“Em ở bên này - Tây Trường Sơn
Anh ở bên kia - Đông Trường Sơn
Luôn gửi cho nhau, câu hát ân tình
Câu hát dân ca của lào lùm lào xúng lào thơng
Câu hát dân ca của quê mình quan họ
Đến với nhau, người ơi, người ơi..ơ..ớ... đừng về.
Em ở bên Tây, Anh ở bên Đông
Hai đứa nghe chung tiếng gà gáy sáng
đất nước triệu voi, đất nước tiên rồng
Chung bước đi lên xây đắp mối tình
Tình Việt - Lào anh em,
Tình Việt Lào anh em, mãi mãi không bao giờ
phai.”
Lời bài hát "Tình Việt-Lào anh em"
của nhạc sỹ Hồ Hữu Thới đã khái quát về mối quan hệ anh em thắm thiết nghĩa
tình của 02 đất nước chung đường biên giới trên bán đảo Đông Dương: một bên là
đất nước tiên rồng - Việt Nam, một bên là đất nước triệu voi - Lào. Mối quan hệ
ấy đã đi vào bài hát, đi vào những câu thơ thắm đượm tình cảm của Bác:
“Thương nhau mấy
núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Việt - Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.
Cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn
hùng vĩ, cùng uống chung dòng nước Mê Kông, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại và Chủ tịch Cayson Phonvihan kính yêu đã đặt nền móng cho mối quan hệ hữu
nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt
Nam - Lào. Trải qua năm tháng, mối quan hệ gắn bó thủy chung lâu đời đó đã trở
thành tài sản vô giá của hai dân tộc và luôn được truyền tiếp cho các thế hệ
mai sau.
Nói về quan hệ Việt - Lào, là nói tới mối
quan hệ truyền thống, đặc biệt. Đặc biệt bởi hai dân tộc Việt - Lào luôn cùng
chung số phận, chung lý tưởng cao đẹp và chung sức trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, những nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của cách mạng mỗi nước.
Đặc biệt, bởi quan hệ Việt - Lào đã gắn kết ngay trước khi hai nước thiết lập
quan hệ ngoại giao vào ngày 5-9-1962. Cũng chính vì vậy, sự kiện này cũng như cả
quá trình gắn bó giữa hai dân tộc đã mở ra một giai đoạn phát triển mới trong
quan hệ Việt - Lào và tạo sự gắn kết mạnh mẽ hơn giữa hai dân tộc và nhân dân
hai nước. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập của mỗi nước,
sự gắn bó khăng khít, sự phối hợp giúp đỡ vô tư, chí tình, chí nghĩa giữa hai
nước, hai dân tộc đã tạo nên sức mạnh vô song và là nhân tố quan trọng góp phần
đưa cách mạng hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Mối quan hệ đặc biệt ấy còn được đánh dấu bởi
đúng vào ngày 18-7-1977, nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và mối quan hệ đặc biệt,
Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Việt Nam và Lào đã được lãnh đạo hai nước ký
kết, tạo cơ sở chính trị và pháp lý để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp cách
mạng của mỗi nước. Sự kiện này tạo nguồn lực không ngừng tăng cường củng cố
tình đoàn kết, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào phát triển cả
về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hiệp ước như một lời khẳng định về tình đoàn kết đặc
biệt trước sau như một, hợp tác ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Bốn mươi lăm năm
qua, Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Việt Nam và Lào đã phát huy tác dụng to
lớn, phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước.
Trong sự nghiệp
đấu tranh lâu dài của hai dân tộc, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam là nhân tố xuyên
suốt các chặng đường và bước trước chuẩn bị cho bước sau nối
tiếp phát triển. Quan hệ đặc biệt Việt - Lào bắt
nguồn từ mối quan hệ giữa Việt Minh và Pathet trong cuộc chiến tranh trên bán đảo
Đông Dương lần thứ nhất. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, do các vụ ném bom
điên cuồng của Mỹ, miền Bắc Việt Nam đã phải mở một đường chi viện cho miền Nam
qua lãnh thổ các nước láng giềng, trong đó Lào là điểm khởi đầu của con đường
này và giữ vị trí hết sức quan trọng. Miền Bắc Việt Nam đã đặt Lào vào vị trí
chiến lược của mình, đồng thời tăng cường ảnh hưởng đối với đảng Cách mạng nhân
dân Lào, thậm chí còn giữ vai trò mang tính quyết định đối với thắng lợi của
cách mạng Lào.
Mỗi thời kỳ lịch
sử tương ứng với một nhiệm vụ chiến lược cách mạng của hai nước và gắn liền với
sự vận động của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trên các lĩnh vực tư tưởng,
chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn hoá.
Tuy mỗi thời kỳ
có những nhiệm vụ trọng tâm, song nhìn tổng thể, vẫn nhận rõ tính toàn diện,
phong phú mang bản chất cách mạng, nhân văn trong tư tưởng và hoạt động thực tiễn.
Tất cả nhân tố
trên đều lắng đọng, kết tinh và qua kiểm nghiệm trên nhiều bước đường gian khó,
hiểm nghèo đã biến quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam thành giá trị
văn hoá nhân văn trường tồn và phát triển cùng thời gian.
Nhìn lại hơn nửa thế kỷ kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại
giao ngày 5/9/1962, mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào được Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayson Phomvihan đặt nền móng, và được các thế hệ
lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước cùng nhân dân hai nước dày công vun
đắp, bằng công sức và xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ, bằng sự hy sinh
phấn đấu của nhiều thế hệ người Việt Nam và Lào.
Có thể thấy trong quan hệ quốc tế hiếm
có mối quan hệ nào lại gắn bó khăng khít như quan hệ Việt Nam-Lào đã trở thành
một hình mẫu về sự thủy chung, trong sáng; về tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp
tác toàn diện và ngày càng đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực.
Mỗi người trong chúng ta hãy bằng tất
cả tinh thần và sức mạnh, bằng tình yêu nước thiết tha hãy góp phần thúc đẩy
mối quan hệ lịch sử đặc biệt giữa đất nước rồng tiên và đất nước triệu voi ngày
càng bền vững.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét