Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

NHỮNG LỢI ÍCH KHI THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN ĐƯỢC GẮN CHIP ĐIỆN TỬ


Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đồng ý chủ trương đầu tư Dự án sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân (CCCD), trong đó quy định sẽ thay đổi mẫu thẻ Căn cước công dân có mã vạch sang gắn chip điện tử. Mục tiêu của Dự án sản xuất, cấp quản lý CCCD là xây dựng cơ sở dữ liệu CCCD thống nhất trên toàn quốc, thực hiện thu nhận và quản lý dữ liệu CCCD tự động trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, giúp lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Dự án này giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về CCCD, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính và giao dịch dân sự.




            Thẻ CCCD sử dụng chip điện tử có nhiều ưu điểm hơn so với mã vạch như: độ bảo mật cao hơn, có thể lưu trữ nhiều và tích hợp đầy đủ các thông tin giúp phòng tránh được các loại giấy tờ của công dân bị giả mạo, việc áp dụng thẻ CCCD điện tử cũng nhằm thực hiện chủ trương Chính phủ điện tử, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, nhằm tạo ra nhiều tiện ích cho người dân khi thực hiện các giao dịch hành chính, không phải mang nhiều loại giấy tờ tới các cơ quan hành chính như trước đây...

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án gắn chip điện tử vào thẻ CCCD, thay vì vui mừng, ủng hộ để đẩy nhanh công tác cải cách hành chính nhằm phục vụ người dân được tốt hơn, một số đối tượng đã lên diễn đàn mạng xã hội công kích, đưa ra những suy đoán vô căn cứ nhằm gieo rắc hoài nghi trong dư luận như: Việc gắn chip là để theo dõi công dân, nào là vi phạm đời tư của công dân... có thể nhìn thấy rõ động cơ của các đối tượng này là xuyên tạc, vu khống nhằm phá hoại chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ, mất ốn định xã hội.

Trước khi chủ trương này được phê duyệt, Bộ Công an đã triển khai việc cấp CCCD tại một số địa phương và được các cơ quan, tổ chức và nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao về những thuận lợi, hiệu quả khi thực hiện các giao dịch dân sự... Bất cứ một chủ trương, chính sách mới ban hành nào cũng cần sự tham gia góp ý của các tầng lớp xã hội, tuy nhiên sự góp ý phải mang tính khoa học, đúng nơi, đúng lúc, trên tinh thần xây dựng, tránh xuyên tạc vô căn cứ, kích động phản đối, gây ra sự hoài nghi trong xã hội./.

                                                Dũng Nguyễn

                                               

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét