Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lý theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng, cùng có lợi. Đây là thành phần kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy vai trò của khu vực tư nhân, vừa tăng cường sức mạnh tập thể, sức mạnh của từng thành viên và của cả cộng đồng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 18/3/2002, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Trên cơ sở đó, tỉnh Phú Yên, trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động, nghị quyết, quyết định để cụ thể hóa những chủ trương, đường lối của Đảng, đề ra những chính sách về phát triển kinh tế tập thể theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới.
Trải qua 20 năm phát triển, kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh đã đạt
được nhiều bước phát triển mới như: Tính đến cuối tháng 6 năm 2021, toàn tỉnh có 165 HTX và 01 Liên hiệp HTX
đang hoạt động; so với năm 2002 thì vốn hoạt động tăng 3,06 lần, doanh thu bình quân năm 2020 tăng 8,9 lần, lợi
nhuận bình quân tăng gấp 4,03 lần; tạo công việc làm cho 1.124 lao
động làm việc thường xuyên trong HTX; đóng
góp của khu vực HTX vào tổng sản phẩm GRDP trên
địa bàn tỉnh dự kiến đến 31/12/2021 là 0,56%, tăng
0,36% so với thời điểm năm 2012.
Ngoài
ra, các HTX nông nghiệp đã tích cực tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương, thực hiện có hiệu quả phát
triển sản xuất nông nghiệp; tuyên truyền vận động thành viên HTX tham gia đóng
góp công lao động, kinh phí, đất đai,…
Để tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh kinh tế tập thể thời gian đến,
đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị, chính quyền địa phương trong
việc tăng
cường tuyên truyền tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Chú trọng
nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, rà soát, đề xuất sửa
đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ kinh tế tập
thể; đề xuất sửa đổi những nội dung phù hợp với tình hình phát triển hiện nay; ứng
dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể….
Hy vọng sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể của Đảng, chúng ta sẽ có những cái nhìn cụ thể về những mặt tích
cực phát triển của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
tiếp tục tạo động lực và điều kiện cần thiết để thành phần kinh tế tập thể phát
triển vững mạnh trong thời gian đến.
|
BA LÊ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét