Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

TRẦN THỊ TUYẾT DIỆU – PHẢI CHĂNG ĐANG SỢ HÃI! (Kỳ 1)

Thời gian bấy lâu nay, trên các mạng xã hội, nhất là Facebook thường xuyên xuất hiện những tờ giấy mời làm việc của cơ quan Công an được đăng công khai trên một số trang cá nhân của một số đối tượng chống đối trong nước, phải chăng là kế hoạch tổ chức triển lãm online mà nơi đây các nhà “dân chủ” sẵn sàng phô bày hàng loạt bằng chứng về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đây không khác nào hành động vạch áo cho người xem lưng, tự phô ra những cái xấu mà các nhà “dân chủ” đã thực hiện.
Giấy mời làm việc của Công an huyện Tây Hòa 
Thực ra ai đã và đang thường xuyên “lướt dọc lướt ngang” facebook Trần Thị Tuyết Diệu đều thấy được điều ấy. Thực tế học đòi thói phô bày giấy mời làm việc lên mạng của Võ An Đôn, tiếp tục Tuyết Diệu lại “khoe khoang” trên Facebook của mình, bà Diệu đã trưng ra giấy mời của Công an huyện Tây Hòa, giấy mời nêu rõ vào ngày 25/10/2018 đến tại Công an huyện Tây Hòa, nơi bà Diệu cư trú để làm việc. Lí do làm việc là về một số vấn đề liên quan an ninh trật tự tại địa phương. Kèm theo hình ảnh giấy mời là lời tuyên bố hùng hồn của bà Diệu rằng sẽ từ chối đến làm việc.
Xin nói luôn, về luật, tuyên bố khẳng định chắc nịch như vậy là sai. Sai ở đâu? Mời bà Tuyết Diệu đọc Điều 4 của Bộ luật hình sự. Ở đó quy định mọi công dân phải có bổn phận hợp tác với cơ quan tố tụng để phòng chống tội phạm. Điều này cũng thể hiện có thể từ chối một lời mời làm việc vì lí do chính đáng, tuy nhiên để bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương thì bản thân mình nên có trách nhiệm trong vấn đề này.
Cũng có thể nói, ở đây cơ quan Công an mời những người này một cách khá lịch sự, nhã nhặn khi tránh mọi điều tai tiếng cho cá nhân người được mời, kể cả việc viết lẫn gửi giấy mời đều được tiến hành theo quy định của pháp luật. Thế nhưng chính sự phơi bày mọi thứ lên Facebook, nghĩa là một sự phơi bày những thứ xấu xa của mình mà có lẽ cơ quan Công an đã phát hiện.
Hơn nữa, những người có trách nhiệm đã đi đến tận địa phương nơi bà cư trú để gửi giấy mời thể hiện thêm một lần nữa tỏ ra có thiện chí. Một khi được mời lên làm việc theo đúng nghĩa là quá trình hợp tác với cơ quan Công an nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến một số vụ việc nào đó hoặc có thể đã có những hành vi vi phạm pháp luật cần phải làm rõ. Vốn bản thân là một công dân nước Việt Nam, bà Tuyết Diệu nên hiểu rõ trách nhiệm của mình, làm việc không phải để đe nẹt và hành hung điều gì, việc từ chối làm việc của bà như một lời thách thức vô lối đối với chính quyền địa phương, thật sự khi có tật thì mới giật mình, khi có làm gì sai thì mới không dám đến làm việc và sợ đến như vậy. Bản thân luôn miệng đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ, thường xuyên chê bai nước Việt Nam đủ đường, thường xuyên tung nhiều sản phẩm của chính bản thân mình về việc nói xấu Đảng, Nhà nước. Miệng “bô bô” tỏ vẻ hào chí nhưng chẳng khi nào dám thẳng thừng trực tiếp tự nhận những việc mình làm, chẳng bao giờ dám đối mặt chất vấn cùng cơ quan chức nă¬ng, thật xấu hổ khi chỉ “múa rìu qua mắt thợ”.
Bà nên hiểu rằng, trên giấy mời có ghi số lần mời, bà nên tích cực hợp tác tham gia để đảm bảo quyền lợi cho bản thân, gia đình và mọi người. Đây là công việc của cơ quan chính quyền chứ không phải là đám cưới mà nói rằng thích thì đến không thì thôi. Việc hợp tác ngay từ đầu chỉ có lợi cho bà mà thôi.
Thật sự những cuộc triển làm giấy mời và những lời khăng khăng từ chối của những người coi mình là “dân chủ” này đôi khi thường xuyên và liên tục sẽ không đem lại hứng thú cho người dân bình thường, vẫn chỉ là chiêu trò tự sướng. Qua những sự việc này sẽ lòi ra rất nhiều cái xấu, mọi người sẽ biết được rất nhiều lần những việc mà những người này có những quan điểm chống đối đối với Đảng và Nhà nước.
Tuệ Tĩnh

KAIRO HÒA TV – KẺ LỪA BỊP, XUYÊN TẠC VÔ LỐI


4 giờ sáng, chuông điện thoại di động reo lên, tôi bấm máy trả lời nhanh gọn để báo hiệu cho đầu sóng bên kia biết tôi đã sẵn sàng đúng như cuộc hẹn từ ngày hôm qua. Mười phút sau, anh bạn chạy xe máy đến đỗ trước nhà rồi bóp còi, trông anh bạn của tôi đúng như là một dân đi phượt thứ thiệt, ăn mặc “bụi bặm”, vắt đôi kính đen trước ngực áo, ba ga phía trước xe đèo chiếc ba lô cũ kỹ toàn đựng những thứ đồ nghề phục vụ cho đi dã ngoại. Nghe tiếng còi xe, tôi vớ chiếc ba lô đeo lên người, từ trong nhà bước ra rồi ngồi sau xe, chiếc xe rú ga, từ từ chuyển động băng qua đường Nguyễn Huệ, xuống đường Hùng Vương, ra quốc lộ 1A rồi đi thẳng theo hướng Bắc về thị xã Sông Cầu.
Không giống như những chuyến đi khác, hôm nay chúng tôi không đi phượt mà là đi làm một việc làm nhân nghĩa và trách nhiệm của 02 tên “bao đồng” đang thất nghiệp, đó là tìm hiểu về ngọn ngành của những câu chuyện đã được đăng và chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, nhằm mục đích giúp cho những người dân bị oan trái do chính quyền o ép lấy lại sự công bằng. Vượt sáu mươi cây số từ thành phố Tuy Hòa chúng tôi đến thị xã Sông Cầu lúc hơn 5 giờ sáng, mặt trời rất đẹp, chiếu lấp lánh trên vịnh Xuân Đài nhìn từ dốc Găng xuống, chúng tôi tìm ghé lại một quán ăn bên đường gần đó để làm thủ tục cho bữa sáng, bữa sáng của chúng tôi khá gọn nhẹ và nhanh chóng để tiết kiệm thời gian đi tiếp không để muộn.Trước tiên chúng tôi đi về thôn Hòa Lợi của xã Xuân Cảnhđể mong được thưởng cảnh đẹp hoang dã của một làng chài và phơi mình dưới những giọt nắng sáng dịu dàng còn sót lại trên bãi biển hoang sơ, quyến rũ như tranh vẽ mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Hòa Lợi mà lâu nay chúng tôi đã nghe nhiều nhưng chưa từng được đặt chân đến, tiện thể sẽđiều tra về vụ của bà Trần Thị Tảo. Hỏi thăm, nhờ chủ quán chỉ con đường đến Hòa Lợi, chúng tôi tiếp tục lên xe theo quốc lộ 1A rồi băng qua nhiều ngả rẽ, cuối cùng cũng đã đến được Hòa Lợi. Không được như dự kiến, vì khi đến nơi, mặt trời đã lên cao, chúng tôi đi thẳng vào khu dân cư, gặp gỡ người dân ở đây, hỏi thăm những vấn đề liên quan đến gia đình bà Trần Thị Tảo như video vàbài viết đã đăng tải trên tài khoản Facebook “Kairo Hòa TV” vào ngày 11/10/2018 với tựa đề “TỈNH PHÚ YÊN - CHÍNH QUYỀN 23h ĐÊM ĐẾN LẬP BIÊN BẢN CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT CỦA DÂN GIAO CHO DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KINH DOANH DU LỊCH THU LỢI NHUẬN RIÊNG” được cư dân mạng chú ý với 391 lượt chia sẻ và 77 lượt bình luận đa số đều bày tỏ quan điểm bức xúc,bất đồng với chính quyền, buổi chiều chúng tôi quay về xã tiếp tục công việc của mình. Sau quá trình điều tra để làm rõ sự thật đâu là trắng, đâu là đen, chúng tôi khá bất ngờ và thất vọng với bài viết trên Facebook “Kairo Hòa TV” như nói ở trên,vì đã gây ra sự hiểu lầm cho nhiều người, tác giả bài viết chỉ nắm thông tin theo hướng một chiều từ phía gia đình và người thân của bà Tảocung cấp chứ bài viết chưa nắm và phân tích được thông tin từ nhiều nguồn mang tính nghiệp vụ cao.

Để mọi người hiểu ra sự thật của mọi vấn đề, cũng là để bảo vệ lẽ phải cho các bên, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin mà trong quá trình điều tra, tìm hiểu thông qua từ nhiều nguồn chúng tôi đã ghi nhận được cho mọi người hiểu để có cái nhìn chính xác, khách quan và thông cảm cho nhau. Bằng cách dễ hiểu nhất, chúng tôi xin dẫn từng nội dung rồi phân tích, đặt câu hỏi, trả lời một cách xác đáng, cụ thể sau đây:
Thứ nhất,“23h đêm Chủ Tịch ủy ban nhân dân xã Xuân Cảnh huyện Sông Cầu và nhiều cán bộ công an xã, trưởng thôn đến lập biên bản cưỡng chế thu hồi trên 2ha đất của bà Trần Thị Tảo khai hoang năm 1984 giao cho doanh nghiệp tư nhân kinh doanh du lịch thu lợi nhuận riêng”. Về vấn đề này tôi xin khẳng định rằng, hoàn toàn không có một vụ cưỡng chế thu hồi đất nào của chính quyền xã Xuân Cảnh đối với bất cứ một người dân nào ở xã Xuân Cảnh nói chung và tại thôn Hòa Lợi nói riêng trong thời gian gần đây. Những hình ảnh trong đoạn clip là hình ảnh của vụ việc chính quyền xã Xuân Cảnh lập biên bản vi phạm hành chính đối với gia đình của bà Trần Thị Tảo vì đã có hành vi xây dựng lều trại trái phép trên đất của nhà nước đã giao cho dự ánvào buổi tối.Xem toàn bộ đoạn clip hoàn toàn không thấy phía chính quyền có ai nói lời xúc phạm đến gia đình đương sự, chỉ thấy phía gia đình đương sự, chửi bới, lăng mạ cán bộ, chính quyền. Một số dòng bình luận phía dưới bài viết cho rằng “chính quyền làm việc vào ban đêm chắc có chuyện mờ ám”, chúng tôi xin trả lời rằng, để ngăn chặn hậu quả xảy ra do vi phạm hành chính gây nên, việc lập biên bản vi phạm hành chính sẽ được tiến hành từ khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính xảy ra, bất kể thời gian, địa điểm. 


Nhân đây tôi xin hỏi lại chủ tài khoản “Kairo Hòa TV” và những người tham gia bình luận, có luật nào cấm chính quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính vào ban đêm hay không? Chắc chỉ có luật của “Kairo Hòa TV”.

Thứ hai, “đất khai hoang của hai vợ chồng bà Tảo tạo lập từ năm 1984”, vì đạo lý “kính lão đắc thọ” lẽ ra tôi không muốn nói đến vấn đề này vì bà Tảo đã lớn tuổi, nhưng vì trách nhiệmbảo vệ lẽ phải, tôi xin mạn phép nói ra, kính mong bà Tảo hết sức thứ lỗi. Đó là, trong quá trình tranh chấp, gia đình bà Tảo đã từng ủy quyền cho nhà báo Phi Công thuộc báo Kinh tế nông thôn khởi kiện ra Tòa án thị xã Sông Cầu để được giải quyết. Ngày 29/9/2017, Tòa án thị xã Sông Cầu đã có bản án số 02 giải quyết vụ kiện, kết quả không chấp nhận toàn bộ nội dung khởi kiện của gia đình bà Tảo vì bà Tảo không cung cấp được giấy tờ để chứng minh về quyền sử dụng đất của mình theo quy định của Luật Đất đai. Sau khi bản án số 02 đã ban hành, gia đình bà Tảo không làm đơn kháng án theo quy định, vì vậy những cá nhân, tổ chức liên quan phải thực hiện theo bản án số 02.

Thứ ba, đất này có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)? Gia đình bà Tảo đã khởi kiện ra Tòa án và đã được Tòa án giải quyết bác nội dung khởi kiện vì không có giấy tờ chứng minh. Hiện nay bản án của tòa án đang có hiệu lực thi hành nên nhà nước không thể xét cấp sổ đỏ cho gia đình bà Tảo.
Thứ tư, đất này có được bồi thường?Việc nhà nước thu hồi đất này giao cho dự án không bồi thường là đúng vì đến thời điểm hiện nay, gia đình bà Tảo chưa thể chứng minh được quyền quản lý và sử dụng thuộc về gia đình bà. Nếu nhà nước, chủ đầu tư bồi thường cho gia đình bà Tảo là trái quy định của pháp luật, những người nào thực hiện việc bồi thường đất này cho gia đình bà Tảo sẽ bị xử lý trước pháp luật vì gây thất thoát tài sản của nhà nước và của nhân dân.
Thứ năm, gia đình, người thân của bà Tảo dựng lều trại vào ban đêm là đúng hay sai? Vì sao không tiến hành việc đó vào ban ngày?Tôi xin được phép nhường những câu hỏi này cho bạn đọc quan tâm suy nghĩ.
Thứ sáu, việc giao đất cho doanh nghiệp có ai thu lợi nhuận riêng hay không?Nội dung này chúng tôi yêu cầu tác giả bài viết cung cấp cho công luận và các cơ quan chức năng những ai (tên, tuổi, địa chỉ) có thu lợi nhuận riêng từ việc giao đất cho doanh nghiệp kèm theo chứng cứ cụ thể, rõ ràng. Nếu không cung cấp được, chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm tác giả bài viết theo quy định của pháp luật vì đã có hành vi vu khống, bôi nhọ, xúc phạm cán bộ, chính quyền trên mạng xã hội Facebook làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cán bộ, chính quyền.
Ông bà xưa có dạy: “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”. Có nghĩa là: “nước phải có phép nước, nhà phải có nội quy của nhà”,phép nước là pháp luật dùng để giữ gìn sự ổn định xã hội của đất nước ấy.Nhà có lề lối, gia phong của nhà để duy trì tôn ti trật tự và khuôn pháp đạo đức của gia đình ấy. Suy rộng ra là, bất kỳ ai cũng phải tuân thủ theo pháp luật của nhà nước ở bất kỳ thời đại nào, cũng như thành viên trong nhà phải tuân thủ theo lề lối, gia phong của gia đình, dòng họ. Trong trường hợp này có lẽ tác giả bài viết đã quên đi lời dạy của ông bà xưa, khi chưa hiểu được lẽ phải bên trong nội tình của sự việc mà đã đăng tải bài viết lên Facebook cá nhân của mình một cách mù quáng gây hiểu nhầm cho nhiều người, đó là vi phạm phép nước. Hay có lẽ, tác giả đã tự đặt mình lên chỗ đứng trên luật pháp.
Một chuyến đi thất bại, những dự kiến ban đầu sẽ tìm hiểu và viết để bảo vệ lẽ phải cho người dân, nhưng ngược lại thì hoàn toàn không thể. Thôi thì đây, tất cả những gì liên quan đến bài viết “CHÍNH QUYỀN 23 GIỜ ĐÊM…”chúng tôi đã điều tra được, xin gửi đến tất cả cho những ai quan tâm. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra các vụ việc khác đã từng được đăng lên tài khoản Facebook “Kairo Hòa TV” trước đó và sẽ cung cấp thông tin đầy đủ đến với bạn đọc gần xa để mọi người có cái nhìn chính xác hơn và“đấu tranh” cho đúng, tránh nhận thức phiến diện một chiều gây xáo trộn trong xã hội từ những dòng bình luận của mình. 
Hẹn gặp lại ở bài sau!

Văn Phú, Ngọc Yên.

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP MỘT NHÀ BÁO (KỲ CUỐI)

Sau hơn ba ngàn câu thơ trong kiệt tác Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du cũng chỉ kết luận một chữ “Tâm” đầy sâu sắc:

“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Chữ “Tâm” ở đây chính là lương tâm, đạo đức, tấm lòng nhân thiện của một con người trong cuộc sống hay trong nghề nghiệp nào cũng vậy, phải đặt cái tâm lên trước tiên. Nói về nghề làm báo, cái tâm ở đây chính là dám tìm ra sự thật, viết ra sự thật, đưa sự thật đến với công chúng. Bởi vì, “Trong báo chí, nói ra sự thật là luật tối thượng” (trích lời phóng viên nổi tiếng Walter Lippmann).


Một nhà báo đưa tin sai sự thật là đã không giữ được cái tâm của người làm báo, đã vi phạm luật tối thượng của nghề. Nhà báo Phi công chính là người như vậy, một nhà báo không còn giữ được cái tâm, cái đức, khi liên tục đưa tin sai sự thật trên báo Kinh tế nông thôn.

"Bút tích" của ông Phi Công

Kỳ này, tôi sẽ gửi đến mọi người vụ việc liên quan đến Dự án Khu đô thị mới Nam Tuy Hòa. Năm 2009, để triển khai dự án, UBND thành phố Tuy Hòa đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành chi trả tiền bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân. Tuy nhiên, lại có một số hộ dân cho rằng việc bồi thường chưa thỏa đáng nên không chịu nhận tiền bồi thường mà đòi được bồi thường bằng những khu đất có giá trị tương đương (tức đòi bồi thường về đất). Trong đó có 06 hộ dân thuộc 48 hộ được giao đất lâm nghiệp với mục đích “phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp” từ năm 1995 với thời hạn 50 năm. Vì đây là đất rừng phòng hộ nên theo quy định chỉ bồi thường về cây trồng có trên đất, việc 06 hộ dân đòi bồi thường về đất là không đúng quy định. Ngoài ra, năm 1996 còn có 23 hộ dân được giao đất để làm khu chăn nuôi và trồng cây xanh. Tuy nhiên, trong số 23 hộ này thì có 07 hộ không thuộc đối tượng được giao đất vì tại thời điểm giao đất, cả 07 hộ đều không cư trú ở địa phương (thị trấn Phú Lâm lúc đó), và từ khi giao đất đến nay cả 07 hộ đều không hoạt động sản xuất gì trên đất được giao, nên không được bồi thường về đất. Còn 16 hộ vì có sự sai sót trong việc xác định loại đất nên hiện đang điều chỉnh để có phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đúng quy định. 

Vậy mà, nhà báo Phi Công lại viết báo đăng trên báo Kinh tế nông thôn với nội dung cho rằng: tất cả 71 hộ dân đều có đủ điều kiện để được bồi thường về đất (48 hộ được giao đất lâm nghiệp với mục đích “phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp” và 23 hộ dân được giao đất để làm khu chăn nuôi và trồng cây xanh), UBND tỉnh lấy đất của dân không ra Quyết định thu hồi, không thực hiện phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư… Nhà báo Phi Công đã viết báo với những nội dung sai sự thật như vậy, thật vô căn cứ, hàm hồ.

Ông Phi Công đang đi "tác nghiệp" ở một vùng quê.


Không chỉ có các vụ việc xảy ra ở Xuân Quang 3 – Đồng Xuân, Bãi Rạng – Sông Cầu, Nam Tp Tuy Hòa mà còn nhiều vụ khác ở nhiều nơi khác như: Hai Riêng - Sông Hinh, Xuân Cảnh – Sông Cầu, Xuân Hải – Sông Cầu… mà hầu như tất cả đều có điểm chung là liên quan đến khiếu kiện đất đai, lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của nhân dân, lợi dụng các vấn đề liên quan đến giải quyết quyền lợi của người dân mà nhà báo Phi Công đã chà đạp lên nhân phẩm và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo để dụ dỗ, vòi tiền của người dân bằng những lời hứa hẹn hão huyền và những bài báo không có căn cứ, sai sự thật.

Trong quá trình tác nghiệp, Phi Công đã không ít lần lừa đảo bà con nhân dân để vụ lợi bản thân. Điển hình là trường hợp bà Nguyễn Thị Chín (ở Xuân Hải, Sông Cầu) là một nạn nhân của Phi Công mà tôi biết. Khoảng cuối tháng 9/2016, Phi Công có đến gặp bà Chín để giúp bà Chín viết đơn khiếu nại đến cơ quan chính quyền của Thị xã Sông Cầu để yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai. Đồng thời, Phi Công đã phỏng vấn và chụp hình bà Chín và hứa sẽ đăng lên báo Kinh tế nông thôn với các nội dung đã thỏa thuận với bà, sau khi báo phát hành sẽ đưa cho bà Chín 200 tờ và bà Chín phải trả 2 triệu đồng cho Phi Công. Tuy nhiên, sau khi báo phát hành, bà Chín phát hiện không có các nội dung như đã thỏa thuận nên chỉ nhận 100 tờ báo và trả cho Phi Công 1 triệu đồng. Khoảng tháng 3/2017, Phi Công có hẹn gặp bà Chín để mượn 1 triệu đồng vì có việc gấp phải đi Quy Nhơn và hứa ngày hôm sau sẽ đến nhà trả cho bà Chín, nhưng đến tận nay vẫn chưa trả. Nhận thấy mình bị lừa, bị lợi dụng, sau đó bà Chín đã có đơn tố cáo Phi Công mượn danh nhà báo để gian dối với người dân thiếu hiểu biết, đồng thời bà cũng tuyên truyền cho mọi người biết được bộ mặt xấu xa của Phi Công.

Đặc biệt, mới đây trên mạng xã hội Facebook lan truyền nhiều video của người dân quay lại, mà nhân vật chính lại là nhà báo Phi Công, nội dung các video cho thấy sự lừa đảo trắng trợn của Phi Công đã bị người dân phát hiện, chặn đường, ép phải viết giấy cam kết trả lại hồ sơ giấy tờ, chứng từ nguồn đất mà ông đã nhận của chủ đất và giấy giao kèo trả tiền công 200 triệu nếu nhà báo ủy quyền tranh đấu thắng kiện. Mà nhìn vào cái giấy cam kết do Phi Công viết chắc ai cũng không tin nổi đây là những dòng chữ của một nhà báo, chữ đã xấu mà trình bày không còn ra một thể thức gì cả, quả đúng là nhà báo Phi Công đã “bẻ cong ngòi bút” của mình cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Trên đây chỉ là một số ví dụ điển hình của những sai trái mà nhà báo Phi Công đã thực hiện trong quá trình hành nghề của mình và còn nhiều lần sai trái khác nữa. Vậy mục đích, động cơ là gì mà Phi Công lại sẵn sàng bán bổ lương tâm, đạo đức của mình, chắc ai cũng hiểu, Phi Công cũng không nằm ngoài vòng xoáy lợi ích vật chất cá nhân. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc, xử lý quyết liệt, không để vi phạm nối tiếp vi phạm, gây mất niềm tin của người dân với báo chí.

Ngoài chuyện của nhà báo Phi Công, hiện nay trong hoạt động báo chí nói chung vẫn còn hiện tượng đưa tin sai sự thật, rút tít giật gân, phản ánh phiến diện, đưa tin nặng về những mặt trái của xã hội, thiếu tính chất định hướng dư luận theo đúng sự thật, ít đăng tin nêu những gương người tốt việc tốt, nhiều tờ báo còn thụ động trong việc đưa tin phản bác sự sai trái trên mạng xã hội… Giống như mọi lĩnh vực hoạt động khác của xã hội, hoạt động báo chí luôn phải đáp ứng yêu cầu thượng tôn pháp luật, tôn trọng sự thật, tôn trọng cộng đồng. Người làm báo hơn ai hết phải cần có nhận thức đúng đắn, nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc, không nên nghĩ đây là một cái nghề để cầu danh, cầu lợi, mà là để hành đạo, giúp ích cho nhân dân. Những nhà báo uy tín là những người không bao giờ rời sự thật. Chỉ có như vậy, người làm báo mới thật sự dùng ngòi bút của mình để góp phần xây dựng xã hội văn minh, phát triển.

Mộc Nguyên

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP MỘT NHÀ BÁO (KỲ 2)

Trong tác phẩm Đời thừa, Nhà văn Nam Cao có viết “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương, nhưng sự cẩu thả trong văn chương là một sự đê tiện”. Câu nói của nhà văn Nam Cao là rất đúng đắn, bởi bất cứ nghề nào cũng vậy, một người làm việc cẩu thả là một người vô tâm, không có trách nhiệm với công việc của mình, điều này rất dễ dẫn đến những hậu quả xấu khó lường trước được. Văn chương cũng như báo chí, những nghề “phu chữ” này nhất định không phải nơi tồn tại của những kẻ đạo đức kém, vô tâm, vụ lợi… Đã là nhà báo thì phải tu dưỡng đạo đức, bởi đạo đức người làm báo là nền tảng, là vấn đề sống còn. Cây phải có gốc, người làm báo phải có đạo đức nghề báo. Đây là những vấn đề đã thuộc về chân lý.
Thế nhưng, tại mảnh đất Phú Yên thanh bình quê tôi lại xuất hiện nhà báo Phi Công đi ngược lại chân lý ấy, vi phạm đạo đức nghề báo, lợi dụng việc hoạt động báo chí để thực hiện các ý đồ xấu, sẵn sàng bẻ cong ngòi bút để giật tít, đưa tin phiến diện, “mị dân”. Sau sự việc tại Xuân Quang 3, Đồng Xuân, Phú Yên, tôi đã tìm đọc những bài báo “bóp méo sự thật” của Phi Công trên báo Kinh tế nông thôn. Ở kỳ 2 này là một vụ việc xảy ra tại Bãi Rạng, Xuân Hải, Sông Cầu, Phú Yên, một vụ khá giống với vụ ở Xuân Quang 3 tôi đã nêu ở kỳ 1.

Cụ thể, năm 2005 UBND huyện Sông Cầu chủ trương thực hiện Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Rạng để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho nhân dân. Để thực hiện Dự án, Nhà nước đã thu hồi 77.000 m2 đất (đất công, đất cây lâu năm, đất cây hàng năm khác), trong đó có 50.000 m2 đất của bà Nguyễn Thị Phòng (đã được UBND huyện Sông Cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2003) và một số hộ dân xung quanh trong phạm vi dự án. Nhà nước đã tiến hành đền bù đúng quy định của pháp luật cho các hộ gia đình. Thế nhưng, dự án đã không thực hiện được chỉ vì gia đình ông Trần Khánh Thọ liên tục khiếu kiện, cản trở, chống đối chính quyền địa phương trong việc bồi thường để triển khai dự án. Thật nực cười, bởi vì trong 77.000 m2 đất thu hồi phục vụ dự án chẳng có phần đất nào của gia đình ông Thọ có quyền sử dụng đất. Vào khoảng năm 1946, gia đình bà Phòng đến Bãi Rạng khai hoang 50.000 m2, trồng khoảng 1000 cây dừa và một số hoa màu (do chiến tranh tàn phá nên đến nay chỉ còn khoảng 40 cây). Khoảng năm 1982, bà Phòng cùng gia đình chuyển đến Tp Quy Nhơn, Bình Định để sinh sống. Đến năm 1998, có một số hộ dân xung quanh tự ý lấn chiếm đất, chặt phá cây cối hoa màu. Sau đó, gia đình ông Trần Khánh Thọ có xây dựng 03 ngôi nhà cấp 4 và trồng hoa màu trên 1 thửa đất thuộc đất của bà Nguyễn Thị Phòng (theo lời người dân ở xung quanh thì gia đình bà Phòng và ông Thọ trước kia có quan hệ khá gần gũi, thân thiết).
Với việc gia đình ông Thọ liên tục cản trở việc thực hiện dự án, UBND huyện Sông Cầu đã lập các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với hành vi chiếm đất công quản của gia đình ông Thọ, thế nhưng gia đình ông Thọ vẫn không chấp hành mặc dù chính quyền đã nhiều lần đến thuyết phục. Để thực hiện đúng quy định pháp luật, năm 2004 UBND huyện Sông Cầu tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính đối với gia đình ông Thọ, khi tiến hành cưỡng chế, các thành viên gia đình ông Thọ lại có hành vi chống đối. Hành vi chống người thi hành công vụ của gia đình ông Thọ đã được TAND tỉnh xét xử phúc thẩm, tuyên phạt các bị cáo: Trần Khánh Thọ 24 tháng tù; Đinh Thị Diên (vợ ông Thọ), Trần Khánh Ơn (con ông Thọ) và Phạm Viết Chương (cháu bà Diên) 24 tháng tù cho hưởng án treo.
Trên đây là những thông tin tôi tìm hiểu được từ các cơ quan chức năng, người dân ở Bãi Rạng. Còn những thông tin mà nhà báo Phi Công nêu ra ở các bài bào đăng trên báo Kinh tế nông thôn lại hoàn toàn ngược lại, nhà báo Phi Công đã cắt xén thông tin, đưa tin chủ quan, phiến diện, sai sự thật. Cụ thể, nhà báo Phi Công cho rằng: gia đình ông Thọ đã khai hoang hơn 10ha đất (tương đương 50.000 m2) vùng đất Bãi Rạng, trực tiếp làm chủ quyền sử dụng đất, được tách ra thành nhiều sổ hộ khẩu; những quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và xây dựng của UBND huyện Sông Cầu là không có cơ sở pháp lý, không đúng trình tự, thủ tục pháp luật; quyết định cưỡng chế không chỉ khiến gia đình ông Thọ, mà nhiều hộ dân ở xã Xuân Hải cũng lâm vào cảnh “màn trời, chiếu đất”… Thử hỏi đạo đức nhà báo Phi Công đặt ở đâu mà lại nỡ bẻ cong ngòi bút của mình, xào xáo thông tin, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân, việc làm của nhà báo Phi Công có thể dẫn đến hậu quả chia rẽ đoàn kết giữa nhân dân với Nhà nước.
Chúng ta đều biết báo chí có sứ mệnh định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực, văn minh, đúng sự thật. Điều này tưởng chừng người làm báo nào cũng phải thấu hiểu, thấm thía. Nhưng tiếc thay, Phi Công đã không tự rèn luyện, tu dưỡng những giá trị đạo đức, tự làm mục ruỗng, băng hoại nhân cách bản thân, đi ngược lại sứ mệnh ấy. Khi nhân cách, đạo đức sa sút, sớm muộn gì nhà báo Phi Công cũng sẽ tự “đào mồ chôn sự nghiệp” của chính mình!
Vậy, mục đích, động cơ của Phi công là gì khi đã “bẻ cong ngòi bút” của mình? Kỳ sau sẽ rõ!!!
(Còn nữa).

Mộc Nguyên

Theo Fan page Tuổi trẻ yêu nước.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP MỘT NHÀ BÁO (KỲ 1)

Hơn nghề nào hết, nghề báo đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp, song các nhà báo Việt Nam thường không được học và rèn giũa về vấn đề này nên thường có những vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng. Nhiều người, gia đình đã là nạn nhân của các nhà báo non kém nghề hoặc thiếu chuyên nghiệp, đạo đức. Các sai phạm điển hình, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của nhà báo là: Đánh gà chết, đánh hội đồng, đưa tin sai sự thật, tống tiền (Theo wikipedia).
Để cuộc sống tốt đẹp hơn chúng ta phải lên tiếng ngăn chặn những hành vi bẩn đó. Fanpage Tuổi trẻ yêu nước vừa nhận được loạt bài vạch trần chiêu trò của một phóng viên thường trú tại Phú Yên. Để bạn đọc có cái nhìn đa chiều, khách quan, trung thực. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu với các bạn loạt bài "Đạo đức nghề nghiệp một nhà báo".
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP MỘT NHÀ BÁO (KỲ 1)
Chiều mưa tại Xuân Quang 3, Đồng Xuân, Phú Yên. Tôi đi ngang qua nhà ông Lê Văn Dũng mà thật sự bức bối trong lòng về con đường đất cạnh nhà ông. Sự việc bắt đầu từ năm 2015, khi UBND xã Xuân Quang 3 có chủ trương làm đường bê tông hóa giao thông nông thôn theo Nghị quyết 75 của HĐND tỉnh, trong khi toàn thể bà con ở Xuân Quang 3 đang phấn khởi vì mùa mưa sắp tới sẽ không còn cảnh đi lại khó khăn, lầy lội nữa thì hộ nhà ông Lê Văn Dũng lại cho rằng việc đổ bê tông này đã lấn sang phần đất của gia đình ông, và ông đã tự ý trồng trụ bê tông, rào lưới B40 ngăn cản việc đổ đường bê tông. Mặc dù đã nhiều lần chính quyền địa phương đến vận động, thuyết phục gia đình ông Dũng nhưng ông vẫn không chấp hành, và vụ việc cứ thế kéo dài đến nay mà các cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết dứt điểm, chỉ vì một vài người nhận thức về pháp luật còn hạn chế mà ảnh hưởng đến chủ trương lớn của địa phương.

Điều đáng phẫn nộ hơn là lợi dụng vụ việc này, nhà báo Phi Công đã viết nhiều bài báo đăng trên báo Kinh tế nông thôn có nội dung phiến diện, một chiều, không đúng sự thật, không có cơ sở. Nhà báo Phi Công không hề liên lạc với các cơ quan chức năng để thu thập tin 02 chiều, mà chỉ nghe theo lời ông Dũng để phản ánh, sau đó xào xáo, “thêm mắm, thêm muối”, cho rằng các hộ dân và chính quyền địa phương “vừa ăn cướp, vừa làm vạ”. Đây là điều không thể chấp nhận được với tư cách một nhà báo, với việc làm như vậy, nhà báo Phi Công đã không còn giữ gìn được hình ảnh nhà báo chân chính, một nhà báo “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”. Đã thế, những bài báo này còn được photo, tán phát khắp nơi, gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người dân và an ninh trật tự tại địa phương.
Một người làm báo chân chính phải là người bảo vệ công lý và lẽ phải, không làm sai lệch, che giấu sự thật, để báo chí là công cụ để đấu tranh cách mạng, để thúc đẩy tiến bộ xã hội. Có biết bao nhà báo đã bước qua những cám dỗ đời thường, luôn trau dồi nghề nghiệp để có được ngọn bút ngày càng sắc, tấm lòng luôn sáng trong, giành trọn tâm đức, tài năng cho sự nghiệp báo chí. Tuy nhiên, việc xuất hiện những “con sâu” như nhà báo Phi Công đã đi ngược với con đường đạo đức nghề nghiệp, đây là một vết lem đối với nghề nhà báo. Các cơ quan báo chí cần phải siết chặt công tác quản lý, sớm xử lý những nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp để trả lại hình ảnh nhà báo “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” trong lòng nhân dân.
Mộc Nguyên
(Còn nữa)

Theo FB Tuổi trẻ yêu nước.