Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

BỎ TRỐN KHỎI NƠI CÁCH LY: SỰ ÍCH KỶ CỦA BẢN THÂN VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT


Kể từ khi dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) bắt đầu bùng phát vào giữa tháng 12/2019, đến nay đã có 30 quốc gia/vùng lãnh thổ và 01 du thuyền quốc tế Diamon Princess có người bị nhiễm COVID-19 (số liệu đến 9h ngày 21/02/2020) đủ cho thấy sức lây lan rất lớn của loại virus này đối với cộng đồng. Tại Việt Nam, từ khi ca nhiễm bệnh COVID-19 đầu tiên được phát hiện đến nay đã có 16 trường hợp xét nghiệm dương tính với bệnh COVID-19, đã tiến hành cách ly 1.538 trường hợp có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm COVID-19 (số liệu đến 8h ngày 20/02/2020). Ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 173/QĐ- TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, trong đó xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch là bệnh truyền nhiễm nhóm A.Image result for bỏ trốn khỏi nơi cách ly dịch corona
Trong lúc cả hệ thống chính trị, chính phủ, ngành y tế từ trung ương đến các địa phương đang dành hết khả năng, căng mình để phòng chống dịch, đảm bảo các điều kiện sinh hoạt đầy đủ cho những người bị cách ly tập trung, tập trung nguồn lực y tế để chữa trị cho những người bị mắc bệnh COVID-19; thăm khám, chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho hàng ngàn người bị cách ly tập trung và tại nhà. Bên cạnh những người có ý thức chấp hành tốt lệnh cách ly của cơ quan chức năng thì vẫn còn một số trường họp đã không chấp hành việc cách ly, bỏ trốn khỏi nơi cách ly tập trung, tự ý bỏ đi khỏi nơi cách ly cộng đồng mà không thông báo cho các cơ quan chức năng. Vấn đề trên cho thấy tâm lý chủ quan, coi thường sức khỏe bản thân và sự an toàn của cộng đồng dân cư xung quanh, tạo nên sự bức xúc dư luận nhân dân, gây nên sự nguy hiểm lớn đối với cộng đồng nếu người bỏ trốn kia có mang mầm bệnh trong người thì khả năng lây lan ra cộng đồng dân cư, nhất là những người có tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh sẽ là rất lớn. Việc người bỏ trốn khỏi nơi cách ly ngoài bị cộng đồng xã hội lên án còn vi phạm các quy định của pháp luật trong phòng chống bệnh truyền nhiễm và vi phạm hành chính, cụ thể:
Điều 8 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm nghiêm cấm các hành vi như: cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường họp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật, cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
Khoản 1, Điều 6, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định: Cá nhân nào phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm nhưng không khai báo sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng.
Khoản 2 Điều 6 Nghị định này quy định, cá nhân che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A; không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng.
Khoản 1, Điều 10 của nghị định 176/2013/NĐ-CP cũng quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo khoản 3 của điều luật nêu trên.
Bên cạnh đó, Khoản 2, Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch.
Ngoài ra, hành vi không khai báo, trốn khỏi nơi cách ly... còn có thể xử lý về hình sự theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người quy định: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Phạm tội thuộc một trong các trường họp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Dần đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; b) Làm chết người.
Vì thế, để chung tay cùng Chính phủ và ngành y tế đẩy lùi, chiến thắng dịch COVID-19 đòi hỏi sự nâng cao ý thức của người dân, nhất là những người buộc phải cách ly để theo dõi tại các cơ sở tập trung và tại cộng đồng vừa góp phần đảm bảo an toàn cho bản thân, cho những người xung quanh và thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh.

BA LÊ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét