Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

BỎ TRỐN KHỎI NƠI CÁCH LY: SỰ ÍCH KỶ CỦA BẢN THÂN VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT


Kể từ khi dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) bắt đầu bùng phát vào giữa tháng 12/2019, đến nay đã có 30 quốc gia/vùng lãnh thổ và 01 du thuyền quốc tế Diamon Princess có người bị nhiễm COVID-19 (số liệu đến 9h ngày 21/02/2020) đủ cho thấy sức lây lan rất lớn của loại virus này đối với cộng đồng. Tại Việt Nam, từ khi ca nhiễm bệnh COVID-19 đầu tiên được phát hiện đến nay đã có 16 trường hợp xét nghiệm dương tính với bệnh COVID-19, đã tiến hành cách ly 1.538 trường hợp có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm COVID-19 (số liệu đến 8h ngày 20/02/2020). Ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 173/QĐ- TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, trong đó xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch là bệnh truyền nhiễm nhóm A.Image result for bỏ trốn khỏi nơi cách ly dịch corona
Trong lúc cả hệ thống chính trị, chính phủ, ngành y tế từ trung ương đến các địa phương đang dành hết khả năng, căng mình để phòng chống dịch, đảm bảo các điều kiện sinh hoạt đầy đủ cho những người bị cách ly tập trung, tập trung nguồn lực y tế để chữa trị cho những người bị mắc bệnh COVID-19; thăm khám, chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho hàng ngàn người bị cách ly tập trung và tại nhà. Bên cạnh những người có ý thức chấp hành tốt lệnh cách ly của cơ quan chức năng thì vẫn còn một số trường họp đã không chấp hành việc cách ly, bỏ trốn khỏi nơi cách ly tập trung, tự ý bỏ đi khỏi nơi cách ly cộng đồng mà không thông báo cho các cơ quan chức năng. Vấn đề trên cho thấy tâm lý chủ quan, coi thường sức khỏe bản thân và sự an toàn của cộng đồng dân cư xung quanh, tạo nên sự bức xúc dư luận nhân dân, gây nên sự nguy hiểm lớn đối với cộng đồng nếu người bỏ trốn kia có mang mầm bệnh trong người thì khả năng lây lan ra cộng đồng dân cư, nhất là những người có tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh sẽ là rất lớn. Việc người bỏ trốn khỏi nơi cách ly ngoài bị cộng đồng xã hội lên án còn vi phạm các quy định của pháp luật trong phòng chống bệnh truyền nhiễm và vi phạm hành chính, cụ thể:
Điều 8 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm nghiêm cấm các hành vi như: cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường họp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật, cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
Khoản 1, Điều 6, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định: Cá nhân nào phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm nhưng không khai báo sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định này quy định, cá nhân che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A; không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng.
Khoản 1, Điều 10 của nghị định 176/2013/NĐ-CP cũng quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo khoản 3 của điều luật nêu trên.
Bên cạnh đó, Khoản 2, Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch.
Ngoài ra, hành vi không khai báo, trốn khỏi nơi cách ly... còn có thể xử lý về hình sự theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người quy định: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Phạm tội thuộc một trong các trường họp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Dần đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; b) Làm chết người.
Vì thế, để chung tay cùng Chính phủ và ngành y tế đẩy lùi, chiến thắng dịch COVID-19 đòi hỏi sự nâng cao ý thức của người dân, nhất là những người buộc phải cách ly để theo dõi tại các cơ sở tập trung và tại cộng đồng vừa góp phần đảm bảo an toàn cho bản thân, cho những người xung quanh và thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh.

BA LÊ


Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

QUYỀN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG


Ngày 15/01/2020 Thông tư số 67/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông chính thức có hiệu lực, nhất là vào thời điểm Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt quy phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với những thay đổi mạnh mẽ trong chế tài xử lý hành vi vi phạm giao thông đang được dư luận Nhân dân quan tâm.Kết quả hình ảnh cho thông tư 67 quyền dân chủ trong công tác đảm bảo an ninh trật tự an toàn giao thông
Để thực hiện quyền dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đúng theo tinh thần pháp luật, công dân cần nắm rõ các quy định sau:
1. Phạm vi thực hiện: thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Đối tượng áp dụng: Công an các đơn vị, địa phương; Cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
- Việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
- Việc Nhân dân giám sát Công an nhân dân thực hiện các quy định phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.

- Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
- Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
- Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
+ Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông).  Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự. Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan. Dây căng là dây có nền màu đỏ, chiều rộng từ 5cm đến 10cm; trên dây có in dòng chữ “KHU VỰC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG” màu vàng. Đây là điểm công dân cần lưu ý khi tiến hành ghi âm, ghi hình, quan sát Cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
+ Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Vấn đề chụp ảnh, quay phim, ghi âm cần lưu ý đảm bảo mục đích sử dụng hình ảnh chụp, quay phim không trái luật. Nếu người dân cố ý quay phim, chụp ảnh để nhằm đưa thông tin phiến diện, tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cá nhân người bị đăng tải, lợi dụng đó để lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia chống phá chính quyền thì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ sẽ xử phạt theo Luật An ninh mạng hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Tham gia ý kiến về chủ trương, biện pháp và sáng kiến góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với các văn bản phải lấy ý kiến của Nhân dân theo quy định pháp luật).
- Tham gia ý kiến về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ; đề nghị biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt; kiến nghị, phản ánh các trường hợp cán bộ, chiến sỹ thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật khi làm nhiệm vụ.
6. Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến: Thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an; Thông qua điện thoại, hòm thư góp ý; Thông qua Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an; Thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, thôn, xóm); nơi làm việc, học tập; Thông qua các cuộc điều tra xã hội học; Thông qua hoạt động tiếp công dân của cơ quan Công an.
Nhân dân cần hiểu rõ quyền dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông không chỉ nằm ở vế Nhân dân tham gia giám sát lực lượng chức năng trong khi thi hành pháp luật mà quyền dân chủ còn gắn trách nhiệm của mỗi người dân trong việc tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông như: Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; Tham gia cấp cứu và bảo vệ tài sản của người bị nạn, bảo vệ hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông; Trường hợp phát hiện công trình, thiết bị có dấu hiệu không đảm bảo an toàn giao thông hoặc bị hư hỏng, bị xâm hại thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp báo hiệu cho người tham gia giao thông biết và khẩn trương thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý công trình, thiết bị, cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời; Thông báo các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các vụ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, phạm pháp hình sự làm ảnh hưởng an toàn giao thông; vận chuyển trái phép chất cháy, chất nổ, chất ma túy hoặc vận chuyển trái phép các hàng hóa khác; Hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”. Công tác thi hành pháp luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông khi được sự chung tay, chung sức, chung lòng của Nhân dân, quyền dân chủ được thực hiện đúng với bản chất của nó sẽ góp phần rất lớn vào việc Công an và Nhân dân cùng nhau xây dựng nền văn hóa khi tham gia giao thông: chấp hành pháp luật, ứng xử hiện đại và giàu bản sắc dân tộc./.
                                                                             Tác giả: Trần Vương

NGHỊ ĐỊNH 100/2019/NĐ-CP: LÀM CHO ĐẤT NƯỚC CÀNG NGÀY CÀNG XUÂN


Kết quả hình ảnh cho NGHỊ ĐỊNH 100/2019/NĐ-CP: LÀM CHO ĐẤT NƯỚC CÀNG NGÀY CÀNG XUÂN
Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt quy phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 trong đó đáng chú ý là Nghị định tăng mạnh chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm nồng độ cồn: tăng mức phạt tối đa với người đi ôtô có nồng độ cồn lên đến 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng, đối với người điều kiển xe mô tô (xe cơ giới có 2 hoặc 3 bánh, có dung tích xi lanh lớn hơn 50 cm3) sẽ phải chịu mức xử phạt từ 6 – 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng, Nghị định bổ sung hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ với mức xử phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.
Có ý kiến cho rằng: Theo quy định của khoản 5, Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Nghị định của Chính phủ là một trong những loại văn bản quy phạm pháp luật; Theo khoản 1, Điều 151 Luật trên: Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương, nhưng Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực chỉ sau 02 ngày kể từ ngày ban hành. Như vậy có quy phạm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 không?

 
Để giải đáp thắc mắc câu hỏi này, công dân cần tìm hiểu thêm nhiều điều khoản khác được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: tại khoản 2 Điều 151 quy định Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành”. Hơn thế nữa, để phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, trong đó nghiêm cấm hoàn toàn lái xe khi đã uống rượu, bia, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 01/01/2020 để tạo sự thống nhất, chặt chẽ, không chồng chéo trong quy định của pháp luật đối với việc nghiêm cấm hoàn toàn lái xe khi đã uống rượu, bia. Như vậy, có thể khẳng định rằng, hiệu lực thi hành của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Chính sự ban hành kịp thời Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã mang lại một mùa Xuân Canh Tý 2020 hơn hẳn mấy xuân qua, như câu thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng trận tin vui khắp nước nhà…”, điều đó được minh chứng ở những điểm sau:
- Ngày 29/1/2020 Tổng cục Thống kê cho biết từ 15/12/2019 đến 14/01/2020, cả nước xảy ra 1,3 nghìn vụ tai nạn giao thông, bao gồm 702 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 598 vụ va chạm giao thông, làm 591 người chết; 359 người bị thương và 609 người bị thương nhẹ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 14,9% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 15%; số vụ va chạm giao thông giảm 14,7%); số người chết giảm 18,9%; số người bị thương giảm 14,9% và số người bị thương nhẹ giảm 14,8%.
- Số liệu báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, số ca cấp cứu do TNGT đã giảm 18,2% so với kỳ Tết Kỷ Hợi 2019, riêng ngày mùng 4 Tết giảm 23,5%.
- Và quan trong hơn hết là việc tác động vào ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của công dân. Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã và đang từng bước thay đổi, nâng tầm văn hóa, ứng xử của người dân khi tham gia giao thông tại Việt Nam.
Một vài ý kiến cho rằng: Quy định nghiêm cấm hoàn toàn việc uống rượu, bia khi tham gia giao thông sẽ ảnh hưởng phần nào đến việc kinh doanh rượu, bia của các công ty sản xuất bia, rượu và ảnh hưởng kinh doanh ăn uống tại các hàng quán, từ đó có tác động tiêu cực đến nguồn lợi kinh tế. Nhưng hãy nhìn thẳng vào việc tai nạn giao thông giảm mạnh: số người chết, số người bị thương giảm, phương tiện giao thông giảm hư hỏng, gia đình người tham gia giao thông không phải chi vào các khoản tiền viện phí, thuốc men hay hơn cả là chăm sóc cho người thân tàn tật do tai nạn giao thông – gánh nặng xã hội mà đáng lẽ là những công dân tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của gia đình, đất nước…. tất cả đã cho thấy Nghị định 100/2019/NĐ-CP có tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của Nhân dân rất to lớn.
Dư luận quần chúng nhân dân về Nghị định 100/2019/NĐ-CP trên đài truyền hình, bản tin, báo mạng, trên các diễn đàn mạng xã hội, qua các cuộc khảo sát; những cuộc nói chuyện đầu xuân, chúc tết, tán gẫu của người dân tại gia đình, quán cà phê hay cả những câu nói vui mà thật của các Y Bác sĩ Khoa Ngoại cấp cứu các Bệnh viện: “Trực Tết năm nay tại Bệnh viện có thể chợp mặt…”, tất cả đều cho thấy: Nhân dân hoàn toàn ủng hộ, hưởng ứng và đánh giá cao tác động tích cực của Nghị định 100/2019/NĐ-CP mang lại cuộc sống bình yên trên khắp các nẻo đường.
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần tiếp tục nâng cao vai trò tuyên truyền, phổ biến quy định và cho thấy tính hiệu quả của Nghị định 100/2019/NĐ-CP trong thời gian đến, các lực lượng chức năng thi hành pháp luật đúng quy định, Nhân dân tham gia giám sát, góp phần đẩy mạnh văn hóa khi tham gia giao thông, để “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”./.
                                                           Tác giả: Trần Vương

CHUNG TAY NGĂN CHẶN VIRUS CORONA


Dịch bệnh đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (NcoV) gây ra đang diễn biến phức tạp, lây lan qua nhiều quc gia và vùng lãnh th. Trước mức độ nguy hiểm và tốc độ lây lan, ngày 31/01/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban b tình trạng khn cấp toàn cầu về dịch viêm đường hô hp cp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
Image result for chung tay ngặn chặn virus corona
Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang n lực chung tay ngăn chặn loại virus trên. Thế nhưng, có một s thành phn cơ hội lợi dụng các trang mạng xã hội tung tin thất thiệt, chia sẻ, viết bài có nội dung không đúng sự thật nhằm gây hoang mang, lo lắng trong dư luận xã hội, làm tình hình thêm rối ren, thiệt hại nặng nề về kinh tế, chính trị của đất nước, đin hình nhất là việc các nhà thuốc nâng giá bán khẩu trang từ 35.000-50.000đ/hộp lên đến 300.000–500.000đ/hộp, hay một s đối tượng nhm câu like đã đăng nhiều thông tin giả, chưa được kim chứng lên mạng xã hội...Trước tình hình đó, tại một số địa phương, các cơ quan chức năng đã xử lý nhiều đi tượng tung tin sai sự thật v dịch bệnh, xử lý các nhà thuốc bán khu trang giá cắt cổ”, hay găm hàng đu cơ,...
Do đó, mỗi công dân chúng ta cần phải sáng suốt, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, chắt lọc thông tin, theo dõi những nguồn thông tin chính thng; không để những tin giật gân câu like dt mũi, không phụ họa, hùa theo những kẻ chuyên kích động, rắp tâm phá hoại đất nước; phải lên án mạnh mẽ các hành vi xuyên tạc, kích động, sai trái; các nhà thuốc, cá nhân bán khẩu trang hãy bán đúng giá, thể hiện tinh thần tương thân tương ái vì cộng đồng; đồng thời, mỗi chúng ta cần giữ gìn sức khỏe, chăm chỉ tập th dục, nâng cao sức đề kháng, ăn uống vệ sinh, để nhà cửa thông thoáng, tránh tụ tập nơi đông người khi không cần thiết và thường xuyên rửa tay theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đó mới là biện pháp hiệu quả nhất đê góp phần phòng ngừa, ngăn chặn virus Corona.

                                                                   Khanh Minh

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

TRẦN THỊ TUYẾT DIỆU DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI

Tôi là Việt kiều hiện đang định cư tại Bang California (Mỹ); cũng như bao người Việt Nam xa xứ, tôi thường xuyên theo dõi tin tức về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các trang mạng xã hội để nắm thông tin về quê hương, đất nước nơi mình được sinh ra. Tôi rất vui mừng khi chứng kiến công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn; vai trò, vị trí và uy tín của Việt Nam ngày càng nâng cao trên thế giới. Việt Nam đã được cộng đồng thế giới đánh giá cao khi tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị - kinh tế mang tầm quốc tế như: Hội nghị thượng đỉnh cấp cao APEC (năm 2017), Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều (năm 2019). Gần đây nhất là Việt Nam được Hội đồng Bảo an liên Hợp quốc bầu giữ chức ủy viên không thường trực với số phiếu rất cao và trong thời gian tới sẽ đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Năm Chủ tịch ASEAN (2020), Chủ tịch luân phiên AIPA (năm 2020). Trong những thành tựu đó, tôi nghĩ rằng không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Thời gian gần đây, qua theo dõi thông tin trên các trang mạng xã hội, tôi thấy xuất hiện Facebook Trần Thị Tuyết Diệu, Tuyết Babel và kênh Youtube Tuyết Diệu Trần thường xuyên đăng tải các bài viết, video mang màu sắc chính trị, lời lẽ hằn học, bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người mà cả dân tộc Việt Nam, bè bạn thế giới đều nể trọng. Lẽ đương nhiên, các bài viết, video này nhận được sự ủng hộ, cổ súy của các thành phần chống Đảng, Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài, nhất là ở Mỹ ca tụng và Trần Thị Tuyết Diệu hẳn nhiên được chúng suy tôn là nhà hoạt động nhân quyền, đấu tranh cho dân chủ, tự do tiêu biểu ở Việt Nam. Tôi muốn hiểu Trần Thị Tuyết Diệu là ai? Và bản chất thật sự của Trần Thị Tuyết Diệu là gì?

Đi tìm hiểu xuất thân, lịch sử hoạt động của Trần Thị Tuyết Diệu đuợc biết, Diệu sinh năm 1988, nguyên phóng viên Báo Phú Yên vì thiếu rèn luyện, tu dưỡng, vi phạm quy định công tác đã bị cho thôi việc. Từ sau khi nhận quyết định kỷ luật, Trần Thị Tuyết Diệu đã bộc lộ quan điểm chống phá Đảng, Nhà nước quyết liệt, công khai ủng hộ các thành phần phản động, lợi dụng các vụ việc để đả kích, chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Như vậy nguyên nhân Trần Thị Tuyết Diệu bộc lộ tư tưởng chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam chắc ai cũng hiểu là do bất mãn cá nhân.
Tôi tìm hiểu nhân thân của Diệu không vì mục đích cá nhân nào khác mà muốn biết và hiểu đầy đủ về bản chất của đối tượng mà mình hướng đến, Diệu là lớp người sinh sau chiến tranh được thừa hưởng những giá trị to lớn của nền độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người đứng đầu. Diệu có may mắn là được công tác trong một tờ Báo uy tín của tỉnh, có thể nói Diệu có đầy đủ điều kiện thuận lợi và môi trường lý tưởng để học tập, rèn luyện và trưởng thành, tích cực đóng góp công sức, trí tuệ cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước. Tuy nhiên, đi ngược lại các giá trị chân chính, thẳng thừng quay lưng với những hy sinh của biết bao thế hệ người Việt Nam đã dày công tạo dựng, trong đó có công sức, tâm huyết và niềm hy vọng của gia đình, Diệu hùa theo các luận điệu tuyên truyền chống phá của các cá nhân chống đối chính quyền như Dũng Phi Hổ. Đến đây, trong tôi mông lung dòng suy nghĩ tại sao những người Việt xa xứ như chúng tôi vẫn canh cánh nồi niềm hướng về quê hương, đất nước, tích cực quay về đóng góp cho sự phát triển bền vừng của quê hương, thì Diệu lại làm điều ngược lại, Diệu muốn được các tổ chức quốc tê công nhận mình là nhà hoạt động, đấu tranh nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam? Câu hỏi này, tôi đành để cho lương tâm Diệu trả lời.
Mục đích của tôi khi viết bài này là nhằm góp lên tiếng nói công bằng đúng sự thật để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và trong nước hiểu rõ hơn bản chất, nắm được những phương thức, thủ đoạn hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của các tố chức phản động ở nước ngoài. Chúng sẽ triệt để lôi kéo, sử dụng các đối tượng như Trần Thị Tuyết Diệu để tạo lập nhân tố đối lập, xây dựng lực lượng từ bên trong để chống phá Việt Nam.
Nhân đây, xin gửi đến đồng bào ta trong nước niềm tin rằng những kiều bào ta ở nước ngoài luôn đồng hành cùng dân tộc, đất nước; đa phần chúng tôi luôn có cái nhìn khách quan, công tâm và cực lực lên án các hành vi lợi dụng dân chủ, nhân quyền để vu khống, tuyên truyền chống phá công cuộc đôi mới, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.

TONY NGUYỄN