ở việc thầy bói mù mắt còn Đôn mù năng lực, mù lý tưởng, mù nhận thức và mù cả chân lý. Cả một bài viết của Đôn, tôi chỉ thấy đúng và tâm đắt ở đoạn “nói thật thì khác nói xấu: nói thật là nói ra những điều có thật mọi người đều biết, còn nói xấu là chuyện không nói có”. Vế thứ nhất là pháp luật – mọi người người đều biết, vế còn lại chắc hẳn thuộc về Đôn rồi.

Đứng trên lập trường một công dân, tôi góp ý cho Luật sư Đôn về việc thực hiện đúng một nghĩa vụ của một công dân Việt Nam, nên cống hiến năng lực để phát triển đất nước, đừng nên góp phần thóa mạ quốc gia mình, đừng “ăn cây táo, rào cây sung”. Đứng ngoài lập trường của một người làm nghề luật, bằng sự khách quan nhất, tôi nghĩ Đôn nên có sự điều chỉnh trong suy nghĩ, tư tưởng của mình và phải gửi lời xin lỗi chân thành và hối lỗi đến các đồng nghiệp luật sư trong cả nước.

Tôi mong rằng, những lời góp ý của mình sẽ được Đôn đón nhận mặc dù tôi không mấy hi vọng về điều đó. Tôi chỉ hi vọng bài viết của mình có thể an ủi được phần nào đối với những người làm luật nói chung và làm luật sư nói riêng khi đọc được bài viết này vì ít nhất, chúng tôi vẫn luôn tôn trọng họ và không vì những lời vu khống vô lý mà có cái nhìn tiêu cực đối với ngành nghề đầy danh dự này.

Hoàng Nhi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét