Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

KỲ THỊ, PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN


         Kỳ thị là quá trình hình thành thái độ không chấp nhận và áp đặt cái nhìn tiêu cực, gán nhãn cho một người hoặc một nhóm người trên cơ sở sự khác biệt về một phẩm chất hay đặc điểm nào đó của một người hay nhóm người đó. Trên thế giới đã xảy ra rất nhiều vụ việc liên quan đến kỳ thị, phân biệt chủng tộc, và gần đây nhất sau cái chết của ông George Floyd tại nước Mỹ dẫn đến làn sóng bạo loạn gây thiệt hại nghiêm trọng tại quốc gia này.

          Vấn đề kỳ thị vùng miền ở nước ta hiện nay cũng đang là vấn đề phải quan tâm. Tuy nó không thể hiện một cách rõ ràng nhưng trong tư tưởng của nhiều người vẫn có sự phân biệt, kỳ thị như: Người kinh với người đồng bào dân tộc thiểu số, giữa các vùng miền ở nước ta.

          Hiện nay, không khó có thể thấy trên mạng xã hội tràn lan những hội nhóm, bài viết trên Facebook mang tính kích động, gây chia rẽ vùng miền, dân tộc, ví dụ như: “Hội những người ghét dân TH, NA”, “Tiểu vương quốc”… hoặc sử dụng những từ ngữ gán cho một vùng, miền nào đó như "Bắc Kỳ", "Trung Kỳ", "Nam Kỳ"...


          Vấn đề phân biệt vùng miền không phải là vấn đề mới xảy ra, tuy nhiên trong thời buổi mạng xã hội phát triển, việc phân biệt, bị phân biệt xảy ra với nhiều hình thức, tần suất nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Từ những định kiến cá nhân khi gặp phải một vài người xấu, họ sẵn sàng suy nghĩ “đánh đồng” và “vơ đũa cả nắm” khi đánh giá về cả một cộng đồng dân cư.

          Thực sự đó là những suy nghĩ hết sức sai lầm, bởi dù ở đâu trên đất nước Việt Nam nói riêng và cả thế giới này thì vẫn luôn tồn tại người tốt và người xấu. Nếu nơi đâu đó làm sai, ai hành xử không đúng thì hãy góp ý để họ thay đổi, hoặc nhờ sự can thiệp của pháp luật.

          Trong khi chúng ta vô tư phán này nói nọ, chúng ta có nghĩ đến cảm xúc của những người ở vùng đất bị “ghét”? Chúng ta có biết rằng họ cũng yêu quý quê hương của mình như
chúng ta yêu quý mảnh đất nơi chúng ta sinh ra? Chúng ta có biết rằng việc phân biệt vùng miền sẽ khiến người trong một nước thiếu sự đoàn kết, xa cách nhau hơn?

          Chúng ta sinh ra và lớn lên trên cùng 1 mảnh đất, đều là con cháu Lạc Hồng và cùng góp sức xây dựng. Là thế hệ của thời đại mới, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng nên một đất nước Việt Nam vững mạnh hơn nữa, cùng nhau chống lại những thứ đang lăm le đụng đến lãnh thổ của chúng ta, cùng nhau đồng lòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thay vì ngồi đó phân biệt, kỳ thị nhau.

Chúng ta là người một nhà!

 

                                                                                                Khánh Sơn

 

CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM – VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC HIỂU RÕ VÀ BẢO VỆ


Trên cơ sở Luật biển 1982, Việt Nam đã đưa ra tuyên bố về chủ quyền biển đảo trên Biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng với vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam đã trở thành mục tiêu tranh chấp của nhiều quốc gia. Trong đó phải nhắc đến Trung Quốc, và diễn biến ở Biển Đông là một minh chứng. Để làm rõ vấn đề này chúng ta hãy cùng ngược dòng sự kiện để tìm hiểu về những dấu mốc lịch sử thể hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Nhưng trước hết chúng ta phải khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, điều này đã được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề biển đảo.

Thời phong kiến Hoàng Sa và Trường Sa đã được các vua, chúa của Việt Nam phát hiện và thực thi chủ quyền. Đến thời Pháp thuộc toàn quyền Đông Dương tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Pháp. Năm 1946 lấy cớ giải giáp quân Nhật, Trung Hoa Dân Quốc đưa quân đánh chiếm đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là bước đầu tiên của Trung Quốc ở Biển Đông, tiếp sau đó vào năm 1947 Trung Hoa Dân Quốc lại đưa ra yêu sách chủ quyền trên Biển Đông với đường lưỡi bò hay còn gọi là đường chín đoạn bao trọn 75% diện tích mặt nước của Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Khi đưa ra tuyên bố này Trung Quốc đã không hề giải thích về cơ sở pháp lý hay cơ sở địa lý mà chỉ gọi chung chung là vùng nước lịch sử hay lãnh thổ lịch sử để cho ai muốn hiểu thế nào thì hiểu.

Năm 1988 Trung Quốc dùng tàu chiến tấn công chiếm đóng bãi đá Gạc Ma, do chênh lệch lực lượng quá lớn nên 64 chiến sỹ của ta làm nhiệm vụ ở đây đã hy sinh. Hình ảnh các chiến sỹ nắm tay nhau để bảo vệ lá cờ Tổ quốc đã diễn đạt sự hy sinh cao cả của các chiến sỹ đảo Gạc Ma.

Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc tiếp tục có nhiều hành động thể hiện chủ quyền trái phép trên Biển Đông như: Xây dựng các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đưa tàu thăm dò dầu khí vào bãi Tư Chính, đưa giàn khoan Kantan 03 vào khoan thăm dò trên thềm lục địa Việt Nam, thực hiện một số vụ cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, đưa giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào vùng biển của Việt Nam, nhiều lần đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam..., hành động của Trung Quốc trên Biển Đông đã và đang bị cả thế giới lên án.

Trước những hoạt động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông, Việt Nam đã thể hiện rõ lập trường và đưa ra những chính sách bảo vệ chủ quyền không khoan nhượng trên phương diện ngoại giao. Cùng với đó, Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế để xác định chủ quyền trên Biển Đông. Việt Nam còn tăng cường lập chốt tại các khu vực trọng yếu trên Biển Đông để bảo vệ ngư dân và giữ vững ngư trường. Trung ương Hội thanh niên Việt Nam và các Tỉnh đoàn thì cùng nhau tiến hành xây dựng các công trình thanh niên trên các đảo. Đây là những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc.

Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đang đứng trước những khó khăn thách thức lớn. Vì vậy, để làm tốt nghĩa vụ của một công dân, việc đầu tiên chúng ta có thể làm là chủ động tìm hiểu kiến thức về chủ quyền biển đảo để trang bị cho mình những hành trang tri thức không thể thiếu trong hành trình bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

                   T.Đ.T

 

 

 

 

 

 

 

ĐÔNG HÒA: XỬ LÝ NGHIÊM “CHUYÊN GIA” NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH HOẠT ĐỘNG SAI MỤC ĐÍ

 

Trong những năm qua, Nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để cấp giấy phép lao động theo quy trình, thủ tục rút gọn cho các “chuyên gia” người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để làm việc. Với chính sách thu hút chất xám từ nước ngoài, đã có đông đảo các “chuyên gia” nước ngoài đến địa bàn tỉnh Phú Yên nói chung và thị xã Đông Hòa nói riêng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp không thực hiện đúng mục đích nhập cảnh, gây ảnh hưởng đến tình hình ANTT, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác quản lý, kịp thời phát hiện các trường hợp nghi vấn hoạt động vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Vừa qua, người dân và các cơ quan chức năng của thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên đã phát hiện 02 người nước ngoài quốc tịch Trung Quốc (tên Fang Yajiang, sinh năm 1982 và Li Yunfei, sinh năm 1996) nhập cảnh vào Việt Nam với thị thực “chuyên gia”, do doanh nghiệp Kiều Cao Quý có trụ sở tại Hà Nội bảo lãnh nhập cảnh, đang thực hiện hành vi thu mua gà đá tại khu phố Mỹ Hòa, phường Hòa Hiệp Bắc, Đông Hòa, Phú Yên. Hai đối tượng này được một công dân địa phương dẫn dắt, môi giới thu mua gà đá trên địa bàn thị xã. Vụ việc đã được Công an tỉnh Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính 02 người Trung Quốc trên với số tiền 40 triệu đồng và rút ngắn thời hạn thị thực buộc xuất cảnh về nước.

(đối tượng Fang Yajiang và Li Yunfei)

Trong tình hình hiện nay, những trường hợp người nước ngoài lợi dụng danh nghĩa là “chuyên gia” để hoạt động sai mục đích, vi phạm pháp luật Việt Nam còn tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng, mỗi người dân chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác, kịp thời báo cáo cơ quan chức năng khi phát hiện các trường hợp người nước ngoài đến địa phương có hoạt động nghi vấn để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.



TNĐH-HT

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2021

Nhận thức mơ hồ hay là sự ngụy biện, cố chấp của số đối tượng tin theo UMCC ở huyện Sông Hinh về “tự do tôn giáo”



Thời gian qua, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên không ngừng được nâng lên, cùng với đó là đời sống tôn giáo luôn được chính quyền quan tâm, tạo điều kiện giải quyết nhu cầu về đào tạo chức sắc, xây dựng cơ sở thờ tự, công nhận các điểm nhóm sinh hoạt, nhất là trong vùng đồng bào DTTS.

Ở huyện Sông Hinh hiện có 3 tôn giáo chính hoạt động là Phật giáo, Công giáo và Tin Lành, với gần 1.400 tín đồ, 30 chức sắc và 10 cơ sở thờ tự. Riêng đạo Tin Lành, nếu như trước những năm 2000, chỉ có khoảng gần 50 tín đồ, thì nay đã có 07 hệ phái hoạt động với hơn 950 tín đồ, 26 chức sắc, 35 chức việc và trưởng điểm nhóm sinh hoạt tại 02 chi hội và 26 điểm nhóm.

Cùng với sự phát triển của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và sự kiên trì vận động, giáo dục của chính quyền cơ sở, đến nay, nhiều gia đình trước đây vì mê muội theo “Tin Lành Đêga” (TLĐG) đã chuyển sang sinh hoạt các hệ phái Tin Lành thuần túy, chỉ còn số ít ngoan cố không chịu từ bỏ, duy trì niềm tin tại nhà riêng. Tuy nhiên, từ sau khi Ksor Kơk chết, nghe theo luận điệu tuyên truyền của số FULRO lưu vong, một bộ phận người còn tin theo TLĐG ở Sông Hinh chuyển sang sinh hoạt “Tin Lành Đấng Christ” (UMCC), thậm chí đã có các hoạt động vi phạm pháp luật về tôn giáo, bị chính quyền cơ sở đưa ra kiểm điểm trước dân, nhưng một số người vẫn bộc bạch tâm tư cho rằng mình không vi phạm. Luận điệu mà số này đưa ra là chính quyền Việt Nam đã công nhận “mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”, nên việc họ theo UMCC là không trái quy định, không làm gì chống Nhà nước và yêu cầu chính quyền cho phép tôn giáo mà họ tin theo được tự do hoạt động. 


Trước hết, dưới góc độ pháp lý, có thể khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và được cụ thể hóa tại Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (theo Nghị quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc). Theo đó quy định: “Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo…; không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ…”. Tuy nhiên, điều luật này cũng ràng buộc thêm là quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”.

Như vậy, theo quan điểm được thể hiện trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có thể bị giới hạn bởi pháp luật, không thể có quyền tự do tôn giáo tuyệt đối. Mọi tổ chức tồn tại, hoạt động trong xã hội đều phải chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước, tuân thủ quy định của pháp luật.

Vấn đề tiếp theo cần làm rõ là “Tin Lành Đấng Christ” (UMCC) có phải là một tổ chức tôn giáo đúng nghĩa của nó. Có thể dễ dàng trả lời, số UMCC bên ngoài mà lâu nay họ tôn thờ, tin theo không ai khác chính là số đối tượng có lịch sử chống Đảng, Nhà nước, bị các thế lực thù địch lợi dụng kích động chống phá trên vấn đề dân tộc, với chiêu bài “ly khai tự trị”. Đứng đầu là Y Hin Niê, nguyên là đại tá FULRO, để níu giữ hận thù, mơ mộng khôi phục chế độ cũ, y mới dựng lên cái gọi là Tin Lành Đấng Christ” - UMCC ở bên ngoài và rêu rao việc thành lập tổ chức trong nước với tên gọi là “Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên” - ECCV… làm phương tiện lôi kéo, tập hợp lực lượng. Tiếp theo là A Ga, ngay sau khi may mắn chạy trốn thoát thân sang đất Mỹ vì lệnh truy nã của Công an Việt Nam, chưa kịp hoàng hồn, y đã tự xưng là người lãnh đạo thế hệ mới của UMCC, liên tục đốc thúc số bên trong thu thập tài liệu về vấn đề tôn giáo, nhân quyền để sử dụng làm tài liệu xuyên tạc tình hình trong nước và kêu gọi quốc tế can thiệp.

Đến đây, có lẽ mọi thứ đã khá rõ ràng, vì nhận thức, hiểu biết hạn chế mà các đối tượng UMCC ở Sông Hinh mới tin tưởng, nghe theo những lời “rao giảng” một chiều của số cầm đầu UMCC bên ngoài về tự do tôn giáo. Điều này có thể thông cảm, chia sẻ được, chỉ đáng trách là dù được chính quyền, đoàn thể khuyên răn, giải thích về bản chất phản động của UMCC nhưng các đối tượng vẫn chưa chịu từ bỏ.

Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Ngay cả đang trong thời gian chống dịch Covid 19, Nhà nước ta vẫn quan tâm tạo điều kiện tốt nhất đến nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; đừng để đức tin bị lợi dụng dẫn đến vi phạm pháp luật, mọi yêu sách về một thứ tự do tôn giáo tuyệt đối là vô lý, hoang đường và không thể chấp nhận./.

                                                                                        MA NGHĨA

  

“Chính sách tiếp nhận tị nạn mới của Mỹ” - đừng quá kỳ vọng để rồi thất vọng


Từ năm 2013 đến nay, theo thống kê sơ bộ, đã có hơn 40 người DTTS ở huyện Sông Hinh trốn sang Thái Lan, sống tập trung tại các khu tạm bợ thuộc tỉnh Nonthabury, cách trung tâm thủ đô Bangkok khoảng chừng 150km vì tin theo các luận điệu dụ dỗ về viễn cảnh cuộc sống giàu sang ở nước thứ ba do số kích động trốn vẽ ra.

Nhưng thực tế chung, cuộc sống của họ đa phần phải tính cái ăn từng bữa, không có tiền để trang trải cho các chi phí tối thiểu hằng ngày. Tất cả phải lao vào tìm việc làm để mưu sinh, nhưng luôn bị lực lượng chức năng của Thái Lan kiểm soát chặt chẽ vì họ bị cho là lao động nhập cư bất hợp pháp… Sau tất cả, ước mơ không gì khác của họ là hy vọng sẽ được nước thứ ba nào đó bảo lãnh định cư. Tuy nhiên, từ đó đến nay, chưa có trường hợp nào gốc ở Phú Yên được giải quyết đi định cư ở nước thứ ba, dù có nhiều thông tin loan truyền, tất cả họ đã lọt qua các đợt phỏng vấn của tổ chức tị nạn quốc tế.

Mới đây, chính quyền Mỹ thông báo “nới lỏng” về chính sách nhập cư người tị nạn. Theo đó, Tổng thống Mỹ cam kết tăng hạn mức tiếp nhận người tị nạn từ 15.000 người lên 62.500 người trong năm 2021, trong đó, phân bổ tiếp nhận khoảng 6.000 người từ các nước Đông Á. Có thể nói, đây là thông tin thắp lại hy vọng cho số trốn ở Thái Lan. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một thực tế rằng, cơ may này có thật sự đến được với tất cả trường hợp được công nhận “tị nạn”, thậm chí cơ hội họ có được tiếp nhận hồ sơ để giải quyết định cư hay không là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Trước hết, có thể thấy, do sức ép chính trị từ nhiều phía, nhất là từ đảng Dân chủ, chính sách mới vừa công bố chưa ráo mực, nhiều quan chức trong chính quyền Mỹ cũng chua chát thừa nhận, Mỹ có thể sẽ không tiếp nhận được mức tối đa số người tị nạn trong năm 2021, do những ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 và các hạn chế trong vấn đề tái định cư kéo dài nhiều năm, nhất là sẽ mất rất nhiều thời gian để xây dựng lại cơ sở hạ tầng cần thiết. Vì vậy, con đường tiếp nhận định cư với Mỹ sẽ còn rất dài ở phía trước.

Hình ảnh trẻ em tự vượt biên được truyền thông Mỹ đăng tải (Nguồn: vtv.vn)

Hiện có hơn 1,44 triệu người tị nạn được Liên Hợp quốc công nhận và chờ định cư, nhiều nhóm cũng đang vận động cho người tị nạn ở nhiều nơi khác, nên việc ai được quan tâm trước sẽ rất khốc liệt. Điều quan trọng, quyết định là mỗi cá nhân sẽ tự vượt qua cuộc phỏng vấn do chính nhân viên thuộc Sở di trú Mỹ trực tiếp thực hiện, chỉ cần nói vòng vo, thông tin trao đổi không khớp với hồ sơ hoặc trả lời sai ý người phỏng vấn, sẽ bị nghi ngờ về tính trung thực và đơn xin tị nạn sẽ bị loại. Trong khi phần lớn người DTTS Việt Nam trốn sang Thái Lan đều có hiểu biết hạn chế về luật tị nạn quốc tế, không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Họ phải tranh đua cho số chỗ định cư tị nạn ít ỏi với những người tị nạn đến từ các quốc gia khác. Có không ít người tị nạn ở Thái Lan đến từ những quốc gia mà tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng (như Pakistan, Bangladesh).

Hơn nữa, theo luật quốc tế và luật tị nạn của Mỹ và phần lớn các quốc gia phương Tây, khái niệm “người tị nạn” (refugee) chỉ một nhóm người rất nhỏ, được hiểu là người bỏ trốn khỏi đất nước của mình bởi họ có cơ sở để lo sợ sẽ bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, quan điểm chính trị hay vì là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể nào đó. Trong khi đa số người DTTS Việt Nam trốn sang Thái Lan vì mục đích kinh tế, mơ mộng sẽ đổi đời khi được quốc tế bảo lãnh, một số vì muốn đoàn tụ gia đình. Cho nên cơ hội để họ được công nhận tị nạn là rất mong manh, nếu chưa muốn nói là không thể, vì lấy đâu ra bằng chứng để được công nhận là bị ngược đãi hay phân biệt đối xử trên chính mảnh đất đã cưu mang họ, chăm lo cho họ mọi mặt từ đời sống vật chất đến văn hóa, tinh thần.

Thậm chí, giả sử họ đến được đất Mỹ đi chăng nữa, đây có phải là bến bờ hạnh phúc thật sự như mọi người vẫn nghĩ. Điển hình là các trường hợp từng sống ở xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh như Nay Y Tul, Ksơr Y Lít được phía Mỹ bảo lãnh, nay phải vất vả mưu sinh; Mí Lít sau khi được Ksơr Y Lít bảo lãnh sang Mỹ bây giờ chỉ muốn về nước vì cuộc sống nơi trời Tây không dễ gì hòa nhập, với bao bất đồng về ngôn ngữ, lối sống, văn hóa và biết đâu đấy không chừng họ cũng có thể bị ngược đãi vì làn sóng thù ghét người gốc Á tại Mỹ.

Đến được đất nước bên kia bờ đại dương đang là hy vọng của số người DTTS Việt Nam hiện trốn ở Thái Lan trong bối cảnh chính phủ Mỹ có những thay đổi chính sách, mở đường cho nhập cư; tuy nhiên, đừng quá kỳ vọng để rồi thất vọng. Thiết nghĩ điều bận tâm hàng đầu lúc này là họ cần bảo đảm an toàn bản thân khi phải đối diện thường xuyên với dịch bệnh, nỗi lo bị chính quyền nước sở tại bắt giữ bất cứ lúc nào vì lao động bất hợp pháp… trước khi mơ về những điều xa xôi hơn./.

                                                                                        TRỌNG NHÂN

Nhân tài và sự phát triển đất nước

 

Thời gian gần đây, báo chí truyền thông đưa tin về việc hơn 200 cán bộ, nhân viên Y tế Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) nghỉ việc, trong đó có rất nhiều người có học hàm, học vị Phó giáo sư, Tiến sỹ…. Trước đó là sự việc 93 “nhân tài” xin rút khỏi đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đà Nẵng (đề án 922)... Những sự việc này là ví dụ làm nhiều người đặt vấn đề: Tại sao người tài thường không chọn môi trường làm việc Nhà nước để phát triển?


Sau đây, cùng có cái nhìn khách quan vào thực tế để xem nhận định trên đúng sai thế nào!

Khách quan mà nói thì ở bất cứ môi trường nào cũng có tồn tại những bất cập, hạn chế nhất định. Đối với Nhà nước, chính sách đãi ngộ về vật chất đối với nhân tài, tiền lương của nhân tài được thu hút trong hệ thống thang, bảng lương chung đối với công chức, viên chức, dẫn đến thu nhập chưa thực tương xứng với kết quả công việc, năng lực cá nhân của một số người tài. Do đó, xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân vì chế độ tiền lương cho nhân tài một số đơn vị tư nhân cao hơn. Tuy nhiên, dù công tác ở khu vực nhà nước hay khu vực tư nhân thì cũng đều là cống hiến cho sự phát triển của đất nước ở những lĩnh vực khác nhau.

Những sự việc nêu trên chỉ là một phần tất yếu trong sự phát triển của xã hội. Lịch sử đất nước đã chứng minh chúng ta luôn có rất nhiều người tài công tác trong các cơ quan Nhà nước. Người dân Việt Nam hiện nay được sinh sống trong một xã hội yên bình, nền kinh tế phát triển hàng ngày, phúc lợi xã hội được bảo đảm... tất cả đã khẳng định một điều: Có rất nhiều người tài, người giỏi đang làm việc hiệu quả trong khu vực Nhà nước!

Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay luôn quan tâm trong việc phát triển, bồi dưỡng nhân tài. Trong Văn kiện Đại hội VI, Đại hội VII, Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Văn kiện Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng, không phân biệt người trong Đảng hay ngoài Đảng”. Đại hội XI khẳng định: “Có chính sách trọng dụng trí thức, đặc biệt đổi với nhân tài của đất nước”; “Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài”. Đảng tiếp tục khẳng định tại Đại hội XII: “Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người có đức, có tài; tạo bước chuyển căn bản trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài; xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài; coi đó là giải pháp quan trọng trong thực hiện chiến lược cán bộ”, “lựa chọn những người thực sự có đức, có tài giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu, có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài”. Một trong các đột phá chiến lược trong Nghị quyết Đại hội XIII: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài”.

Như vậy có thể thấy thu hút và trọng dụng nhân tài là chủ trương lớn và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước từ nhiều năm qua. Và để chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng về nhân tài được đưa vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao thì Nhà nước, cơ quan ban ngành, địa phương đang xây dựng các đề án phù hợp với tình hình thực tế, điển hình nhất là hiện nay Bộ Nội vụ đang xây dựng Chiến lược thu hút, trong dụng nhân tài trong khu vực công với những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn.

                                                                               Trần Vương

 

Sự thất bại “toàn tập” của các thế lực thù địch, phần tử xấu trong âm mưu phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026

 

Đã 46 năm trôi qua kể từ ngày Việt Nam hoàn toàn giải phóng, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta luôn đoàn kết một lòng, vượt qua muôn vàn khó khăn, quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp. Thế và lực quốc gia mạnh hơn bao giờ hết, độc lập, chủ quyền được giữ vững, cuộc sống nhân dân ngày càng phát triển, đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói "Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay"

Nhưng niềm vui của dân tộc lại là sự ganh ghét, thù hận các thế lực thù địch. Chúng không từ bỏ bất cứ âm mưu, thủ đoạn xấu xa nào. Gần đây nhất là sự tăng cường các hoạt động chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Nhưng chúng đã thất bại ê chề, vì cuộc bầu cử đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Theo Hội đồng Bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử ngày 23/5 đã diễn ra thành công, tỷ lệ nhân dân đi bầu cử rất cao, đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối an toàn. Kết quả đó xuất phát từ công tác tổ chức tốt và đặc biệt là nhờ sự tham gia tự nguyện và tích cực của cử tri cả nước. Hơn 99% trên tổng số gần 70 triệu cử tri cả nước đã đi bỏ phiếu, một con số cực kỳ ấn tượng, như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chia sẻ cảm nghĩ của ông khi tham gia bỏ phiếu tại Hải Phòng sáng ngày 23/5/2021: “Hôm nay thực sự là ngày hội non sông, tôi thấy không khí khắp nơi rực rỡ cờ hoa, mọi người nô nức, toát lên từ ánh mắt nụ cười, từ những tà áo dài tươi đẹp của cử tri. Qua cuộc bầu cử này, càng thấy được sức mạnh trùng trùng điệp điệp của nhân dân”.


Những lời hô hào, kích động người dân “tẩy chay, không đi bầu cử” hay những lời lẽ xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống phá đã thất bại. Dù rằng chúng đã chuẩn bị rất sớm và có sự tính toán kỹ lưỡng.

Kết quả bầu cử tốt đẹp là minh chứng thuyết phục nhất về sức mạnh vô cùng to lớn của cả hệ thống chính trị của Việt Nam, về tinh thần đoàn kết “ý Đảng lòng dân”, về ý thức trách nhiệm và những giá trị tinh thần cao quý của dân tộc Việt Nam trên con đường hướng tới một tương lai tươi sáng đang rộng mở phía trước.

Và từ thành công của cuộc bầu cử lần này, nếu xâu chuỗi hành trình chống phá của các thế lực thù địch, bọn phản động và phần tử xấu trong suốt thời gian qua như một cuốn phim thì có thể nói nó đã thất bại một cách “toàn tập”. Từ kẻ “biên kịch”, “đạo diễn” âm mưu “diễn biến hòa bình” cho tới những “diễn viên” trong vai nhân vật thực hiện các hoạt động chống phá bầu cử đã thất bại một cách ê chề, đầy hổ thẹn.

-         Ánh Dương - 

 

 

 

 

BẢN CHẤT PHẢN ĐỘNG CỦA ĐÀI Á CHÂU TỰ DO (RFA)

 

Như chúng ta đã biết, vào ngày 29/5/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận Gò Vấp – TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “làm lây lan dịch bệnh gây nguy hiểm cho người” theo Điều 240 BLHS liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Đây là một việc làm thể hiện tính thượng tôn Pháp luật, quyết liệt trong phòng chống dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp và cũng đã được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân trên cả nước.

Tuy nhiên thời gian gần đây một số báo, đài phần tử phản động như “Việt Tân”, Đài RFA lại “lải nhải” các luận điệu cho rằng Nhà nước đối xử không công bằng với tôn giáo thông qua việc khởi tố vụ án hình sự liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, so sánh với tình hình dịch bệnh tại các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang.

Để dư luận nhận thấy rõ bản chất phản động của RFA, xin phân tích 03 yếu tố sau:

Thứ nhất: Việc làm lây lan dịch bệnh Covid-19 tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng đã quárõ và chính Mục sư Phương Văn Tân cùng vợ là Võ Xuân Loan – đồng quản nhiệm Hội thánh đã đăng thư công khai xin lỗi cộng đồng trên Fanpage của Hội thánh.

Thứ hai: Việc lây lan dịch bệnh tại khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang là do yếu tố khách quan.Theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch Covid-19.Các khu công nghiệp hoạt động là nhằm duy trì sự phát triển đất nước, ổn định đời sống người dân cũng như tạo nguồn lực kinh tế để góp phần vào công tác phòng, chống dịch.

Còn đối với Hội thánh truyền giáo Phục Hưng mặc dù tình hình dịch bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp nhưng Hội thánh vẫn tiến hành tập trung tín đồ, sinh hoạt tôn giáo để rồi gây ra dịch bệnh lây lan nghiêm trọng. Đây là hành vi xem nhẹ, coi thường công tác phòng, chống dịch Covid-19 mà Đảng và nhân dân “gồng mình” chiến đấu.

Thứ ba: Việc khởi tố vụ án là đúng quy định của pháp luật. Ông bà xưa có câu “Quân pháp bất vị thân”, vì vậy luật pháp là để xử lý những hành vi vi phạm, không thể lấy cái mác tôn giáo ra biện hộ cho hành vi. Việc RFA cho rằng Nhà nước Việt Nam o ép tôn giáo là thể hiện ý đồ chống phá Đảng, Nhà nước chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch bên ngoài.

MA TRUNG