Từ năm 2013 đến
nay, theo thống kê sơ bộ, đã có hơn 40 người DTTS ở huyện Sông Hinh trốn sang
Thái Lan, sống tập trung tại các khu tạm bợ thuộc tỉnh Nonthabury, cách trung
tâm thủ đô Bangkok khoảng chừng 150km vì tin theo các luận điệu dụ dỗ về viễn cảnh
cuộc sống giàu sang ở nước thứ ba do số kích động trốn vẽ ra.
Nhưng thực tế
chung, cuộc sống của họ đa phần phải tính cái ăn từng bữa, không có tiền để
trang trải cho các chi phí tối thiểu hằng ngày. Tất cả phải lao vào tìm việc
làm để mưu sinh, nhưng luôn bị lực lượng chức năng của Thái Lan kiểm soát chặt
chẽ vì họ bị cho là lao động nhập cư bất hợp pháp… Sau tất cả, ước mơ không gì
khác của họ là hy vọng sẽ được nước thứ ba nào đó bảo lãnh định cư. Tuy nhiên,
từ đó đến nay, chưa có trường hợp nào gốc ở Phú Yên được giải quyết đi định cư ở
nước thứ ba, dù có nhiều thông tin loan truyền, tất cả họ đã lọt qua các đợt phỏng
vấn của tổ chức tị nạn quốc tế.
Mới đây, chính quyền
Mỹ thông báo “nới lỏng” về chính sách nhập cư người tị nạn. Theo đó, Tổng
thống Mỹ cam kết tăng hạn mức tiếp nhận
người tị nạn từ 15.000 người lên 62.500 người trong năm 2021, trong đó, phân bổ tiếp nhận
khoảng 6.000 người từ các nước Đông Á. Có thể nói, đây
là thông tin thắp lại hy vọng cho số trốn ở Thái Lan. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một
thực tế rằng, cơ may này có thật sự đến được với tất cả trường hợp được công nhận
“tị nạn”, thậm chí cơ hội họ có được tiếp nhận hồ sơ để giải quyết định cư hay
không là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Trước
hết, có thể thấy, do sức ép chính trị từ nhiều phía, nhất là từ đảng Dân chủ, chính
sách mới vừa công bố chưa ráo mực, nhiều quan chức trong chính quyền Mỹ cũng chua
chát thừa nhận, Mỹ có thể sẽ không tiếp nhận được mức tối đa số người tị nạn trong
năm 2021, do những ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 và các hạn chế trong vấn đề
tái định cư kéo dài nhiều năm, nhất là sẽ
mất rất nhiều thời gian để xây dựng lại cơ sở hạ tầng cần thiết. Vì vậy, con đường
tiếp nhận định cư với Mỹ sẽ còn rất dài ở phía trước.
Hiện có hơn 1,44
triệu người tị nạn được Liên Hợp quốc công nhận và chờ định cư, nhiều nhóm cũng
đang vận động cho người tị nạn ở nhiều nơi khác, nên việc ai được quan tâm trước
sẽ rất khốc liệt. Điều quan trọng, quyết định là mỗi cá nhân sẽ tự vượt qua cuộc
phỏng vấn do chính nhân viên thuộc Sở di trú Mỹ trực tiếp thực hiện, chỉ cần
nói vòng vo, thông tin trao đổi không khớp với hồ sơ hoặc trả lời sai ý người
phỏng vấn, sẽ bị nghi ngờ về tính trung thực và đơn xin tị nạn sẽ bị loại.
Trong khi phần lớn người DTTS Việt Nam trốn sang Thái Lan đều có hiểu biết hạn
chế về luật tị nạn quốc tế, không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Họ phải
tranh đua cho số chỗ định cư tị nạn ít ỏi với những người tị nạn đến từ các quốc
gia khác. Có không ít người tị nạn ở Thái Lan đến từ những quốc gia mà tiếng
Anh là ngôn ngữ thông dụng (như Pakistan, Bangladesh).
Hơn nữa, theo luật
quốc tế và luật tị nạn của Mỹ và phần lớn các quốc gia phương Tây, khái niệm
“người tị nạn” (refugee) chỉ một nhóm người rất nhỏ, được hiểu là người bỏ trốn
khỏi đất nước của mình bởi họ có cơ sở để lo sợ sẽ bị ngược đãi vì những lý do
chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, quan điểm chính trị hay vì là thành viên của một
nhóm xã hội cụ thể nào đó. Trong khi đa số người DTTS Việt Nam trốn sang Thái
Lan vì mục đích kinh tế, mơ mộng sẽ đổi đời khi được quốc tế bảo lãnh, một số vì
muốn đoàn tụ gia đình. Cho nên cơ hội để họ được công nhận tị nạn là rất mong
manh, nếu chưa muốn nói là không thể, vì lấy đâu ra bằng chứng để được công nhận
là bị ngược đãi hay phân biệt đối xử trên chính mảnh đất đã cưu mang họ, chăm
lo cho họ mọi mặt từ đời sống vật chất đến văn hóa, tinh thần.
Thậm chí, giả sử họ
đến được đất Mỹ đi chăng nữa, đây có phải là bến bờ hạnh phúc thật sự như mọi
người vẫn nghĩ. Điển hình là các trường hợp từng sống ở xã Ea Lâm, huyện Sông
Hinh như Nay Y Tul, Ksơr Y Lít được phía Mỹ bảo lãnh, nay phải vất vả mưu sinh;
Mí Lít sau khi được Ksơr Y Lít bảo lãnh sang Mỹ bây giờ chỉ muốn về nước vì cuộc
sống nơi trời Tây không dễ gì hòa nhập, với bao bất đồng về ngôn ngữ, lối sống,
văn hóa và biết đâu đấy không chừng họ cũng có thể bị ngược đãi vì làn sóng thù
ghét người gốc Á tại Mỹ.
Đến được đất nước
bên kia bờ đại dương đang là hy vọng của số người DTTS Việt Nam hiện trốn ở
Thái Lan trong bối cảnh chính phủ Mỹ có những thay đổi chính sách, mở đường cho
nhập cư; tuy nhiên, đừng quá kỳ vọng để rồi thất vọng. Thiết nghĩ điều bận tâm
hàng đầu lúc này là họ cần bảo đảm an toàn bản thân khi phải đối diện thường
xuyên với dịch bệnh, nỗi lo bị chính quyền nước sở tại bắt giữ bất cứ lúc nào vì
lao động bất hợp pháp… trước khi mơ về những điều xa xôi hơn./.
TRỌNG
NHÂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét