Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

CẢNH GIÁC THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

  

          Trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch, số đối tượng phản động, chống đối trong và ngoài nước gia tăng các hoạt động phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phòng, chống dịch COVID-19. Chúng tích cực thu thập, đăng tải, tán phát nhiều thông tin với luận điệu xuyên tạc, sai sự thật nhằm gây “nhiễu loạn” thông tin về tình hình phòng, chống dịch tại Việt Nam, qua đó công kích Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, với một số thủ đoạn như:

          Lợi dụng tính lan tỏa nhanh của mạng xã hội như: Facebook, Tiktok, Zalo…các đối tượng thành lập các tài khoản, fanpage, hội, nhóm giả mạo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành để tán phát các bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, sai sự thật về tình hình dịch COVID-19; “thổi phồng” những vụ việc tiêu cực, qua đó nói xấu, xuyên tạc Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và các ngành.



          Chúng cắt ghép, tự tạo các bài viết, video, hình ảnh có nội dung gây sốc nhằm xuyên tạc tình hình dịch bệnh, nhất là thông tin về số ca nhiễm, ca tử vong; hướng dẫn phương pháp điều trị bệnh phản khoa học, nhằm để người dân tin, thực hiện qua đó làm gia tăng dịch bệnh tại nước ta. Qua đó kích động Nhân dân phản ứng lại các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

          Do vậy, mọi người cần cảnh giác trong tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội, kiểm tra tính xác thực của nội dung thông tin trước khi đăng tải, chia sẻ, bình luận. Nhất là không nên chia sẻ những thông tin xuyên tạc, sai sự thật, kích động chống Đảng, Nhà nước, xuyên tạc tình hình dịch COVID-19. Những hành vi vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, hình sự.

Chiến Thần.

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

ĐỪNG LÀM SAI BẢN CHẤT CỦA THIỆN NGUYỆN

  

Trong thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội xuất hiện vô vàn thông tin về các vụ “lùm xùm” liên quan đến hoạt động từ thiện. Từ thiện đó là việc làm tốt, giúp đỡ, hỗ trợ người khác có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn trên tinh thần tự nguyện, không mục đích vụ lợi, nhưng không phải bất kỳ ai cũng làm được điều này.

Những người như tôi, sinh ra và lớn lên trên quê hương Phú Yên đầy nắng và gió nên phần nào cảm thông với những người dân nghèo, những người không gặp may mắn. Đối với tôi, những người làm từ thiện chân chính góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp hơn, tình thương được chia sẻ, lan tỏa nhằm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Thế nhưng, bên cạnh những người thực sự có tâm với hoạt động thiện nguyện, còn có những cá nhân lợi dụng hoạt động này để đánh bóng hình ảnh của chính mình.

Mảnh đất huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên chúng tôi ai cũng đều biết về ông L.V.N ở khu phố Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn. Người này thường xuyên sử dụng facebook cá nhân để đăng tải những hình ảnh đi phát quà, vận động người khác hỗ trợ. Đã làm từ thiện thì không nên mượn lòng tốt của người khác để đánh bóng hình ảnh, nếu có lòng tốt thì xã hội sẽ tự nhìn nhận, không cần phải rêu rao. Việc làm tốt mà đi rêu rao, đi kể lể thì tốt hơn hết đừng nên làm.

Được biết, bản thân ông L.V.N và vợ từng là giáo viên, lại là phật tử nhưng lại thường xuyên đăng tải, chia sẻ, bình luận trên facebook những nội dung tiêu cực, tự cho mình là người hiểu biết, làm việc nghĩa… Qua cách thể hiện, ông N đã tự làm ảnh hưởng đến tư cách cũng như cái danh hiệu mà người đời tôn vinh là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” qua những việc như sau:

Thứ nhất: Việc lợi dụng lòng tốt của một số người để núp bóng dưới các hoạt động từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi, hình ảnh, muốn thành người nổi tiếng. Nhưng nên nhớ, bản thân từng là giáo viên nên phải làm sao cho xứng đáng, đừng quá lố bịch.

 


Thứ hai: Việc thường xuyên đăng tải những thông tin, hình ảnh thể hiện sự hiểu biết, có học, có lòng tốt với những câu chuyện kiểu như “cho đi trước khi được nhận”… nhưng lại cho rằng không có các hoạt động tài trợ, từ thiện là “mất mùa” ??? Không lẽ đi làm từ thiện mà chờ thu hoạch?.


Thứ ba: Là một công dân Việt Nam, với tư cách là người từng đứng trên bục giảng mà lại lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận để đăng tải những thông tin bài xích các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, công cuộc cải cách giáo dục. Đáng chú ý là những bài tôn sùng, cho rằng nền giáo dục chế độ VNCH là “hay”, là “nhân văn”.



Tôi không muốn xoáy sâu về công việc mỗi người, nhưng xin hãy nhớ: nếu có trình độ, năng lực, bản lĩnh thì hãy thể hiện bằng việc làm cụ thể để “có danh gì với núi sông”, chứ đừng lợi dụng mạng xã hội để ngồi một chỗ mà phán theo cảm tính!

MA TRUNG

THÍCH ỨNG VỚI “TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI” ĐỂ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

 

Đất nước ta hiện nay đang từng bước chuyển sang “trạng thái bình thường mới”. Hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ du lịch đang dần được khôi phục trên khắp cả nước. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng, lạc quan với môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, khẳng định Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn, hấp dẫn và ổn định cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo vừa mới công bố của Tập đoàn tài chính quốc tế uy tín HSBC, năm 2021 Việt Nam đứng thứ 19 trong số các quốc gia đáng sống và làm việc nhất, bất chấp những tác động do dịch COVID-19 gây ra.

Tuy nhiên, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, chống đối luôn tìm mọi cách xuyên tạc tình hình trong nước. Chúng lợi dụng những sơ hở, thiếu sót, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch ở một số địa phương để chỉ trích chính quyền, cắt ghép, bịa đặt, đăng bài với nội dung sai sự thật, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận trong quần chúng Nhân dân, hạ thấp uy tín của chính quyền các cấp. Các cơ quan chức năng của Trung ương và các địa phương đã xử lý hàng trăm đối tượng tung tin thất thiệt, sai sự thật trên mạng xã hội.

Nhằm thích ứng với trạng thái bình thường mới theo Nghị quyết 128 của Chính phủ trong phòng chống dịch COVID-19, thì mỗi người dân cần thực hiện nghiêm túc quy định 5K, tiêm vắc xin đầy đủ và không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Thận trọng, tỉnh táo khi tham gia sử dụng mạng xã hội. Không chia sẻ, đăng tải, bình luận những bài viết có nội dung thất thiệt, sai sự thật, kích động chống Đảng Nhà nước. Hãy mạnh dạn lên tiếng phản bác các bài viết có nội dung sai trái, chống phá Đảng, Nhà nước, xuyên tạc công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở nước ta.

CẢNH GIÁC VỚI CÁC HÀNH VI LỢI DỤNG DỊCH COVID-19 ĐỂ LỪA ĐẢO, VI PHẠM PHÁP LUẬT

 

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Các cơ quan chức năng và người dân đang ra sức tập trung công tác phòng, chống dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, các đối tượng xấu cũng lợi dụng tình hình dịch bệnh để thực hiện hành vi cướp, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng đã sử dụng ở các địa phương là giả dạng nhân viên y tế, mặc trang phục kín đến tận nhà, mời gọi người dân phun thuốc phòng dịch, phát “thuốc diệt khuẩn” để lừa đảo thu tiền của người dân hoặc giả mạo nhân viên y tế,… Các đối tượng còn giả mạo nhân viên y tế lợi dụng sơ hở của người dân để trộm cắp tài sản hoặc gây mê cướp tài sản bằng thủ đoạn như phát khẩu trang miễn phí đã có tẩm thuốc mê, xịt thuốc diệt khuẩn có thuốc mê để chiếm đoạt tài sản của người dân.


Một số đối tượng khác đăng thông tin giả mạo trên mạng xã hội về hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân Covid-19 để vận động quyên góp, chiếm đoạt tài sản; gọi điện thoại thông báo cho người dân nằm trong danh sách bị cách ly và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chúng có thể gửi các tin nhắn văn bản hoặc tin nhắn đa phương tiện có chứa link liên kết đến trang website giả mạo có tên, địa chỉ truy cập và hình thức gần giống với website chính thức của các ngân hàng, tổ chức tài chính, trung gian thanh toán yêu cầu người nhận cung cấp thông tin trên website giả mạo để đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản trong tài khoản ngân hàng…

Chính vì vậy, rất mong mọi người cần cảnh giác, tỉnh táo khi tiếp cận thông tin, nhất là phải tuyệt đối tránh những thông tin hướng dẫn ngừa Covid-19 phản khoa học, có tác động xấu đến sức khỏe cá nhân. Tất cả chúng ta hãy đồng lòng vượt qua khó khăn thách thức, cùng nhau chiến thắng dịch bệnh./.

 

Sức mạnh đoàn kết toàn dân sẽ giúp Việt Nam vượt qua dịch bệnh

 

Đến nay, dịch bệnh Covid-19 cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc; kịch bản ứng phó đối với từng mức độ diễn biến của dịch bệnh được ban hành và bắt đầu chuyển sang giai đoạn thích ứng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; không chủ quan, nóng vội nhưng cũng không để lỡ nhịp trong xu hướng hồi phục của kinh tế thế giới.

Khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát tại Việt Nam thì trên mạng xã hội cũng bùng phát một loại “virus” nguy hiểm không kém biến thể Delta, đó là “virus xuyên tạc” công tác phòng, chống dịch (PCD) tại Việt Nam của các thế lực thù địch. Đằng sau sự xuyên tạc này là những mưu đồ chính trị, “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Khi một số địa phương triển khai giãn cách xã hội, chúng vu cáo Việt Nam vi phạm về quyền tự do đi lại, cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam thực hiện “ngăn sông cấm chợ” gây khó khăn cho cuộc sống của người dân”. Nguy hiểm hơn, khi chúng phỏng vấn một số trường hợp người lao động tự do, cắt ghép, rồi “củng cố” cho những luận điệu xuyên tạc của mình. Thậm chí chúng còn cho rằng “Việt Nam đưa ra các biện pháp cách ly y tế hay phong tỏa khu vực dân cư có người nhiễm Covid-19, hạn chế tụ tập đông người là vi phạm nghiêm trọng tự do của mỗi người”.

Trái với luận điệu trên, thực chất, việc áp dụng giãn cách xã hội là một trong những giải pháp hữu hiệụ để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Đây là cách thức khoa học, đúng đắn đã được các cấp chính quyền quyết liệt thực hiện, được nhân dân đồng tình ủng hộ, qua đó đã hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng quyết liệt phương pháp này và đã thành công ở từng mức độ cụ thể, cùng với việc tăng cường tiêm chủng vaccine.


Nói về vấn đề tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19, trong khi cả hệ thống chính trị vào cuộc để làm sao có được vaccine nhanh nhất, nhiều nhất phục vụ công tác phòng chống dịch thì trên mạng xã hội lại xuất hiện những giọng điệu lạc lõng cho rằng "chính quyền lừa dối dân trong chiến lược vaccine".

Trong khi trên thực tế Đảng, Nhà nước đã có chủ trương tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân từ rất sớm. Điều này thể hiện tinh thần nhất quán “lo cho dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn. Theo thống kê, Việt Nam đã tiêm hơn 82 triệu mũi vaccine, trong đó có 11 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95%; có 9 tỉnh có tỷ lệ bao phủ đủ 02 mũi vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50%. Đó là những con số cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực hết sức của Đảng ta trong việc tiếp cận, tiêm vaccine cho người dân.

Nhìn lại kết quả công tác PCD Covid-19 trong thời gian qua ở Việt Nam có thể thấy, điểm mấu chốt tạo thành sức mạnh để đẩy lùi dịch bệnh chính là sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, chính quyền các cấp và sự đoàn kết, chung sức đồng lòng của toàn dân. Điều này không chỉ được chúng ta khẳng định mà bạn bè quốc tế cũng đã ghi nhận.

Chắc chắn rằng các thế lực thù địch càng phá hoại sẽ càng thất bại thảm hại trước sức mạnh đoàn kết, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong cuộc chiến chống đại dịch. Và sức mạnh ấy sẽ giúp đất nước ta vượt qua dịch bệnh./.

***

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

VACCINE TỐT NHẤT LÀ VACCINE ĐƯỢC TIÊM SỚM NHẤT


Thời gian qua, một số địa phương và cả trên các nền tảng không gian mạng xã hội đang có những bình luận, bàn tán, so sánh về hiệu quả của các loại vaccine, thậm chí còn cho rằng có loại vaccine còn gây các ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số người thiếu nhận thức lại tin vào phát ngôn của một vài cá nhân giả danh bác sĩ, dược sĩ hoặc dựa vào một số phân tích mơ hồ, suy diễn nhằm ra sức tuyên truyền, xuyên tạc về công dụng của loại vaccine.

Từ những tin đồn không đúng sự thật này, nhiều đối tượng đã tuyên truyền, xuyên tạc gây hoang mang trong nhân dân; kêu gọi người người dân không đi tiêm vaccine vì sợ lây bệnh, sợ tác dụng phụ của thuốc mặc dù chưa được kiểm chứng. Điều này đi ngược lại sự nỗ lực của Đảng, của Chính phủ, của nhân dân, trong việc phòng chống dịch bệnh Covid – 19.


Hiện nay, Việt Nam đã phê duyệt 08 loại vaccine khác nhau.Tất cả các loại vaccine được phê duyệt đều có những chỉ số về tính an toàn, hiệu lực bảo vệ cao và được các quốc gia trên thế giới đều sử dụng rộng rãi để tiêm cho công dân của họ. Do đó, có thể khẳng định được rằng: Việc tiêm vaccine gây nguy cơ lây nhiễm cao, ảnh hưởng đến sức khỏe là tin đồn sai sự thật, vô căn cứ.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp đang tiến hành tiêm rộng rãi vaccine cho nhân dân, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, toàn xã hội được trở lại cuộc sống bình thường mới, phát triển kinh tế.

Để bảo vệ chính bản thân mình cho gia đình, xã hội, mọi người hãy yên tâm đi tiêm vaccine để phòng ngừa Covid – 19. Hãy nhớ, vaccine tốt nhất là loại vaccine được tiêm sớm nhất.

 

- Nhật Hạ-

 

 

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

20 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ Ở PHÚ YÊN: MỘT CHẶNG ĐƯỜNG NHÌN LẠI

 

Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lý theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng, cùng có lợi. Đây là thành phần kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy vai trò của khu vực tư nhân, vừa tăng cường sức mạnh tập thể, sức mạnh của từng thành viên và của cả cộng đồng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 18/3/2002, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Trên cơ sở đó, tỉnh Phú Yên, trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động, nghị quyết, quyết định để cụ thể hóa những chủ trương, đường lối của Đảng, đề ra những chính sách về phát triển kinh tế tập thể theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới.

Trải qua 20 năm phát triển, kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều bước phát triển mới như: Tính đến cuối tháng 6 năm 2021, toàn tỉnh có 165 HTX và 01 Liên hiệp HTX đang hoạt động; so với năm 2002 thì vốn hoạt động tăng 3,06 lần, doanh thu bình quân năm 2020 tăng 8,9 lần, lợi nhuận bình quân tăng gấp 4,03 lần; tạo công việc làm cho 1.124 lao động làm việc thường xuyên trong HTX; đóng góp của khu vực HTX vào tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh dự kiến đến 31/12/2021 là 0,56%, tăng 0,36% so với thời điểm năm 2012.

 Ngoài ra, các HTX nông nghiệp đã tích cực tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương, thực hiện có hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp; tuyên truyền vận động thành viên HTX tham gia đóng góp công lao động, kinh phí, đất đai,…

Để tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh kinh tế tập thể thời gian đến, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị, chính quyền địa phương trong việc tăng cường tuyên truyền tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Chú trọng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ kinh tế tập thể; đề xuất sửa đổi những nội dung phù hợp với tình hình phát triển hiện nay; ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể….

Hy vọng sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể của Đảng, chúng ta sẽ có những cái nhìn cụ thể về những mặt tích cực phát triển của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tiếp tục tạo động lực và điều kiện cần thiết để thành phần kinh tế tập thể phát triển vững mạnh trong thời gian đến.

 

BA LÊ

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

CẢNH GIÁC VIỆC “LỢI DỤNG NHỮNG TIÊU CỰC XÃ HỘI ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ”

 

Hiện nay, trên hầu hết các lĩnh vực, đời sống xã hội vẫn còn xảy ra những vấn nạn, tiêu cực mà các trang mạng xã hội, báo chí đăng tải hằng này, nào là chuyện đạo đức suy thoái, chuyện tham ô, tham nhũng, chuyện gian lận, chuyện giết người với các hành vi hết sức dã man, các hành vi lệch chuẩn, tiêu cực trong các ngành nghề…

Thế nhưng, có phải xã hội ngày càng tiêu cực hay không? Câu trả lời là không. Bởi lẽ xã hội có cả vùng trời tốt đẹp, những vấn nạn, tiêu cực kể trên chỉ là vũng “hố gà nhỏ” mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đang cùng nhau đấu tranh, loại bỏ để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Sự ra đời của internet, tiếp đó là mạng xã hội về mặt khoa học, công nghệ mở ra một thời đại mới cho nhân loại. Nhờ internet, mạng xã hội mà con người nhận được thông tin không bị hạn chế bởi vị thế xã hội, khoảng cách địa lý, thời gian… ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, internet, mạng xã hội cùng là nơi mà những phần tử cơ hội đã triệt để lợi dụng nhằm vào việc chống phá, kích động, xuyên tạc. Các đối tượng xấu lợi dụng những vụ việc tiêu cực xảy ra, không ngừng phát tán thông tin sai lệch kèm những lời lẽ mang tính hạ bệ, nói xấu, thậm chí còn đổ lỗi cho cả một hệ thống để xuyên tạc, kích động chống phá. Nhiều vụ việc mang tính chất ít nghiêm trọng nhưng khi đưa lên mạng xã hội trở thành cực kỳ nghiêm trọng. Hoặc dưới bàn tay của bọn phản động, sự việc được đổ lỗi là do sự lãnh đạo của Đảng, lỏng lẻo trong công tác quản lý của chính quyền, đã vậy có những người không trực tiếp mắt thấy tai nghe nhưng khi nghe phong thanh đã đăng tải, bình luận hay “chia sẻ” dẫn đến sự việc đi theo chiều hướng khác.


Chính vì vậy, khi có sự việc xảy ra được phát tán trên mạng xã hội, chúng ta cần phải nhìn nhận sự việc một cách đúng đắn nhất, từ nhiều chiều hướng, đứng trên cương vị của người trong cuộc để đánh giá. Bản thân mỗi người cần có ý thức cảnh giác trong quá trình tiếp xúc thông tin; tích cực đấu tranh, lên án việc phao tin đồn nhảm, lưu truyền thông tin xấu, thông tin thất thiệt.

 

 

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

CẦN XỬ LÝ NGHIÊM NHỮNG KẺ COI THƯỜNG PHÁP LUẬT

 

          Trong những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video clip ghi lại cảnh một số nhóm người đến nhà trọ hành hung một nam thanh niên với lý do người này nói xấu, xúc phạm cố ca sỹ Phi Nhung. Đoạn clip khiến nhiều người bức xúc, phẫn nộ với thái độ ứng xử thiếu văn hóa và bạo lực của nhóm người trên. Hành vi của nhóm này công khai, ngang nhiên xâm phạm sức khỏe, danh dự của người khác, xem thường pháp luật, thách thức chính quyền và công chúng. Nghiêm trọng hơn, chúng lợi dụng danh nghĩa “cộng đồng mạng” để quay clip tuyên truyền cổ súy bạo lực, “thay thế luật pháp”.


          Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai có quyền xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác; không ai bị xem là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án.

          Giả sử người thanh niên kia nếu có nói xấu, xúc phạm cố ca sỹ Phi Nhung thì người lên tiếng bảo vệ sẽ là người thân của ca sỹ Phi Nhung; đồng thời việc xử lý vi phạm là do cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo trình tự pháp luật quy định. Chúng ta không đồng tình, ủng hộ và cần lên án việc nói xấu, xúc phạm người khác, nhưng với lối hành xử “giang hồ”, ngông cuồng, gây bất an trong quần chúng nhân dân của nhóm người này cần phải bị nghiêm trị.

          Để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, những hành vi này đáng phải lên án và có sự nghiêm trị của pháp luật. Đó là bài học, là lời cảnh tỉnh cho những “anh hùng mạng”, những kẻ nhân danh “cộng đồng mạng” xem thường kỷ cương, pháp luật.

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

“KHÔNG MỘT AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU VÌ DỊCH COVID-19”

 

Trên địa bàn tỉnh Phú Yên, thời gian vừa qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát. Đó là sự minh chứng cho một quá trình phòng, chống dịch mang lại sự hiệu quả của các cấp chính quyền, các lực lượng chức năng và Nhân dân trong tỉnh để “không một ai bị bỏ lại phía sau vì dịch bệnh”.


Điển hình, trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, trong suốt hơn 04 tháng phòng, chống dịch, 18 bếp ăn 0 đồng đã hình thành và hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Hơn 80.000 suất ăn miễn phí được phát tặng cho bà con ở các khu cách ly tập trung mà không có một ai phải đóng tiền. Những khu vực phong tỏa luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần từ chính quyền địa phương, các đơn vị, tổ chức từ thiện, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm cùng đồng hành trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Hàng trăm nghìn khẩu trang y tế, mặt nạ chống giọt bắn, hàng trăm bộ quần áo bảo hộ, cùng những suất cơm, thùng mì, hộp sữa tươi được trao tặng chính là nguồn động viên, khích lệ tinh thần lớn lao đối với những “chiến sỹ” trong cuộc chiến “chống giặc COVID-19”.

Không những nhận được sự thiện nguyện của người dân trên địa bàn, các cá nhân, tổ chức ở huyện Tuy An cũng đã kêu gọi được nhiều nguồn hỗ trợ của các huyện, thành phố trong tỉnh và của các tỉnh bạn như: Lâm Đồng, Đắk Lắk để cung cấp hàng chục tấn nông sản và nhiều thiết bị, vật tư y tế khác… Giữa tâm điểm dịch bệnh, không chỉ ủng hộ tiền mặt hay vật tư y tế, những người con của quê hương vẫn luôn hướng về cộng đồng với mong muốn san sẻ yêu thương bằng những món quà ý nghĩa, thiết thực nhằm động viên tinh thần, tiếp thêm năng lượng cho đội ngũ y bác sỹ, lực lượng Công an, Quân đội, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong mùa dịch.

Trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, mỗi tổ chức, cá nhân đều có sự sẻ chia, ủng hộ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung, đó chính là tình người hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần dân tộc, bản lĩnh, khí chất của người Việt Nam luôn đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ, chia sẻ chung sức đồng lòng vượt qua giai đoạn gian khó để đem lại niềm tin chiến thắng: “dịch bệnh rồi sẽ qua đi nhưng tình người vẫn còn sáng mãi”.

 

 

 

 

 

 

 

                                                                          

 

CẦN HIỂU ĐÚNG QUY ĐỊNH VỀ HỖ TRỢ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TỰ DO GẶP KHÓ KHĂN DO DỊCH COVID 19

 

Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, một số tài khoản facebook đăng tải, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội thể hiện sự bức xúc liên quan hoạt động hỗ trợ cho người lao động tự do gặp khó khăn do dịch COVID-19, gây hoang mang dư luận trên địa bàn. Được biết, các thông tin đăng tải đều không đúng sự thật, lực lượng chức năng đã tiến hành làm việc với các chủ tài khoản đăng tin và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.



           Liên quan vấn đề này, được biết, ngày 01/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó quy định 12 chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động. Đáng chú ý, nội dung mà đông đảo Nhân dân quan tâm là chính sách được nêu tại điểm 12, Mục II của Nghị quyết:“Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác: Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương”. Theo đó, ở mỗi địa phương sẽ xác định tiêu chí đối tượng cụ thể là ai được hỗ trợ, chứ không phải tất cả lao động tự do sẽ được hỗ trợ.

          Vì vậy, ngày 18/8/2021, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 1088/QĐ-UBND để hướng dẫn cụ thể chính sách này. Về đối tượng áp dụng là người lao động tự do bị mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong khu vực bị phong tỏa, khu vực thực hiện giãn cách xã hội hoặc phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu, quyết định của người hoặc cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, gồm 07 nhóm đối tượng:

          (1) Người làm thuê trong các hộ kinh doanh bị dừng hoạt động theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trừ các thành viên trong hộ kinh doanh);

          (2) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;

          (3) Người thu gom rác, phế liệu;

          (4) Người lái xe mô tô 2 bánh chở khách (xe ôm);

          (5) Người bốc vác, đánh giày không có địa điểm cố định;

          (6) Người bán lẻ vé số;

          (7) Thợ nề, thợ sơn trong khu vực bị phong tỏa.

           Về mức hỗ trợ: 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng tối đa không quá 30 ngày (01 tháng). Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền 01 lần/01 người. Thời gian triển khai hỗ trợ từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

          Đối với thợ nề, thợ sơn thì chỉ được xét hỗ trợ khi những người này ở trong khu vực bị phong tỏa, đồng thời số tiền được hỗ trợ được tính theo số ngày bị phong tỏa với mức 50.000đ/người/ngày. Chính vì vậy, thợ nề, thợ sơn nhận được số tiền 50.000đ x số ngày phong tỏa, sẽ có thể không giống với số tiền như các nhóm đối tượng còn lại nhận được.

          Việc các chủ tài khoản đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng xã hội liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19 dễ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng chống dịch. Theo quy định của pháp luật, hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 05 đến 10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 10 đến 20 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

          Chính vì vậy, trước khi đăng tải, chia sẻ thông tin lên mạng xã hội, mọi người hãy xem xét về tính xác thực của thông tin, tìm hiểu kỹ các quy định của Nhà nước, tránh để xảy ra sai phạm.

NHỮNG “CHIẾN BINH” THẦM LẶNG TRÊN TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

 

          Hơn 04 tháng qua, các lực lượng tuyến đầu chống dịch đã ngày đêm căng mình trong cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19. Những ngày hè oi ả, họ phải mặc đồ bảo hộ kín mít để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, người luôn ướt đẫm mồ hôi, bữa cơm ăn vội, giấc ngủ vội vàng để lấy sức tiếp tục chiến đấu với dịch bệnh. Những ngày mưa gió, nhiều người trắng đêm tại các chốt gác, dầm mình trong mưa làm nhiệm vụ.

          Lực lượng y tế là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao nhất khi họ phải điều trị, chăm sóc trực tiếp bệnh nhân. Lực lượng Công an đã có không ít chiến sỹ bị các đối tượng chống đối gây thương tích. Và đã có nhiều người trong lực lượng tuyến đầu chống dịch đã ra đi mãi mãi, để lại bao xót thương cho gia đình, đồng nghiệp...


          Đồng cảm và thấu hiểu cho những hi sinh của lực lượng tuyến đầu, đã có rất nhiều người dân đồng hành, chia sẻ khó khăn với nhiều hoạt động ý nghĩa. Hàng chục ngàn người dân miền Trung đang sinh sống, làm việc và học tập ở các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch. Khi đi qua địa phận tỉnh Phú Yên đã rất xúc động vì nhận được những món quà nghĩa tình của chính quyền, người dân gửi tặng như: Bánh, sữa, nước uống đóng chai, áo mưa, xăng xe.

          Những việc làm ý nghĩa cùng những món quà tuy nhỏ nhưng là nguồn động viên vô cùng ấm áp để lực lượng tuyến đầu cũng như toàn thể Nhân dân chung tay, chung sức đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

 

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

MỘT NGÀY TƯƠI ĐẸP SẼ ĐẾN VỚI CHÚNG TA

  

Thời gian qua, cả nước Việt Nam chúng ta nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng kiên cường tổ chức phòng, chống đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Chúng ta đã thực sự cố gắng nỗ lực hết mình trong công tác phòng chống dịch Covid -19 nhưng đại dịch quá nguy hiểm, sự tàn phá của nó không chừa một ai và bất kỳ hoàn cảnh nào.

Phú Yên cũng là địa phương nóng về bùng phát dịch Covid-19, nhưng đến nay đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh, mọi hoạt động sản xuất, đi lại, sinh hoạt của người dân từng bước được khôi phục theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Đó là thành quả cho sự nỗ lực, quyết tâm chống đại dịch Covid-19 của tỉnh nhà.

Phải nhắc lại, để đạt được những thành quả đó ngoài sự đồng lòng, đoàn kết của người dân, lực lượng tuyến đầu chống dịch họ đã thật sự chiến đấu hết mình, họ đã cố gắng hết sức để bảo vệ sự sinh tồn của chúng ta, họ đã vất vả biết bao nhiêu, hi sinh biết nhường nào để chống lại đại dịch vô cùng nguy hiểm này, họ đã kìm nén sự mệt nhọc, sự nhớ nhung về gia đình chỉ mong đổi lại sự bình an cho đất nước, sự yên vui của mọi nhà.

Và bây giờ, việc quan trọng là giữ được thành quả đó, giữ được mọi thứ an toàn trong khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Mục tiêu vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa phục hồi sản xuất kinh tế, an sinh xã hội là nhiệm vụ bắt buộc chúng ta phải làm nhưng không hề đơn giản. Để làm được những điều đó, ngoài những chủ trương, chính sách, biện pháp của Chính phủ, của địa phương thì mỗi người dân chúng ta phải:


- Không được chủ quan, lơ là, xem là “dịch đã hết”, đã an toàn, mà phải luôn cảnh giác, tuân thủ nghiêm biện pháp phòng, chống dịch 5K.

- Thích ứng ngay với cuộc sống vừa phòng, chống dịch vừa sản xuất, sinh hoạt. Luôn nêu cao tính cẩn thận trong mọi hoàn cảnh, nhất là việc tiếp xúc với người khác.

- Tiếp tục đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt mọi biện pháp phòng chống, dịch của chính quyền.

- Phản ánh ngay những trường hợp thực hiện không tốt, không nghiêm việc cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà theo các diện bắt buộc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với từng đối tượng.

- Theo dõi, nắm bắt kịp thời thông tin chính thống của các cơ quan Nhà nước về tình hình cũng như những biện pháp, quy định về phòng, chống dịch.

Chúng ta sẽ làm được, sự bình yên thật sự đến với ta, sẽ bù đắp những cố gắng, hi sinh của chúng ta và ngày mới tươi đẹp mỗi khi thức dậy sẽ đến với chúng ta.

 

THÍCH ỨNG VỚI “TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI” TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19


Sau thời gian khá dài thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, “ai ở đâu, ở yên đó” thì Việt Nam đã chính thức bước vào thời kỳ mới trong phòng, chống dịch COVID-19, chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP, ngày 11/10/2021 của Chính phủ. Vậy, phải làm gì để bắt đầu cuộc sống “bình thường mới” hậu giãn cách một cách an toàn?

Hiểu đúng về “trạng thái bình thường mới”

“Trạng thái bình thường mới” là trạng thái hoạt động của xã hội thích ứng an toàn, năng động với tình hình dịch bệnh COVID-19, vừa tập trung chống dịch vừa khôi phục và phát triển lại nền kinh tế như trước khi xảy ra đại dịch. Các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 sẽ được áp dụng linh hoạt theo 4 cấp độ, gồm: Nguy cơ thấp tương ứng với màu xanh; nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; nguy cơ cao tương ứng với màu cam và nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ. Trong “trạng thái bình thường mới”, người dân và doanh nghiệp phải thay đổi thói quen và nâng cao ý thức, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định trong cuộc sống hàng ngày để đạt được mục tiêu này.

Tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các yêu cầu phòng chống dịch

Trong trạng thái bình thường mới, một số hoạt động đang dần trở lại bình thường, nhưng đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn. Do đó, mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức, bảo vệ bản thân và gia đình an toàn trước dịch bệnh. Cân nhắc hạn chế, kiểm soát bản thân để giảm bớt những hành vi sinh hoạt có “nguy cơ lây nhiễm cao” như tụ họp đông người sau thời gian dài phải ở nhà; tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc 5K và ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định để khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng vắc xin, khám chữa bệnh; khi có thông báo tiêm vắc-xin trên địa bàn, cần đăng ký và chủ động tiêm chủng với tinh thần “Vắc-xin tốt nhất là vắc-xin được tiêm sớm nhất”.

Làm quen với nhịp sống mới

Việc trở lại với cuộc sống bình thường sau thời gian dài phải ở nhà sẽ khiến không ít người cảm thấy khó khăn khi vừa phải hòa nhập với nhịp sống mới, vừa phải bảo đảm an toàn trước dịch bệnh COVID-19. Để giảm thiểu những cảm giác tiêu cực khi bước vào cuộc sống mới, mỗi cá nhân cần có kế hoạch quay trở lại với lối sống khoa học sau thời gian giãn cách, sắp xếp hợp lý việc gia đình, cơ quan và trên hết là dành thời gian để tận hưởng cuộc sống mới sau thời gian dài sống với nỗi sợ thường trực về đại dịch COVID-19.

Lan toả tinh thần lạc quan

Trong giai đoạn hiện nay, tinh thần lạc quan sẽ là một thứ tài sản quý báu giúp mỗi cá nhân thích ứng hiệu quả với cuộc sống “bình thường mới”. Duy trì và lan toả tinh thần lạc quan sẽ tiếp thêm nguồn năng lượng tích cực không chỉ cho những người xung quanh mà còn cho chính bản thân chúng ta để chăm lo cho bản thân và gia đình. Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi nhưng những khó khăn sẽ vượt qua nếu chúng ta giữ vững tinh thần lạc quan, sẵn sàng ứng phó trước những biến đổi, khó khăn phía trước và tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp chính quyền trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

M.M

BẢN ÁN CẢNH TỈNH CHO NHỮNG KẺ CÓ TỬ TƯỞNG CHỐNG ĐẢNG, NHÀ NƯỚC


Vừa qua, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa phúc thẩm đối với Trần Thị Tuyết Diệu về tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, Hội đồng xét xử đã bác toàn bộ nội dung kháng cáo của Trần Thị Tuyết Diệu, đồng thời tuyên phạt bị cáo 8 năm tù giam.

Cho đến nay không có ai còn luyến tiếc về Trần Thị Tuyết Diệu với tư cách phóng viên một tờ báo ở địa phương nữa. Bởi Diệu không chỉ ủng hộ Nguyễn Phi Dũng (Dũng Phi Hổ), đối tượng đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt 6 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, mà trước đó, từ tháng 7/2011 đến tháng 12/2017, Trần Thị Tuyết Diệu đã nhiều lần đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc hoạt động của cơ quan thực thi pháp luật; từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2020, tại địa chỉ số 685/7 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, quận Bình Thạnh (Thành phố Hồ Chí Minh) và thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên), Trần Thị Tuyết Diệu đã sử dụng máy tính xách tay, điện thoại di động và các thiết bị quay phim để làm, tàng trữ 25 bài viết và 9 video có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau đó, Trần Thị Tuyết Diệu đăng tải, phát tán, tuyên truyền trên tài khoản mạng xã hội facebook "Tuyết Babel" và kênh Youtube "Tuyết Diệu Trần". Trần Thị Tuyết Diệu còn tàng trữ 7 bài viết khác có nội dung chống Đảng, Nhà nước trong máy tính xách tay.

Bản án 8 năm tù giam đối với Trần Thị Tuyết Diệu là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những kẻ có tư tưởng chống Đảng, Nhà nước. Nhất là đối với những kẻ thiếu tu dưỡng đạo đức, thiếu bản lĩnh chính trị, dễ bị sa ngã, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tình hình hiện nay.

 

LÁ CHẮN THÉP BẢO VỆ TỔ QUỐC

 

Trải qua 76 năm thành lập, chiến đấu, xây dựng và trưởng thành (1945 – 2021), lực lượng Công an nhân dân luôn được Đảng, Nhà nước lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt. Là lực lượng vũ trang cách mạng, được Đảng, Nhà nước tin cậy giao đảm nhiệm trọng trách bảo vệ Đảng, bảo đảm An ninh Quôc gia và trật tự an toàn xã hội, góp phần phục vụ công cuộc đổi mới, xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do của Tổ quốc.


27 năm trước tại Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VII tháng 1.1994, Đảng ta đã xác định: tụt hậu về kinh tế, chệch hướng XHCN, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là “4 nguy cơ trước mắt” của Đảng. Tới nay, cả 4 nguy cơ trên vẫn đang tồn tại, thậm chí có phần gay gắt, phức tạp hơn.

Lênin có câu nói nổi tiếng: “Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta”. Lênin cũng đã vạch rõ bản chất của luận điệu “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”“cái giáo lý tầm thường”, “giả danh, giả nghĩa và dối trá” và khẳng định: “Không thể có quân đội, công an trung tập về chính trị”.

Các thế lực thù địch luôn tăng cường hoạt động “diễn biến hòa bình” đối với Đảng, chế độ ta. Chúng chống phá bằng nhiều hình thức tinh vi, tìm cách xâm nhập vào nội bộ Đảng, lực lượng vũ trang để xuyên tạc, phá hoại nội bộ. Tuy nhiên, chúng ta tin tưởng rằng, nếu chúng ta thực sự đoàn kết, vững vàng, bản lĩnh chính trị cao và dựa trên trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân thì không có thế lực nào có thể ngăn cản con đường phát triển của đất nước và lực lượng Công an nhân dân luôn là lá chắn thép bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

 

 

RANH GIỚI “VÙNG XANH” TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

  

Vùng xanh” là thuật ngữ dùng để chỉ vùng an toàn trong các khu vực, địa phương có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Mở rộng “vùng xanh”, thu hẹp “vùng đỏ”, tiến tới khống chế, đẩy lùi dịch bệnh là mục tiêu của cuộc chiến chống dịch hiện nay.

Nếu như “vùng xanh” trong nhiệm vụ chống dịch được giới hạn bằng vị trí địa lý thì “vùng xanh” trên không gian mạng được định lượng bằng mức độ phủ sóng thông tin tích cực và lượng tương tác của người dùng mạng xã hội.

Không gian mạng là “tấm gương” phản chiếu đời sống xã hội, cũng đang bị tấn công, lây lan nhanh các loại “virus” thông tin xấu độc, cần phải xây dựng và mở rộng “vùng xanh”. Thời gian qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp. Mỗi ngày, trên không gian mạng có hàng trăm, hàng nghìn thông tin liên quan. Trong đó, không ít thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận và gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.

Dù pháp luật đã quy định rõ ràng, các lực lượng chức năng cũng đã xử lý nghiêm nhiều trường hợp có hành vi phát tán thông tin sai sự thật để bảo vệ “vùng xanh” trên không gian mạng nhưng thông tin xấu, độc vẫn còn tồn tại. Vì thế, việc mở rộng “vùng xanh” cho không gian mạng đòi hỏi phải có sự vào cuộc đầy trách nhiệm của mọi công dân.


Cuộc chiến chống dịch cần sự xung kích của các lực lượng trên tuyến đầu và sự cộng đồng trách nhiệm của tất cả người dân thì cuộc chiến bảo vệ đất nước trên không gian mạng trong đại dịch cũng cần có sự đồng tâm hiệp lực của tất cả người dùng mạng xã hội.

Mỗi người hãy là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa không gian mạng, cùng đồng lòng, cùng lên tiếng bày tỏ quan điểm, phân tích đúng, sai một cách thuyết phục, cùng nhau hiểu đúng bản chất vấn đề, cùng nhau bảo vệ môi trường mạng trong sạch và bổ ích; cùng nhau hướng về mục tiêu chung, nhân rộng, lan tỏa những “vùng xanh” trên không gian mạng; tránh thái độ bàng quan, vô cảm, vô trách nhiệm của một bộ phận người dùng mạng xã hội trước những thông tin sai sự thật đang tồn tại.

 (KC)