Ngày 15/01/2020 Thông tư số 67/2019/TT-BCA ngày
28/11/2019 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông chính thức có hiệu lực, nhất là vào thời điểm Nghị
định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt quy phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với những thay đổi
mạnh mẽ trong chế tài xử lý hành vi vi phạm giao thông đang được dư luận Nhân
dân quan tâm.
Để thực hiện quyền dân chủ trong công tác bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông đúng theo tinh thần pháp luật, công dân cần nắm rõ các
quy định sau:
1. Phạm vi thực hiện: thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông.
2.
Đối tượng áp dụng: Công an các đơn vị, địa phương; Cán bộ,
chiến sỹ Công an nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
đến công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
3. Những việc Nhân dân giám sát Công an nhân dân
trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông:
- Việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông.
- Việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ,
chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
- Việc Nhân dân giám sát Công an nhân dân thực hiện các quy định phải khách
quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh
hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.
- Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua
các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
- Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
- Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh.
- Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải
đảm bảo các điều kiện sau:
+ Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi
đang thực thi nhiệm vụ;
+ Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển
khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông). Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ,
chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật
tự. Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định pháp
luật khác có liên quan. Dây căng là dây có nền màu đỏ, chiều rộng từ 5cm đến
10cm; trên dây có in dòng chữ “KHU VỰC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG”
màu vàng. Đây là điểm công dân cần lưu ý khi tiến hành ghi âm, ghi hình, quan
sát Cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông.
+ Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Vấn đề chụp ảnh, quay phim, ghi âm cần lưu ý đảm bảo mục đích sử dụng hình
ảnh chụp, quay phim không trái luật. Nếu người dân cố ý quay phim, chụp ảnh để
nhằm đưa thông tin phiến diện, tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội, bôi nhọ
danh dự, nhân phẩm của cá nhân người bị đăng tải, lợi dụng đó để lôi kéo, dụ dỗ
người dân tham gia chống phá chính quyền thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Tùy vào tính chất, mức độ sẽ xử phạt theo Luật An ninh mạng hoặc có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự.
- Tham gia ý kiến về chủ trương, biện pháp và sáng kiến góp phần bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông.
- Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với các văn bản phải lấy ý kiến của Nhân
dân theo quy định pháp luật).
- Tham gia ý kiến về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ;
đề nghị biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt; kiến nghị, phản ánh
các trường hợp cán bộ, chiến sỹ thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của
pháp luật khi làm nhiệm vụ.
6. Hình thức
Nhân dân tham gia ý kiến: Thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an; Thông qua điện
thoại, hòm thư góp ý; Thông qua Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử
của cơ quan Công an; Thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, thôn, xóm); nơi làm việc,
học tập; Thông qua các cuộc điều tra xã hội học; Thông qua hoạt động
tiếp công dân của cơ quan Công an.
Nhân dân cần hiểu
rõ quyền dân chủ trong công tác bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông không chỉ nằm ở vế Nhân dân tham gia giám sát lực
lượng chức năng trong khi thi hành pháp luật mà quyền dân chủ còn gắn trách
nhiệm của mỗi người dân trong việc tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông như: Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự,
an toàn giao thông; Tham gia cấp cứu và bảo vệ tài sản của người bị nạn, bảo vệ
hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông; Trường hợp phát hiện công trình,
thiết bị có dấu hiệu không đảm bảo an toàn giao thông hoặc bị hư hỏng, bị xâm
hại thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp báo hiệu cho người tham gia
giao thông biết và khẩn trương thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản
lý công trình, thiết bị, cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp
thời; Thông báo các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các vụ đua xe trái phép, gây
rối trật tự công cộng, phạm pháp hình sự làm ảnh hưởng an toàn giao thông; vận
chuyển trái phép chất cháy, chất nổ, chất ma túy hoặc vận chuyển trái phép các
hàng hóa khác; Hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng dạy: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta
ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”. Công tác
thi hành pháp luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông khi được sự chung tay,
chung sức, chung lòng của Nhân dân, quyền dân chủ được thực hiện đúng với bản
chất của nó sẽ góp phần rất lớn vào việc Công an và Nhân dân cùng nhau xây dựng
nền văn hóa khi tham gia giao thông: chấp hành pháp luật, ứng xử hiện đại và
giàu bản sắc dân tộc./.
Tác giả: Trần Vương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét