Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

MẠNH TAY TẨY CHAY NHỮNG SẢN PHẨM GIẢI TRÍ BẨN ĐỂ BẢO VỆ CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI

 

Vừa qua, cộng đồng mạng cùng với các phương tiện truyền thông đại chúng đang lên án mạnh mẽ hành động của một TikToker khi đăng video clip sử dụng hàng loạt những ngôn từ, lời lẽ phản cảm, xúc phạm, khinh miệt đối với người nghèo, gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người khác, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc của nam TikToker đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng mạng. Một làn sóng tẩy chay đối với nam TikToker này đã được phát động và kết quả là tài khoản của TikToker Nờ Ô Nô đã bị khóa trên nền tảng TikTok. 


Ngay sau đó, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh đã lập biên bản vi phạm và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với TikToker này theo điểm b khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử với mức phạt là 7,5 triệu đồng. Đây là những hậu quả thích đáng mà nam TikToker phải gánh chịu sau hành vi lệch chuẩn của mình.

Qua sự việc này, chúng ta thấy được ý thức cộng đồng và các chế tài pháp luật cùng lên tiếng một cách mạnh mẽ và kịp thời để đấu tranh loại bỏ các sản phẩm giải trí “bẩn” vốn đang khá phổ biến hiện nay trên không gian mạng.

Lâu nay có một công thức mà những người nổi tiếng, những người có sức ảnh hưởng trên không gian mạng sau khi vướng phải các Scandal thường sử dụng đó là tạm khoá tài khoản cá nhân, giữ im lặng và tránh tiếp xúc với truyền thông một thời gian để tránh “bão” dư luận đợi đến khi mọi chuyện lắng xuống thì quay trở lại hoạt động, thậm chí còn đắt show hơn trước. Điều đó phần nào cho thấy công chúng, người dùng mạng ở nước ta vẫn có xu hướng khá dễ dãi đối với các sản phẩm giải trí, với người nổi tiếng, người sản xuất nội dung giải trí.

Đã đến lúc cần đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm khắc đối với người sản xuất nội dung giải trí và tạo hệ miễn dịch cộng đồng đủ mạnh để tẩy chay các sản phẩm bẩn, bảo vệ các giá trị đạo đức của xã hội.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2022

TỈNH TÁO TRƯỚC CÁC NỘI DUNG XẤU, ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG


Trong thời kỳ công nghệ số phát triển hiện nay, việc phổ biến các sản phẩm văn hóa trên môi trường mạng dễ dàng và nhiều cách thức hơn. Song cũng chính vì vậy việc kiểm soát trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

          Hiện nay, cùng với Tiktok, hai mạng xã hội lớn là Facebook và Youtube đã cho ra mắt Facebook Stories và Youtube Shorts với những video được đăng tải có nội dung ngắn gọn, dễ xem, dễ nhớ, trở thành một công cụ hiệu quả để lan tỏa những thông điệp tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19.

          Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, các tính năng này cũng đã và đang bộc lộ nhiều tiêu cực. Dạo một vòng mạng xã hội, không khó để bắt gặp những trào lưu phản cảm, độc hại như: Sex jokes (trò đùa tình dục); nhảy múa khoe thân; quảng cáo phim 18+, thuốc kích dục; giả vờ nghiện ma túy; kỳ thị vùng miền,… gây ra làn sóng tranh cãi gay gắt trong dư luận.


Mới đây trên mạng xã hội Tiktok xuất hiện video của Tiktoker Nờ Ô NÔ với những lời lẽ “miệt thị người nghèo” gây ra nhiều phản ứng tiêu cực trên mạng xã hội... Việc sản xuất các video có nội dung phản cảm nhằm gây thu hút người xem, câu like, câu view đã là căn bệnh kinh niên của một bộ phận người dùng mạng xã hội.

Có thể thấy đối tượng sử dụng mạng xã hội đa phần là những người trẻ, thanh thiếu niên đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhận thức, dễ bị thu hút bởi những nội dung mới, "lạ", "độc", thậm chí là quái gở, phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức. Với cơ chế hoạt động thông qua thời gian xem, lượt tương tác của người dùng tới các video, từ đó hệ thống sẽ dần dần làm rõ sở thích của người dùng và đề xuất các video cùng chủ đề, xu hướng. Dẫn đến các clip “độc”, “lạ” càng thu hút nhiều người xem, những nội dung này lại càng được đề xuất, lên xu hướng, rồi trở thành trào lưu. Từ đó, giới trẻ lại tiếp thu và làm theo, đu theo xu hướng một cách mù quáng khiến cho những trào lưu vô thưởng vô phạt, thậm chí độc hại có cơ hội phổ biến nhiều hơn.

Hậu quả là có không ít trẻ em là nạn nhân "nhiễm độc" thụ động từ chính những trào lưu nguy hiểm trên mạng xã hội. Có thể kể đến trường hợp bốn học sinh Trường trung học cơ sở ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt chước video trên TikTok rồi rủ nhau lên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai ném đá vào xe ô-tô đang lưu thông; hay bé trai 10 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh phải nhập viện trong tình trạng vẹo cổ, đầu nghiêng sang một bên sau khi bắt chước một trò chơi nguy hiểm trên mạng xã hội…

Do đó, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp quản lý, ngăn chặn nội dung xấu, độc trên không gian mạng của các cơ quan chức năng. Người dùng mạng xã hội cần phải cẩn trọng, có ý thức tự bảo vệ mình khi sử dụng mạng xã hội, thông qua việc tự tạo một "bộ lọc" phù hợp cho bản thân. Với những người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội cần phải lưu ý xây dựng những nội dung tuân thủ theo pháp luật, phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

                                                                                                                                                Ngô Quyền

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

PHÚ YÊN TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM AN TOÀN, AN NINH MẠNG

 

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, con người ngày càng được hưởng lợi nhiều từ các thành quả từ sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ. Với môi trường không gian mạng, con người dễ dàng kết nối, chia sẻ và tiếp cận được nhiều thông tin tích cực, đa dạng.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì môi trường không gian mạng đang đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức đe dọa an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và tác động tiêu cực đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội; có nguy cơ dẫn đến mất phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin, đạo đức, nhân cách của cá nhân và cộng đồng xã hội, đánh mất bản sắc dân tộc.

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng và bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng trong thời gian tới, ngày 11/11/2022, Tiểu ban An toàn, An ninh mạng của UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng và bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng cho các cơ quan, ban, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước với hơn 170 đại biểu tham dự. Qua hội nghị đã góp phần nâng cao kỹ năng nhận diện thông tin xấu độc và đấu tranh, phản bác thông tin xấu độc, chống Đảng, Nhà nước trên không gian mạng và xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh.

 

XỬ LÝ NGHIÊM NGƯỜI CÓ HÀNH VI KHÔNG CHẤP HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 Thời gian qua, Nay Y Blang (Ma Tương) sinh năm 1976 trú tại Buôn Bưng B, xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh tham gia tổ chức phản động “Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” (gọi tắt CHPC) đây là một tổ chức trá hình tôn giáo có những hoạt động vi phạm pháp luật như tuyên truyền, lôi kéo nhiều người tham gia CHPC, gây chia rẽ giữa người dân tộc thiểu số với nhau; chia rẽ người dân tộc thiểu số với người dân tộc kinh; gây chia rẽ phân biệt đối xử, kỳ thị với người tham gia hoạt động đạo Tin lành thuần túy; tổ chức cho các đối tượng theo CHPC thường xuyên tụ tập, nhóm họp; lợi dụng quyền tự do tôn giáo đả kích chia rẽ những người theo tôn giáo thần túy để kích động người khác theo CHPC; trả lời đài Á châu tự do (VOA), gặp gỡ nhân viên tổng Lãnh sự quán nước ngoài vu cáo Nhà nước, Chính quyền sai sự thật cho rằng Chính quyền đàn áp tôn giáo, đàn áp dân tộc, vi phạm nhân quyền nhằm chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây mất ANTT tại địa phương.

Vì những hoạt động trên, ngày 30/9/2022, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh ra Quyết định xử phạt hành chính vi phạm hành chính số 2867/QĐ-XPHC đối với Nay Y Blang (Ma Tương) về hành vi “lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (Quy định tại Điểm c khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, ATXH; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; cứu nạn cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình) với số tiền là 4.000.000đ (bốn triệu đồng). Được sự ủy quyền của chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, UBND xã đã tống đạt quyết định xử phạt cho Nay Y Blang (Ma tương) nhưng Y không nhận, không chấp hành. Từ ngày 12/10 đến 14/10/2022 Chính quyền xã đã mời nay Y Blang 03 lần để tuyên truyền, vận động, yêu cầu chấp hành quyết định xử phạt, nộp tiền phạt theo quy định nhưng cả 03 lần Y Blang không nhận giấy mời không chấp hành yêu cầu người có thẩm quyền.

Ngày 08/11/2022 Chủ tịch UBND huyện đã ra Quyết định số 3651/QĐ-CCXP về “cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt”. Tài sản kê biên cưỡng chế là xe mô tô hai bánh hiệu Honda BLADE của Nay Y Blang đang đang sử dụng, lưu hành bình thường. Chủ tịch UBND huyện giao quyền thực hiện Quyết định cho Chính quyền xã Ea Lâm, ngày 22/11/2022, Chính quyền xã Ea Lâm đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tổ chức triển khai thi hành quyết định. Quá trình cưỡng chế kê biên tài sản đối với Nay Y Blang (Ma Tương) được thực hiện đúng quy định của pháp luật, được đa số nhân dân địa phương ủng hộ.


Qua sự việc trên cho thấy, Luật pháp Nhà nước ta vừa nhân đạo, vừa nghiêm minh đối với những người vi phạm ngoan cố không chấp hành quy định pháp luật. Việc chấp hành pháp luật không phân biệt tôn giáo, dân tộc, địa vị trong xã hội, người vi phạm đều bị xử lý nghiêm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi sai phạm của mình.Đây cũng là lời cảnh tỉnh đối với những người sống xem thường pháp luật, bị kẻ xấu lợi dụng hậu quả bản thân, gia đình phải nhận./.

 

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2022

NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI SỰ THẬT LIÊN QUAN VIỆC VIỆT NAM TRÚNG CỬ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC NHIỆM KỲ 2023 - 2025




Vào ngày 11/10, trên trang mạng Facebook của BBC News Tiếng Việt đã đăng tải: “Trong một tuyên bố hôm 10/10, Tổ chức HumanRights Watch (HRW) đưa ra các nhận định về tư cách Việt Nam khi tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025…” và thêm những lời lẽ xuyên tạc, không chính xác như “Kể từ khi công bố tham gia ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc vào ngày 22/02/2021, Việt Nam đã giam giữ, bắt giữ hoặc kết án ít nhất 48 nhà báo, nhà hoạt động và các lãnh đạo NGO với các tội danh tuỳ tiện từ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” đến “tuyên truyền chống phá nhà nước” cho đến “trốn thuế”… ”. Có thể khẳng định đây là những lời lẽ, lý luận của những tổ chức không thân thiện đối với Việt Nam.


Để nói về vấn đề Nhân quyền, tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - ông Phạm Minh Chính đã khẳng định “Nhân quyền lớn nhất là lo cơm ăn áo mặc cho 100 triệu dân, không để ai thiếu ăn thiếu mặc, khi khó khăn không bỏ ai lại phía sau” và tuyên bố:“Tôi sẵng sàng đối thoại với bất cứ ai trên thế giới về vấn đề Nhân quyền”.

Ngày 11/10/2022 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc (New York, Hoa Kỳ), Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu ra 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam.Đây là lần thứ 2, Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trước đó là nhiệm kỳ 2014 – 2016, đây là một nỗ lực và sự khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việc HRW đưa ra những lời lẽ xuyên tạc việc bắt giữ ít nhất 48 nhà báo, nhà hoạt động… với những tội danh tuỳ tiện. Về vấn đề này có thể khẳng định, không một quốc gia nào trên thế giới mà kết tội một người vi phạm pháp luật một cách tuỳ tiện, đơn cử như trường hợp Phạm Đoan Trang ngoài việc viết, phát tán bất hợp pháp những cuốn sách sặc mùi phản động như: “Chính trị bình dân”, “Bầu cử phi dân chủ ở Việt Nam”, “Cẩm nang nuôi tù”… Y còn là thành viên cốt cán của tổ chức “VOICE” (một tổ chức ngoại vi của tổ chức khủng bố Việt Tân).

Vì thế có thể khẳng định rằng, Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, đó là sự ghi nhận của nhiều quốc gia trên thế giới thể hiện vị thế, uy tín của nước nhà.

                                                                                       

Tham gia nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân đối với Tổ quốc

 

Bác Hồ đã từng nói Quân đội là “Trường học lớn" để lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam phấn đấu rèn luyện, trưởng thành. Được phục vụ trong hàng ngũ quân đội nhân dân Việt Nam, cống hiến sức trẻ để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là niềm vinh dự, niềm tự hào của mỗi công dân. Việt Nam chúng ta tuy đã giành được hòa bình, độc lập, nhân dân được hưởng ấm no, hạnh phúc nhưng các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá thành quả Cách mạng.

 Tất cả công dân đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ thành quả Cách mạng đã đạt được của những bậc cha ông đi trước - những người không tiếc tuổi thanh xuân và máu xương ngã xuống vì nền hòa bình, độc lập dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân.

 Song, một số bạn trẻ hiện nay không hiểu hoặc cố tình không hiểu về nghĩa vụ, trách nhiệm của chính bản thân; tìm mọi cách để trì hoãn, trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định: “mọi hành vi hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm đều phải bị xử lý theo quy định pháp luật"; nhẹ thì có thể bị xử phạt hành chính, trường hợp nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, mỗi công dân nên có cái nhìn đúng đắn và thái độ nghiêm túc trong thực hiện việc tham gia nghĩa vụ quân sự cho mình và người thân của mình.

 Tham gia nghĩa vụ quân sự, tất cả thanh niên được trang bị các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, có bản lĩnh và ý thức tổ chức kỷ luật cao; luôn tiên phong, gương mẫu, đoàn kết, thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; ... là điều kiện tốt để mỗi thanh niên tu dưỡng, học tập, rèn luyện và trưởng thành.

 Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý nhất, lên đường làm nghĩa vụ quân sự không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà hơn cả đó còn là niềm tự hào của mỗi thanh niên Việt Nam để góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; bảo vệ vững chắc những thành quả cách mạng; giữ gìn bản sắc và phát huy truyền thống dân tộc; tự tin hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

 

CẢNH BÁO TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI DO MÂU THUẪN TRONG GIA ĐÌNH

 

Trong năm 2022, người dân huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên không khỏi rùng mình, kinh sợ trước những vụ án mạng đau lòng mà người phạm tội và nạn nhân từng là một gia đình. Các vụ việc này đều bắt đầu từ những mâu thuẫn nhỏ không được giải quyết triệt để, lâu ngày tích tụ, dồn nén thành những hành vi mất kiểm soát.

Chồng giết vợ vì mâu thuẫn tình cảm

 Vụ việc vào sáng ngày 20/9/2022, ông Võ Đình Phùng, trú tại Lãnh Vân, Xuân Lãnh đến nhà của vợ chồng con gái ruột là Võ Thị Lợi, sinh năm 1991 và Huỳnh Hậu, sinh năm 1985 trú cùng thôn thì phát hiện Lợi và Hậu nằm bất tỉnh trên nệm dưới nền phòng ngủ, trên người và nền nhà có nhiều máu, bên cạnh có 01 chiếc búa, 01 con dao dính máu và tóc. Vụ việc xác định nguyên nhân là do ghen tuông nên người chồng đã dùng búa và dao giết người vợ, sau đó dùng dao cắt cổ tự sát. 

Anh giết em vì mâu thuẫn trong lúc nhậu

Ngày 09/01/2022, ông La Thanh Nghĩa (Sn 1981, trú tại Suối Cối 2, Xuân Quang 1) trong lúc ăn nhậu với em ruột là La Mo Trung đã xảy ra mâu thuẫn. Sau đó, Nghĩa đã dùng 1 cái tô sứ đập vào đầu Trung làm tô sứ bị vỡ, Nghĩa tiếp tục dùng mảnh vỡ của tô đâm trúng động mạch chủ vùng cổ của Trung. Trung chết sau đi được đưa đi cấp cứu tại TTYT huyện Đồng Xuân.

Chồng giết vợ vì bị càu nhàu, trách móc không lo cắt cỏ chăn nuôi bò mà suốt ngày chỉ mải mê ăn nhậu

Trưa ngày 09/02/2022, Trần Văn Bình (SN 1966, trú ở thôn Đông Hội, xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân) đi nhậu, hát karaoke loa kéo di động với bạn bè, đến khoảng 15h15’ chiều cùng ngày Bình về đến nhà thì bị vợ là bà Từ Thị Cúc càu nhàu, trách móc không lo cắt cỏ chăn nuôi bò, mà suốt ngày chỉ biết mải mê ăn nhậu, ca hát. Trong trạng thái men say, Bình lấy con dao lớn chém vợ nhiều nhát khiến vợ tử vong.

💢 Tất nhiên hung thủ của các vụ án trên đều bị pháp luật trừng trị thích đáng. Nhưng liệu hậu quả của hành động bộc phát, nông nổi đó có chỉ dừng lại trên chính bản thân họ? Rồi cha mẹ, con cái, người thân của nạn nhân và của họ sẽ sống như thế nào ? đối mặt với xã hội ra sao?

Những mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày là điều khó tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là việc giải quyết những mâu thuẫn đó như thế nào cũng phải suy nghĩ đến những hậu quả do hành động đó để lại. Đừng bao giờ để sự việc đi đến đường cùng để rồi mới hối hận trong sự vô vọng, tiếc nuối và không có ý nghĩa gì khi những mất mát là không thể cứu vãn được.

🏡 Để tránh những sự việc thương tâm tiếp diễn, mỗi người dân, mỗi gia đình phải chú trọng đến việc tự tu dưỡng và giáo dục về đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho chính bản thân mình và con em. Đồng thời, tăng cường sự gắn kết và duy trì tình cảm gia đình giữa các thành viên; kịp thời phát hiện và hóa giải các xung đột, không để sự dồn nén, bức xúc kéo dài. Hạn chế việc sử dụng rượu bia đi quá giới hạn của bản thân.

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân, nhất là giới trẻ cần nâng cao kiến thức, kỹ năng trong giải quyết xung đột, xử lý tình huống, giao tiếp ứng xử với phương châm “một điều nhịn, chín điều lành” và nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật.

🔰 Ngoài ra, các cấp chính quyền địa phương cần phải tăng cường quan tâm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; làm sao để thẩm thấu một cách sâu, rộng trong cộng đồng dân cư. Đặc biệt, phát huy vai trò của các tổ hòa giải, vì công tác hòa giải đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa tội phạm ngay từ cơ sở. Nếu như mọi mâu thuẫn, xích mích nhỏ đều được phát hiện kịp thời và sớm được hòa giải thì sẽ góp phần tích cực trong việc ngăn chặn ngay các hành vi phạm tội.

Hướng Dương

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

CẢNH BÁO CHIÊU TRÒ “VIỆC NHẸ, LƯƠNG CAO” KHI LAO ĐỘNG TẠI CAMPUCHIA

 

Thời gian gần đây, trước nhu cầu cần tìm kiếm việc làm của người dân, một số đối tượng đã lợi dụng đánh vào tâm lý và đưa ra những chiêu trò quảng cáo kiểu “việc nhẹ, lương cao” “làm thêm thu nhập khủng” mục đích để bẩy những người tìm việc. Từ những chiêu trò trên, một số người dân, nhất là số thanh thiếu niên đã bị các đối tượng lừa sang lao động trái phép tại Campuchia. Đến nay, trên địa bàn thị xã Đông Hòa có 02 trường hợp được lực lượng chức năng Việt Nam phối hợp với lực lượng chức năng Campuchia giải cứu, trao trả về địa phương.

Qua làm việc, các nạn nhân cung cấp: Do trong quá trình sinh sống, làm ăn, kinh doanh bị thua lỗ bản thân lại không có công việc làm ổn định, nên đã tham gia vào các hội, nhóm trên facebook “tìm việc làm ở Thành phố Hồ Chí Minh” “tìm kiếm việc làm ở Campuchia để tìm việc làm. Từ đó, đã nhận được lời mời kết bạn của các đối tượng và được các đối tượng hứa hẹn giới thiệu vào làm nhân viên bấm máy tính, phục vụ nhà hàng, khách sạn tại Campuchia, với mức lương ổn định từ 20 đến 30 triệu đồng/tháng, mọi chi phí xuất cảnh, đi lại và ăn ở đều do các đối tượng chi trả.

Thủ đoạn của chiêu trò này là các đối tượng vẽ ra viễn cảnh màu hồng, bức tranh về một công việc nhàn hạ nhưng lương cao, nên các nạn nhân đã tin theo mù quán. Tuy nhiên, khi đến Campuchia công việc lại không giống như thỏa thuận, nên các nạn nhân muốn quay về thì được người đại diện công ty yêu cầu phải đưa cho họ từ 86 đến 100 triệu đồng mới được thả về. Tại đây, công việc hằng ngày của các nạn nhân là phải sử dụng một tài khoản facebook ảo, giả làm phụ nữ để kết bạn, nhắn tin làm quen với người Việt đang ở Việt Nam hoặc hiện đang sinh sống, định cư làm việc ở nước ngoài (với mức lương chỉ được nhận 200 USD/tháng). Khi tạo dựng được mối quan hệ về mặt tình cảm thì yêu cầu họ nạp tiền vào các ứng dụng của chúng để chiếm đoạt tài sản,… trong quá trình làm việc họ bị giám sát chặt chẽ, bị bóc lột sức lao động, bị cưỡng bức làm việc (từ 14 - 15 tiếng/ngày), không cho ra khỏi cơ sở, nếu không nghe lời thì bọn chúng sẽ đánh đập, bỏ đói, chích điện rồi bán sang các công ty khác để làm việc nặng nhọc, khổ sai và nếu chạy trốn, bọn chúng sẽ dùng những cực hình dã man hơn để hành hạ nạn nhân.

Hệ lụy từ việc người dân bị lừa sang Campuchia đã được các cơ quan chức năng cảnh báo; do đó, mọi người dân phải hết sức cảnh giác, không tin vào những lời chào mời tuyển dụng “việc nhẹ, lương cao” để tránh trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, dẫn đến bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản và nguy hiểm đến tính mạng.

Khi phát hiện hành động xuất cảnh trái phép; tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, cần kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Mong muốn tìm kiếm việc làm ổn định là nhu cầu chính đáng của người lao động; tuy nhiên, người lao động cần sáng suốt trong lựa chọn công việc, tìm hiểu kỹ thông tin lao động, việc làm từ các trung tâm môi giới, giới thiệu việc làm uy tín để tránh sụp bẩy lừa đảo.

 

LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA VIỆT NAM

 


Vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30/1 đến ngày 01/11/2022, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngay sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thành công tốt đẹp, đã góp phần tích cực trong việc phát huy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại mới, theo phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới. Cũng trong chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng chứng kiến 13 văn kiện đã được các ban, bộ, ngành, trung ương và địa phương ký kết trong chuyến thăm chính thức lần này, bao gồm những nội dung mang tính chiến lược định hướng cho phát triển quan hệ hai nước trên tất cả lĩnh vực trong thời gian tới.

 

Mặc dù chuyến thăm mang ý nghĩa và tầm chiến lược quan trọng đối với đất nước, nhưng trong thời gian Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức Trung Quốc, các báo, đài có hoạt động chống Việt Nam như BBC, VOA, RFA, đặc biệt là các trang mạng xã hội, kênh Youtube của các cá nhân, tổ chức chống đối Việt Nam với tư tưởng “bài Trung” liên tục đưa tin, bài với nội dung xuyên tạc, nói xấu về chuyến thăm ngoại giao của Tổng Bí Thư, cũng như mối quan hệ của hai nước. Họ bịa đặt cho rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc trong bối cảnh Bộ Công an Việt Nam đang bắt, khởi tố các cá nhân có liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát là để “xoa dịu” Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình vì đã bắt giữ những người gốc Hoa; là chuyến “triều cống” Bắc Kinh của TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng…”; Việt Nam thăm Trung Quốc là để khẳng định Việt Nam đang “chọn phe” thân Trung Quốc vì cùng hệ tư tưởng Cộng sản Chủ nghĩa; chính sách quan hệ ngoại giao của Đảng và Nhà nước đang bị áp lực vì "cả Trung Quốc và Nga đều gia tăng sức ép buộc Việt Nam phải đứng về phía họ”… mang sặc tư tưởng chống Đảng, chống Nhà nước.




Các báo, đài nước ngoài xuyên tạc ý nghĩa chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng


Tuy nhiên, cần nhớ rằng Việt Nam từ xưa đến này có nền ngoại giao hết sức dày dặn và kinh nghiệm, có chiến lược ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo, kế thừa và phát huy tinh thần ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh: “Quyết tâm xây dựng và phát triển một nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc - trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”, đồng thời Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 đã nêu rõ, “chủ trương của Việt Nam là không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” cũng thể hiện tư tưởng ngoại giao khôn khéo của Việt Nam trong quan hệ với các nước trên thế giới. Đến nay, nước ta có quan hệ hữu nghị hợp tác với 189 quốc gia, trong đó 17 nước đối tác chiến lược và 13 nước đối tác toàn diện; có quan hệ kinh tế với hơn 230 nền kinh tế, đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới. Qua đó, có thể thấy trong các mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam, lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn đặt lợi ích của Quốc gia, dân tộc lên trên hết, minh chứng rõ ràng nhất đó là từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tiên phong cùng các Bộ, ngành đẩy mạnh “ngoại giao y tế”, “ngoại giao vắc-xin”, tranh thủ sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của cộng đồng quốc tế về vắc-xin, thiết bị y tế và thuốc điều trị, chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội…

Đối với Trung Quốc, là một nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” với Việt Nam, là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Hiện nay, Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN (từ năm 2016), nước đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới (từ năm 2020) của Trung Quốc. Năm 2021, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 165,9 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm 2020. Trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung đạt 117,4 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021. Về đầu tư, lũy kế đến ngày 20/8/2022, Trung Quốc đứng thứ 6/139 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với 3.453 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 22,42 tỷ USD. Riêng 8 tháng của năm 2022, Trung Quốc đứng thứ 4/94 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 143 dự án, tổng vốn đạt 1,4 tỷ USD (theo báo Chính phủ https://baochinhphu.vn/thuc-day-quan-he-viet-nam-trung-quoc-phat-trien-lau-dai-on-dinh-ngay-cang-hieu-qua-thuc-chat 102221029180151158.htm).

Do đó, có thể khẳng định quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc là mối quan hệ khắng khít, mang tính toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, mong muốn phát triển lâu dài, ổn định, ngày càng hiệu quả, thực chất theo tinh thần nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước. Mặc dù còn tồn tại một số bất đồng, nhưng dù vậy cũng không thể phủ nhận thành tựu của mối quan hệ giữa 02 nước trong thời gian qua. Thông qua chuyến thăm đã củng cố nhận thức chung cấp cao về kiểm soát bất đồng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982; giữ gìn hòa bình ở Biển Đông, thúc đẩy đàm phán về các vấn đề trên biển trong khuôn khổ song phương và ASEAN; thúc đẩy sự tôn trọng các lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982; củng cố đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Vì vậy, cần có cái nhìn khách quan trong mọi vấn đề, nhất là quan hệ ngoại giao trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có nhiều phức tạp, phải luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự điều hành quản lý của Nhà nước, không nên nghe theo các báo, đài và các trang mạng có hoạt động chống Việt Nam.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

ĐỪNG NGHĨ MẠNG XÃ HỘI LÀ ẢO MÀ CÓ THỂ TỰ DO ĐĂNG TẢI THÔNG TIN SAI SỰ THẬT

  

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, việc sử dụng mạng xã hội làm phương tiện kết nối đã và đang trở thành xu thế tất yếu. Tuy nhiên, ngoài những giá trị thực mang lại cho người sử dụng từ mạng xã hội thì còn có một bộ phận lợi dụng tính năng ưu việt của mạng xã hội để thực hiện các hành vi đăng tải, chia sẻ, bình luận có nội dung chưa được kiểm chứng, sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm mất uy tín cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Trên thực tế, có nhiều người lầm tưởng rằng mạng xã hội là “ảo”, tuy nhiên chế tài xử phạt là thật. Thời gian qua các cơ quan chức năng đã xử phạt rất nhiều trường hợp sử dụng tài khoản mạng xã hội đăng tải, chia sẻ, bình luận nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm các tổ chức, cá nhân.

Vậy, hành vi đăng tải, chia sẻ, bình luận có nội dung chưa được kiểm chứng, sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm mất uy tín cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể bị xử lý như thế nào?

Một là, xử phạt vi phạm hành chính: Đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức “Cảnh cáo”. Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên, bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức “Phạt tiền”, mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức (Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ). Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn phải có trách nhiệm cải chính thông tin công khai trên mạng xã hội tương ứng.

Hai là, xử lý hình sự: Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi và đối tượng thực hiện hành vi từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 hoặc về tội “vu khống” theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Để sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, đúng pháp luật, người sử dụng mạng xã hội cần:

- Trang bị đầy đủ cho bản thân những kiến thức về pháp luật về sử dụng mạng xã hội, có hiểu biết đầy đủ các tính năng của ứng dụng mạng xã hội mà mình đang sử dụng. Không sử dụng các từ ngữ mang tính chửi bới, thô tục, xúc phạm, lăng mạ danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Không nên sử dụng mạng xã hội để giải quyết các mâu thuẫn, quan hệ xã hội trong cuộc sống mà hãy đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết như: Công an, Tòa án dân sự, Tổ hòa giải tại nơi cư trú,… để được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

- Trước khi đăng tải một bài viết lên mạng xã hội nên thẩm định thông tin nội dung dự định sẽ đăng thông qua các nguồn tin chính thống từ các nguồn tin  đáng tin cậy để tránh trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật.

- Khi phát hiện các trường hợp đăng tải bài viết có nội dung vi phạm các hành vi trên, kịp thời báo cho cơ quan chức năng gần nhất để được xử lý theo đúng quy định của pháp luật./.

(An Thạch)

 

 

 

 

                                                   

 

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠMHÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI CUNG CẤP,CHIA SẺ THÔNG TIN GIẢ MẠO, SAI SỰ THẬT TRÊN MẠNG XÃ HỘI

 

Chia sẻ, đăng tải thông tin trên mạng xã hội là quyền tự do cơ bản của mỗi công dân, việc thực hiện quyền này phải tôn trọng, tuân thủ pháp luật, thực hiện hành vi, ứng xử phải phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và Nhà nước. Khi tham gia hoạt động trên mạng xã hội phải có trách nhiệm về thông tin do mình đăng tải, cũng như tỉnh táo, tìm hiểu kỹ khi tiếp nhận, chia sẻ các thông tin để không mắc phải những vi phạm, tiếp tay cho các đối tượng xấu, phản động lợi dụng các thông sai sự thật do mình đăng tải, chia sẻ để bôi nhọ, chống phá Đảng và Nhà nước. Nếu vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Hiện tại, quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thuật, xuyên tạc, vu khống, bịa đặt... trên mạng xã hội được quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Cụ thể, tại Điều 101 của Nghị định này quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

Mức xử phạt này cũng áp dụng đối với các hành vi: Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

Đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài bị hình thức xử lý phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định nêu trên.

Mọi công dân khi sử dụng mạng xã hội phải tuân thủ, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và quy tắc ứng xử trên mạng xã hội nhằmgóp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh./.

 

Lâm Nhi

"CAO ĐIỂM 90 NGÀY, ĐÊM" CẤP CCCD VÀ ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ

 

Từ ngày 01/01/2023 Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú sẽ hết hạn sử dụng, tất cả các giao dịch dân sự, giải quyết thủ tục hành chính đều phải sử dụng thẻ CCCD vì thẻ CCCD là loại giấy duy nhất được cấp để thay thế sổ hộ khẩu giấy đồng thời tích hợp các giấy tờ công dân (bao gồm: Thẻ bảo hiểm y tế, giấy đăng ký xe ô tô; giấy phép lái xe, thẻ ngân hàng…).

Nhằm chuẩn bị và đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác cho năm 2023 và các năm tiếp theo của Đề án 06/CP, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã mở đợt “Cao điểm 90 ngày, đêm” trong đó tập trung toàn lực thực hiện công tác thu nhận hồ sơ cấp CCCD cho toàn bộ công dân đủ 14 tuổi trở lên trên địa bàn huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện Tuy An có 45.174 hộ, 146.449 nhân khẩu, trong đó có 118.394 nhân khẩu đủ 14 tuổi trở lên. Đây là huyện đông dân thứ 2 của tỉnh Phú Yên. Bằng nhiều cách làm sáng tạo, thời gian qua, Công an huyện đã tiếp nhận và cấp CCCD cho gần 93% người dân từ đủ 14 tuổi trở lên. Các trường hơp đang sinh sống, làm việc ngoài tỉnh đã được Công an cấp xã chủ động liên hệ, vận động tranh thủ trở về quê nhà, hoặc cung cấp mã định danh cá nhân để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân làm CCCD tại nơi tạm trú. Với tinh thần nỗ lực, cố gắng cao nhất, phấn đấu đảm bảo hoàn thành 100% các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo đúng thời hạn trong Kế hoạch, không để quá hạn, chậm trễ, trong quá trình thu nhận hồ sơ, Công an huyện Tuy An đã nỗ lực, có nhiều sáng kiến trong tuyên truyền, vận động công dân đến trụ sở thu nhận làm CCCD với phương châm “đi từng ngõ, đến từng nhà”.

Thật xúc động khi chứng kiến hình ảnh “Những chuyến xe nghĩa tình” khi mà CBCS đến tận nhà, dìu những người già yếu, khuyết tật lên ô tô đưa đến trụ sở Công an huyện, Công an xã để giải quyết nhanh nhu cầu cấp CCCD rồi chở lại về nhà. Dù nắng hay mưa các chiến sĩ thuộc tổ cấp CCCD lưu động đều bắt đầu công việc từ 7 giờ sáng cho đến 21 giờ đêm (kể cả thứ 7, chủ nhật) đi đến từng hộ dân có người già yếu, bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn không thể đi lại được để thực hiện cấp CCCD. Vất vả và mệt mỏi nhưng mỗi CBCS đều vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ vì đã làm được việc tốt và có lợi cho người dân, luôn sẵn sàng với tinh thần vì nhân dân phục vụ. Đây là việc làm, là hành động thiết thực, đầy ý nghĩa của cán bộ, chiến sĩ Công an huyện, đã nhận được sự đồng tình, khen ngợi của chính quyền và người dân.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2022

LẤY HIỆN TƯỢNG ĐỂ QUY CHỤP THÀNH BẢN CHẤT – CHIÊU BÀI RẺ TIỀN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

          Hiện nay, bên cạnh các vấn đề, vụ việc nhạy cảm liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà các thế lực thù địch đã và đang thường xuyên lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín của các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, việc lợi dụng các vụ án mạng có nguyên nhân từ mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình là một trong những vấn đề mới hiện đang được các thế lực thù địch quan tâm, lợi dụng để xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà nước ta trong công tác giáo dục về tư tưởng, văn hóa, truyền thống, chúng quy chụp bản chất con người Việt Nam ta hiện nay không có tình người, tình thân gia đình. 



         Thực tế trong thời gian qua, ở một vài địa phương trên cả nước, trong đó có tỉnh Phú Yên, đã xảy ra một số vụ án mạng mà đối tượng gây án và nạn nhân là những người trong cùng một gia đình, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự chia sẻ, thấu hiểu giữa vợ chồng trong cuộc sống hàng ngày dẫn đến dễ nảy sinh, bộc phát mâu thuẫn khi xảy ra vẫn đề không vừa ý; việc không rõ ràng, mập mờ trong các mối quan hệ dẫn đến ghen tuông làm nảy sinh mâu thuẫn.

           Mặt khác, do sự lệch lạc, sai lầm trong nhận thức, lối sống ích kỷ của một bộ phận thanh thiếu niên, dẫn đến cảm xúc, tình cảm gia đình nhất thời bị lấn át, từ đó gây nên những bất hòa, mâu thuẫn với người thân trong gia đình; hay là mâu thuẫn giữa anh chị em trong gia đình mà nguyên nhân chủ yếu thường liên quan đến các quyền lợi kinh tế, mâu thuẫn nảy sinh, bộc phát trong sinh hoạt hàng ngày,.. Điển hình một số vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên như:

          - Vụ Trần Văn Bềnh, sinh năm 1966, giết vợ là Từ Thị Cúc, sinh năm 1968, xảy ra ngày 09/2/2022 tại thôn Đồng Hội, xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, nguyên nhân là đi nhậu về bị vợ cằn nhằn.  

          - Vụ con giết mẹ xảy ra ngày 12/10/2020 tại khu phố Phú Hiệp 3, phường Hòa Hiệp Trung, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên: Đối tượng Nguyễn Lâm, sinh năm 2002 cùng với bạn đã sát hại chính mẹ ruột của mình là bà Trần Thị Thu Liều, sinh năm 1966, chỉ để cướp tài sản tiêu sài.

          - Vụ anh em ruột sát hại nhau xảy ra ngày 09/01/2022 tại xã Suối Cối 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên: Đối tượng La Thanh Nghĩa, sinh năm 1981 do mâu thuẫn trong quá trình ăn nhậu đã giết em ruột ngay trên bàn nhậu là La Mo Trung, sinh năm 1987.

          - Hay vụ việc xảy ra mới đây cũng trên địa bàn huyện Đồng Xuân, vào ngày 19/9/2022, tại thôn Lãnh Vân, xã Xuân Lãnh của huyện này, đối tượng Huỳnh Văn Hậu, sinh năm 1985, đã sát hại vợ là Võ Thị Lợi, sinh năm 1991, sau đó tự sát nhưng không thành, nguyên nhân xác định là do ghen tuông.

          Nhìn qua một vài vụ việc để chúng ta thấy rằng, hầu hết các vụ việc xảy ra, các cá nhân trong cuộc nhất thời đã đánh mất đi sự tỉnh táo, bình tỉnh cần có để giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng, ôn hòa, việc thiếu kiểm soát, kiềm chế trong hành động đã gây ra những hậu quả đáng tiếc cho chính người thân trong gia đình của mình. Và, hầu như các vụ việc trên đều gây nên bức xúc, phẫn nộ lớn trong dư luận xã hội, bị xã hội lên án gay gắt và người gây ra hậu quả đều phải “trả giá đắt” cho chính hành vi của mình trước pháp luật.

          Một cách khách quan, có thể xem đây là mầm móng của một vấn nạn cần phải được báo động, lên án; đó là sự khơi mào cho một mầm móng của sự xuống cấp, suy thoái trong lối sống, đạo đức, cảm xúc của con người, nhất là về cảm xúc tình thân gia đình. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận thực tế rằng, những vụ việc mang tính tiêu cực trên đây, đó là những vụ việc hi hữu, xảy ra mang tính bộc phát và chỉ tồn tại ở một bộ phận nhỏ cá nhân. Đó không phải là sự suy thoái, xuống cấp mang tính bản chất của một cộng đồng, một xã hội như lời tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch đang dành cho người Việt Nam ta. Mà, bản chất của người Việt Nam chúng ta từ bao đời nay, luôn đặt gia đình là nền tảng đầu tiên và cao nhất trong việc giúp mỗi con người hình thành nhân cách, phát triển và trưởng thành. Trong đó, tình cảm gia đình là yếu tố giúp gia đình hòa thuận, hạnh phúc; là mối quan hệ khăng khít, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau, biểu hiện thông qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên. Đó là tình yêu thương vợ chồng dành cho nhau, ông bà, cha mẹ dành cho cháu con, là lòng hiếu thảo của con cháu với bề trên, là sự hòa thuận keo sơn của anh chị em.

          Để kịp thời ngăn chặn mầm móng suy thoái đó, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi cá nhân trong việc tự nhận thức, xây dựng cho chính mình lối sống tích cực, biết chọn lọc, loại bỏ các yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng, tác động, lôi kéo mình trong các mối quan hệ hàng ngày. Cùng với đó là sự gắn kết, chia sẻ, quan tâm, yêu thương nhau giữa các thành viên trong chính gia đình của mình. Điều này sẽ tạo nên một môi trường tốt giúp cho mỗi người hình thành một nhân cách tốt, phát triển toàn diện cả về tinh thần và thể chất. Bên cạnh đó, những người trụ cột, có tiếng nói, vị trí quan trọng trong gia đình phải gương mẫu, thể hiện rõ vai trò tích cực của mình kịp thời hòa giải, xử lý dù là những mâu thuẫn nhỏ nhất giữa các thành viên trong gia đình, không để mâu thuẫn đó kéo dài.

          Đối với các cơ quan, báo đài, bên cạnh hoạt động đưa tin, viết bài về các vụ việc trên thì phải đồng thời vừa thể hiện tốt vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục về các vấn đề truyền thống, văn hóa, pháp luật liên quan đến vấn đề gia đình, vừa lên án mạnh mẽ các vụ việc, hành vi phi đạo đức. Đặc biệt, cần nhấn mạnh hậu quả nhận lại của những hành vi phi đạo đức đó để răn đe, làm bài học cảnh tỉnh, giáo dục cho toàn xã hội. Đồng thời, các cơ quan truyền thông, báo chí phải thể hiện mạnh mẽ vai trò và sức mạnh của mình trong việc phản tuyên truyền đối với các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đối với các vấn đề KT-CT&XH của Việt Nam nói chung và vấn đề văn hóa, tư tưởng, truyền thống nói riêng.

          Xác định được tầm quan trọng của gia đình trong việc phát triển xã hội, xây dựng và phát triển đất nước, tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu: Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Đặc biệt, ngày 24/6/2021, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới. Chỉ thị đã khẳng định xây dựng gia đình hạnh phúc là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước. Để các Nghị quyết và Chỉ thị trên được thực hiện đạt hiệu quả, một trong những vấn đề cốt lõi nhất thuộc về ý thức của mỗi công dân phải biết quý trọng, nâng niu các giá trị chuẩn mực của gia đình truyền thống, xây dựng gia đình của chính mình ngày càng gắn kết, hạnh phúc. Làm được điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã đóng góp một phần công sức của mình vào công cuộc phòng, chống lại các thế lực thù địch, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa ngày một vững mạnh, trường tồn./.

         

TỰ DO, HÒA BÌNH KHÔNG PHẢI DỄ, CÓ ĐƯỢC BÂY GIỜ CỐ GẮNG MÀ GIỮ

 

 



          “Tự do, hòa bình không phải dễ. Có được như bây giờ cố gắng mà giữ”, đây là những lời nghẹn ngào của Trung úy Quách Minh Sơn, hồi ức về quảng thời gian ông cha ta đã đánh đổi xương máu, đánh đổi mọi thứ để dành lấy độc lập dân tộc, mang đến cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc như bây giờ. Ấy vậy mà, một bộ phận giới trẻ hiện nay đã quay lại, chà đạp lên lịch sử, với ý kiến cho rằng: “Không đấu tranh dành độc lập thì cũng được trao trả độc lập như các nước Châu Phi vậy”. Hãy cùng xem cái giá của Độc lập dân tộc có xứng đáng với xương máu, công sức của cha ông ta đã bỏ ra để dành lấy và gìn giữ đến bây giờ hay không?

          Tại thời điểm hiện nay, 14 nước châu Phi vẫn phải có nghĩa vụ với Pháp, ràng buộc bởi một Hiệp ước thuộc địa, quy định phải nộp 85% ngân sách dự trữ của họ vào ngân hàng trung ương Pháp, dưới sự kiểm soát của Bộ trưởng Tài chính Pháp. Cho đến nay, Togo và 13 nước châu Phi khác vẫn phải trả nợ thực dân cho Pháp. Các nhà lãnh đạo châu Phi từ chối điều đó sẽ bị giết hoặc trở thành nạn nhân của một cuộc đảo chính. Những người tuân theo sẽ được Pháp hỗ trợ và khen thưởng, bằng cuộc sống xa hoa trong khi người dân của họ phải chịu đựng đói nghèo cùng cực trong nỗi tuyệt vọng. Dưới đây là 11 nội dung ràng buộc chính của Hiệp ước thuộc địa mà Pháp áp đặt lên các nước thuộc địa châu Phi để làm điều kiện “trao trả độc lập” cho họ:

1. Hoàn trả chi phí “xây dựng thuộc địa” vì lợi ích của thực dân Pháp:

Các quốc gia mới “độc lập” phải trả tiền cho cơ sở hạ tầng do Pháp xây dựng trong thời kỳ khai thác thuộc địa. thực dân Pháp đến bóc lột sức lao động bằng các đồn điền, nhà máy cũng như các công trình giao thông được xây dựng để phục vụ cướp bóc tài nguyên. Nhưng khi no nê và rời đi vẫn bắt người dân Châu Phi trả tiền những công trình vô lý đó.

2. Tự động thu nộp dự trữ quốc gia: dễ hiểu thế này, các nước Châu Phi làm ra được 100 đồng thì họ chỉ sử dụng được 15 đồng còn 85 đồng đóng cho Pháp, nếu muốn sử dụng thêm thì họ phải vay với lãi suất thương mại và nếu vay quá 20 đồng thì Pháp có thể phủ quyết.

Tiền tự mình làm ra nhưng không được tiêu, và phải vay tiền do chính mình làm ra, thế mà vẫn tráo trở bảo độc lập.

3. Pháp có quyền phủ quyết về việc khai thác, sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên nào mới được phát hiện ở các nước châu Phi: Pháp có quyền là người đầu tiên được mua bất kỳ tài nguyên thiên nhiên nào được tìm thấy trong vùng đất thuộc địa cũ của nó. Chỉ sau khi Pháp nói: “Tôi không quan tâm”, thì các nước châu Phi mới được phép tìm kiếm các đối tác khác.

4. Ưu tiên các lợi ích của các công ty Pháp trong mua sắm công khai và đấu thầu công khai: Hai điều trên giống như bạn phát hiện một mỏ Vàng trong nhà nhiều người đến hỏi mua nhưng Pháp đến bảo đó là sắt thì cũng phải bán cho Pháp vậy. Điều này gần như đồng nghĩa với hầu hết tài nguyên ở các nước được trao trả độc lập là tài nguyên của Pháp vậy.

5. Pháp độc quyền cung cấp thiết bị quân sự và đào tạo quân đội các quốc gia châu Phi: Ngoài thu lợi từ buôn bán vũ khí cho các nước Châu Phi, Pháp còn thông qua các cuộc đào tạo, huấn luyện, nuôi dưỡng những kẻ phản bội, sẵn sàng cho các cuộc đảo chính, lật đổ ở các nước Châu Phi khi họ đi “lệch quỹ đạo”.

6. Quyền ưu tiên của Pháp về việc triển khai quân đội và can thiệp quân sự tới các nước châu Phi: Điều này tương tư như một "Hiệp định quốc phòng" thuộc khối Hiệp ước Thuộc địa Pháp. Pháp có quyền hợp pháp để can thiệp quân sự vào các nước châu Phi, cũng như đóng quân vĩnh viễn trong các căn cứ trên lãnh thổ các nước này.

7. Nghĩa vụ sử dụng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của quốc gia và ngôn ngữ cho giáo dục: gần giống như đồng hóa kiểu mới đó các bạn.

8. Nghĩa vụ phải sử dụng tiền FCFA, đồng tiền thực dân của Pháp: Đó thực sự là con bò sữa của nước Pháp và bất chấp Liên minh châu Âu lên án việc làm xấu xa này nhưng Pháp không chịu từ bỏ chương trình đem lại 500 tỷ USD cho kho bạc của mình từ các nước Châu Phi thuộc địa cũ.

9. Nghĩa vụ phải gửi báo cáo dự trữ và thu nhập quốc gia hàng năm cho Pháp: Do Pháp nắm giữ hơn 80% dự trữ ngoại tệ của các nước nên nếu không có báo cáo thì kho bạc Pháp sẽ không chi tiền.

10. Không được phép tham gia liên minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào khác, trừ khi được Pháp ủy quyền.

11. Nghĩa vụ trở thành đồng minh với Pháp khi có chiến tranh hoặc khủng hoảng toàn cầu.

Vậy, đây mà được gọi là Độc lập dân tộc sao? Đây là thứ Độc lập, Tự do mà các bạn muốn được trao trả à? Không! Chúng ta có được như bây giờ tất cả đều phải đánh đổi bằng xương máu của ông cha đi trước, “có được bây giờ, phải cố gắng mà giữ”. Vì vậy, các anh hùng bàn phím à, thay vì chỉ biết nhìn bề ngoài mà đánh giá, phê phán này nọ, thì bản thân mỗi người chỉ cần sống và làm việc đúng pháp luật của Nhà nước, cố gắng tự chăm lo tốt cho bản thân, không là gánh nặng cho xã hội đã là giúp ích rất nhiều cho đất nước của mình rồi.