Thời gian gần đây, báo chí truyền thông đưa tin về việc hơn 200 cán bộ, nhân
viên Y tế Bệnh
viện Bạch Mai (Hà Nội) nghỉ việc,
trong đó có rất nhiều người có học hàm, học vị Phó giáo sư, Tiến sỹ…. Trước đó
là sự việc 93 “nhân tài” xin rút khỏi đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao của Đà Nẵng (đề án 922)... Những sự việc này là ví dụ làm nhiều người đặt vấn
đề: Tại sao người tài thường không chọn môi trường làm việc Nhà nước để phát
triển?
Sau đây, cùng có cái nhìn khách quan vào thực tế để xem
nhận định trên đúng sai thế nào!
Khách quan mà nói thì ở bất cứ môi trường nào cũng có tồn
tại những bất cập, hạn chế nhất định. Đối với Nhà nước, chính sách đãi ngộ về vật
chất đối với nhân tài, tiền
lương của nhân tài được thu
hút trong hệ thống thang, bảng
lương chung đối với công chức, viên
chức, dẫn đến thu nhập chưa thực tương xứng với kết quả công việc, năng lực cá
nhân của một số người tài. Do đó, xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu
vực Nhà nước sang khu vực tư nhân vì chế độ tiền lương cho nhân tài một số đơn
vị tư nhân cao hơn. Tuy nhiên, dù công tác ở khu vực nhà nước hay khu vực tư
nhân thì cũng đều là cống hiến cho sự phát triển của đất nước ở những lĩnh vực
khác nhau.
Những sự việc nêu trên chỉ là
một phần tất yếu trong sự phát triển của xã hội. Lịch sử đất nước đã chứng minh
chúng ta luôn có rất nhiều người tài công tác trong các cơ quan Nhà nước. Người
dân Việt Nam hiện nay được sinh sống trong một xã hội yên bình, nền kinh tế
phát triển hàng ngày, phúc lợi xã hội được bảo đảm... tất cả đã khẳng định một
điều: Có rất nhiều người tài, người giỏi đang làm việc hiệu quả trong khu vực
Nhà nước!
Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay luôn
quan tâm trong việc phát triển, bồi dưỡng nhân tài. Trong Văn kiện Đại hội VI,
Đại hội VII, Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Văn kiện Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng và
thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài vào những
lĩnh vực quan trọng, không phân biệt người trong Đảng hay ngoài Đảng”. Đại hội
XI khẳng định: “Có chính sách trọng dụng trí thức, đặc biệt đổi với nhân tài của
đất nước”; “Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng
dụng nhân tài”. Đảng tiếp tục khẳng định tại Đại hội XII: “Phát hiện, đào tạo,
bồi dưỡng, sử dụng người có đức, có tài; tạo bước chuyển căn bản trong việc
phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài; xây dựng chiến lược quốc gia về
nhân tài; coi đó là giải pháp quan trọng trong thực hiện chiến lược cán bộ”, “lựa
chọn những người thực sự có đức, có tài giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là
người đứng đầu, có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài”.
Một trong các đột phá chiến lược trong Nghị quyết Đại hội XIII: “Phát triển nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân
lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng
cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục,
đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài”.
Như vậy có thể thấy thu hút và trọng dụng
nhân tài là chủ trương lớn và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước từ nhiều năm qua.
Và để chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng về nhân tài được đưa vào thực tiễn,
mang lại hiệu quả cao thì Nhà nước, cơ quan ban ngành, địa phương đang xây dựng
các đề án phù hợp với tình hình thực tế, điển hình nhất là hiện nay Bộ Nội vụ
đang xây dựng Chiến lược thu hút, trong dụng nhân tài trong khu vực công với những
mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn.
Trần
Vương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét