Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

SỰ THẬT NGHỀ NÀO CAO QUÝ, ĐƯỢC NỂ TRỌNG

Có người Luật sư nói rằng “Tôi muốn mình có việc làm cao quý, được người khác nể trọng”, muốn cái nghề của mình được mọi người coi là trên hết. Nói như vậy thì Luật sư này quá tham lam, ước muốn điều không tưởng, điều mà không thể xảy ra được. Mà nếu có thể xảy ra thì lại đi ngược lại với giá trị nhân văn của cái nghề mà người đó đã chọn, cái nghề mà nhiều người khác trong xã hội đang làm để nuôi sống bản thân, gia đình và được xã hội nơi người đó sống chấp nhận. Bởi lẽ, nghề nào mà chẳng cao quý, cần gì phải mong ước! Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, vinh quang, gian khổ, việc hiểm nguy sẽ thuộc và giành phần ai?

Có ai giải thích được câu hỏi rằng? Trong xã hội quanh ta và kể cả trên thế giới, nghề nghiệp nào gọi là cao quý, được người khác nể trọng hơn những nghề khác không! Tác giả bài viết này có thể khẳng định một điều rằng: “Không có nghề nào cao quý mà chỉ có những người cao quý trong nghề nghiệp mà họ đang làm”. Nghề nào mà chẳng cao quý, cái chính là người làm nghề làm đúng lương tâm, đạo đức nghề nghiệp; đừng vì nghề nghiệp họ đang làm mà đánh giá địa vị xã hội cá nhân, mà cũng đừng vì người nào được một nhóm người nào đó tâng bốc, ủng hộ mà quy chụp lại những việc họ đang làm là cao cả, là đúng hết. Đối với công việc của một người nào đó đang làm, thì cách nhìn nhận của những người xung quanh nơi người đó sống và làm việc sẽ phản ảnh quyết định gần như chính xác bản thân người ấy như thế nào. 

Công việc thường phải gắn với tài chính, thời gian, gắn với những người thân, những người thường xuyên tiếp xúc cũng như gắn liền và quyết định dự định trong tương lai của người đó. Một người khi đã quyết định chọn một công việc nào đó, phần lớn chẳng ngoài mục đích để kiếm tiền, có chi phí duy trì các hoạt động hằng ngày, hỗ trợ gia đình hoặc nuôi dưỡng những cá nhân khác; số còn lại là vì đam mê hay làm cho vui, làm qua loa đại khái. Ông Võ An Đôn đã chọn cái nghề làm “luật sư” mà lại nói là làm không công, không lấy tiền, chỉ làm miễn phí thôi là không tưởng. Vậy tiền đâu để luật sư Đôn đi máy bay, chi trả chi phí đi lại, ăn ở khắp cả nước và hiện đang xây nhà tương đối khang trang. Tính sơ bộ ban đầu những chi phí đó cũng tới hơn nửa tỷ đồng. Mà hình như ông ấy nói ngoài nghề luật sư còn làm nghề nông, nuôi bò nữa; thử hỏi một người nông dân giỏi thực thụ làm nông quy mô như vậy có đủ kiếm tiền hơn nửa tỷ đồng không??. Trừ khi được ai đó cho tiền mà ông không nói?! 

Nên mới có ý nói rằng người nào đó đang làm nghề cao quý khi người đó đã, đang và sẽ đóng góp cho xã hội, xây dựng lợi ích chung cho tập thể, những người nơi mà người đó đang cư trú. Khi mà những công việc mà họ đang làm tuân thủ theo Pháp luật, hoạt động theo đúng chủ trương Nhà nước và góp phần xây dựng Đất nước, đó là công việc, việc làm cao quý nhất. Ông Đôn tự muốn cho mình có địa vị cao hơn người khác, hống hách muốn nở mày nở mặt; làm nghề luật sư mà muốn nghề mình làm phải cao quý, được người khác tung hô, nể trọng thì ông bạn đã sai rồi.

Quy mô và sự tàn khốc của cuộc chiến tranh mà người Mỹ gây ra trên đất nước Việt Nam là điều mà những thế hệ sinh ra và trưởng thành trong hòa bình chúng ta không bao giờ có thể hình dung một cách trọn vẹn. Tuy vậy, thông qua những hình ảnh lịch sử được ghi lại, chúng ta sẽ cảm nhận được phần nào âm hưởng của một thời đại đau thương mà chính quyền Mỹ đã gây ra đối với đất nước ta…Mấy ngày vừa qua, vô tình nhìn thấy những bức ảnh tiêu biểu về cuộc chiến tranh Việt Nam do các phóng viên phương Tây thực hiện, được tổng hợp và giới thiệu trên trang BOSTON.COM. trong đó có một số tấm hình phản ảnh những hành động “hành hạ” không thể tin nổi của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đối với những người dân vô tội (người gia, trẻ nhỏ)… trong thời gian trước 30/4/1975.

Vậy mà ông luật sư Đôn hàng ngày vẫn nghe theo, đồng tình kết bạn với những người đó, với những đối tượng phản động bên ngoài hải ngoại. Những người ấy chưa bao giờ về lại Việt Nam để trực tiếp để tranh đấu cái thường gọi là nhân quyền gì đó, mà họ đang mượn gió - luật sư Đôn để bẻ măng, bẻ những người làm việc chân chính. Đừng tiếp tay cho những người đó tiếp tục thực hiện ý đồ mà làm cho tội ác càng tăng lên; nếu ông luật sư Đôn làm cái nghề đó để được người khác gọi là cao quý và nể trọng thì đó chỉ có một sự thật là “luật sư Võ An Đôn đã tiếp tay cho kẻ xấu nhưng không dám nói lên sự thật, một sự thật hiển nhiên mà nhiều người ai cũng biết!.

Đại Tấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét