TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHUYỂN
TIỀN CHO NGƯỜI KHÁC KHI CHƯA TÌM
HIỂU KỸ THÔNG TIN
Cùng với sự phát triển của Internet và
mạng xã hội, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài
sản cũng diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền xảy ra
gần đây một lần nữa cảnh báo người dân cần hết sức cảnh giác khi thực hiện các
giao dịch ngân hàng. Người dân tuyệt đối không chuyển tiền cho
người khác trong các trường hợp sau khi
chưa tìm hiểu đủ thông tin, một số trường hợp cụ thể như sau:
-
Thủ đoạn dụ dỗ làm CỘNG TÁC VIÊN BÁN HÀNG cho Lazada,
Shopee, Tiki, Sendo. Đối
tượng lừa bạn làm nhiệm vụ chuyển tiền mua đơn hàng, sau đó sẽ nhận lại số tiền đã chuyển cộng thêm tiền lời. Ban đầu sẽ là các đơn hàng giá trị thấp, và
có lợi nhuận để dụ dỗ bị hại, sau
đó chúng sẽ tăng giá trị đơn hàng lên cao, khi bạn chuyển tiền làm nhiệm vụ mới, đối tượng sẽ báo
nhiệm vụ bị lỗi, yêu cầu bạn tiếp tục chuyển tiền thì mới nhận lại
được tiền và lợi nhuận.
Lợi dụng tâm lý sợ mất tiền của bạn, lúc này bạn sẽ tiếp tục chuyển tiền để
mong lấy lại số tiền đã chuyển trước đó theo lời đối tượng. Nhưng thực tế sẽ đối
tượng chiếm đoạt tất cả số tiền bạn đã
chuyển cho chúng.
-
Khi có tài khoản Zalo, Facebook, cuộc gọi điện
thoại tự
nhận là cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, các cơ quan nhà nước khác thông báo bạn, hoặc gia đình đã vi phạm pháp luật.
Đối tượng yêu cầu bạn chuyển tiền để được giải quyết ổn thỏa, nếu không sẽ bị khởi tố, bị xử lý. Thực tế đối tượng lừa đảo đang hăm dọa bạn, mục đích làm bạn hoang mang, lo sợ và
chuyển tiền cho chúng. Khi gặp trường hợp này bạn cần báo ngay cho cơ quan Công
an để
được hướng dẫn giải quyết.
-
Khi có người nhà, người quen như anh, chị, em, cha, mẹ hoặc đồng nghiệp, chỉ huy, lãnh đạo trong công ty nhắn tin qua ứng dụng Zalo, Facebook, Telegram.... thông báo có việc gấp cần MƯỢN TIỀN. Lúc này có khả năng đối tượng lừa đảo đã hack (chiếm quyền
sử dụng) tài khoản xã hội của người bạn quen để
lừa
đảo mượn tiền. Bạn nên gọi vào số điện thoại của người quen hoặc gặp trực tiếp
để xác nhận, trước khi quyết định có chuyển tiền hay
không.
Ngoài
ra các đối tượng còn sử dụng nhiều thủ đoạn lừa đảo khác đánh vào nhu cầu tìm
kiếm việc làm, lòng tham kiếm tiền dễ dàng, sự thiếu hiểu biết bằng các thủ đoạn
lừa đảo như: Đăng bán XE NHẬP KHẨU GIÁ RẺ và yêu cầu chuyển tiền đặt cọc;
cho vay tiền qua ứng dụng thủ tục nhanh gọn và yêu cầu chuyển tiền để giải ngân,
chứng minh thu nhập sau đó mới nhận tiền vay; thông báo bạn TRÚNG THƯỞNG hoặc nhận
quà có giá trị lớn yêu cầu chuyển tiền thanh toán chi phí nhận giải; Hướng dẫn
đầu tư chứng khoán, tiền điện tử cho người dân được những khoản lời ban đầu để
dụ dỗ, sau đó người dân tăng mức đầu tư lên cao và các đối tượng chiếm đoạt…
Các đối tượng lừa đảo thường dụ dỗ người bị hại tải và trao đổi nói chuyện qua
các ứng dụng mạng xã hội như: Telegram, Tinder, Zalo, Messenger, Facebook.
B.T.P
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét